Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thời Khóa Tu Tập Thời Đức Phật (Thích Thông Lạc)

Giáo pháp của Đạo Phật còn đang bị che phủ mờ mịt trong những đám mây đen kịt của Bà

La Môn Giáo và kiến giải của các nhà học giả xưa và nay. Đường Về Xứ Phật chỉ mới vén lên một ít trong đám mây đen kịt ấy và rọi soi một tia sáng vào giáo pháp chân lý của Đạo Phật để giúp cho loài người tìm ra một lộ trình đạo đức làm người không làm khổ mình, khổ người, đó mới chính là nguồn giải thoát chân chánh của Đạo Phật.

Lời nói đầu

Trong kinh Nikaya thuộc tạng kinh Pali chúng tôi tìm thấy được một thời khóa biểu tu tập trong thời đức Phật còn tại thế Ngài đã hướng dẫn chúng Tỳ kheo tu tập.

Thời khóa biểu này có một giá trị thực hành cụ thể rất lớn đối với những người tu tập theo Phật giáo hiện nay. Nó chỉ định cho chúng ta những pháp hành cụ thể rõ ràng đúng chánh pháp của đức Tìm mua: Thời Khóa Tu Tập Thời Đức Phật TiKi Lazada Shopee

Phật “ngăn ác diệt ác pháp” và nếu nói về thiền định thì “ly dục ly ác pháp”.

Ngăn ác diệt ác pháp và ly dục ly ác pháp so sánh với những từ trong thời khóa biểu này “tẩy sạch tâm tư khỏi các chướng ngại pháp”. Chắc quí vị đã hiểu chướng ngại pháp là gì? Nó không khác dục và ác pháp nhưng nó còn rõ nghĩa hơn.

Ví dụ như quí vị ngồi kiết già hai chân đau, đó là chướng ngại pháp; sáng quí vị muốn ăn, chiều quí vị muốn uống sữa, đó cũng là chướng ngại pháp; v.v..

Xưa đức Phật đã thành lập thời khóa biểu này cho chúng Tỳ kheo Tăng cũng như Tỳ kheo Ni tu tập, chúng tôi xét thấy không có lỗi thời mà còn rất phù hợp vào thời đại của chúng ta lúc mọi người đang hướng tâm về thiền định. Thiền định theo trong thời khóa biểu này là thiền định xả tâm, còn tất cả các loại thiền định của quí vị đang tu tập là thiền định ức chế tâm. Đó là thiền tưởng, thiền của ngoại đạo mà xưa kia đức Phật đã sáu năm khổ hạnh tu tập không kết quả giải thoát.

May mắn thay thời khóa biểu của đức Phật ngày xưa còn lưu lại là một bằng chứng chứng minh hùng hồn, cụ thể xác định được pháp môn và sự tu tập của Phật giáo chân thật mà không thể có một giáo pháp ngoại đạo nào mạo nhận của Phật giáo được.

Chúng tôi biên soạn thời khóa biểu này ra để quí vị thẩm xét lại con đường tu của mình có đúng là của Đạo Phật hay không? Đúng thì quí vị mới gọi là tu theo

Phật giáo bằng không thì quí vị đừng mượn danh Phật giáo mà biến Phật giáo thành một tôn giáo lừa đảo thì thật là đau lòng.

Theo thời khóa biểu này, quyền tu hay không là ở quí vị, còn riêng chúng tôi biên soạn ra đây để xét thấy cái đúng cái sai hiện giờ trong Phật giáo; cái tu được, cái tu không được; cái đạo đức, cái phi đạo đức; cái không mê tín, cái mê tín; cái không trừu tượng, cái trừu tượng; cái không lừa đảo, cái lừa đảo; v.v.. để quí vị suy ngẫm.

Cuối cùng chúng tôi xin dừng lại nơi đây, hẹn gặp lại quí vị ở những tập sau:

“Những Lời Phật Dạy”để chúng ta sẽ lần lượt vén lên những lớp bụi mù của Bà La Môn Giáo và những kiến giải của các nhà học giả xưa và nay đang phủ mờ Phật giáo.

Kính ghi,

Tu viện Chơn Như

Ngày 15-2-2000

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thời Khóa Tu Tập Thời Đức Phật PDF của tác giả Thích Thông Lạc nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tam Ngươn Giác Thế Kinh - Chiếu Minh Đàn (NXB An Hà 1932)
Trong Trời Đất có ba Ngươn: Thượng ngươn - Trung Ngươn - Hạ Ngươn. Ba Ngươn ấy là cái số cuối cùng của Trời Đất. Thượng Ngươn là: ngươn đã gây dựng CKVT. Nên còn gọi là Ngươn Tạo Hóa hay Ngươn Thượng Đức, con người lúc ấy tánh chất hiền lương chất phát. Thuận tùng Thiên Lý, trên hòa dưới hiệp bảo vệ thương yêu nâng đỡ nhau, cùng chung nhau hưởng đời an lạc, gọi là đời Thượng Lực. Đến đời trung Ngươn, thì con người bỏ mất tánh thiện lương, càng ngày càng học hỏi thu thập nhiều thói hư xấu, rồi nghĩ ra nhiều mưu lược tương tàn, tương sát giết hại lẫn nhau, mạnh đặng yếu thua, miễn sao mình vinh thân phì da, không kể gì đến tính đồng loại, nghĩa đồng bào, bởi vậy nên còn gọi là Ngươn tranh đấu. Hạ Ngươn còn gọi là đời mạt kiếp: sự đấu tranh càng ngày càng gay go hung tợn. Chế tạo ra nhiều vũ khí tối tân, giết người hàng loạt. Mưu quỉ kế là ác độc phi thường. Thậm chí còn bày ra hạt nhân nguyên tử. Nếu đấu tranh càng lắm, thì cũng phải tới thời kỳ tiêu diệt, bởi thế còn gọi là đời mạt kiếp hay ngươn điêu tàn. Tam Ngươn Giác Thế KinhNXB An Hà 1932Chiếu Minh Đàn213 TrangFile PDF-SCAN
Công Phu - Nguyễn Kim Muôn (NXB Xưa Nay 1935)
Cái công phu là cái phần việc của mổi người tu làm qua mổi ngày, ấy cũng cho là như làm việc vậy. Thế thì, cái sự công phu này chắc là của ai ai cũng không giống nhau được, vì hoặc công phu ngoại, hoặc công phu nội, rồi trong hai lẻ nội ngoại lại còn có nhiều thứ, nhiều lớp, nhiều bực khác nhau nữa. Đây tôi muốn nói về cái công phu nội, mà có một bức thôi. Công PhuNXB Xưa Nay 1935Nguyễn Kim Muôn16 TrangFile PDF-SCAN
Đạo Phật Và Hàm Oan (NXB Viên Đề 1940) - Nhiều Tác Giả
Đạo Phật là đạo từ bi, bác ái, đại đồng, thiết thiệt, còn Phật pháp thì cao siêu huyền diệu, lợi ích, tích tục, chẳng những gồm cả nhân luân, mỹ tục, đạo đức mà thôi, lại còn hàm xúc các môn triết học, khoa học, hóa học nữa. Bởi vậy, nên thập phương thế giới đều công nhận một cách quả quyết đạo Phật là đạo VÔ THƯỢNG từ vô thỉ đến nay. Đã dành đạo Thích có một không hai, sao lại suy bại điêu tàn ở giữa thế kỹ 20 này? Cao Miên Phật Giáo HộiĐạo Phật Và Hàm OanNXB Viên Đề 1940Nhiều Tác Giả22 TrangFile PDF-SCAN
Đạo Có Một - Nguyễn Kim Muôn - (NXB Sài Gòn 1929)
Đạo có một, là một chánh giáo vậy, dạy người được siêu phàm nhập thánh, được thân ngoại hữu thân, được liểu đạo, được vảng sanh, nói tóm lại là đượt thoát kiếp luân hồi vậy. Quyển này là một quyển để điểm chỉ trước cho những người tu hành và phát nguyện rồi, rằng những chi đạo đã ra đời xưa nay (trong 4 năm nay), bất kỳ là tông giáo nào, bất kỳ là pháp môn nào, sẽ một ngày kia qui về một mối, là một chánh giáo vậy. Đạo Có MộtNXB Sài Gòn 1929Nguyễn Kim Muôn42 TrangFile PDF-SCAN