Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

100 Ý Tưởng Bán Hàng Tuyệt Hay

100 Ý Tưởng Bán Hàng Tuyệt Hay

Thượng đế không ở bên phe có các đạo quân hùng hậu, mà ở bên phe có những phát bắn chính xác.

Voltaire Bán hàng – sự Tương Tác Trực Tiếp giữa người mua và người bán – là một phần then chốt của toàn bộ quá trình tiếp thị. Ở nhiều doanh nghiệp, nó là mắt xích cuối cùng. nói cách khác, dù hoạt động tiếp thị nào được triển khai, từ gửi brochure (tờ bướm quảng cáo) hay gửi thư, đến thực hiện một chiến dịch quảng cáo lớn, và dù hoạt động tiếp thị đó đã tạo ra nhiều sự quan tâm, việc bán hàng phải chuyển đổi được sự quan tâm ấy – biến nó thành hành động mua hàng.

có khi quá trình bán hàng chỉ có một sự việc – bạn nói chuyện với khách hàng và, nếu mọi thứ suôn sẻ, họ mua hàng. Trong những trường hợp khác, tính chất của sản phẩm hay dịch vụ, và thái độ khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ đòi hỏi cả một chuỗi sự việc được thực hiện. những việc này trải rộng từ một khảo sát đơn giản đến một loạt các cuộc gặp, và có thể còn hơn thế (chẳng hạn như gửi một bản dự thảo hay tổ chức một buổi giới thiệu). Mỗi giai đoạn đều quan trọng, và bất kỳ việc gì được tiến hành, nó phải được tiến hành tốt; quyển sách này chủ yếu tập trung vào sự tương tác mặt đối mặt giữa người bán hàng và khách hàng.

công việc của người bán hàng là truyền đạt rõ ràng, thuyết phục, và cũng rất thường xuyên, là giới thiệu một cách rõ ràng sự khác biệt của món hàng đang bán với thứ tương tự của đối thủ cạnh tranh. nó là một quá trình mong manh, ở đây tôi muốn nói là các kết quả có thể thay đổi – theo hướng tốt hay xấu – bởi những thay đổi nhỏ trong phương pháp tiếp cận. Đó có thể chỉ là việc sử dụng một từ này thay cho một từ khác, hay cách mô tả này thay cho cách mô tả khác. các thị trường có thể có cạnh tranh, có khách hàng khó tính và hay thay đổi, còn sự thành công của việc bán hàng sẽ không “cứ thế mà xảy ra” vì bạn có sản phẩm tốt, hay có “tài nói chuyện”. như đã nói từ trước, một vấn đề then chốt trong thị trường hiện nay là cho thấy sự khác biệt của sản phẩm, là đảm bảo phương pháp tiếp cận của bạn khác hẳn đối thủ cạnh tranh. nhưng bạn có thể chắc chắn một điều:

Thành công trong việc bán hàng sẽ chắc chắn hơn nếu bạn áp dụng các phương pháp tiếp cận linh hoạt, hiểu cách nó hoạt động, và triển khai các kỹ thuật phù hợp theo những cách phù hợp. hãy nghĩ đến bất kỳ kỹ năng nào. Bạn có thể tung hứng với ba cây đuốc cháy rừng rực mà không để lại vài đốm cháy trên thảm không? có lẽ bạn không thể, nhưng có người làm được đấy. Điều khác biệt giữa họ và bạn là gì ư? có lẽ chỉ là họ đã nghĩ đến chuyện làm việc đó như thế nào, hiểu cách thực hiện việc đó, và luyện tập việc đó. Bán hàng cũng không khác gì.

Mẫu hình “người bán hàng bẩm sinh” thực sự là rất hiếm. nhưng, người bán hàng giỏi thì thường thấy hơn. Và người giỏi nhất trong số họ thường có một bí quyết. họ thấu hiểu quá trình mua bán. nhờ sự hiểu biết đó, họ chọn phương pháp tiếp cận một cách có ý thức, và họ triển khai phương pháp tiếp cận áp dụng được các kỹ thuật đã lựa chọn kỹ càng mà cũng phù hợp với từng khách hàng cá nhân hay khách hàng tiềm năng mà họ đang giao dịch. Đôi khi những gì cần phải làm lại ngược với trực giác, như cách mà khi đối mặt với một lời than phiền, nhiều người thấy hầu như không thể tránh nói thẳng rằng bất kể điều gì đã xảy ra thì “cũng không phải lỗi của tôi”, dù đó là điều khách hàng không muốn nghe. Tiêu chuẩn phổ biến nói chung của nghề bán hàng hầu như không hợp lý, nhiều tiêu chuẩn khá tồi tệ, thiếu cân nhắc và kém tập trung vào khách hàng. nhiều người bán hàng loay hoay suốt, nghĩ rằng tất cả những gì cần thiết chỉ là phương pháp tiếp cận cá nhân. nếu người ta thích tôi thì người ta sẽ mua hàng từ tôi, họ nói vậy. họ bán hàng (giả dụ là sản phẩm đó tốt) nhưng sẽ không bao giờ bán được nhiều hết mức họ có thể.

Tất cả những điều này có nghĩa gì? Nó có nghĩa là những ai làm trong lĩnh vực này và làm đúng cách sẽ có cơ hội lớn để tăng tối đa kết quả bán hàng và bằng cách đó tác động tích cực đến sự tăng trưởng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Bán hàng là khu vực rất cá nhân của lĩnh vực tiếp thị. Đó là những gì bạn làm mà có thể đảm bảo thành công, những gì bạn nói và cách bạn nói điều đó như thế nào. Mục đích của quyển sách này là đưa ra các ý tưởng và các phương pháp nổi bật giúp bạn mài giũa kỹ năng bán hàng của mình và tăng hiệu quả mà các kỹ năng này mang lại. Không có gì trong quyển sách này đòi hỏi sự cố gắng về mặt trí tuệ tới mức nản lòng. Bán hàng – bán hàng giỏi – hầu như là một việc bình thường. song đó cũng là một quá trình phức hợp. Trong một buổi gặp gỡ chào hàng kéo dài đến nửa giờ (và đôi khi kéo dài hơn), luôn có một điều thú vị xảy đến và có nhiều thứ để nhớ đến.

sẽ không phù hợp nếu áp dụng cùng một cách giải quyết hay phương pháp cho mọi khách hàng, mỗi trường hợp sẽ có khác biệt, dù ít dù nhiều. Đúng hơn là bạn luôn cần phải tìm những cách phù hợp theo đúng nghĩa đen là hết ngày này qua ngày khác, cho hết khách hàng này đến khách hàng khác, và hết cuộc gặp này đến cuộc gặp khác. Bán hàng là một quá trình sôi nổi, và sự thay đổi tình hình thị trường đòi hỏi một phương pháp tiếp cận uyển chuyển. những người bán hàng giỏi nhất không hoạt động rập khuôn, họ không “đánh máy” bài thuyết trình của mình, mà luôn hiểu rõ các ưu điểm của những việc họ làm. Quả thực, một trọng tâm khách hàng cụ thể và đặc trưng là cần thiết cho mọi việc trong quá trình bán hàng, và đó là chủ đề xuyên suốt quyển sách này. (nó được đề cập đến trong định nghĩa về bán hàng tiếp ngay sau đây). có nhiều ý tưởng đơn lẻ được trình bày ở đây: chẳng hạn như những thứ được thiết kế để giúp việc trình bày bài thuyết trình bán hàng của bạn có tác động mạnh mẽ hơn. các ý tưởng này xuất hiện ở nhiều giai đoạn trong quá trình bán hàng. chúng không hiện diện theo một thứ tự riêng biệt nào, dù chỉ là thứ tự ưu tiên trước sau, và chúng không yêu cầu tính đến mọi phương diện của công việc bán hàng. Dù tập trung vào thứ gì đi nữa gì đi nữa, rõ ràng có những ý tưởng ở đây có thể:  Trực tiếp sao chép hay áp dụng vào việc kinh doanh của bạn.

 áp dụng: điều chỉnh phù hợp hay thay đổi một chút để ý tưởng tương xứng và có ích với việc kinh doanh của bạn.  Được sử dụng như một chất xúc tác, thúc đẩy một loạt suy nghĩ dẫn đến những hành động và những thay đổi thực tiễn hữu ích. Do tính chất năng động của thị trường, và tính luôn thay đổi của khách hàng, kỹ thuật bán hàng phải luôn được triển khai linh hoạt, lựa chọn những việc nào nên làm, làm ở đâu, khi nào. Bất cứ gì cũng có thể có ích nếu tạo được sự thay đổi và tạo sự phát triển về phương pháp luận trong việc tìm kiếm điểm nổi trội đang được thực hiện. Không có cái gọi là “cách đúng để bán hàng”. cái có nghĩa lý là cái phát huy tác dụng ở hiện tại, với một khách hàng tiềm năng hay một khách hàng cụ thể. ngày mai, hay tuần sau chúng ta có lẽ cần đến, và tới năm sau thì chúng ta hầu như chắc chắn sẽ cần đến một cách tiếp cận cải tiến hơn. Vì vậy quyển sách này – loạt sách này – được thiết kế để khơi dậy sự hứng khởi, nên nó là một phương tiện trợ giúp để thúc đẩy việc xem xét và thay đổi đang được triển khai. nó cũng khá linh hoạt. Không cần phải ngồi một chỗ đọc cả quyển sách (thay vào đó hãy rà soát nhanh làm thế nào bạn có thể tăng cường các phương thức bán hàng của mình). sách có thể xem lướt qua, và vì mỗi ý tưởng luôn được giải thích liền sau đó, nên bạn có thể chú ý một số ý tưởng nào đó, nghĩ đến khả năng hữu dụng của ý tưởng đó với bạn, và cân nhắc hành động nào bạn có thể tiến hành khi đã lĩnh hội được hết từng ý tưởng một. Điều này sẽ giữ cho việc đọc sách dễ dàng, và ngăn tình trạng bạn phải cố tập trung cùng một lúc quá nhiều thứ mà có thể gây ra những khó khăn kiểu như giữ tất quả những quả bóng trên không cùng một lúc.

Một số ý tưởng bạn có thể sẽ sử dụng ngay lập tức. những ý tưởng khác, như đã nói từ trước, gợi mở tư duy dẫn đến những hành động và những thay đổi. Một số ý tưởng lại có thể chỉ là câu chuyện thú vị chứ không có một tác dụng gì hơn – mà đôi lúc là vì bạn đang thực hiện cách đó rồi. Dù sao đi nữa, quá trình đọc quyển sách này có lẽ sẽ đặt bạn vào một lối suy nghĩ có tính xây dựng. Không có một công thức kỳ diệu nào đảm bảo cho sự thành công trong nghề bán hàng. nếu có một mẫu số chung, thì đó hẳn là việc những người thành công nhất trong nghề này đều cố gắng xem việc bán hàng là một quá trình năng động và hay thay đổi: một quá trình mà với nó họ có thể làm việc, áp dụng một cách thức và một phương pháp tiếp cận, cũng như triển khai các kỹ thuật thích hợp giúp đem lại cho họ cơ hội thành công lớn nhất. Quyển sách này là nguồn hỗ trợ quá trình phân tích và xem xét không ngừng, vốn cần thiết để tạo ra đội ngũ bán hàng tuyệt vời. Patrick Forsyth

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

100 Ý Tưởng PR Tuyệt Hay
100 Ý Tưởng PR Tuyệt Hay100 Ý Tưởng PR Tuyệt Hay (Tái Bản 2017)• Bạn có biết cách biến khủng hoảng thành thắng lợi?• Bạn có viết được một thông cáo báo chí có giá trị quảng cáo không mất tiền?• Bạn có biết cách “đánh cướp” chiến dịch PR của đối thủ và quay mũi dùi chĩa ngược lại họ?PR là hào hứng, là cần thiết, và dễ làm – khi bạn biết cách. Hàng ngàn công ty sử dụng PR để quảng bá, để chinh phục khách hàng, để tháo ngòi nổ khủng hoảng và những mối đe dọa tiềm tàng, và để đặt tên tuổi của mình vào tầm mắt của công chúng. Jim Blythe đã tổng hợp 100 ý tưởng từ những công ty có thật, những ý tưởng đã hiệu quả hết lần này đến lần khác trong việc tạo ấn tượng đúng đắn.Được viết một cách sinh động, 100 Ý Tưởng PR Tuyệt Hay cung cấp đạn dược mà bạn cần để chiến đấu với địch thủ bằng cách chiếm lấy tâm trí và tình cảm của khách hàng. Bất luận bạn đang vận hành một doanh nghiệp nhỏ hay làm việc cho một công ty lớn, hay bất luận bạn là lính mới với lĩnh vực PR hoặc đã ở trong nghề này lâu rồi, cuốn sách cũng có đôi điều hữu ích cho bạn.***PR, HAY CÒN GỌI là quan hệ công chúng, được định nghĩa rất đa dạng. Đối với một số người, chữ PR là viết tắt của từ “press release” – “thông cáo báo chí”, vì đó là cách giới PR thường dùng để đưa thông điệp ra công chúng. Tuy nhiên, thực ra PR chính là việc tạo quan hệ tốt đẹp với công chúng của một tổ chức. Những công chúng đó bao gồm khách hàng, nhà cung cấp, cơ quan chính phủ, các nhóm gây sức ép như tổ chức Hòa bình Xanh hoặc tổ chức Những người bạn của trái đất, những doanh nghiệp láng giềng, hoặc bất kỳ ai thực sự hoặc có thể chịu ảnh hưởng bởi điều chúng ta làm. Quan hệ công chúng vượt hẳn việc tiếp xúc cùng khắp mọi người. Đó là một hoạt động dài hạn: điều chúng ta đang cố gắng làm là tạo nên hình tượng tốt đẹp về bản thân, nhưng quan trọng hơn là tạo nên hình tượng chuẩn xác về chúng ta trong tâm trí mọi người. Chúng ta cũng không nhất thiết cứ phải tận lực làm hài lòng mọi người: đôi khi chúng ta phải chấp nhận việc bất đồng quan điểm, và chỉ việc thể hiện bản thân là người công bằng. Giới làm nghề quan hệ công chúng luôn phải làm việc thông qua những người khác: thông qua báo chí, thông qua những tổ chức khác, thông qua nhân viên trong công ty nơi họ làm việc cho. Do đó có kỹ năng xã hội giỏi là rất quan trọng, nhưng như vậy không có nghĩa là trở thành một kẻ vỗ vai, kể chuyện tếu làm phiền. Mà đó là công việc cân nhắc nhu cầu (và lịch công tác) của người khác, bất luận đấy là một tay phóng viên cần câu chuyện hấp dẫn để viết bài đăng báo tối nay, hay một nhà hoạt động môi trường muốn chứng tỏ rằng anh ta đã làm chúng ta thay đổi chính sách về tái chế. Nói cách khác, người làm PR giỏi có khả năng thông cảm với người khác, ngay cả với kẻ thù – đây là một phẩm chất quan trọng. Ý tưởng trong quyển sách này được góp nhặt từ nhiều nguồn. Một số bắt nguồn trực tiếp từ chính các công ty, một số lấy từ các chuyên gia PR, một số thu thập từ báo chí vốn là nhân tố quyết định của nghề quan hệ công chúng. Nhân đây tôi xin đặc biệt nhắc đến Joan Stewart ở The Publicity Hound (www. PublicityHound.com), người đã hào phóng cung cấp nhiều ý tưởng cơ bản mà tôi đã sửa đổi lại cho phù hợp với điều kiện nước Anh. Tất cả các ý tưởng đều được thử nghiệm và kiểm tra, nhưng bạn nên thận trọng với việc sao chép một cách mù quáng – thông thường các ý tưởng hiệu quả đơn giản vì có giá trị tin tức, và bản chất của tin tức chính là nói về điều chưa từng xảy ra. Nói vậy có nghĩa PR không phải là một hoạt động mang tính công thức. Nó đòi hỏi sự sáng tạo, tính độc đáo và khả năng chấp nhận rủi ro để tạo ra điều có sức ảnh hưởng. PR đôi khi “chậm phát”: một số ý tưởng trong sách mất hàng năm trời hoặc thậm chí là hàng thập kỷ mới tạo nên ảnh hưởng thật sự. Một số ý tưởng lại tạo nên ảnh hưởng nhanh chóng – mang đến sự bùng nổ dư luận tức thời, hoặc phản hồi chớp nhoáng về một sự kiện. Người làm PR phải có khả năng đương đầu với cả hai dạng hoạt động – phản ứng nhanh và xây dựng dần dần – và có thể cần phải thực hiện cả hai dạng hoạt động cùng một lúc. Quyển sách này nhắm đến số lượng độc giả khá rộng. Nếu bạn không có kinh nghiệm gì về PR, nó sẽ cung cấp một số ý tưởng nền tảng; nếu bạn là một chuyên gia PR giàu kinh nghiệm, thì tôi hy vọng quyển sách này sẽ mang đến một vài ý tưởng mà bạn chưa mường tượng đến. Một số ý tưởng hiệu quả với các công ty nhỏ, một số hiệu quả với các công ty lớn hơn: có ý tưởng hiệu quả với các tổ chức phi lợi nhuận, một số thì hiệu quả với các tổ chức thương mại. Một số hiệu quả trong các ngành dịch vụ, các ý tưởng còn lại thì hiệu quả đối với ngành sản xuất hoặc bán lẻ. Dù bạn mua quyển sách này với lý do gì đi chăng nữa, thì chắc chắn thể nào bạn cũng sẽ nảy ra một số ý tưởng – suy cho cùng, PR chính là thế mà!Jim Blythe
Tạo Ra Thông Điệp Kết Dính - Chip Heath – Dan Heath
Tạo Ra Thông Điệp Kết DínhCái gì kết dính?Dù là CEO hay một bà mẹ cả ngày lo chuyện nội trợ, bạn luôn có những ý tưởng cần truyền đạt: một sản phẩm mới sắp ra mắt thị trường, một chiến lược bạn muốn dạy con trẻ. Nhưng thật khó – vô cùng và cực kỳ khó – thay đổi cái cách mà mọi người vẫn luôn suy nghĩ và hành động.Trong cuốn sách này, bạn sẽ học được sáu thuộc tính cốt yếu của một ý tưởng kết dính:– Đơn giản: Đâu là cách lột trần một ý tưởng đến tận cốt lõi của nó mà không biến nó thành một kiểu đơn điệu thô lậu tối nghĩa?Đơn giản= cốt lõi + cô đọng…Tận dụng những thứ sẵn có.– Bất ngờ: Đâu là cách thu hút sự chú ý của người khác… và giữ sự chú ý đó?Phá vỡ cổ máy phỏng đoán… Lý thuyết lỗ hổng của tính hiếu kỳ.– Cụ thể: Đâu là cách giúp mọi người hiểu được ý tưởng của bạn và nhơ được nó sau một thời gian dài?Dạy phép trừ với ít tính trừu tượng hơn… Lý thuyết khoá dán Velcro của trí nhớ….
Kinh Doanh Trực Tuyến
Kinh Doanh Trực TuyếnTrong vài năm trở lại đây, Internet tại Việt Nam đã chứng kiến một sự tăng trưởng nhanh chóng, hơn hầu hết các quốc gia khác trong khu vực, và Việt Nam là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất về Internet trên thế giới. Hầu hết người sử dụng Internet tại Việt Nam nằm trong độ tuổi trẻ, từ 15 – 30. Các họat động trực tuyến vô cùng đa dạng, từ nghe nhạc, tán gẫu (chat), đọc tin, gửi email đến chơi game, mua sắm qua mạng (cả sản phẩm thực và sản phẩm ảo)… Có thể nói, Internet đã tác động không nhỏ tới thói quen sinh hoạt, tiêu dùng của người Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Vì vậy, Internet là một “miếng bánh ngon” mà không một doanh nghiệp nào có thể bỏ qua. Các họat động kinh doanh trực tuyến (e-commerce), tiếp thị trực tuyến (e-marketing) đang có xu hướng chiếm một phần ngân sách lớn trong chiếc lược kinh doanh/marketing của doanh nghiệp, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì các công cụ quảng bá thương hiệu trực tuyến luôn là lựa chọn ưu tiên bởi sự tiếp cận rộng và chi phí thấp.Cuốn sách Kinh doanh trực tuyến sẽ giúp cho những người mới bắt đầu tìm hiểu/thực hành về marketing trực tuyến nắm bắt những công cụ đơn giản nhưng vô cùng hữu ích mà đôi khi giới chuyên gia thường bỏ qua. Cuốn sách sẽ không có những lý thuyết cao siêu, không có những xu hướng tương lai, cũng chẳng đề cập đên tổng quan thị trường. Trong cuốn sách, tác giả đã nêu ra những công cụ/phương pháp quảng bá thương hiêu trực tuyến hết sức cơ bản mà bất kỳ marketer nào cũng phải nắm được: cách thức nghiên cứu thị trường trực tuyến, quản lý thông tin khách hàng trong môi trường internet, ứng dụng bán hàng trên facebook, cách sử dụng những công cụ của Google (Google Analytics, Google Plus, chiến lược từ khóa trên Google Adwords…). Nguyễn Đặng Tuấn Minh còn phân tích 1 số trường hợp thành công điển hình, trong đó chị chỉ rõ quá trình thực hiện chiến dịch của nhãn hiệu và nguyên nhân thành công, để cho người đọc có thể tưởng tượng rõ hơn về những lý thuyết bên trên. Những phụ lục cuối sách sẽ giúp bạn tra cứu những địa chỉ website điển hình tại Việt Nam và trên thế giới, những lưu ý khi bạn giao dịch trực tuyến cũng như giải thích 1 số thuật ngữ trong lĩnh vực e-marketing/e-commerce. Khi hiểu được những công cụ cơ bản này, bạn sẽ bước những bước đi vững chãi trên con đường chinh phục thị trường online – nơi mà có quá nhiều cơ hội nhưng cũng đầy rủi ro và khó khăn.
Triết Giang Thương Đạo
Triết Giang Thương ĐạoVì sao ở đâu có thị trường, ở đó có người Triết Giang? Vì sao mà trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc, doanh nghiệp của Triết Giang thường đứng hàng đầu? Vì sao trên danh sách xếp loại Forbes, người Triết Giang thường chiếm số đông? Thương nhân Triết Giang với tư cách là một tập thể doanh nhân, không chỉ tạo ra nhiều của cải, mà còn tạo ra cho giới thương nhân một triết học đáng học về thương mại. Kinh doanh nên học thương nhân Triết Giang, điểm ưu việt lớn nhất của thương nhân Triết Giang là tinh thần vươn lên.Khi nói về kinh nghiệm thành công, các thương gia Triết Giang đã dùng bốn câu khái quát tâm đắc– Kinh doanh thành thật, không đầu cơ trục lợi, du là làm ăn với những người hợp tác với mình, hay các hộ kinh doanh cá thể, thậm chí dân tộc quốc gia khác.– Lấy việc quan hệ giữa con người làm nền tảng cơ bản, đối nội đối ngoại đều tỏ ra thân thiện tốt đẹp.– Không viển vông, phải đứng trên thực tế.– Không ngừng sáng tạo, việc đầu tiên là sáng tạo, bởi vì có rất nhiều việc bạn cần nghĩ thấu đáo.– “Triết Giang là nơi các nhà kinh doanh có tinh thần rực lửa, thương nhân Triết Giang thông minh chịu khó, dám mạo hiểm, dám vì người trước, đáng kính phục”. – Nhà kinh tế học Ngô Kính Liên.– “Tạo ra cơ hội nơi không có cơ hội, nắm được cơ hội ở nơi có cơ hội thương nhân Triết Giang đến Bắc Kinh là để nắm cơ hội, tư duy của họ thường nhanh gấp rưỡi người thường”. – Nhà kinh tế học, Giáo sư đại học Bắc Kinh, Trương Vi Nghênh.– “Người Triết Giang có tham vọng tự sáng tạo, tự phát triểnn mạnh mẽ, có ý thức về sản phẩm kinh tế và khả năng thương mại truyền thống thâm hậu, thất bại trăm lần cũng không nản, tự cường không nghỉ, nhờ tinh thần này, tế bào kinh tế của người Triết Giang không ngừng biến đổi, phát triển, trình độ không ngừng nâng cao, trở thành những nhà kinh doanh trứ danh trong ngoài nước”. – Nhà kinh tế học Lý Hưng Sơn.– “Ý thức kinh tế của người Triết Giang thấm vào tận xương tuỷ, dù là người trẻ tuổi bán rau ở chợ rau, cũng không coi bản thân là người buôn bán nhỏ mưu sinh hàng ngày. Họ coi mình đang làm kinh tế, đang làm giám đốc, họ thậm chí có cả danh thiếp”. – Nhà kinh tế học Lưu Học Lương– “Điểm mấu chốt để doanh nghiệp Triết Giang thành công là người Triết Giang có một thứ tư chất kinh doanh. Triết Giang không có tài nguyên thiên nhiên tốt, cũng không có nguồn đầu tư quy mô lớn từ ngoài vào, mô hình hộ cá thể đem lại cho người Triết Giang cơ hội kinh doanh cao hơn người Đại lục thông thường đến hàng chục lần. Người Triết Giang được rèn luyện trong mội trường này, tích luỹ tư bản rất nhanh, việc này khiến thương nhân Triết Giang từ quang niệm đến hành vi đều đi trước người khác”