Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm (Nguyễn Văn Thọ)

KINH HOA NGHIÊM

Toát lược KINH HOA NGHIÊM:

1. Kinh Hoa Nghiêm có mục đích chính yếu là dạy con người đi từ phàm phu đến chính đẳng chính giác, qua 53 giai đoạn.

- Cảm tình viên.

- Hiền:. Thập tín (10). Thập trụ. (20). Thập Hạnh (30). Thập hồi hướng (40) Tìm mua: Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm TiKi Lazada Shopee

- Thánh:. Thập Địa (50). Đẳng giác. (51) Nhất sanh bổ xứ: còn một lần xuống thế. Văn thù cho gặp Di Lặc (tượng trưng cho lòng Đại Bi.). Diệu giác (52) Thế gian là Niết Bàn. Thị hiện để giáo hóa chúng sinh,. Vô Thượng chính đẳng chính giác. (53)

[Chuyển kiếp: Phần đoạn sinh tử (bỏ thân này lấy một thân khác), Biến dịch sinh tử (ý sinh thân)]

2. Kinh hoa Nghiêm có thể gọi là Bồ tát Hạnh, cốt ý hướng dẫn con người từ phàm phu đến Bồ Tát.

3. Phẩm 39 là phẩm Phổ Hiền cho Thiện Tài Đồng tử thực hành 53 giai đoạn đó.

Toát lược 53 giai đoạn.

Càn huệ Địa: (khôn ngoan của Thế gian: Dry wisdom stage: Worldly wisdom. a Dictionary of Chinese

Buddhist terms, p. 41) A Nan! Người tu hành khi ái dục khô khan, sáu căn không còn chạy theo sáu trần nhiễm trước, lúc bấy giở chỉ có trí huệ khô khan chưa thấm nhuần nước Pháp của Phật, đây là địa vị đầu tiên tên Càn Huệ Địa (huệ khô) lần lần tấn tu vào địa vị Thập Tín.

A. THẬP TÍN (Trích trong Thủ Lăng Nghiêm Kinh của Sa Môn Thích Chân Giám, Linh Sơn Phật Học Nghiên Cứu Hội, 149 Đường Cô Giang Saigon, Tr. 511- 521).

Tín tâm trụ: Những người tu hành đã được tâm càn huệ, rồi dùng tâm ấy tập trung vào dòng Pháp Lưu khiến tâm được mở mang viên dung thắng diệu, do đó mà thăng tiến đến bực chân diệu, thì khi đó diệu tín thường trụ, các thứ vọng tưởng dứt sạch, duy một trung đạo viên thân thuần nhất, chân thật, nên gọi «Tín Tâm Trụ».

Niệm Tâm Trụ: Chân tín đã sáng tỏ rồi, thì tất cả đều viên thông, năm ấm, 12 xứ và 18 giới không thể ngăn ngại được, cho đến sự thọ thân, xả thân trong vô số kiếp quá khứ và vị lai cùng nhất thiết tập khí hiện tiền, vị Thiện Nam Tử ấy đều thầm nhớ được cả, không quên sót một mảy cho nên gọi là Niệm Tâm Trụ.

Tinh Tấn Tâm: Tâm Thắng diệu viên dung đã thuần nhất chân thiệt, thì chân tinh phát sanh, nghĩ nhớ đã không quên sót, thì vô thỉ tập khí phải tiêu, thông vào một thể tinh minh, rồi chỉ dùng một thể Tinh Minh ấy thăng tiến đến địa vị chân tịnh, nên gọi là Tinh Tấn Tâm.

Huệ Tâm Trụ: Tâm tinh hiện tiền toàn dùng trí huệ, nên gọi là Huệ Tâm Trụ.

Định Tâm Trụ: Gìn giữ trí sáng, thì khắp cả vắng lặng trong sạch, tâm thể tịnh diệu, thường không xúc động, thành tựu đại định, nên gọi là Định Tâm Trụ.

Bất thối Tâm: Định quang phát sáng, tánh sáng thâm nhập chỉ tăng tiến mãi chớ không thối chuyển, nên gọi là Bất Thối Tâm.

Hộ pháp tâm: Tâm tăng tiến một cách an nhiên, cầm giữ chẳng mất, được giao tiếp với khí phần của khắp mười phương trobg Hộ Tâm Pháp, ngoài hộ Phật pháp, nên gọi là Hộ Pháp Tâm.

Hối Hướng Tâm: Giác minh đã do nơi định lực cầm giữ thì tự mìng có thể dùng diệu lực xoay lại ánh sáng từ quang của tha phật tới an trụ nơi tâm phật của mình, một cách sáng tỏ, ví như 2 cái gương đối chiếu bóng soi vào trong, xen lẫn nhau, trùng trùng bổn nhập, quang diệu truyền ra vô tận nên gọi là Hồi Hướng Tâm.

Giới Tâm Trụ: Tự tâm với Phật quang đã xoay lại một cách kín đáo tức là được tâm thể thường trụ bất động,và cảnh diệu tịnh vô thượng của Phật, an trụ nơi vô vi, không sót mất, nên gọi là Giới Tâm Trụ.

Nguyện Tâm Trụ: Trụ giới tự tại, thì được như ý, có thể dạo khắp mười phương đi đến đâu cũng mãn nguyện, nên gọi là Nguyện Tâm Trụ.

B. THẬP TRỤ

Phát Tâm Trụ: A Nan, Thiện Nam Tử ấy, dùng phương tiện chân thiệt phát sinh ra 10 thứ tín tâm, tâm đã tinh thuần phát huy mười diệu dụng của 5 căn, 5 lực thâu nhiếp vào, viên thành nhất Tâm, nên gọi là Phát Tâm Trụ. Phát tâm trụ là nhất định thành Bồ Tát Trị địa trụ: Tự tâm phát sáng cũng như trong đồ lưu ly tinh sạch hiện rõ vàng ròng rồi nương theo Diệu Tâm trước mà luyện thành tâm địa tự nhiên xuất sinh các thiện pháp, nên gọi là Trị Địa Trụ. Trị địa trụ là tự kiểm soát được mình.

Tu Hành Trụ: Tâm và Địa biết nhau, đồng một giác thể rõ ràng, thì dạo khắp 10 phương không còn chi trở ngại, nên gọi là Tu Hành Trụ, Tu Hành trụ là Hoàn toàn tự do, tự tại.

Sanh quí trụ: Hạnh đồng với Phật, thì thọ được khí phần của Phật, cũng như thân trung ấm tự tìm cha mẹ, âm tín ngầm thông, nhập vào giống Như Lai, nên gọi Sinh Quí Trụ. Sinh quí Trụ là có Pháp Thân Như Lai.

Phương tiện cụ túc trụ: Đã vào Đạo Thai, thì tự mình thừa phụng tôn tự của Đại Giác, cũng như thai đã thành rồi, tướng người chẳng thiếu, tức là đầy đủ phương tiện độ thoát chúng sinh được giống như Phật, nên gọi là Phương tiện cụ túc trụ.

Chánh Tâm Trụ: Dung mạo đã giống như Phật, thì Tâm Tướng cũng đồng, nên gọi là Chánh Tâm Trụ. Tâm mình Tâm Phật giống nhau.

Bất thối trụ: Tâm Phật thì càng ngày càng tăng trưởng mãi, nên gọi là Bất Thối Trụ.

Đồng Chân Trụ: Linh tướng của 10 thân (Phật Thân, Pháp Thân, Báu Thân, Hóa Thân, Nguyện Thân, Trí Thân, Bồ Đề Thân, Trang nghiêm Thân, Oai Thế Thân, Ý sanh Thân) đều đày đủ trong một lúc, nên gọi là Đồng Chân Trụ.

Pháp Vương tử trụ: 10 thân Cụ Túc, tức là hình đã ra khỏi thai, thì làm con Phật, nối gia nghiệp của Như Lai, nên gọi là Pháp Vương Tử Trụ.

Quán Đảnh Trụ: Đến lúc đã thành nhân, gánh vác được Phật Sự, ví như vị Đại Vương ở trong xứ, dùng các việc quốc chánh, chia sớt cho Thái Tử đảm đương. Phật dùng nước Trí rưới trên đỉnh Bố Tát, cũng như trần thiết lễ nghi dùng nước của bốn biển rưới trên đỉnh Thái Tử, tức nên gọi là Quán Đảnh trụ, (Ngài Ôn Lăng nói: từ Phát Tâm Trụ cho đến Sinh quí Trụ gọi là Nhập Thánh Thai. Từ Phương Tiện Trụ cho đến Đồng Chơn Trụ thì gọi là nuôi lớn Thánh Thai. Công phu nuôi lớn đã thành tựu gọi là ra khỏi Thánh Thai.)... Trong kinh Hoa Nghiêm hàng Thập Trụ đầy đủ cùng với hàng Thập Địa thầm phù hợp (Kinh Thủ Lăng Nghiêm trực chỉ trọn bộ, thiền sư Hàm Thị giải, Dịch giả Thích Phước Hảo, tr. 694)

C. THẬP HẠNH

Hoan Hỉ Hạnh: A Nan! Thiện Nam Tử ấy sau khi thành Phật rồi, đủ cả diệu đức của Vô Lượng Như Lai tùy thuần theo sở nguyện trong 10 phương, mà làm việc tài thí, pháp thí khiến chúng sinh vui mừng, riêng phần mình không hề tưởng đây là người thí, kia là kẻ thọ, làm cho thiên hạ mến đức nhớ ơn, nên gọi là Hoan Hỉ Hạnh.

Nhiêu Ích Hạnh: Có năng lực thiện xảo, làm lợi ích cho tất cả chúng sinh, tự mình giữ tròn giới đức và dạy bảo chúng sinh đồng giữ tròn giới đức nên gọi là Nhiêu Ích Hạnh.

Vô Sân Hận Hạnh: Tự mình giác ngộ lại giác ngộ cho người, đối với những nghịch cảnh, đều vui lòng nhẫn nhục tự mình hay nhẫn lại dạy người hay nhẫn, nên gọi là Vô Sân Hận Hạnh.

Vô Tận Hạnh: Xuất hiện chủng này, loại khác, nhẫn đến số kiếp vị lai, bình đẳng cả 3 đời, thông suốt cả 10 phương, không hề thối chuyển tâm độ sanh, nên gọi là Vô Tận Hạnh

Ly Si Loạn Hạnh: Nhất thiết đều hiệp đồng trong các pháp môn, không một mảy sai lầm, nên gọi là Ly Si Loạn Hạnh.

Thiện Hiện Hạnh: Ở trong pháp Đồng mà hiển hiện ra các pháp khác, rồi thấy ở trong các tướng khác, đều thấy đồng, sự lý viên dung vô ngại, nên gọi là Thiện Hiện Hạnh.

Vô Trước Hạnh: Như vậy, cho đến 10 phương hư không đầy cả vi trần, trong mỗi vi trần hiện đủ 10 phương thế giới, hiện trần hiện giới thông dung lẫn nhau, chẳng hề lưu ngại, cũng vì tâm không chấp trước, nên gọi là Vô Trước Hạnh.

Tôn Trọng Hạnh: Các thứ biến hiện ấy thuộc về trí huệ đáo bỉ ngạn đệ nhất cho nên gọi là Tôn Trọng Hạnh.

Thiện Pháp Hạnh: Bởi vì viên dung vô ngại như vậy, mà thành được khuôn phép của 10 phương chư Phật tùy căn cơ ứng thời thuyết pháp độ sinh, nên gọi là Thiện Pháp Hạnh, Chân Thiện Hạnh: Nhất thiết đều là Thanh Tịnh Vô Lậu, thuần Chân vô vi,tánh bản nhiên như vậy, rốt ráo thiệt quả, cho nên gọi là Chân Thiện Hạnh.

D. THẬP HỒI HƯỚNG

Cứu hộ nhất thiết chúng sinh, ly chúng sinh tướng hồi hướng: A Nan! Những thiện nam tử ấy, đầy đủ thần thông, đã thành Phật sự, thì hoàn toàn tronh sạch, tinh chân, xa lìa các lưu loạn, trong lúc độ chúng sinh, đoạn trừ các tướng năng độ, sở độ, hồi tâm vô vi, thẳng một đường Niết Bàn, nên gọi là Cứu Hộ Nhất Thiết Chúng Sinh, Ly Chúng Sinh Tướng Hồi Hướng.

Bất Hoại Hồi Hướng: Hoại diệt tướng nên hoại, và xa lìa tất cả các thứ nên xa lìa, gọi là Bất Hoại Hồi Hướng.

Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng: Trí bổn giác trong sạch đồng với trí cứu cánh của Phật nên gọi là Đẳng Nhất Thiết Phật Hồi Hướng.

Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng: Thể bổn giác tinh chân đã phát huy ra diệu dụng, thì Nhân Địa của tự tâm đồng quả địa của chư Phật nên gọi là Chí Nhất Thiết Xứ Hồi Hướng.

Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng: Thế giới và Như Lai liên quan đến nhau. Thế giới thiệp Như Lai, Như Lai nhập Thế Giới, không có chi ngăn ngại, nên gọi là Vô Tận Công Đức Tạng Hồi Hướng.

Tùy Thuận Bình Đẳng Thiện Căn Hối Hướng: Tâm địa đã đồng với Phật Địa, thì trong địa ấy mỗi mỗi đều xuất sanh nhân thanh tịnh, rồi do nhân thanh tịnh chứng đạo Niết bàn, nên gọi là Tùy Thuận Bình Đẳng Thiện Căn hồi hướng.

Tùy Thuận Đẳng Quán Nhất Thiết Chúng Sinh Hồi Hướng: Chân căn bình đẳng đã thành, thì chúng sinh trong 10 phương đều là Bổn tánh của ta, nhưng Tánh tuy có tự có tha thành tựu viên mãn, mà chẳng mất sự cứu độ chúng sinh, nên gọi là Tùy Thuận Đẳng Quán Nhất Thiết Chúng Sinh Hồi Hướng.

Chân Như Tướng Hồi Hướng: Tức tất cả Pháp, ly tất cả tướng, «tức» với «Ly» hai cái cũng đều không dính mắc, chứng được Trung Đạo nên gọi là Chân Như Tướng Hồi Hướng.

Vô Phược Giải Thoát Hồi Hướng: Đã đắc Chân Như tất nhiên trong các nơi 10 phương đều không có chi ngăn ngại, nên gọi là Vô Phược Giải Thoát Hồi Hướng.

Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng: Tánh đức đã viên thành, thì Pháp Giới không còn hân lượng chi cà nên gọi là Pháp Giới Vô Lượng Hồi Hướng.

E. TỨ GIA HẠNH

A nan! Những thiện nam tử ấy, thanh tịnh cả 41 tâm, theo thứ lớp mà thành tựuTứ gia hạnh diệu viên.

Noãn Địa: Lấy giác quả của Phật, dùng làm tâm nhơn của mình, nhưng phật giác hình như hiều rõ mà chưa hiểu rõ; chẳng khác gì dùi cây vào lửa, lửa muốn bén cây, nhưng chưa bén, như vậy gọi là Noãn địa.

Đảnh Địa: Lấy tâm mình làm thành chỗ sở lý của Phật, dường như nương mà chẳng phải nương, chẳng khác chi người leo lên núi cao,thân tay vào giữa hư không, mà dưới chân còn bấm đất, tức là còn có ngăn ngại, nên gọi là Đảnh Địa.

Nhẫn Địa: Tâm với phật đã đồng nhau, chúng được Trung Đạo một cách thiện xảo, ví như người gặp việc, hay nhẫn nhục, không cam sự oán ghét, cũng không quên dứt, nên gọi là Nhẫn địa.

Thế Đệ Nhất Địa: Tâm và Phật viên dung, thì số lượng dứt tuyệt. Khi nhân và quả khác nhau, tức là Mê Trung Đạo, khi nhân và quả đồng nhau, thì tức là Giác Trung Đạo. Nay số lượng tuyệt dứt, thì hai cái «mê» và «giác» đó, thảy đều không có chỗ chỉ,khỏi lạc vào thế giới pháp, và được siêu việt hơn đời, nên gọi là Thế Đệ Nhất Địa.

F. THẬP ĐỊA

Hoan Hỉ Địa: A Nan! Vì thiện nam tử đối với quả vị đại giác ngộ, đã được thông đạt, giác ngộ thông với Như Lai, cùng tột cảnh giới Phật, gọi là Hoan Hỉ Địa.

Ly Cấu Địa: Tâm tánh chúng sinh vào chỗ đồng một cảnh giới Phật, và tánh đồng ấy cũng dứt tuyệt, gọi là Ly Cấu Địa.

Pháp Quang Địa: Hết sức thanh tịnh nên sinh ra sáng suốt, gọi là Pháp Quang Địa.

Diệm Huệ Địa: Hết sức sáng suốt, thì giác tánh viên mãn, gọi là Diệm Huệ Địa.

Nan Thắng Địa: Tất cả cái đồng, cái khác đều không thể đến, gọi là Nan Thắng Địa.

Hiện Tiền Địa: Sự thanh tịnh sáng suốt của tánh vô vi Chân Như, đã hiện rõ, gọi là Hiện Tiền Địa.

Viễn Hành Địa: Cùng tột đến Chân Như, gọi là Viễn hành Địa.

Bất Động Địa: Toàn một tâm Chân Như, gọi là Bất Động Địa.

Thiện Huệ Địa: Phát sinh công dụng của Chơn Như, gọi là Thiện Huệ Địa Pháp Vân Địa: A Nan! Chư Bồ tát nương theo Chân Như tu tập hoàn toàn công đức, từ địa vị này trở đi, tức là Tu Tập vị, âm từ và mây diện phủ trùm khắp biển Niết Bàn, gọi là Pháp Vân Địa

Như lai đi ngược giòng, khởi từ ngài đi vào biển giác, chư bồ tát đi thuận giòng thẳng đến biển giác, giác tế nhập giao gọi là Đẳng Giác.

A Nan! Từ tâm Càn Huệ cho đến địa Đẳng Giác, mới thấu triệt Trung Tâm Đỉêm, Kim Cương của Địa sở Càn Huệ.

Qua Đẳng giác đến Diệu giác tức là Phật. Như vậy từ quả vị Thập Tín đến Đẳng giác là 55 địa vị mới đến quả Phật.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Văn Thọ":Tính Mệnh Khuê Chỉ Toàn ThưDịch Kinh Đại Toàn - Tập 1 Yếu ChỉDịch Kinh Đại Toàn - Tập 2 Thượng KinhDịch Kinh Đại Toàn - Tập 3 Hạ KinhHà Đồ Và Lạc ThưLão, Trang Giản LượcĐạo Đức Kinh Lão TửÂm Phù KinhPhật Học Chỉ NamTrung Dung Tân KhảoTìm Hiểu Kinh Hoa NghiêmKhổng Học Tinh HoaHướng Tinh ThầnĐường Vào Triết Học Và Đạo HọcChân Dung Khổng TửThiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất ThểTrời Chẳng Xa NgườiCon Đường Huyền Nhiệm Trung DungCon Đường Qui Nguyên Phản Bản Theo Nho GiáoĐịnh Luật Tiến HoáKhổng Giáo Vô Thần Hay Hữu ThầnKinh Dịch Với Đông YĐức Lão Tử Và Con Đường Huyền Nhiệm Tâm LinhLecomte Du Noüy Và Học Thuyết Viễn ĐíchLễ, Nghĩa, Liêm, SỉNê Hoàn - Nhâm - ĐốcQuan Niệm Tam Tài Với Con NgườiRa Đời, Vào ĐạoSẫm VioletThất Huyền Cầm

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tìm Hiểu Kinh Hoa Nghiêm PDF của tác giả Nguyễn Văn Thọ nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

10 bài giảng về Thiền Vipassana [pdf]
“Khi con cái quấy khóc, vòi vĩnh, quấy nhiễu, bố mẹ thường vứt cho con chiếc điện thoại. Chiếc điện thoại thần kỳ chứa đựng cả thế giới trong đó, đủ màu sắc để trẻ chơi cho yên thân - yên thân trẻ và yên thân cả người làm bố làm mẹ. Bố mẹ lại không biết, như vậy là mình đã tự tay giết chết con mình. Đầu tiên là con mắt trẻ bị hư. Điều thứ nhì là cái não trẻ luôn luôn kích động. Khi mà đứa bé thích quá, thì lập tức não cũng như các bộ phận sẽ tiết ra hóa chất điều khiển toàn thân và ý của trẻ. Một trong những chất đó là Adrenaline tiết ra từ tuyến thượng thận, nó làm cho toàn thân rung lên, sướng lắm, khoái lắm, nhưng mà đó là CHẤT ĐỘC. Sự tích lũy của cái độc tố đó lâu ngày nó giết đứa trẻ, giết cái mắt nó mờ đi, giết cái trí nó ngu đần đi, và giết toàn cơ thể nó bị bệnh”. Trích bài 9 – Nhân quảNhiều người sẽ đặt câu hỏi, câu chuyện được trích ấy thì liên quan gì đến thiền? Có đấy, câu chuyện ấy là thí dụ rõ rệt nhất cho luật nhân quả, nhân A mà lại chứng quả B - người làm bố làm mẹ tưởng như đã cho con thứ tốt nhất nhưng lại sinh ra hậu quả khôn lường. Luật nhân quả thì liên quan gì đến thiền? Lại có đấy, vì nếu ngồi thiền mà không tin luật nhân quả thì chẳng có thành tựu gì hết, cũng chỉ là diễn thêm một vở tuồng mà thôi.Thưa các bạn,Vũ trụ vận hành có logic, và mỗi thực thể chúng ta cũng vậy, buộc phải phù hợp với logic của vũ trụ. Giả sử bạn không tin vào nhân quả, thì hãy tin vào điều đó. Khi các bạn thiền, nếu không hiểu rõ sự vận hành có tính quy luật ấy, thì tất cả chỉ mông lung như một trò đùa và bạn không thể tới cái đích cần tới. Chính vì lý do đó mà không ít người đã đặt câu hỏi ngơ ngác rằng: tôi đã thiền 4 năm mà sao không thấy gì khác cả? Thiền tuệ Vipassana là cuốn sách tập hợp 10 bài giảng về thiền Vipassana do tỳ kheo Thích Minh Tâm giảng  tại Tuệ Tâm Thiền Thư Quán vào Mùa An Cư năm 2019. Chúng tôi đã đánh máy lại, biên tập, in thành sách với mong muốn cuốn sách này có thể đến được với nhiều người, giúp cộng đồng nhận diện rõ thiền là gì, thiền thế nào cho được lợi lạc. Thiền chẳng thể giúp các bạn chứng thánh; nhưng chắc chắn thiền đúng sẽ mang đến cho các bạn sự hạnh phúc ngay trong cuộc sống hiện tại này.Nếu bạn có duyên cầm cuốn sách này trên tay, hãy đừng vội phản ứng với vài “liều thuốc đắng” trong từng bài giảng. Hãy biết nhặt nhạnh, thử nghiệm, trải nghiệm, chậm thôi, từ từ trải nghiệm. Chẳng có bài học nào quý giá bằng chính sự trải nghiệm của bản thân mỗi người!Nhóm hoằng pháp Tuệ Tâm, bao gồm:Ban biên tập: Nghiêm Lê – Vân AnhGhi hình và thu âm: Minh Điền, Song ThuĐánh máy: Phạm Thị Thanh Duyên,Võ Lê Trung, Đoàn Nhật Tân, Trịnh Thế Lữ, Nguyễn Khánh Hòa và nhóm công ty Ngàn ThôngXin kính báo!Thành kính tri ân Giảng Sư Thích Minh Tâm, vị thầy đã tận tụy giảng dạy Phật Pháp và Thiền cho hàng Phật tử chúng con tu tập.
Angkor (Đế Thiên Đế Thích) - Lê Hương
ANGKOR là tiếng gọi chung cho vùng đất trong tỉnh Siem Reap, lãnh thổ Cao-Miên, nơi có những đền đài xây toàn bằng đá nguyên khối chồng chất lên nhau, tạo thành một kỳ quan trên hoàn vũ. Vào đầu thế kỷ thứ 20, người Việt Nam sang đất bạn du-lịch hay cư ngụ đều có viếng thăm hoặc nghe nói đến kỳ công của các đăng Tiên-Vương Cao-Miện, mà không hiều vì sao lại gọi bằng danh từ Việt: ĐỂ-THIÊN ĐẾ THÍCH. Trải qua hàng trăm năm, đồng bào ta quen dùng tên này hơn là tên thật.Angkor gốc là tiếng Phạn; Nagara nghĩa là kinh đô. Vùng Angkor xưa kia là nơi Vua Cao-Miên đóng đỏ một thời gian dài từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 15 mới dơi lần xuống phía Nam. Trong vùng có hai ngôi đền lớn nhất mang tên ANGKOR THOM và ANGKOR WATH. Angkor Thom nghĩa là Kinh đô lớn, nơi nhà Vua cất Hoàng cung, Kim loan điện. Angkor Wath, hay Vat, nghĩa là Kinh đô chùa (?) là một ngôi đền vĩ đại và đẹp hơn tất cả đền đài, được nhà Vua xây cất sau cùng trước khi thiên đô. 
Áo Nghĩa Thư [pdf]
Uống nước uống tận nguồn.Một công trình khảo cứu dù tinh vi đến đâu cũng không thể nào thay thế được kinh văn cội gốc. Giỏi lắm chỉ là một bộ xương khổ so với con người sống thật co linh hồn long lanh trong ảnh mắt và tỏa ra trong hơi thở. Ấy là chưa kể những công trình phản bội, làm sai nghĩa chiếm đến chín mươi phần trăm số sách khảo cứu. Xin kể một thí dụ. Trước khi đọc những mảnh tàn văn của Parmenide, triết gia vĩ đại phải Eléc, tôi đã tìm hiểu qua những bộ triết sử và nghiên cứu của những học giả Tây phương đã thừa hưởng công trình vài chục thế kỷ. Đến khi bắt đầu đọc, tôi đi từ sửng sốt này đến sửng sốt khác vì mọi sách khảo cứu mà tôi được biết đều phản bội, lật ngược lại chủ ý sâu xa của Parménide, của phái Elée, một triết phải không để lại nhiều sách vở nhưng được coi là một trong những trường phải lớn của tư duy Hy Lạp, của thế giới Tây phương. Thời gian tôi dùng để đọc dăm trang khảo cứu là một vài giờ, còn đọc thẳng vào vài trang bản văn là mười lăm đêm, mỗi đêm 4 tiếng đồng hồ, tức là 60 giờ. Đỏ là một chuỗi hàm số liên tiếp mà người đọc phải tự giải, nhưng giải xong thì thấy cả núi sách khảo cứu dầu đúng cũng không đi vào chiều sâu, vào cải thần, ấy thế mà lại giải sai.Nếu Parménide với triết phái Elée, được người Tây phương khảo sát nhiều thế kỷ vì tự coi là thừa kế triết học Hy Lạp, mà còn bị phản bội như thể thì những triết thư Ấn Độ như Upanishads được khảo sát ra san, ta có thể suy đoán được.Người Việt ta vài ngàn năm quen với một dòng của triết đạo Ấn Độ là Phật giáo, nhưng về những dòng khác thì mới bắt đầu từ vài chục năm nay. Cho đến bảy giờ những bộ căn bản nhất như Upanishads cũng chỉ được trích dẫn vài câu đã trở thành sảo ngữ trong vài cuốn khảo cứu. Đã đến lúc uống nước uống tận nguồn. Bởi thế cho nên chúng tôi lựa chọn ba bộ tiêu biểu được đạo sư có uy tín người Ấn Độ là Shri Aurobindo vừa thừa hưởng được truyền thống, vừa có căn bản triết học Tây phương để bình giải, trình bày cho chúng ta thời bấy giờ hiểu nổi.Ấn Độ có ba dòng lớn về triết học là: Bà-la- môn giáo, Kỳ-na giáo, Phật giáo. Trong lòng Bà la-môn giáo lại có sáu phải mà quan trọng nhất là hai phải. Số luận tức là Samkhya, Vệ Đàn-Đà tức Védanta nghĩa là Viên thành Vệ Đà.Gạt ra ngoài vấn đề so sánh giá trị nội tại của hai phải này, mà chỉ nói quan niệm của đa số người Ấn cũng như học giả thế giới thì Vệ Đàn Đà được coi như tiêu biểu cho tư tưởng Ấn Độ, là cái phần tinh túy nhất mà văn hóa Ấn Độ cung hiến cho nhân loại. Đó là tư tưởng nhất nguyên coi vũ trụ, nhân loại, Thượng đế chỉ là một, chỉ có một Đại Ngã, Đại Hồn. Bởi thế cho nên Upanishads nhắc đến Thượng để hay đáng Chủ Tề thì ta chở nền lẫn với nhất thần giáo mà chỉ coi là một lối nói tạm để bị vượt ngay trong một bộ sách như phép giải toán lập số khử số để đi đến đáp số cuối cùng. Nó là nhất nguyên luận mà người Tây phương gọi là phiếm thần giáo, Phật giáo Đại thừa gọi là nhất như thuyết. Vedanta với Đại thừa cùng một dòng tư tưởng, đó là điều hiển nhiên tuyệt đối.Kinh điển nòng cốt của Vedanta là những bộ Upanishads. Chúng tôi dịch là Áo Nghĩa Thư với danh từ thông dụng từ lâu của những nhà Phật học nhưng giá trị của nó không ở dưới những bộ được gọi là kinh thư như tử thư so với Ngũ Kinh. Là vì bên Ấn Độ, những bộ được gọi là Sutras, vẫn được dịch là kinh, chưa hẳn giá trị hơn những bộ không được gọi là Sutras. Bởi thế những bộ như Vedas tôn quí bậc nhất mà không gọi là sūtras. Và người ta đã có lý khi dịch kinh Vệ Đà. Vậy Áo Nghĩa Thư hay Áo Nghĩa Kinh cũng vậy.Những bộ này được xếp sau những bộ Vệ Đà nên được coi là Liễu Kết Vệ Đà hay Viện Thành Vệ Đà với hai nghĩa đen và bóng: Nó được coi là rút tỉa tinh hoa của Vệ Đà, đào sâu mở rộng cái trực giác thần diệu nhất giữa nhiều trực giác ở Vệ Đà phong phủ như cái mỏ. Đó là trực giác về nhất nguyên luận hay nhất như thuyếtNhững bộ Áo Nghĩa Thư thật nhiều, khởi từ trước hay ngang thời Phật Thích Ca đến cuối Trung cổ, nhưng những bộ căn bản được coi là có mười hai, mà ba bộ sau đây ở trong số đó. Những tác giả thường vô danh, những vị được nhắc đến ở bộ này bộ nọ là những bậc truyền miệng được người ta ghi lại thêm bớt mà có vị chỉ là nhân vật huyền thoại.Những bộ này thường được coi là thần kỳ bí hiểm, những bản dịch nhiều khi khác nhau đến mực đưa ra những nghĩa không liên quan gì với nhau. Nên chúng tôi lựa chọn những bộ do đạo sư người Ấn dịch ra Anh ngữ, hơn hẳn những bản dịch của những học giả Tây phương mà tôi có để đối chiếu. Bản dịch từ Anh ngữ ra Pháp ngữ v hai bộ Isha và Mundaka do ông Jean Herbert đã được đạo sư Aurobindo hiệu chính, còn bản dịch Kena do ông Jean Herbert cộng tác với hai bạn là Cunulle Rao và René Daumal tuy không được đạo sự hiệu chính nhưng chắc chắn dùng tin cậy để tôi dịch lại ra tiếng Việt vì ông Jean Herbert đã cả đời hiến mình cho việc dịch, khảo và truyền bá triết đạo Ấn Độ, có tiếp xúc với nhiều bậc thầy Ấn hiện sống.Chỉ xin có đôi lời về lối dịch của chúng tôi.chữ Tat, Phạn ngữ, được dịch sang Pháp ngữ là chữ Cela, Cái y để ám chỉ Chân Thể mà người nghe được coi là đã ngầm hiểu. Người Việt tu đã quen từ lâu với tiếng Chân Như nên chúng tôi dịch là Chân Như. Đó là trong cuốn Isha nhưng sang cuốn Kena thì tài phải dịch sát là Cái Ấy vì Chân Thể trong cuốn này được coi như là một nghi vấn, một ẩn số đối với chủ thần, mãi đến cùng mới nhận ra.Soham, tiếng Phạn, dịch sát ra Pháp ngữ là Je Suis Lui – chúng tôi dịch: Ta là Chân Như cũng vì lẽ trên.Tattvam asi: - Tu es Cela – chúng tôi dịch: Ngươi là Chân Như cũng vì lẽ trên.Chữ Étre thường được dịch là Hữu Thế mà theo Parménide, cổ triết gia Hy Lạp người đã xây dựng toàn bộ học thuyết trên ý niệm này, thì thuộc tỉnh lớn nhất của Hữu Thế là hằng hữu, bất sinh bất diệt, vậy chúng tôi dịch là Hằng Hữu để phân biệt với être thường không viết hoa dịch là hữu thể.Chữ Existence có hai nghĩa chính là thực hữu hay hiện hữu và sinh tồn, chúng tôi dịch thành hữu tồn, tuy cũng có khi là sinh diệt, khi là sinh hóa, khi là sáng hóa, vừa theo tinh thần triết học Ấn Độ vừa uốn theo sắc thái, nhịp độ tư tưởng rất biến hóa linh động của Aurobindo.Chữ Dissolution thường được dịch là hòa tan hay tiêu diệt chúng tôi dịch là tiêu nhập theo tinh thần ở dây.Chữ Jeu có nhiều nghĩa, mà kể ba là trò chơi, sự vận dụng, sự xếp đặt xảo diệu, chúng tôi dịch, là trò diệu hóa hay diệu hóa lực theo hệ thống tư tưởng của Aurobindo vẫn gọi bằng tiếng Phạn là Lila thay cho Mâyân tức Huyễn Hóa.Egoisme thường được dịch là vị kỷ, vị ngã, nhưng tư tưởng Ấn Độ còn suốt nguồn gốc vị ngã là chấp ngã vậy chúng tôi dịch là ngã chấp. Mental theo nghĩa của Tây triết là tâm trí và Mentalité là tâm tính, nhưng ở đây theo Ấn triết phải dịch là phàm thức và thức tỉnh đối với siêu thức tuy đôi chỗ có thể dịch đại khái là tâm thức hay thức và tâm tính.Đó chỉ là một vài trong số nhiều thí dụ về lối dịch của chúng tôi không thể hoàn toàn y theo những tự điển hiện hành, nhưng có lẽ độc giả cũng thừa thông cảm.Ngoài ra cũng nhắc đến một danh từ thường dùng đến là Phạm Thể dịch từ tiếng Phạn, Brahman. Theo quan niệm Ấn Độ thị Brahma là thần linh tối cao đã sinh ra vũ trụ, mà Brahman là bản thể của Brahmô cũng như chư thần, cũng như chúng ta cũng như vũ trụ theo lẽ nhất nguyên, vậy nếu Brahmà đã được dịch từ mấy ngàn xưa là Phạm Thiện thì bây giờ chúng tôi dich Brahman là Phạm Thể.Về cú pháp, nhiều chỗ mông lung, hàm súc vì huyền diệu mà ông Jean Herbert cùng các bạn phải vượt khuôn khổ của Pháp ngữ, vốn nổi tiếng là minh bạch, khúc chiết, để phản ảnh với những câu như buông lơi, lỏng lẻo nên phải đọc kỹ bình giải mới quyết nghĩa được. Xem kinh văn, nếu thấy những chỗ bí hiểm thì độc giả không nên khổ công tìm hiểu mà cứ tạm để đó, tiến đến phần bình giải sẽ vỡ ra.Đọc thẳng một bộ như thế này, quí vị sẽ thâm nhập hơn là loanh quanh mãi ở vành ngoài với những bộ khảo cứu có công dụng giúp ta bước đầu với những ý niệm đại khái như bộ xương khô so với người sống thực.THẠCH TRUNG GIA 
Bái Đính - Ngàn năm tâm linh và huyền thoại [pdf]
Trong đời sống con người, ngoài mặt hiện hữu còn có mặt "phi hiện hữu" mà người ta gọi là tâm linh. Đời sống cá nhân cũng như cộng đồng (gia đình, làng, xã, quốc gia, dân tộc...) cũng như vậy. Mặt hiện hữu có thể nhận thức được bằng trực quan, cảm giác, có thể định tính, định lượng được cụ thể. Mặt tâm linh là những cái trừu tượng, mông lung, huyền bí, thiêng liêng nhưng không thể thiếu được trong đời sống. Từ ngàn xưa, khi triết học duy vật chưa có và ngay cả thời đại ngày nay điện tử, tin học và công nghệ thông tin bùng nổ, khoa học kỹ thuật phát triển đạt được những thành tựu phi thường, con người đã bay vào vũ trụ, lên sao Kim, sao Hoa thì mặt tâm linh cũng không thể thiếu, nếu như không nói nó là "thăng hoa" ở những biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng khác nhau. Cái cột chặt con người trong cộng đồng làng xã, quốc gia không chỉ có quan hệ hiện hữu ở lãnh thổ, biên giới, chủ quyền, trong đó có chủ quyền kinh tế - xã hội, mà còn nhiều quan hệ khác rất thiêng liêng. Đó là thế giới tâm linh với những biểu tượng, thần tượng, thánh tượng. những kỳ vọng vươn tới chân - thiện - mỹ. Đã đến lúc người ta thức nhận ra rằng, đời sống tâm linh là nền tung vững chắc nhất của mối quan hệ cộng đồng làng xã và rộng lớn hơn là của ca đất nước. Thế giới tâm linh là thế giới của cõi thiêng.