Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nguyên Lý Thứ Năm (Peter M. Senge)

Nguyên lý thứ Năm được Tạp chí THE FINANCIAL TIMES vinh danh là một trong năm quyển sách kinh doanh hay nhất của mọi thời đại

Tác phẩm kinh điển bán chạy nhất của Peter Senge, Nguyên lý thứ Năm, được tái bản dựa trên mười lăm năm kinh nghiệm áp dụng những ý tưởng trong sách vào thực tiễn. Như Senge làm rõ, trong dài hạn lợi thế cạnh tranh bền vững duy nhất là khả năng học hỏi nhanh chóng hơn so vối đối thủ cạnh tranh. Những câu chuyện quản lý trong sách cho thấy nhiều ý tưởng cốt lõi trong Nguyên lý thứ Năm, vốn được xem là cấp tiến trong lần xuất bản đầu tiên năm 1990, nay đã hòa nhập sâu sắc vào quan điểm cũng như vào thực tế công tác quản lý của nhiều người.

Trong Nguyên lý thứ Năm, Senge cho thấy nhiều công ty được giải thoát khỏi tình trạng “thiểu năng học tập” vốn đe dọa hiệu quả kinh doanh và thành công của họ bằng cách áp dụng những chiến lược của các tổ chức học tập - những công ty cho phép các mô hình tư duy mới và mở rộng phát triển, hình thành cảm hứng tập thể, và mọi người liên tục học cách tạo ra những kết quả họ thật sự khao khát.

Ấn bản được bổ sung và cập nhật từ nhà xuất bản Currency của tác phẩm kinh doanh kinh điển lần này gồm hơn một trăm trang nội dung mới dựa trên những cuộc phỏng vấn với hàng tá những nhà thực hành nguyên lý thứ năm ở các công ty như BP, Unilever, Intel, Ford, HP, Saudi Aramco, và những tổ chức như Roca, Oxfam, và Ngân hàng Thế giới. Ấn bản này bao gồm một Lời nói đầu mới về thành công mà Peter Senge đã đạt được với những tổ chức học tập từ khi quyển sách ra đời, ngoài ra còn có một số chương mới về Sự thôi thúc, Những chiến lược, Công việc mới của Nhà lãnh đạo, Những công dân hệ thống, Những biên giới (các chương từ 13 đến 17)

Hiểu rõ các nội dung chính của các nguyên lý Senge đề ra trong sách sẽ giúp bạn: Tìm mua: Nguyên Lý Thứ Năm TiKi Lazada Shopee

- Khởi động sự học tập chân thành bởi những người tập trung vào những mục tiêu thật sự có ý nghĩa với họ.

- Bắc cầu cho tinh thần làm việc tập thể chuyển thành sáng tạo tập thể

- Giải phóng bạn khỏi việc bị cầm tù trong các giả định và thành kiến.

- Dạy bạn cách nhìn cả khu rừng lẫn các cây riêng lẻ.

- Ngừng sự xung đột giữ thời gian cho công việc và thời gian riêng tư***

PETER M. SENGE là một giảng viên cao cấp ở Trường Quản lý Sloan, Học viện MIT và là Nhà sáng lập Hội Học tập Tổ chức (Society for Organizational Learning - SoL). Ngoài quyển Nguyên lý thứ năm, ông là đồng tác giả của nhiều tác phẩm khác như Sổ tay Thực Hành Nguyên lý thứ năm - The Fifth Discipline Fieldbook (1994), cùng viết với các đồng nghiệp là Charlotte Robert, Richard Ross, Bryan Smith, và Art Kleiner; Vũ điệu Thay đổi - The Dance of Change (1999) với George Roth; Những Ngôi Trường Học tập - Schools That Learn (2000) với Nelda Cambron McCabe, Timothy Lucas, Bryan Smith, Janis Durton và Art Kleinerl; Sự Hiện diện - Presence (2004) với C.Otto Scharmer, Joseph Jaworski và Betty Sue Flowers. Senge nổi tiếng là một trong những nhà suy nghĩ đổi mới nhất về quản lý và lãnh đạo trên thế giới. Ông đã nhận bằng Cử nhân về kỹ thuật từ đại học Stanford, bằng Thạc sĩ về Mô hình hóa các hệ thống xã hội và Tiến sĩ về quản lý từ Học viện MIT.***

Báo Chí Giới Thiệu

Vào một buổi sáng lạnh lẽo, không mây trong tháng 12 năm 1903, tại Kitty Hawk, Bắc Carolina, chiếc máy bay mỏng manh của anh em Wilbur và Orville Wright đã chứng minh rằng việc bay lượn bằng động cơ là khả thi. Đó là phát minh ra máy bay, nhưng phải mất hơn 30 năm sau để các phiên bản thương mại được đưa vào phục vụ rộng rãi.

Các kỹ sư cho rằng một ý tưởng mới được “phát minh” khi nó đã được chứng minh là có thể hoạt động trong phòng thí nghiệm. Ý tưởng biến thành một “cuộc cách mạng” chỉ khi nó có thể được tái tạo chắc chắn trên quy mô có hiệu quả với chi phí thích hợp. Nếu ý tưởng rất quan trọng, ví dụ như điện thoại, máy vi tính, hay máy bay, thì nó được gọi là “cuộc cách mạng cơ bản” và nó tạo ra một ngành mới hay biến đổi một ngành hiện hữu. Theo những ý nghĩa đó, tổ chức học tập đã được phát minh, nhưng chưa trở thành cuộc cách mạng.

Trong kỹ thuật, khi một ý tưởng đi từ một phát minh đến một cuộc cách mạng, những “kỹ thuật thành phần” khác nhau cùng xuất hiện. Nổi lên từ những sự phát triển rời rạc trong các lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt, các thành phần đó từ từ hình thành một sự kết hợp đồng bộ của các kỹ thuật thiết yếu đối với nhau. Chừng nào mà sự kết hợp đó chưa hình thành thì ý tưởng, mặc dù khả thi trong phòng thí nghiệm, vẫn không đạt được tính khả thi trong thực tế.

Anh em nhà Wright đã chứng minh việc bay lượn bằng động cơ là có tính khả thi, nhưng chiếc McDonnel Douglas DC-3, được giới thiệu năm 1935, mới là sự khởi đầu của kỷ nguyên đi lại bằng máy bay thương mại. Chiếc DC-3 là chiếc máy bay đầu tiên tự vận hành về mặt kinh tế học cũng như khí động học. Trong suốt 30 năm đó (thời gian điển hình để ấp ủ một cuộc cách mạng cơ bản), vô số thử nghiệm máy bay thương mại đã thất bại. Cũng như những thử nghiệm ban đầu với tổ chức học tập, những chiếc máy bay đầu tiên cũng không đáng tin cậy và có hiệu quả về mặt chi phí trên quy mô thích hợp.

Chiếc DC-3, lần đầu tiên, kết hợp 5 kỹ thuật thành phần để tạo nên một sự đồng diễn thành công. Đó là: cánh quạt có thể thay đổi độ cao, thiết bị hạ cánh có thể xếp lại, kết cấu thân máy bay bằng vật liệu nhẹ được gọi là “monocque”, động cơ làm mát bằng sức gió, và cánh máy bay. Để thành công, chiếc DC-3 cần cả năm yếu tố, thiếu một cũng không được. Một năm sau, chiếc Boeing 247 được sản xuất mà không có cánh máy bay. Các kỹ sư của Boeing khám phá ra máy bay mà không có cánh sẽ mất thăng bằng khi hạ cách hoặc cất cánh, và họ phải giảm kích cỡ của động cơ.

Ngày nay, tôi tin là có năm yếu tố thành phần dần dần hội tụ để đổi mới các tổ chức học tập. Qua sự phát triển từng phần, mỗi yếu tố sẽ chứng minh tính thiết yếu với thành công của yếu tố khác. Mỗi yếu tố sẽ đảm bảo một phương diện quan trọng trong việc xây dựng các tổ chức có thể thật sự “học tập”, có thể không ngừng đẩy mạnh năng lực của chúng để nhận ra khát vọng cao nhất của chúng:

Suy nghĩ hệ thống (Systems Thinking). Một đám mây tụ lại, bầu trời tối sầm, lá cây bay lên cao, và chúng ta biết trời sắp mưa. Chúng ta cũng biết cơn dông sẽ làm dòng nước ngầm chảy xa hàng dặm, và bầu trời sẽ lại tươi sáng vào ngày mai. Tất cả những sự kiện đó không liên quan với nhau về mặt thời gian và không gian, nhưng chúng lại cùng kết nối trong một mẫu hình giống nhau. Mỗi sự kiện có một ảnh hưởng với những sự kiện còn lại, và ảnh hưởng thường không lộ ra bên ngoài. Bạn chỉ có thể hiểu được hệ thống mưa dông bằng cách suy ngẫm trên tổng thể chứ không phải trên từng phần riêng lẻ của hiện tượng.

Kinh doanh và những nỗ lực khác của con người cũng là những hệ thống. Chúng cũng bị giới hạn bởi những màng ren vô hình tạo bởi các hành động tương quan, thường mất hàng năm để hoàn toàn thể hiện tác động đến nhau. Vì tự chúng ta là một phần của màng ren đó, việc nhìn tổng thể sự thay đổi càng khó gấp đôi. Thay vào đó, chúng ta có xu hướng tập trung vào hình ảnh từng phần cô lập của cả hệ thống, và tự hỏi tại sao vấn đề sâu sắc nhất của chúng ta dường như không bao giờ có thể được giải quyết. Suy nghĩ một cách có hệ thống là một cơ cấu khái quát, một phần kiến thức và những công cụ có thể phát triển trong 15 năm qua, để làm cho toàn bộ hình mẫu rõ ràng hơn, và giúp chúng ta biết cách thay đổi chúng hiệu quả.

Mặc dù những công cụ còn mới, thế giới quan bên trong hết sức trực giác; nhưng những thử nghiệm với trẻ em cho thấy chúng học cách suy nghĩ hệ thống rất nhanh.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguyên Lý Thứ Năm PDF của tác giả Peter M. Senge nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thói Quen Thứ 8 (Stephen R. Covey)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thói Quen Thứ 8 PDF của tác giả Stephen R. Covey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Để Thành Công Trong Đàm Phán (Roger Fisher)
GIỚI THIỆU CỦA CÁC TÁC GIẢ Cho dù bạn có thích hay không thì bạn cũng là một nhà đàm phán. Đàm phán là một việc hiển nhiên trong đời sống. Bạn đàm phán với sếp về việc tăng lương. Bạn tìm cách thỏa thuận với một ai đó để mua căn nhà của anh ta với giá mà bạn muốn. Hai luật sư cố gắng dàn xếp một vụ kiện tụng do tai nạn giao thông. Một nhóm các công ty khai thác dầu bàn về kế hoạch thành lập liên doanh khai thác dầu ngoài khơi. Chính quyền thành phố gặp gỡ đại diện công đoàn để tìm cách tránh một cuộc đình công lớn. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kì gặp Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô để tìm kiếm một thỏa thuận về hạn chế vũ khí hạt nhân. Tất cả những việc này đều là đàm phán. Mọi người đều đang đàm phán một việc gì đó mỗi ngày. Giống như ông Jourdain trong kịch của Moliere, người rất vui vẻ học cách nói năng cho có vần có điệu, chúng ta đàm phán mà không hề quan tâm đến chuyện là mình đang đàm phán. Một người đàm phán với vợ xem nên đi ăn tối ở đâu hay với con xem khi nào thì nên tắt đèn đi ngủ. Đàm phán là phương tiện cơ bản để có được cái mà bạn muốn từ người khác. Đó là quá trình trao đổi qua lại để đạt đến một thỏa thuận khi mà bạn và phía bên kia có một số quyền lợi có thể cùng chia sẻ và một số khác thì lại đối kháng nhau. Ngày càng có nhiều những tình huống cần phải đàm phán; có vẻ như đây là một ngành rất phát triển! Mọi người đều muốn tham gia vào việc ra các quyết định có ảnh hưởng đến bản thân mình; ngày càng ít những người chấp nhận một quyết định được phán quyết bởi người khác. Tìm mua: Để Thành Công Trong Đàm Phán TiKi Lazada Shopee Con người không ai giống ai, và họ đàm phán để giải quyết sự khác nhau đó. Cho dù là trong kinh doanh, chính trị hay gia đình, chúng ta đi đến hầu hết các quyết định thông qua đàm phán. Ngay cả khi ra tòa, người ta cũng đàm phán về giải pháp cho vấn đề trước khi phiên xét xử diễn ra. Mặc dù đàm phán diễn ra hàng ngày, đàm phán sao cho hiệu quả là một việc không dễ dàng. Những chiến lược đàm phán vẫn thường được áp dụng sẽ làm cho người ta không thỏa mãn, mệt mỏi hoặc điên đầu - có khi là cả ba. Con người bị rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ có hai chọn lựa khi đàm phán: mềm mỏng hay cứng rắn. Những nhà đàm phán mềm mỏng muốn tránh các xung đột liên quan đến con người và vì thế sẵn sàng nhượng bộ để có thể đạt được thỏa thuận. Anh ta muốn có một giải pháp hữu nghị; tuy nhiên anh ta cuối cùng lại cảm thấy bực bội và cay đắng. Nhà đàm phán cứng rắn coi tất cả mọi tình huống như một cuộc thi trong đó phía nào theo đuổi và giữ vững quan điểm cực đoan lâu nhất sẽ thắng. Anh ta muốn thắng; tuy nhiên anh ta cuối cùng lại đưa ra những phản ứng rất khó chịu làm suy kiệt chính mình và nguồn tài nguyên mà mình có, đồng thời làm hỏng đi mối quan hệ với phía bên kia. Các chiến lược đàm phán thông thường vẫn rơi vào khoảng giữa mềm mỏng và cứng rắn, nhưng tất cả chúng đều là những nỗ lực trao đổi giữa việc có được những gì bạn muốn và việc gìn giữ mối quan hệ với người khác. Có một phương pháp đàm phán thứ ba, không mềm mỏng cũng không cứng rắn, mà cũng vừa mềm mỏng vừa cứng rắn. Phương pháp đàm phán theo nguyên tắc được Dự án Nghiên cứu về Đàm phán của Đại học Harvard phát triển trên nguyên tắc là ra quyết định về một vấn đề dựa trên bản chất của vấn đề đó chứ không phải dựa trên một quá trình mặc cả tập trung vào việc các bên sẽ nói về những gì họ đồng ý và không đồng ý. Phương pháp này đề nghị chúng ta tìm ra những lợi ích cho cả hai phía bất cứ khi nào có thể, và khi mà lợi ích bị xung đột, chúng ta phải kiên định rằng kết quả sẽ được đưa ra dựa trên những tiêu chuẩn công bằng độc lập với thiện chí của cả hai bên. Phương pháp đàm phán theo nguyên tắc là cứng rắn đối với bản chất của vấn đề và mềm mỏng đối với con người. Nó không bàn đến mẹo vặt hay điệu bộ. Đàm phán theo nguyên tắc hướng dẫn cho bạn cách có được cái bạn muốn một cách quang minh chính đại. Nó cho phép bạn có được sự công bằng đồng thời bảo vệ bạn khỏi những kẻ muốn lợi dụng sự công chính của bạn. Quyển sách này viết về phương pháp đàm phán theo nguyên tắc. Chương đầu tiên nói về những vấn đề sẽ gặp phải khi đàm phán theo chiến lược thông thường dựa trên quá trình mặc cả lập trường. Bốn chương tiếp theo sẽ nói về bốn nguyên tắc của phương pháp đàm phán theo nguyên tắc. Ba chương cuối cùng sẽ trả lời những câu hỏi thường gặp khi áp dụng phương pháp này: Làm gì khi đối phương mạnh hơn? Làm gì khi đối phương bất hợp tác? Và làm gì nếu đối phương dở trò? Đàm phán theo nguyên tắc có thể áp dụng khi các nhà ngoại giao Hoa Kì nói chuyện với các nhà ngoại giao Liên Xô về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân, khi các luật sư ở Wall Street đại diện cho các công ty hàng đầu ra tranh tụng về chống độc quyền, và khi các cặp vợ chồng ra tất cả mọi quyết định, từ đi nghỉ ở đâu cho đến chia tài sản như thế nào khi li dị. Bất cứ ai cũng có thể sử dụng phương pháp này. Mỗi cuộc đàm phán đều khác nhau, nhưng những yếu tố cơ bản của chúng là không đổi. Đàm phán theo nguyên tắc có thể được áp dụng cho dù đấy là cuộc đàm phán để giải quyết một hay nhiều vấn đề; có hai bên hay nhiều bên tham gia; cho dù có một qui ước được biết trước hay hoàn toàn tự do. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho dù phía bên kia có nhiều hay ít kinh nghiệm, cứng rắn hay hữu nghị. Đàm phán theo nguyên tắc là chiến lược cho tất cả mọi mục đích. Không giống như những chiến lược khác, việc phía đối phương biết đến phương pháp này không phải là một khó khăn cho bạn, mà lại là một lợi thế. Nếu họ cũng đọc quyển sách này, tất cả các bên đều có lợi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Để Thành Công Trong Đàm Phán PDF của tác giả Roger Fisher nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Xây Dựng Để Trường Tồn (Jim Collins)
Mục lục LỜI CẢM ƠN LỜI NÓI ĐÂU LỜI GIỚI THIỆU CHƯƠNG MỘT: CÁI TỐT NHẤT TRONG NHỮNG CÁI TỐT Tìm mua: Xây Dựng Để Trường Tồn TiKi Lazada Shopee CHƯƠNG HAI: KHÔNG CHỈ LÀ “NGƯỜI BÁO GIỜ”, MÀ PHẢI “TẠO RA ĐỒNG Hồ” CHƯƠNG BA: HƠN CẢ LỢI NHUẬN CHƯƠNG BỐN: GÌN GIỮ CÁI CỐT LÕI - THÚC ĐẨY SỰ TIẾN BỘ CHƯƠNG NĂM: CÁC MỤC TIÊU ĐẦY THAM VỌNG VÀ THÁCH THỨC (BHAG) CHƯƠNG SÁU: NỀN VĂN HÓA CÔNG TY MANG TÍNH NGHI THỨC CAO CHƯƠNG BẢY: THỬ NHIỀU CÁCH VÀ GIỮ LẠI NHỮNG GÌ PHÙ HỢP CHƯƠNG TÁM: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ QUẢN LÝ TỪ NỘI BỘ CHƯƠNG CHÍN: KHÔNG BAO GIỜ HÀI LÒNG VỚI THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CHƯƠNG MƯỜI: KẾT THÚC CỦA KHỞI ĐAU PHẦN KỀT: CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP PHỤ LỤC 1 LỜI CẢM ƠN Winston Churchill từng nói rằng viết một cuốn sách phải trải qua năm giai đoạn, ở giai đoạn đầu tiên, nó chỉ là một thứ đồ chơi trong tay bạn. Nhưng đến giai đoạn cuối cùng, nó trở thành một tên bạo chúa muốn điều khiển cả cuộc đời bạn. Ngay khi bạn sắp sửa quy ngã và đầu hàng, bạn bỗng vùng lên giết chết tên bạo chúa và đưa cuốn sách của bạn đến với công luận. Đúng là như vậy! Nếu không có nhUng con người tuyệt vời giúp đỡ chúng tôi trong việc hoàn thành cuốn sách này, tên bạo chúa kia đã có thể giành chiến thắng. Người bạn, người đồng nghiệp Morten Hansen của chúng tôi đã đóng góp to lớn cho dự án này. Là một học giả Fulbright, ông phải tạm thời rời bỏ công việc ở Nhóm Tư vấn Boston trong sáu tháng để tham gia nhóm nghiên cứu Stanford với chúng tôi, trong thời gian này ông đóng vai trò quan trọng trong việc chọn lựa và phân tích các công ty so sánh. Sau khi chia tay với dự án, ông tiếp tục giU liên lạc thường xuyên, liên tục thúc đẩy chúng tôi cố gắng thoát khỏi ràng buộc của nhUng quan niệm cũ, tập trung chú ý vào nhUng bằng chứng cụ thể, ngay cả khi chúng không phù hợp với quan điểm trước đây của chúng tôi. Morten là một trong những trí thức trung thực nhất mà chúng tôi từng biết, ông không bao giờ cho phép chúng tôi sa ngã vào “cái bẫy” chủ quan trong khi nghiên cứu: căn bệnh chỉ nhìn thấy những gì chúng ta muốn thấy! Khi xây dựng và phát triển những ý tưởng sau cùng, chúng tôi luôn tự hỏi: “Liệu những điều này có đáp ứng được những ‘tiêu chuẩn Morten’ hay không?” Darryl Roberts và Jose Vamos là trợ lý nghiên cứu của dự án trong nhiều năm, cùng thời gian đó họ còn làm nghiên cứu sinh tại Stanford. Darryl thực hiện công việc “giải mã cơ bản” đối với một số công ty chủ chốt trong danh sách như Merck, Johnson & Johnson, 3M và Philip Morris, đóng vai trò quan trọng trong việc điều tra lấy ý kiến từ các CEO, là người không thể thiếu trong việc kiểm tra các ý tưởng của chúng tôi. Jose đóng góp đáng kể trong các phân tích tài chính hỗ trợ cho công tác nghiên cứu. Chỉ riêng việc phân tích các Báo cáo tài chính và Báo cáo thu nhập của các công ty từ 1915 trở đi đã là một việc khổng lồ, tốn hết gần một năm tròn! cả Darryl và Jose đã làm rất tốt nhiệm vụ của họ. Chúng tôi cũng nhận được sự giúp đỡ và cộng tác vô cùng quý báu từ các trợ lý khác, đa số là các nghiên cứu sinh thạc sĩ và tiến sĩ ở Đại học Stanford, tham gia vào nhóm nghiên cứu trong khoảng thời gian dưới một năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các bạn có tên sau đây: Tom Bennett, Chidam Chidambaram, Richard Crabb, Murali Dharan, Yolanda Alindor, Kim Graf, Debra Isserlis, Debbie Knox, Arnold Lee, Kent Major, Diane Miller, Anne Robinson, Robert Silvers, Kevin Waddell, Vincent Yan, và Bill Youstra. Chúng tôi còn nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ các nhân viên thư viện Jackson tại Đại học Stanford: Betty Burton, Sandra Leone, Janna Leffingwell, và Suzanne Sweeney. Chúng tôi đặc biệt cảm ơn nhân viên thư viện Paul Reist vì những cố gắng tra cứu giúp chúng tôi các tài liệu liên quan ra đời cách nay hàng chục năm! Carolyn Billheimer từ công ty Dialog Information Services Inc, bằng tất cả khả năng đã hỗ trợ tích cực trong việc sắp xếp và phân loại các bài viết về các công ty hàng đầu. Linda Bethel, Peggy Crosby, Ellen DiNucci, Betty Gerhadt, Ellen Kitamura, Sylvia Lorton, Mark Shields, Karen Stock và Linda Taoka đã góp phần tích cực vào công việc hành chính trong suốt thời gian dự án. Ellen Kitamura sắp xếp hàng ngàn tài liệu một cách ngăn nắp vào các hồ sơ, giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi tra cứu. Linda Taoka phụ trách việc lên thời gian biểu hợp lý nhất cho dự án chúng tôi. Chúng tôi hết sức cảm ơn các công ty hàng đầu và các công ty so sánh đã sẵn lòng cung cấp nhiều tài liệu (cả quá khứ và hiện tại) về công ty. Lời cảm ơn đặc biệt xin được gửi tới Karen Lewis (công ty HP) và Jeff Sturchio (công ty Merck). Karen đã dành nhiều ngày làm việc với một trợ lý của chúng tôi để xác định và giải thích cặn kẽ hàng trăm tài liệu về giai đoạn mới thành lập của công ty HP, giúp chúng tôi có được hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về công ty, những hiểu biết hết sức quan trọng đối với tư duy nghiên cứu của chúng tôi. Jeff Sturchio - nhân viên quản lý các tài liệu lưu trữ ở công ty Merck - giúp chúng tôi có được nhiều tài liệu lịch sử quan trọng, gồm cả những bản viết trên giấy da của George Merck - nhUng bài viết đầu tiên của ông về tầm nhìn và hoài bão của công ty. Một lời cảm ơn nUa xin gửi tới các bạn đã tham gia đọc và cho ý kiến về bản thảo của cuốn sách: Jim Adams (Đại học Stanford), Les Denend (Network General), Steve Denning (General Atlantic), Bob Haas (Levi Strauss), Bill Hannemann (Giro Sport Design), Dave Heenan (Theo Davies), Gary Hessenauer (General Electric), Bob Joss (Westpac Banking Corporation), Tom Kosnik (Đại học Stanford), Edward Leland (Đại học Stanford), Arjay Miller (Đại học Stanford), Mads Ovlisen (Novo Nordisk), Don Petersen (Ford), Peter Robertson (USC), T.J.Rodgers (Cypress Semiconductor), Jim Rosse (Freedom Communications), Ed Schein ((Đại học MIT), Harold Wagner (Air Products), Dave Witherow (PC Express), Bruce Woolpert (Granite Rock), và John Young (Hewlett-Packard). NhUng cố vấn tin cậy hàng đầu - các bà vợ yêu quý của chúng tôi Joanne Ernst và Charlene Porras - đã đọc và góp ý bản thảo ngay từ lúc mới in ra. Họ đã thực sự giúp đỡ chúng tôi trong những tháng ngày dài vất vả với công trình này. Chúng tôi thấy mình thật sự may mắn khi có nhUng người vợ tuyệt vời như thế. Người biên tập của HarperBusiness, bà Virginia Smith đã cùng làm việc cận kề với chúng tôi, biên tập và nhận xét từng chương của cuốn sách này, cho chúng tôi những chỉ dẫn quý báu để hoàn thiện chất lượng bản thảo. Quan trọng hơn, bà đã thật sự tin tưởng vào dự án, luôn khuyến khích, động viên chúng tôi trong một thời gian dài. Chúng tôi đã cố gắng không để bà phải thất vọng về cuốn sách này. Cuối cùng, thật khó mà tìm được một cố vấn, một đồng minh, một thân hữu tốt hơn người đại diện của chúng tôi: Peter Ginsberg từ công ty Curtis Brown Ltd,. Peter, bạn đã nhận ra giá trị của công trình này ngay cả từ trước khi chúng tôi có bản đề nghị thực hiện nó. Bạn đã đấu tranh vì chúng tôi, đã cho chúng tôi động lực lớn lao để theo đuổi công trình này. Thực sự nếu không có bạn thì không thể nào có cuốn sách như hiện nay. Xin mãi biết ơn bạn vì điều đó.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xây Dựng Để Trường Tồn PDF của tác giả Jim Collins nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Người Bán Hàng Vĩ Đại Nhất Thế Giới (Og Mandino)
Một vài suy nghĩ, Tất cả chúng ta, ai cũng đều đang rao bán một thứ gì đó trong mọi lúc của cuộc sống. Là một tu sĩ, chúng ta đang rao bán niềm tin của chúng ta về thương đế. Là một nhà giáo, chúng ta đang rao bán kiến thức của mình về khoa học. Là một nhà chính trị, chúng ta đang rao bán chính kiến của mình về một xã hội. Và là một con người chúng ta đang rao bán tình yêu của chúng ta đối với mọi người quanh ta. Một ý nghĩ có vẻ quá thực dụng nhưng lại là một thực tế mà chúng ta thường vẫn luôn tránh né, một cách vô thức, chẳng muốn nhìn nhận. Nếu chúng ta chấp nhận bán hàng là một hành động phục vụ, chúng ta sẽ nhận ra những hàm ý thực sự cao đẹp và đáng trọng của hai từ này. Nếu chúng ta thực tâm hiểu ra và tôn trọng hai từ này, ai trong chúng cũng có thể trở thành một người bán hàng vĩ đại nhất thế giới này. “The Greatest Salesman in the World” là một cuốn sách tuyệt vời đã từng được con người viết ra. Tìm mua: Người Bán Hàng Vĩ Đại Nhất Thế Giới TiKi Lazada Shopee Cuốn “Người Bán hàng Vĩ đại Nhất Thế giới” này là một cuốn sách mà những thông điệp ẩn mật đáng trân trọng của nó thường bị bỏ quên bởi chính cái tên của cuốn sách. Chúng ta cần phải hiểu hai chữ bán hàng được nói ở đây có nghĩa rộng hơn nhiều chứ không chỉ là công việc bán hàng bình thường như mọi người ngầm hiểu. Og Mandino là một tác già sách ‘self help’ (tự thân cải tiến) nổi tiếng chứ không phải một tác giả sách marketing. Chính vì lý do này mà chúng ta cần phải hiểu đây không thể là một cuốn sách về một ý thức hay những phương pháp bán hàng một cách đơn thuần. Theo ý của tác giả Og Mandino thì đây là một cuốn sách mượn công việc bán hàng để nói đến một phong cách sống phục vụ sẽ đưa ta đạt đến những thành công to lớn trong cuộc sống và nếu có, thì quan trọng hơn nữa là -cảm nhận niềm hạnh phúc của việc “được sống” một cách độc lập và tự do trong giới hạn của TÌNH YÊU. Thái Hùng TâmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Bán Hàng Vĩ Đại Nhất Thế Giới PDF của tác giả Og Mandino nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.