Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đạo Phật Là Toán Học (Hồng Dương Nguyễn Văn Hai)

Cụm từ “là Toán học” có nghĩa là “là một cấu trúc toán học”, về mặt lôgic học, Duyên khởi - ‘cái này có thời cái kia có; cái này không thời cái kia không; cái này sinh thời cái kia sinh; cái này diệt thời cái kia diệt’ - là một cấu trúc toán học, bao gồm những tồn thể trừu tượng cùng với những quan hệ giữa chúng. Nếu cường điệu tính cách cấu trúc toán học của Duyên khởi xét theo lôgic học, thời ta có thể nói: Duyên khởi là Toán học. Nhưng một mặt, Phật là lý Duyên khởi, và mặt khác, Phật Pháp nhất như, đạo Phật và Phật là một. Vậy có thể xướng lên, về mặt lôgic học, “Đạo Phật là Toán học”. Điều đó bao hàm luôn ý nghĩa “Vũ trụ là Toán học”, bởi vì Nhất thiết pháp là Vũ trụ và “Như Lai thuyết: Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp” (Kinh Kim Cang).

Tập sách này - Đạo Phật là Toán học - gồm bốn chương. Chương Một ‘Đạo Phật là Toán học’ là chính yếu, trình bày luận cứ lôgic nhằm hỗ trợ ý tưởng ‘Tưo7ng đối Vật lý’ của Stuart B. Heinrich, một phương thức thông diễn lý Duyên khởi như một cấu trúc toán học, đặt cơ sở trên các hệ tiên đề. Ba chương còn lại - Vũ trụ Toán học, Vũ trụ Toán học Tegmark, và Tính tương đối của Tồn tại - lặp lại luận cứ lôgic của Chương Một trên quan điểm, theo thứ tự, (1) kết nối tự nhiên giữa vật lý và toán học, và toán học là sự dung hợp phức tạp của các phát minh và phát hiện; (2) cả sáng tạo và khám phá đóng một vai trò quan trọng trong giải thích tại sao toán học thao tác rất hữu hiệu; và thực tế chung cực là thuần túy toán học; vũ trụ của chúng ta là một vũ trụ đa trọng với bốn tầng, tầng IV là một tuyên bố cấp tiến: thực tế vật ly không chi được mô tả bởi toán học mà đúng ra là toán học; (3) Tương đối Vật lý của Heinrich.

Kết luận cơ bản của ý tưởng tương đối vật lý là các quan sát viên tự ý thức có thể tồn tại trong các hệ tiên đề chẳng có biểu hiện khách quan, và sự khác biệt giữa một vũ trụ thực và một vũ trụ trừu tượng được định nghĩa theo toán học chỉ là một lối nhìn. Tương đối vật lý chắc chắn là phù họp với ý tưởng về một thực tế vô thần, bởi vỉ nó chỉ cho chúng ta thấy rằng một thực tế có thể được nhận thức từ một hệ tiên đề nào đó mà không cần một Thượng Đế. Dựa trên duy chỉ đơn thuần lôgic của tính nhất trí, tương đối vật lý không đòi hỏi chứng minh bằng thực nghiệm.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đạo Phật Là Toán Học PDF của tác giả Hồng Dương Nguyễn Văn Hai nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Phật Giáo Nam Tông Tại Vùng Nam Bộ (Thích Nhật Từ)
Quyển sách trên tay quý vị “Phật giáo Nam tông tại vùng Nam bộ” là tập hợp một phần những bài viết của các nhà Phật học, các nhà nghiên cứu tham dự hội thảo quốc gia về cùng chủ đề, do Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. HCM và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM đồng tổ chức vào ngày 10/01/2021. Bốn quyển sách còn lại được xuất bản từ hội thảo nêu trên gồm: (i) Phật giáo vùng Nam bộ: Sự hình thành và phát triển, (ii) Phật giáo vùng Nam bộ trong thế kỷ XX, (iii) Các hệ phái Phật giáo và tôn giáo mới tại vùng Nam bộ, (iv) Phật giáo các tỉnh và thành phố tại vùng Nam bộ. Phật giáo vùng Nam bộ luôn đi đầu về sự nghiệp phát triển Phật giáo toàn quốc trong thế kỷ XX. Vùng Nam bộ không chỉ là mảnh đất phát triển các trường phái, hệ phái, giáo phái Phật giáo, mà còn là nơi phát sinh các tôn giáo mới có nguồn gốc từ Phật giáo và một số tôn giáo mới chịu ảnh hưởng từ Phật giáo. Vùng Nam bộ là nơi khởi nguyên của các tổ chức, phong trào chấn hưng Phật giáo trong thế kỷ XX, nổi trội nhất có Lưỡng Xuyên Phật học hội (1934), Hội Phật giáo kháng chiến miền Tây Nam bộ (1940), Hội Phật học Nam Việt (1950), Giáo hội Tăng già Nam Việt (1951), Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam (1957), Ủy Ban liên phái bảo vệ Phật giáo Việt Nam (1959), Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (1964), nhập thế mạnh và phát triển bền vững nhất là Giáo hội Phật giáo Việt Nam (1981-nay).Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Nhật Từ":Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền NãoTinh Hoa Trí TuệKinh Phật Cho Người Mới Bắt ĐầuHạnh Phúc Giữa Đời ThườngChuyển Hóa Cảm XúcChuyển Hóa Sân HậnChìa Khóa Hạnh Phúc Gia ĐìnhPhật Giáo Nam Tông Tại Vùng Nam BộKinh Vu Lan Bồn - Vu Lan Báo HiếuĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phật Giáo Nam Tông Tại Vùng Nam Bộ PDF của tác giả Thích Nhật Từ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ngũ Giới Là Thường Giới Của Mọi Người (Dhammarakkhita Bhikkhu)
Ngũ-giới (pañcasīla) là thường-giới (nicca-sīla) của tất cả mọi người trong đời, không ngoại trừ một ai cả, không phân biệt già trẻ, trai gái, dân tộc nào cả, hễ là người tại gia thì phải giữ gìn ngũ-giới cho được trong sạch và trọn vẹn, bất luận là người có thọ trì ngũ-giới hoặc không thọ trì ngũ-giới cũng đều có bổn phận giữ gìn ngũ-giới của mình cho được trong sạch và trọn vẹn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngũ Giới Là Thường Giới Của Mọi Người PDF của tác giả Dhammarakkhita Bhikkhu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tìm Hiểu Phước Bố Thí (Dhammarakkhita Bhikkhu)
Ðức Phật thí dụ về phước bố thí: Một căn nhà bị cháy, chủ nhân đem ra được khỏi nhà đồ vật nào, đồ vật ấy hữu dụng đối với chủ nhân; những đồ vật còn lại trong nhà bị thiêu hủy, chẳng ích lợi gì cho chủ nhân cả. Cũng như vậy, sắc thân này cũng ví như một căn nhà luôn luôn bị thiêu hủy do bởi 11 thứ lửa không ngừng nghỉ, bậc Thiện trí biết vậy, nên sử dụng của cải nào đem ra bố thí, của cải ấy là nhân tạo nên phước thiện, thuộc của riêng mình, hỗ trợ cho thí chủ được sự an lạc trong kiếp hiện tại và nhiều kiếp vị lai. Nếu phước thiện bố thí ấy trở thành pháp hạnh bố thí ba la mật, thì hỗ trợ cho các ba la mật khác được thành tựu, để dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Thánh Ðạo - Thánh Quả và cuối cùng đạt đến cứu cánh Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài, nhờ pháp hạnh bố thí ba-la-mật làm nền tảng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tìm Hiểu Phước Bố Thí PDF của tác giả Dhammarakkhita Bhikkhu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cẩm Nang Phóng Sinh (Nguyễn Minh Tiến)
Hiện nay, việc thực hành phóng sinh được rất nhiều Phật tử quan tâm. Nhưng trong khi thực hành, nhiều người cũng đã gặp không ít trở ngại. Một phần là từ những biện luận phản bác của người khác, xuất phát từ những sai lầm có thật của một số người khi phóng sinh. Một phần khó khăn nữa là do nhận thức chưa đầy đủ về ý nghĩa phóng sinh, khiến người thực hành đôi khi không khỏi tự mình băn khoăn thối chí. Cuối cùng, trở ngại thường gặp nhất vẫn là cách thức hay nghi thức cụ thể để thực hành một cuộc phóng sinh ở nhiều nơi thường khác biệt nhau - đôi khi có phần không hợp lý - khiến người Phật tử rất khó vững tâm làm theo.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Minh Tiến":Các Vị Đại Sư Tái Sinh Tây TạngTruyền Thuyết Về Bồ Tát Quán Thế ÂmQuy Sơn Cảnh SáchĐừng Đánh Mất Tình YêuHạnh Phúc Là Điều Có ThậtKiến Thúc Vui Về Cơ Thể Con NgườiĐiều Trị Bệnh Tận Gốc Năng Lực Của Tâm Bi MẫnCẩm Nang Phóng SinhChuyển Họa Thành PhúcĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cẩm Nang Phóng Sinh PDF của tác giả Nguyễn Minh Tiến nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.