Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tuyết Hoa Và Cây Quạt Bí Mật (Lisa See)

Nguyên tác: Snow Flower and the Secret Fan

Vào thế kỷ XIX ở Trung Quốc, tại tỉnh Hồ Nam xa xôi, có một cô gái tên Bách Hệu, ở cái tuổi non nớt ngây thơ lên bảy, được kết lão đồng - mối tình thâm giao giữa hai người phụ nữ tồn tại cho đến hết cuộc đời. Lão đồng của cô, Tuyết Hoa, tự giới thiệu mình bằng cách gửi cho Bách Hệu một chiếc quạt lụa, trong đó cô viết một bài thơ bằng nữ thư, thứ ngôn ngữ độc nhất vô nhị mà phụ nữ Trung Quốc đã sáng tạo ra để có thể bí mật liên lạc với nhau, thoát khỏi sự kiềm toả của nam giới. Năm tháng qua đi, Bách Huệ và Tuyết Hoa đã trao gửi bao lời nhắn nhr viết trên chiếc quạt và kể cho nhau bao câu chuyện thêu trên khăn tay, vượt thoát khỏi sự cách ly để chia sẻ với nhau những hy vọng, những ước mơ, và những thành quả của cuộc đời mình. Họ đều phải chịu đựng nỗi đau đớn khủng khiếp khi bó chân, cùng nhau suy ngẫm về những cuộc hôn nhân được sắp đặt, chia sẻ với nhau nỗi cô đơn, những niềm vui cùng bi kịch của cuộc đời làm vợ, làm mẹ. Cả hai đều đi tìm sẽ khuây khoả, cùng tạo dựng một thoả ước để giữ cho linh hồn của họ sống sót. Nhưng rồi khi, một hiểu lầm đột ngột xảy đến, tình bạn keo sơn của họ bỗng ở trên bờ vực tan vỡ đau thương...

“Tôi còn nhớ cái ngày bà mối đưa nó cho tôi. Những ngón tay tôi run run khi mở các nếp gấp. Rồi tôi thấy một vòng lá giản dị được trang trí ở mép quạt và một dòng thư từ từ lộ ra sau nếp gấp đầu tiên. Lúc đó, tôi không biết nhiều chữ trong nư thư cho lắm, nên thím tôi đã đọc cho tôi nghe. “Mình được biết trong nhà bạn có một cô bé tính tình thuỳ mị nết nao, hiểu đạo công dung ngôn hạnh. Bạn và mình sinh cùng ngày, cùng năm. Sao chúng ta không trở thành đôi bạn tương giao của nhau nhỉ?” Bây giờ tôi nhìn vào cái nhúm lông mềm mại đã viết nên những dòng chữ này và không chỉ thấy lại Tuyến Hoa thời con gái mà còn nhìn thấy Tuyết Hoa khi trở thành một người đàn bà - người đàn bà bền bỉ, thẳng thắn và vị tha.

Tôi đưa mắt nhìn theo những nếp gấp và thấy lại sự lạc quan phơi phới và niềm vui của chúng tôi, sự ngưỡng mộ lẫn nhau và những điều chúng tôi đã trở thành một kết cấu tinh xảo bằng những bông tuyết xen kẽ với bông huệ để tượng trưng cho cuộc đời của chúng tôi song hành bên nhau như một cặp lão đồng ra sao. Tôi thấy vầng trăng chênh chếch về bên phải trên bầu trời đang rọi xuống chúng tôi. Chúng tôi tựa như đôi cây dây leo rễ quấn vào nhau, như đôi cây cổ thụ đã đứng đó hàng nghìn năm, như đôi uyên ương làm bạn với nhau suốt cuộc đời. Trong một nếp gấp, Tuyết Hoa viết, chúng ta yêu thương nhau thắm thiết và sẽ mãi mãi không bao giờ lìa xa. Nhưng trong một nếp gấp khác, tôi thấy những hiểu lầm, niềm tin đổ vỡ, và cuối cùng cánh cửa khép lại. Với tôi, tình yêu là thứ tài sản quý báu mà tôi sẽ không thể chia sẻ cho bất kỳ ai, và rốt cuộc chính điều đó đã khiến tôi với người bạn giống tôi ấy chia lìa nhau.

Tôi vẫn đang tiếp tục học về tình yêu. Tôi nghĩ là tôi hiểu được nó - không chỉ tình mẫu tử, mà còn là tình yêu với song thân, tình phu phụ và cả tình cảm với lão đồng nữa. Tôi đã trải nghiệm nhiều kiểu tình cảm khác nhau - nỗi trắc ẩn, sự kính trọng, lòng biết ơn. Nhưng nhìn vào những bức thư mà tôi và Tuyết Hoa đã viết cho nhau trên chiếc quạt bí mật trong nhiều năm, tôi nhận ra rằng mình đã không biết quý trọng thứ tình yêu quan trọng nhất - tình yêu từ sâu thẳm con tim. Tìm mua: Tuyết Hoa Và Cây Quạt Bí Mật TiKi Lazada Shopee

Trong những năm cuối đời này, tôi ghi lại tiểu sử hộ nhiều người phụ nữ khác chưa từng học nữ thư. Tôi lắng nghe một nỗi buồn và lời than vãn, mọi bất công và bi kịch. Tôi đã chép lại cuộc đời bất hạnh của những con người khốn khổ theo niên đại. Tôi lắng nghe tất cả và ghi lại tất cả. Nhưng nếu như tôi biết nhiều về chuyện của đàn bà, thì tôi lại hầu như chẳng biết chút nào về chuyện của đàn ông, trừ chuyện họ không phải là anh nông dân chống chọi với thiên nhiên thì là người lính trên chiến trường, hoặc một người cô độc đang tư vấn chính mình... Nhìn lại cuộc đời mình, tôi thấy điều đó được rút ra từ chính những câu chuyện về đàn ông và đàn bà. Tôi chỉ là một người đàn bà hèn mọn với những ta thán đời thường, nhưng trong thâm tâm tôi cũng diễn ra một cuộc vật lộn như cuộc vật lộn của đàn ông, giữa bản chất đích thực của tôi và con người mà tôi cần phải trở thành.

Tôi viết những trang này cho những người đang an nghỉ dưới suối vàng. Mẫu Đơn, cháu dâu tôi, hứa chắc chắn sẽ đốt hết tất cả ngay khi tôi nhắm mắt xuôi tay, vì thế câu chuyện của tôi sẽ đến với họ trước cả linh hồn tôi. Hãy để những lời này giải thích cho hành động của tôi với ông bà tổ tiên tôi, với chồng tôi, nhưng trên hết là với Tuyết Hoa, trước khi tôi gặp lại họ.”

Báo Chí Giới Thiệu

Câu chuyện ám ảnh, đẹp đẽ và buồn khôn xiết về nỗi khao khát khắc khoải, mãnh liệt đến mức sống để bụng chết mang đi này được viết bằng giọng văn mạnh mẽ đặc trưng của See.

Với câu chuyện lay động về những người đàn bà viết nữ thư ở một vùng đất xa xôi của Trung Quốc vào thế kỷ XIX,Tuyết Hoa và cây quạt bí mậtnhanh chóng cuốn độc giả vào một trải nghiệm đọc giàu có và lộng lẫy.

Văn hóa Trung Quốc, những cụm từ hẳn khá quen thuộc với nhiều độc giả: “bó chân”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “trọng nam khinh nữ”... bỗng ùa tới trong một không gian khác lạ của Lisa See, một người sinh ra ở Paris, lớn lên ở Los Angeles nhưng mang trong mình một phần dòng máu Trung Hoa. Không có sự phá cách ồn ã, song từ cách tiếp cận gần gũi và đậm sắc thực tế của tác giả lớn lên ở phương Tây với chính vùng đất xảy ra câu chuyện, đã đẩy cuốn sách bước ra khỏi những lối mòn nặng nề định kiến mà người ta vẫn thường hình dung về văn hóa Trung Hoa, với những hủ tục nghiệt ngã cùng thân phận đắng cay của người đàn bà trong xã hội.

Trong Tuyết Hoa và cây quạt bí mật, đó là một ám ảnh mạnh mẽ về mối quan hệ lão đồng, mối kết giao đặc biệt giữa hai người con gái nguyện thề với nhau “dù cách xa vạn dặm vẫn như hai dòng suối cùng đổ về một sông, như hai đóa hoa nở cùng một vườn, sẽ ở bên nhau cho đến khi nhắm mắt xuôi tay”. Đó không chỉ là một tình bạn gắn kết và sẻ chia, nó thực sự là một liều thuốc quý, một thứ men khiến hai người phụ nữ - Bách Huệ và Tuyết Hoa - có chỗ dựa duy nhất, trong những lúc cô độc tưởng như không thể chạm vào đâu để bấu víu. Và nữ thư được sống trong những trái tim đầy khao khát của những người đàn bà ít có dịp bước ra khỏi ngôi nhà của mình ấy. Cho dù có những sự thật được che giấu suốt mười năm mới có dịp phanh phui, cho dù sự chênh lệch về địa vị giữa họ sau này, cho dù thời gian không ngừng trôi qua và cả một hiểu lầm đáng tiếc xảy đến... họ đã bằng mọi cách để ở bên nhau, hơn cả những người chị em ruột thịt. Vẻ đẹp của mối thâm tình ấy khiến câu chuyện mang đầy sức nặng trong những khát khao được yêu thương mãnh liệt, giấu mình trong những bản nữ thư, thứ ngôn ngữ độc nhất vô nhị mà người phụ nữ Trung Quốc đã sáng tạo ra để có thể bí mật liên lạc với nhau, thoát khỏi sự kiểm tỏa của nam giới.

Trên hành trình mong manh song đầy sâu lắng của những bản nữ thư trên khăn thêu hay viết bằng bút lông trên quạt giấy, người đọc sửng sốt khi khám phá không gian mới mẻ trongTuyết Hoa và cây quạt bí mật. Vẫn là đau thương bi ai của những cô gái trẻ bước vào thời kỳ đầu bó chân, có cả tiếng thét xé trời trong tiếng xương chân gẫy trước niềm vui hân hoan của người mẹ, những thì thầm an ủi về viễn cảnh có gót sen ba tấc sẽ được lấy một người chồng giàu sang cho dù các cô gái có thể bỏ mạng về điều đó, niềm hạnh phúc nhất đời của người đàn bà là đẻ con trai... Sự mới mẻ được mở ra là vẻ đẹp sâu xa trong những nỗi đau ấy. Bài học đầu tiên của những bé gái là sự cam chịu đến nhẫn nhục thân phận bị khinh rẻ của mình, mà về sau Tuyết Hoa chấp nhận để anh chồng đồ tể đánh đập tàn nhẫn, còn Bách Huệ im lìm trong mọi khoảnh khắc ân ái với chồng. Cả một thế hệ phụ nữ Trung Hoa chịu đựng và truyền lại cho nhau trong những căn buồng phụ nữ dưới sự phong tỏa của hai nguyên tắc Khổng giáo: tứ tức và tam tòng. Không một ai trong số họ muốn vượt khỏi vòng kiểm tỏa khắc nghiệt ấy, vì cho rằng đó là bổn phận, nhưng họ đã chứng tỏ vị trí của mình trong gia tộc, ngay cả anh chồng đồ tể vốn thường xuyên đánh đập Tuyết Hoa đã khóc khi đến phút cuối đời mới nhận ra giá trị của vợ mình. Nó khiến độc giả khi ngoái đầu về những ngày chưa xa ấy, hiểu hơn về những người dân Trung Quốc ấy không phải dưới ánh mắt thương hại về sự mê muội, mà ngập tràn sự chia sẻ, bởi họ thuộc một phần của nền văn hóa trong quá khứ với những nguyên tắc được xã hội chấp nhận và thừa nhận.

Có lẽ Lisa See đã đi tìm nữ thư bắt đầu từ một phần dòng máu Trung Hoa chảy trong mình. Rất nhiều tình tiết trong cuốn tiểu thuyết được khởi nguồn từ thực tế, biến thành dòng chảy qua sự tái tạo của một nhà văn, càng khiến câu chuyện trở nên thật sự thuyết phục. Lồng trong bức phác họa thật đẹp về tình bạn và sức mạnh của người phụ nữ, thứ văn phong tao nhã ẩn giấu sự mạnh mẽ đặc trưng của Lisa See đã làm nên một tác phẩm mê hoặc lòng người.Tuyết Hoa và cây quạt bí mậtđã được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng và bản quyền được bán cho 36 quốc gia. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết nằm trong danh sách best-seller củaNew York Times, đồng thời được xem như “lựa chọn số một” củaBooksense, giành được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.

Huỳnh Mai Liên (Nguồn: Báo Vnexpress)

Giới thiệu tác giả

Lisa See sinh 18/12/1955 tại Pháp là một trong những nhà văn, tiểu thuyết gia người Mỹ gốc Hoa nổi tiếng trên văn đàn thế giới.

Bà đã gặt hái rất nhiều giải thưởng danh tiếng và các tác phẩm của bà được độc giả khắp nơi đón nhận nồng nhiệt.

Tuyết Hoa và cây quạt bí mật đã được chuyển ngữ sang nhiều thứ tiếng và bản quyền được bán cho 36 quốc gia. Đây cũng là cuốn tiểu thuyết nằm trong danh sách Best-seller của tờ New York Times, đồng thời được xem như “ứng cử viên sáng giá” của Booksense, giành được nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Cuốn sách này cũng được chuyển thể thành phimTuyết Hoa bí phiến (2010).

Tác phẩm tiêu biểu

- The One-Hundred-Year Odyssey of My Chinese-American Family (1995)

- Flower Net (1997)

- The Interior (1999)

- Dragon Bones (2003)

- Snow Flower and the Secret Fan (Tuyết Hoa và cây quạt bí mật) (2005)

- Peony in Love (2007)

- Shanghai Girls (2009)…

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuyết Hoa Và Cây Quạt Bí Mật PDF của tác giả Lisa See nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Truyện Ngắn - Bình Nguyên Lộc (Bình Nguyên Lộc)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Truyện Ngắn - Bình Nguyên Lộc PDF của tác giả Bình Nguyên Lộc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Trở Vỏ Lửa Ra (Phan Khôi)
Trao đổi với nhà văn Phan Nam Sinh về cuốn Trở vỏ lửa ra của Phan Khôi, anh cho biết:” Những ý kiến về “Trở vỏ lửa ra” anh sưu tầm được, tôi cũng có biết, nhờ đó mới nhận ra các nhà phê bình xưa nay không được công bằng cho lắm khi nhận xét về cuốn tiểu thuyết này.” (Email ngày 18.12.2015) Chỉ là một trao đổi rất nhỏ nhưng Phan Nam Sinh làm tôi băn khoăn mãi về điều anh cho rằng các nhà phê bình xưa nay không được công bằng cho lắm khi nhận xét về Trở vỏ lửa ra. Tôi cũng ngạc nhiên vì có rất ít bài viết về cuốn tiểu thuyết này của Phan Khôi, mặc dù cho đến nay người ta cũng đã nói nhiều đến Phan Khôi. Hẳn phải có một điều “bí mật” nào đó của sự im lặng và “không công bằng cho lắm” này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Trở Vỏ Lửa Ra PDF của tác giả Phan Khôi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thầy Thông Ngôn (Hồ Biểu Chánh)
Lúc mặt trời chen lặn, tại nhà ga xe lửa Tân-an thiên hạ lao nhao lố nhố, người đợi xe đi Mỹ-tho thì sắp soạn hành lý lăng xăng, kẻ chực rước người ở Sài-gòn về thì đi tới đi lui lóng nhóng. Đồng hồ vừa gõ sáu giờ, thì nghe tiếng síp-lê (1) vang rân. Mấy người tới trễ, lật đật chạy vô nhà ga mua giấy đụng sắp nhỏ té lăn cù, mấy tên đánh xe đón rước khách, dành nhau đứng trước, nên xô lấn chửi nhau inh ỏi. Ông Hương sư Trần Văn Sắc, ở Tầm vu, có một đứa con trai tên là Trần Văn Phong, tuổi vừa mới hai mươi mà đã thi dậu Đíp-lom, nên tuần trước ông cho nó lên Sài-gòn mà thi vào ngạch Soái-phủ Nam-Việt. Bữa trước nó đánh dây thép (2) về cho ông hay rằng nó thi đậu số 2, và hẹn chiều bữa nay nó về, nên hồi trưa ông dạy gia-dịch đứa bắt heo làm thịt, đứa đi mời hương chức bà con, rồi ông mướn một cái xe hai bánh, đi với Thôn trưởng Lê Văn Nuôi lên Tân-an đón rước nó. Ông thấy xe lửa qua cầu thì trong lòng ông khấp khởi, ngoài mặt thời tươi cười, tay cặp cây dù cán tre mà vì mừng mà run run làm cho cán dù lúc lắc hoài; chơn mang giày hàm ếch mà vì đi qua đi lại hồi chiều đến giờ nên bụi cát đóng mốc thích (3). Xe lửa ngừng trước nhà ga, hành khách chen lấn kẻ lên người xuống coi rất náo nức. Tìm mua: Thầy Thông Ngôn TiKi Lazada Shopee Trần Văn Phong mình mặc một bộ đồ u học trắng, có thắt cà ra hoách (4) xanh, chơn mang giày da vàng, đầu đội nón nĩ xám, tay xách va ly nhỏ, ở trên xe bước xuống, mắt ngó dáo dác, mà mặt lại nghiêm chỉnh, dường như muốn hỏi: “Tôi thi đậu rồi nên về đây, không ai thấy hay sao?” Thiên hạ tuy đông, song ai mắc lo phận nấy, nên không ai ngó thấy, duy có ông Hương sư Sắc với ông Thôn Nuôi dòm kiếm phía trước không có, chừng day lại thấy Trần Văn Phong thì bươn-bả (5) đi lại, tay ngoắt miệng kêu, chừng ấy mới có ít người hành khách dòm ngó. Trần Văn Phong chào cha với ông Thôn Nuôi rồi hỏi rằng: - Cha đi với ông Thôn hay còn ai nữa? Hương sư Sắc đáp: - Không, cha đi với ông Thôn mà thôi, đi rước đông chi cho tốn xe. Tuy vậy mà cha có sai bầy trẻ mời hương chức với bà con tựu ở nhà đủ hết. Hôm qua được dây thép, má mầy mừng quýnh, nên má mầy đốc cha làm heo mà tạ đất nước ông bà. Có xe cha mướn nên chực sẵn mà rước đây, vậy thôi lên xe về riết kẻo má mầy với hương chức ở nhà họ trông. Ba người dắt nhau lên xe. Xe hai bánh mà chở được bốn người ngồi day mặt phía trước và hai người ngồi day mặt phía sau. Ông Thôn ngồi sau mà cứ day mặt ra phía trước ngó Trần Văn Phong và nói rằng: - Thầy hai thiệt là giỏi! Mới thi đậu bằng cấp tài năng đó rồi thi thơ ký lại đậu luôn nữa, thuở nay trong làng chưa có ai giỏi như vậy. Thầy về đó mà coi, từ hôm qua đến nay họ đồn rùm, ai cũng hay thầy thi đậu rồi hết.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Hồ Biểu Chánh":Chúa Tàu Kim QuyTại TôiĐỗ Nương Nương Báo OánHai Thà Cưới VợHai Khối TìnhKẻ Làm Người ChịuChị Đào, Chị LýNợ ĐờiHạnh Phúc Lối NàoAi Làm ĐượcÝ Và TìnhCười GượngVợ Già Chồng TrẻTỉnh MộngĐóa Hoa TànLời Thề Trước MiễuLòng Dạ Ðàn BàMẹ Ghẻ Con GhẻVì Nghĩa Vì TìnhCon Nhà GiàuCon Nhà NghèoTơ Hồng Vương VấnSống Thác Với TìnhĐoạn TìnhĂn Theo Thuở, Ở Theo ThờiTiền Bạc Bạc TiềnÔng CửTừ HônThiệt Giả Giả ThiệtNgười Thất ChíÁi Tình MiếuCay Đắng Mùi ĐờiCha Con Nghĩa NặngNam Cực Tinh HuyNặng Gánh Cang ThườngChút Phận Linh ĐinhBức Thư Hối HậnCư KỉnhLạc Đường - Hồ Biểu ChánhNgọn Cỏ Gió ĐùaNợ Tình - Hồ Biểu ChánhTân Phong Nữ SĩThầy Chung Trúng SốThầy Thông NgônĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thầy Thông Ngôn PDF của tác giả Hồ Biểu Chánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thầy Thông Ngôn (Hồ Biểu Chánh)
Lúc mặt trời chen lặn, tại nhà ga xe lửa Tân-an thiên hạ lao nhao lố nhố, người đợi xe đi Mỹ-tho thì sắp soạn hành lý lăng xăng, kẻ chực rước người ở Sài-gòn về thì đi tới đi lui lóng nhóng. Đồng hồ vừa gõ sáu giờ, thì nghe tiếng síp-lê (1) vang rân. Mấy người tới trễ, lật đật chạy vô nhà ga mua giấy đụng sắp nhỏ té lăn cù, mấy tên đánh xe đón rước khách, dành nhau đứng trước, nên xô lấn chửi nhau inh ỏi. Ông Hương sư Trần Văn Sắc, ở Tầm vu, có một đứa con trai tên là Trần Văn Phong, tuổi vừa mới hai mươi mà đã thi dậu Đíp-lom, nên tuần trước ông cho nó lên Sài-gòn mà thi vào ngạch Soái-phủ Nam-Việt. Bữa trước nó đánh dây thép (2) về cho ông hay rằng nó thi đậu số 2, và hẹn chiều bữa nay nó về, nên hồi trưa ông dạy gia-dịch đứa bắt heo làm thịt, đứa đi mời hương chức bà con, rồi ông mướn một cái xe hai bánh, đi với Thôn trưởng Lê Văn Nuôi lên Tân-an đón rước nó. Ông thấy xe lửa qua cầu thì trong lòng ông khấp khởi, ngoài mặt thời tươi cười, tay cặp cây dù cán tre mà vì mừng mà run run làm cho cán dù lúc lắc hoài; chơn mang giày hàm ếch mà vì đi qua đi lại hồi chiều đến giờ nên bụi cát đóng mốc thích (3). Xe lửa ngừng trước nhà ga, hành khách chen lấn kẻ lên người xuống coi rất náo nức. Tìm mua: Thầy Thông Ngôn TiKi Lazada Shopee Trần Văn Phong mình mặc một bộ đồ u học trắng, có thắt cà ra hoách (4) xanh, chơn mang giày da vàng, đầu đội nón nĩ xám, tay xách va ly nhỏ, ở trên xe bước xuống, mắt ngó dáo dác, mà mặt lại nghiêm chỉnh, dường như muốn hỏi: “Tôi thi đậu rồi nên về đây, không ai thấy hay sao?” Thiên hạ tuy đông, song ai mắc lo phận nấy, nên không ai ngó thấy, duy có ông Hương sư Sắc với ông Thôn Nuôi dòm kiếm phía trước không có, chừng day lại thấy Trần Văn Phong thì bươn-bả (5) đi lại, tay ngoắt miệng kêu, chừng ấy mới có ít người hành khách dòm ngó. Trần Văn Phong chào cha với ông Thôn Nuôi rồi hỏi rằng: - Cha đi với ông Thôn hay còn ai nữa? Hương sư Sắc đáp: - Không, cha đi với ông Thôn mà thôi, đi rước đông chi cho tốn xe. Tuy vậy mà cha có sai bầy trẻ mời hương chức với bà con tựu ở nhà đủ hết. Hôm qua được dây thép, má mầy mừng quýnh, nên má mầy đốc cha làm heo mà tạ đất nước ông bà. Có xe cha mướn nên chực sẵn mà rước đây, vậy thôi lên xe về riết kẻo má mầy với hương chức ở nhà họ trông. Ba người dắt nhau lên xe. Xe hai bánh mà chở được bốn người ngồi day mặt phía trước và hai người ngồi day mặt phía sau. Ông Thôn ngồi sau mà cứ day mặt ra phía trước ngó Trần Văn Phong và nói rằng: - Thầy hai thiệt là giỏi! Mới thi đậu bằng cấp tài năng đó rồi thi thơ ký lại đậu luôn nữa, thuở nay trong làng chưa có ai giỏi như vậy. Thầy về đó mà coi, từ hôm qua đến nay họ đồn rùm, ai cũng hay thầy thi đậu rồi hết.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Hồ Biểu Chánh":Chúa Tàu Kim QuyTại TôiĐỗ Nương Nương Báo OánHai Thà Cưới VợHai Khối TìnhKẻ Làm Người ChịuChị Đào, Chị LýNợ ĐờiHạnh Phúc Lối NàoAi Làm ĐượcÝ Và TìnhCười GượngVợ Già Chồng TrẻTỉnh MộngĐóa Hoa TànLời Thề Trước MiễuLòng Dạ Ðàn BàMẹ Ghẻ Con GhẻVì Nghĩa Vì TìnhCon Nhà GiàuCon Nhà NghèoTơ Hồng Vương VấnSống Thác Với TìnhĐoạn TìnhĂn Theo Thuở, Ở Theo ThờiTiền Bạc Bạc TiềnÔng CửTừ HônThiệt Giả Giả ThiệtNgười Thất ChíÁi Tình MiếuCay Đắng Mùi ĐờiCha Con Nghĩa NặngNam Cực Tinh HuyNặng Gánh Cang ThườngChút Phận Linh ĐinhBức Thư Hối HậnCư KỉnhLạc Đường - Hồ Biểu ChánhNgọn Cỏ Gió ĐùaNợ Tình - Hồ Biểu ChánhTân Phong Nữ SĩThầy Chung Trúng SốThầy Thông NgônĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thầy Thông Ngôn PDF của tác giả Hồ Biểu Chánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.