Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Một Mùa Hè Vắng Bóng Chim (Han Suyin)

Birdless Summer là cuốn thứ ba trong một bộ sách của Han Suyin và là cuốn duy nhất được Nguyễn Hiến Lê dịch ra tiếng Việt. Bản thân tác giả là một phụ nữ Trung Hoa lai Bỉ, có chồng là một sĩ quan tương đối cao cấp trong chính quyền Tưởng Giới Thạch. Han Suyin - đang theo học đại học y khoa tại Bỉ - vì tình yêu quê hương tha thiết đã quyết định bỏ trường đại học, bỏ hôn phu, bỏ cuộc sống yên bình, bỏ châu Âu để trở về Trung Hoa kháng Nhật. Trên chuyến tàu định mệnh ấy, cô gặp lại Pao - người bản thuở ấu thơ khi còn ở Bắc Kinh. Hai con người cùng lý tưởng ấy dễ dàng cảm thấy gần gũi rồi thành vợ chồng.

Thế nhưng ngay khi về đến Trung Hoa, ảo tưởng của cô gái trẻ Han Yu Sin về lý tưởng, về tình yêu… dần dần bị đập vỡ.

Và từ đó, qua tác phẩm của mình, bà đã dựng lại cho người đọc thấy một mảng khuất ít người biết của lịch sử Trung Quốc thời kì Tưởng Giới Thạch: sự tàn bạo, bất nhân và nỗi thống khổ của hàng triệu, triệu người Trung Hoa.

Chân thực là thế nhưng sách của Han Yu Sin không phải tiểu thuyết lịch sử khô khan, nó thực ra chỉ là một tác phẩm tự sự về cuộc đời bà. Bên cạnh một dân tộc cùng các sự kiện to lớn, ta còn thấy cuộc hôn nhân bi kịch mà bà đã vướng vào. Một cuộc hôn nhân không phải không có tình yêu nhưng đã bị chính những ảo tưởng vò nát, để lại những vết rạn vỡ không bao giờ có thể hàn gắn được. Tình yêu trong trái tim cô gái trẻ Han Suyin cứ lụi tàn theo năm tháng cho đến khi tất cả chỉ còn là sự vô cảm chai sạn.

Đọc xong Birdless summer, tôi cảm thấy trong mình là sự choáng ngợp trước dòng chảy lịch sử vĩ đại mà nó truyền tải nhưng đâu đó còn là sự xót xa cho những số phận cụ thể mà tác phẩm nhắc đến. Và tôi đã hiểu tại sao Nguyễn Hiến Lê lại so sánh Han Suyin với Pearl Buck ngay từ những trang sách đầu tiên. Tìm mua: Một Mùa Hè Vắng Bóng Chim TiKi Lazada Shopee

***

Mùa hè vắng bóng chim 1, cuốn tiểu thuyết tự truyện của Han Suyin (Hàn Tú Anh), thuật truyện riêng đời tác giả, một thiếu nữ Trung Quốc lai Bỉ (cha gốc Hán, mẹ người Bỉ), nhiệt tình yêu đất nước Trung Hoa, và tình nguyện trở về cứu nước, khi thấy đất nước trước hoạ xăm lăng của Nhật Bản.

Han Suyin, xuống Tàu Laborde, nhổ neo ở Marseille (Pháp) và đi Hương Cảng. Bà gặp bạn cũ là Tang Pao Huang 2, hồi nhỏ học ở Bắc Kinh, tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, vì lí tưởng, họ yêu nhau và cưới nhau trên đường về nước 3.

Nhưng ngay sau ngày cưới, Han Suyin đã thấy ngay những dự định của mình thành ảo tưởng. "Mùa hè vắng bóng chim" bắt đầu từ đấy… Cuốn tự truyện thuật lại hết sức sinh động, bi kịch từ hai phía: lí tưởng phục vụ tổ quốc và tình yêu… Chỉ khi về đến Tổ quốc, chỉ khi chung sống với Pao, một sĩ quan trẻ của quân đội Tưởng Giới Thạch, Han Suyin mới thật sự vỡ mộng. Tổ quốc Trung Hoa mà bà yêu tha thiết, trong tay chính quyền Tưởng Giới Thạch, đã thực sự suy yếu. Tập đoàn cai trị, từ Tưởng Giới Thạch, Hà Ứng Khâm, Hồ Tôn Nam, Tai Lee 4, dưới mắt tác giả, đều là những chính khách bất tài, dùng những thủ đoạn chính trị để bốc lột đàn áp dân chúng, đàn áp phong trào kháng chiến, bòn rút tiền viện trợ của ngoại quốc, để làm giàu cho bản thân họ.

Còn Tang Pao Huang chồng Han Suyin, bề ngoài tưởng là một thanh niên yêu nước thật sự, nhưng thực ra hệ tư tưởng của anh cũng không thoát khỏi ý thức của lớp trí thức trẻ, con các gia đình phong kiến rất hám danh lợi, ích kỉ. Dù là hạng tân học, song đầu óc Pao đặc sệt tư tưởng cổ hủ của phong kiến xưa. Dù yêu vợ, song Pao không hề mong vợ có chí tiến thủ, chỉ muốn vợ biến thành một người lệ thuộc, phục vụ riêng cho mình… Han Suyin là một phụ nữ tiến bộ, lại ở nước ngoài từ bé 5, sẵn có tư tưởng dân chủ trong mình, hoàn toàn chống lại… Và Pao đã hành hạ Han Suyin rất thậm tệ, đánh đập không tiếc tay, ở trong nhà và ngay ở công viên…

Nhờ vào chức vụ của Pao, thói hãnh tiến của anh ta mà Han đã tiếp xúc với được nhiều hạng người trong giới thượng lưu, do đó bà đã rõ bộ mặt thối nát của tập đoàn Tưởng Giới Thạch, và thất vọng về tương lai của Tổ quốc.

Cuốn tự truyện đã vượt ra khỏi đời riêng của một phụ nữ Trung Hoa, vẽ ra một bức tranh toàn cảnh, rất sinh động về tình hình đất nước của bà từ ngày Nhật xâm lăng, chiếm Mãn Châu, cho đến lúc Thế Chiến thứ hai kết thúc 6.

Bằng bút pháp linh động, tinh tế, mổ xẻ những hiện tượng tâm lí xã hội của tấm bi kịch riêng của vợ chồng bà, cũng như tấn bi kịch lớn của đất nước Trung Hoa. "Mùa hè vắng bóng chim" là một cuốn tiểu thuyết có giá trị về nhiều phương diện.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Mùa Hè Vắng Bóng Chim PDF của tác giả Han Suyin nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Phúc Ông Tự Truyện (Fukuzawa Yukichi)
Cuốn tự truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già. Qua từng chi tiết nhỏ, từng vấp váp trong đời sống thường nhật hiện lên chân dung một con người kiên nghị, quyết đoán, luôn độc lập trong suy nghĩ, sắc sảo trong phê phán nhưng về mặt tâm tư, tình cảm lại không kém phần trầm lắng, sâu sắc. Cuốn tự truyện còn tái hiện bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản với những chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX qua những trải nghiệm thực tế và con mắt phân tích sắc sảo của một người đương thời. Con đường chông gai của Nhật Bản trong tiếp thu nền văn minh của phương Tây để tăng cường nội lực văn hóa đã và sẽ còn để lại nhiều bài học quý giá cho nhiều quốc gia có những điểm tương đồng, trong đó có Việt Nam. Có thể nói, chưa đọc Phúc ông tự truyện thì chưa thể hiểu nhân cách cũng như tư tưởng của Fukuzawa Yukichi. Cuốn tự truyện không chỉ là lời tự thuật chân thực về những thăng trầm trong cuộc đời của riêng Fukuzawa mà còn tái hiện được cả bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản trong thời kỳ chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX. Và một điều cần nói thêm rằng, tất cả những biến động lớn lao đó của lịch sử Nhật Bản được phản ánh qua những trải nghiệm thực tế, sự phân tích sắc sảo với tư cách người đương thời và bằng giọng kể chân thành, ngôn ngữ giàu nhạc điệu của Fukuzawa, nghĩa là những gì được tái hiện lại trong cuốn tự truyện khác xa với sự tường thuật khuôn mẫu ở bất kỳ một cuốn sách về lịch sử nào khác.***Nói tới Fukuzawa Yukichi (福澤諭吉 Phúc Trạch Dụ Cát; 1834-1901), không người Nhật nào lại không biết. Họ nói về ông như một trong những bậc “khai quốc công thần” của nước Nhật hiện đại, hình ảnh của ông được in trên đồng tiền có mệnh giá cao nhất ở Nhật, tờ 10.000 yên. Fukuzawa Yukichi là nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản thời cận đại. Người Nhật tôn vinh ông là “Voltaire của Nhật Bản”, không chỉ vì tính triệt để và tầm mức vượt trội trong tư tưởng của ông, mà còn vì cũng như danh nhân người Pháp, Fukuzawa Yukichi cùng những người đồng chí của mình là những người khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy Tân của chính phủ Minh Trị. Những tác phẩm của ông dù viết từ hơn một thế kỷ trước, nhưng vẫn được người Nhật Bản ngày nay hết lòng ngưỡng mộ.Fukuzawa Yukichi sinh năm 1834 trong một gia đình võ sĩ cấp thấp ở Nakatsu, nay thuộc tỉnh Oita, Kyushu, Nhật Bản. Cha ông - một viên chức tài chính của tỉnh - mất sớm, khiến gia đình lâm vào cảnh khốn quẫn. Năm 4 tuổi, ông được gửi sang nhà chú ruột làm con nuôi. Ngay từ thuở niên thiếu, ông đã cảm nhận sâu sắc nỗi tủi nhục do chế độ đẳng cấp và nỗi khổ do tình cảnh khốn quẫn của gia đình. Tìm mua: Phúc Ông Tự Truyện TiKi Lazada Shopee “Ở Nakatsu quê tôi, chế độ quyền thế gia truyền giữa các sĩ tộc được quy định nghiêm ngặt. Không chỉ trong chốn công đường mà nguyên tắc đó còn thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, ngay cả trong quan hệ giữa đám trẻ con trong làng. Con cái của các Võ sĩ cấp thấp như tôi phải thưa gửi, lễ phép khi nói chuyện với con cái của các Võ sĩ cấp cao. Ngược lại, con cái của các Võ sĩ cấp cao luôn cao giọng, khiếm nhã đối với tôi. Sự phân biệt, chia rẽ trên dưới, sang hèn còn thể hiện trong cả lúc chơi đùa chạy nhảy. Con cái nhà quyền thế chỉ chơi với con cái nhà quyền thế. Trong lớp học, tôi học giỏi hơn. Vật tay, tôi cũng không bao giờ thua. Vậy mà lúc nào chúng cũng tỏ thái độ kiêu căng, ngạo mạn với tôi. Tôi bất bình đến mức không sao chịu nổi.” (Fukuzawa - Tự truyện). Mãi tới năm 14, 15 tuổi ông mới được đi học ở trường làng và ông thấy “học vấn ở đâu cũng chỉ toàn là Hán học”. Mặc dù học Nho học, nhưng Fukuzawa Yukichi không lấy đó làm “khuôn vàng, thước ngọc”. Ngược lại, ông càng nhận thấy sự bất công trong xã hội phong kiến: “Nakatsu quê tôi, chế độ phong kiến đã áp đặt trật tự xã hội từ hàng trăm năm trước thế nào thì nay vẫn thế nấy. Mọi thứ cứ như bị nhồi chặt cứng trong hộp. Kẻ sinh ra trong nhà quản gia thì sau này cũng trở thành quản gia. Người sinh ra trong gia đình thấp cổ bé họng thì sau này cũng vẫn thấp cổ bé họng. Tổ tiên là quyền quý thì đời đời là quyền quý. Tổ tiên nghèo hèn thì từ đời này sang đời khác vẫn cứ nghèo hèn.” (Fukuzawa - Tự truyện). Năm 19 tuổi, ông theo ngành Hà Lan học (ngành học ngôn ngữ Hà Lan, ngành nghiên cứu y học và các môn khoa học phương Tây như toán, vật lý, hóa học, sinh học… qua các sách viết bằng tiếng Hà Lan) tại Nagasaki và Osaka. Năm 25 tuổi, Fukuzawa Yukichi lên Tokyo, ông đến thăm cảng Yokohama - được chính quyền Mạc phủ mở cho tàu bè phương Tây ra vào buôn bán. Tại đây, “chỗ nào cũng gặp người phương Tây. Nhà cửa, quán xá mọc lên khắp nơi. Họ vào đó và buôn bán. Tôi dùng tiếng Hà Lan để trao đổi. Họ không hiểu. Nghe họ nói, tôi cũng không hiểu. Nhìn vào hàng chữ quảng cáo, các tờ cáo thị, tôi không đọc được. Không biết đó là tiếng gì, tiếng Anh hay tiếng Pháp?” (Fukuzawa - Tự truyện). Nhận thấy “Hà Lan học” đã trở nên lạc hậu với thời đại, ông quyết chí bắt tay vào học tiếng Anh. Không có người dạy và nơi học, ông đã dựa vào tự điển để tự học. Năm 1860, tình cờ ông được cử làm thông dịch viên, theo phái đoàn của chính quyền Mạc phủ sang Hoa Kỳ, và ông đã đặt chân lên San Francisco và Hawaii. Hai năm sau, năm 1862, ông lại được tháp tùng phái đoàn Mạc phủ sang châu Âu. Và năm 1867, ông đặt chân tới các thành phố phía đông Hoa Kỳ trong chuyến tháp tùng phái đoàn của chính quyền Mạc phủ đi mua tàu. Qua ba chuyến đi trên, Fukuzawa Yukichi đã tiếp cận với thế giới văn vật của các quốc gia phát triển phương Tây, đồng thời mở ra những hướng mới trong nhận thức về thế giới và làm ông ý thức rõ hơn vị trí Nhật Bản trên trường quốc tế. Có thể nói chuyến đi sang các nước phương Tây là bước ngoặc mang tính quyết định vai trò của Fukuzawa Yukichi đối với lịch sử Nhật Bản trong thời kỳ chuyển mình từ cuối thời Mạc phủ sang thời kỳ Minh Trị. Trong suốt cuộc đời, Fukuzawa Yukichi dịch sách, viết sách và xuất bản nhiều tác phẩm có ảnh hưởng to lớn trong việc khai sáng xã hội Nhật Bản. Bằng trực quan sắc bén, ông nắm bắt được nỗi bức xúc của dân chúng, nên các tác phẩm của ông với cách viết giản dị, dễ hiểu, lời văn thống thiết, đã được mọi tầng lớp độc giả Nhật Bản đón nhận như “đang khát gặp nước”. Tác phẩm Sự tình phương Tây 10 tập, viết từ năm 1866-1870 trên cơ sở những điều “mắt thấy tai nghe” trong thời gian ở phương Tây, số lượng phát hành lên tới 25 vạn bản. Tác phẩm giới thiệu thế giới văn vật, quan niệm về quyền lợi và nghĩa vụ, chế độ chính trị, cơ cấu xã hội, nền giáo dục, học thuật, luật pháp, lịch sử, nền công nghiệp, quân sự… của các quốc gia Âu - Mĩ. Tác phẩm này được người Nhật Bản coi là “cẩm nang” của chính phủ Minh Trị trong việc xây dựng xã hội Nhật Bản theo mô hình phương Tây. Trong tác phẩm Khái lược về văn minh xuất bản năm 1875 và Đổi mới lòng dân xuất bản năm 1879, Fukuzawa Yukichi khảo sát về lịch sử và nguyên nhân phát triển của các nền văn minh cổ kim đông tây. Ông đã bàn về con đường hưng thịnh, suy vong của Nhật Bản, về cuộc sống của nhân dân Nhật Bản khi tiến lên văn minh trong tương lai. Tư tưởng, triết học, quan điểm lịch sử, quan điểm quốc gia của Fukuzawa Yukichi được biểu lộ qua hai tác phẩm này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phúc Ông Tự Truyện PDF của tác giả Fukuzawa Yukichi nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ (Hứa Hoành)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Phú Hộ Lừng Danh Nam Kỳ PDF của tác giả Hứa Hoành nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Những Lời Bộc Bạch (Jean-Jacques Rousseau)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Những Lời Bộc Bạch PDF của tác giả Jean-Jacques Rousseau nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Người Thầy (Frank Mccourt)
“Từ những con phố Ireland nghèo khổ đến những lớp trung học của thành phố New York, Frank McCount đã đổi khu vườn gian khó này lấy khu vườn gian khó khác, nhưng luôn luôn là con mắt hài hước, trái tim biết cảm thông và cái tài của một người kể chuyện bậc thầy. Người Thầy chính là một tiếng kêu từ trong cơ man chướng ngại vật của giáo dục công, là tài liệu cần phải đọc không chỉ cho tất cả các thầy cô giáo mà cho bất kỳ ai từng đặt chân vào một trường trung học. Thật may, sẽ không có bài kiểm tra nào hết. - Billy Collins, tác giả “Vấn đề về thơ: và những bài thơ khác” “Vẫn lối hóm hỉnh sâu cay ấy, giọng trữ tình ấy, và khiếu văn đối thoại rõ rành ở đây… Cái mất của nghề dạy học thành cái được trọn vẹn của công chúng đọc.” - Kirkus Reviews “Một cuốn sách cũng nên là tài liệu đọc bắt buộc cho mọi giáo viên ở Mỹ.” - Publishes Weekly “… Ông đã miêu tả một người thầy mà tất cả chúng ta đều ước ao có được.” - Ron Charles, The Washington Pose “Trân trọng giới thiệu: Một hành trình khám phá cho các học sinh và thầy cô giáo và, trên hết, cho tất cả những ai đọc cuốn sách tuyệt vời này. Người Thầy can hệ tới tất cả chúng ta.” - Mark Bay, Library Journal. Tìm mua: Người Thầy TiKi Lazada Shopee Gần một thập kỷ trước, ở tuổi sau mươi sáu, Frank McCount trở thành ngôi sao bất đắc dĩ khi xuất hiện trên văn đàn với Angela’s Ashes, quyển hồi ký giành giải thưởng Pulitzer kể về thời ấu thơ của ông ở Limerick, Ireland. Sau đó đến ‘Tis, tự thuật vô cùng thú vị về những năm đầu tiên ông sống tại thành phố New York. Giờ đây là quyển sách từ lâu được mọng đợi của McCount, giải thích vì sao mà sự nghiệp dạy học ba mươi năm quyết định màn hai đời ông với tư cách một nhà văn. Người Thầy cũng là lời tỏ lòng kính trọng khẩn thiết gửi đến các thầy cô giáo ở khắp mọi nơi. Bằng văn phong táo bạo và sinh động làm nổi bật tài hóm hỉnh đôi khi hơi bất kính cùng bản tính thành thật lay động lòng người, McCount đã ghi lại mọi gian truân, thành tựu và không ít bất ngờ ông đối diện tại các trường trung học công quanh địa phận thành phố New York. Phương pháp của ông không gì ngòai lối cổ truyền - McCount tạo được ảnh hưởng lâu dài lên học sinh thông qua những bài luận phát huy tối đa trí tưởng tượng (ông ra đề cho cả lớp viết Thư Adam hoặc Eve xin lỗi chúa Trời) hát các cách nấu ăn và những chuyến đi thực tế. McCount đấu tranh tìm phương pháp giảng dạy tối ưu trong lớp học, dành buổi tối uống rượu với các nhà văn, và mơ đến một ngày trải câu chuyện của chính mình lên trang giấy. Người Thầy cho thấy McCount đã phát triển khả năng vô song ấy khi kể một câu chuyện lớn, năm ngày một tuần, năm tiết một ngày, giành được sự chú ý và tôn trọng của lớp thanh thiếu niên ngỗ ngược, lãnh đạm đang tuổi trưởng thành. Cuộc hôn nhân sóng gió, nỗ lực lấy bằng thạc sĩ ở Trinity College bất thành, bị sa thải liên miên vì thói quen phản ứng trước cấp trên, mỉa mai thay lại đưa McCount đến với một trong những trường trung học uy tín nhất toàn New York, trường Trung học Stuyvesant, nơi cuối cùng ông cũng tìm thấy một vị trí, một tiếng nói cho mình. “Sự gan góc bền chí,” ông nói, “tuy không hấp dẫn như khát vọng hoặc tài năng hoặc vẻ quyến rủ, song vẫn là thứ duy nhất đã giúp tôi vượt qua bao ngày đêm.” Với McCount, tự thân việc kể chuyện là khởi nguồn cứu rỗi, và ở Người Thầy, hành trình đi đến cứu chuộc cũng như sự nghiệp văn chương là một cuộc phiêu lưu hồ hởi. Năm 1976, ông được phong danh hiệu Nhà giáo của Năm, danh hiệu cao quý của một nhà giáo Mỹ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Thầy PDF của tác giả Frank Mccourt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.