Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chữ Nôm: Nguồn gốc, Cấu tạo, Diễn biến - Đào Duy Anh

Chữ Nôm: Nguồn gốc, Cấu tạo, Diễn biến - Đào Duy Anh

Chữ Nôm là gì?

Muốn hiểu chữ Nôm, muốn đọc chữ Nôm thì điều kiện cơ bản là phải biết chữ Hán, nhưng đó là điều kiện cần thiết chứ không phải điều kiện đầy đủ. Còn phải nắm vững phương pháp cấu tạo của chữ Nôm, nắm vững tình hình diễn biến của chữ Nôm qua các đời, cùng với nguồn gốc của nó, và để nắm được những điều kiện trên thì lại cần nắm được một số quy luật ngữ âm học lịch sử về tiếng Việt Nam và tiếng Hán Việt. Do đó chúng ta cần phải nhằm những mặt ấy mà nghiên cứu chữ Nôm.

Chữ Nôm là thứ chữ dân tộc của ta đã được dùng trong gần mười thế kỷ, mãi đến gần đây, cuối thời Pháp thuộc nó mới trở thành, cũng như chữ Hán, một thứ cổ tự không được dùng trong đời sống hàng ngày nữa. Thứ cổ tự này không được dạy riêng cho nên hiện nay rất ít người biết đọc. Nhưng là chữ dân tộc, nó đã cùng với chữ Hán mang chứa một phần quan trọng văn hóa dân tộc của ta, mà hiện nay một mình Thư viện Khoa học Xã hội ở Hà Nội cũng còn giữ được đến 1186 quyển sách chữ Nôm. Trong công cuộc nghiên cứu văn hóa cổ của nước ta, nếu không biết chữ Nôm thì làm sao khai thác được cả cái vốn cổ chữ Nôm còn giữ được ở thư viện đấy và chắc là cũng còn rải rác trong dân gian?

Nghiên cứu chữ Nôm như thế nào?

Để nghiên cứu chữ Nôm một cách có hệ thống thì phải nói đến người Pháp A. Chéon là người đầu tiên. Ông soạn sách Cours de Chữ Nôm làm giáo trình dạy cho người Pháp học tiếng Việt Nam, nhưng hiện chúng tôi không có sách ấy (bản của Thư viện Khoa học Xã hội đã bị mất từ lâu, không thấy có trong số sách chúng ta tiếp quản của Viện Viễn Đông bác cổ). Kế đến các nhà học giả Trung Quốc Văn Hựu, tác giả bài "Luận về tổ chức của chữ Nôm và mối quan thiệp của nó với chữ Hán", đăng trong Yên kinh học báo kỳ 14, bài này đã được nhà học giả Nhật Bản Sơn Bản Đạt Lang giới thiệu trong Đông Dương học báo quyển 22, số 2, năm 1935. Sau nữa có nhà học giả Trung Quốc khác là Vương Lực, năm 1948 viết một bài nghiên cứu về tiếng Hán Việt, mục cuối cùng nghiên cứu về chữ Nôm đề là "Chữ Việt phỏng theo chữ Hán mà tạo thành". Hai tác phẩm sau đó chỉ nhằm giới thiệu chữ Nôm với người ngoại quốc nên chỉ là nghiên cứu về một vài khía cạnh, đặc biệt là cách cấu tạo của chữ Nôm thôi.

Người Việt Nam thì chưa ai nghiên cứu chữ Nôm được kỹ. Đại khái từ ông Nguyễn Văn Tố (năm 1930) đến ông Trần Văn Giáp (năm 1969), các nhà hoặc chỉ là nhân nghiên cứu văn học Việt Nam mà suy nghĩ về nguồn gốc chữ Nôm, hoặc chỉ mới là dẫn những tài liệu cũ mà trình bày những ý kiến khác nhau về vấn đề ấy.

Nhằm giúp đỡ các bạn thanh niên làm công tác nghiên cứu khoa học xã hội có điều kiện bước đầu để tự mình nghiên cứu chữ Nôm mà khai thác cái kho tàng sách Nôm hiện có, chúng tôi dựa vào những yêu cầu trình bày trên kia mà soạn sách Chữ Nôm - nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến với một chương cuối nói về cách đọc chữ Nôm và nêu lên một số thí dụ tương đối khó đọc.

Chúng tôi lại thêm một chương Phụ lục nghiên cứu chữ Nôm Tày để đối chiếu với chữ Nôm của ta.

Đây là một cố gắng đầu tiên trong công cuộc nghiên cứu chữ Nôm của tôi, tự cảm thấy còn nhiều thiếu sót, mong các nhà học giả, nhất là các nhà ngôn ngữ học, chỉ chính.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Phê bình văn học - Thế hệ 1932
Ấn phẩm “Phê bình văn học thế hệ 1932” của tác giả Thanh Lãng được nhà xuất bản Phong Trào Văn Hoá ấn hành lần đầu tiên năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu trọn bộ 2 cuốn. Sách có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách và gáy sách đều rất đẹp.  Để biên soạn được bộ sách này, Thanh Lãng đã để ra gần 15 năm làm việc với bốn năm thư ký. Ông cho biết, thời gian trước đó, nói đến Lịch sử Phê bình Văn học ở Việt Nam, người ta mới chỉ dựa vào các sách Phê bình đã xuất bản mà chưa đi tìm các bài phê bình còn nằm rải rác trên khắp các báo xuất bản từ năm 1932 đến năm 1945. Tác giả đã để ra 15 năm trời để đọc và trích tất cả các bài phê bình in rải rác trên các báo xuất bản từ năm 1932 đến năm 1945. Rồi từ đó, trình bày cho học trò, các sinh viên Ban Văn chương Việt Nam trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, một cái nhìn tổng quát về sinh hoạt phê bình văn học suốt 13 năm, từ 1932 đến năm 1945 kèm theo đầy đủ tài liệu. Với tất cả các tờ báo, ông đã phân tích tỉ mỉ, ghi nhận xem có bao nhiêu biên tập viên, đường lối, chính sách của mỗi tờ báo, rồi trích tuyền các bài cần trích tập hợp lại trong bộ sách này. Bộ sách này gồm có 04 phần: Lịch sử NỀN PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. Lịch sử NỀN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. Lịch sử NỀN THI CA VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. Lịch sử NỀN SÂN KHẤU VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. 
Tiếng Việt mến yêu
Tủ Sách Bạn ĐườngTiếng Việt Mến Yêu Quyển 1-Mỹ Từ PhápNXB Lâm Viên 1955Kiêm Đạt64 TrangFile PDF-SCAN
Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe
Kỳ thi Sơ-học khóa 1952 đầu-đề bài luận là « Ăn vóc học hay ». Kỳ thi nhập học lớp đệ-thất trường Trung-học Chu văn-An niên khóa 1952-53 đầu đề bài luận là « Tham thì thâm » và « Đói cho sạch rách cho thơm ». Sự tìm hiểu tục-ngữ đã trở nên cần thiết cho anh em học-sinh. Sách Tục-Ngữ Lược-Giải, trong hai tháng ấn-hành hai lần, được anh em hoan nghênh là phải.Song nhiều người tỏ ý phàn-nàn : Tục-Ngữ Lược-Giải mỏng quá, chứa được có hơn 200 câu.Chúng tôi cũng thấy thế. Nên cho ra tập thứ nhì này để bổ túc cho tập thứ nhất.Tập này gồm hơn 300 câu, cộng với tập thứ nhất, hiến anh em học-sinh non 600 tục-ngữ thường dùng. Đối với rừng tục-ngữ nước nhà con số tuy còn nhỏ-nhặt song bằng ấy tài-liệu cũng đã có thể giúp ích anh em, khả dĩ làm anh em vững tâm trước những đề luận về tục-ngữ.Hoặc ít ra thì đó cũng là tham-vọng và mục-đích của chúng tôi khi cho ra hai tập Tục-Ngữ Lược-Giải.L.V.H.2-9-52***Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn-tắt, hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoặc vì chữ dùng quá cổ.Không những anh em thanh-niên học-sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước ý-nghĩa một vài câu tục-ngữ.Vốn yêu-chuộng quốc-văn, quốc-học, chúng tôi chú-trọng đến tục ngữ Việt-Nam đã từ lâu.Và trong khoảng những năm 1937, 1938 trên các báo Việt-báo, Việt-Cường ngoài Bắc, Công-Luận trong Nam, tôi đã có dịp giải-thích ý-nghĩa một số tục-ngữ.Rồi sau, trải qua nhiều địa-phương, xúc-tiếp với nhiều nghề-nghiệp, những điều tai nghe mắt thấy cùng những kinh-nghiệm bản thân đã giúp chúng tôi hiểu thêm một số tục-ngữ cần phải giải-thích.Nay nhân thấy câu tục-ngữ « Ăn vóc học hay » đầu bài luận thi Sơ-học vừa qua, đã làm nhiều thí-sinh phải cắn bút, chúng tôi liền nẩy ra cái ý-định đem cái kết-quả sưu-tầm, nghiên-cứu tục-ngữ, trong mấy năm nay cống-hiến anh em thanh-niên và các nhà trí-thức, các bậc giáo-sư, dùng làm tài-liệu tham-khảo trong cái giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc-văn chăng ?Dĩ-nhiên là sách này chỉ giải-thích sơ-lược đại-ý mà thôi, không đi sâu vào lai-lịch hay điển-cố các tục-ngữ.Và cũng không phải là giải-thích hết thẩy các tục-ngữ Việt-nam, mà chỉ giải nghĩa những câu cần phải giải nghĩa, và tác-giả đã tìm thấy nghĩa.Những điều tai nghe mắt thấy, những kinh-nghiệm, hiểu biết của một người, dù sao cũng chưa thể đầy đủ được. Những khuyết-điểm sai lầm trong sách, nếu có, chúng tôi mong được các bậc cao-minh sẵn lòng chỉ-giáo cho.Hà-nội ngày 6 tháng 6 năm 1952LÊ-VĂN-HÒE
Trung Kỳ dân biến thỉ mạt ký - Phan Chu Trinh
Năm 1908, dân tỉnh Quảng Nam, nhân việc làm xấu gây biến, lan ra khắp các tỉnh Trung Kì. Khi việc đương xảy ra thì chết và bị thương không ít, sau việc đã yên rồi, bị tù bị chém cũng rất nhiều. Tuy xảy ra thình lình, nhưng biến cố nguyên nhân các quan Pháp và Nam lo tránh lỗi, nên đều trút tội cho thân sĩ, đem tội chống thuế mà buộc nặng, tội mưu làm giặc mà vu hãm, không cho biện bạch, kết án nặng bỏ tù mà không tra hỏi, hoặc bắt được thì chém ngay. Bắt bớ thảm thiết hơn bắt trộm cướp, ngược đãi tàn nhẫn như đối với cầm thú, tiếng oan đầy trời, việc yên đã bốn năm rồi, nhà cầm quyền đã hai lần thay đổi. Ai ai cũng lau mắt ngóng cổ trông được cứu xét cho mình.Việc đã lâu ngày, ám muội nhiều lắm. Tôi cũng là một người liên lụy trong đó, sự chết chỉ còn cách tôi một sợi tóc, may được nhờ ơn lớn còn thấy được mặt trời. Từ khi qua Pháp thường được chiếu cố, tôi không xiết cảm kích. Nhưng một mình cái thân tôi không thẹn gì, mà ngó lại nhớ đến sĩ dân nước Nam cũng là con dân nước Đại Pháp, thì những sự đau khổ cũng phải đem ra tỏ bày để cầu được thương xót. Huống chi thân sĩ với tôi đồng bệnh cùng thương, không tội bị án, oan sâu như biển, hoặc bị trói mình ngoài hoang đảo, ngày ngày chịu roi vọt, đến nay sống chết chưa biết, hoặc vài xương ở xứ khác, vợ con không thể lãnh chôn, có ai nhắc đến thì đau lòng nát ruột. Bởi vậy nên tôi ngày đêm than thở, tật bệnh dồn tới; nằm không yên, ăn không ngon, mỗi khi nhớ đến thì nước mắt tự nhiên chảy ra, bùi ngùi buồn bã vậy.Nay tôi xin đem đầu đuôi sự biến lúc ấy, và sự xử tội thảm khốc, và sự ám muội trong khi kết án, vì quan lớn mà tỏ bày sơ lược từng khoản một.