Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kafka Bên Bờ Biển

Kafka Bên Bờ Biển 

Kafka Tamura, mười lăm tuổi, bỏ trốn khỏi nhà ở Tokyo để thoát khỏi lời nguyền khủng khiếp mà người cha đã giáng xuống đầu mình.Ở phía bên kia quần đảo, Nakata, một ông già lẩm cẩm cùng quyết định dấn thân. Hai số phận đan xen vào nhau để trở thành một tấm gương phản chiếu lẫn nhau. Trong khi đó, trên đường đi, thực tại xào xạc lời thì thầm quyến rũ. Khu rừng đầy những người linh vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh vừa qua, cá mưa từ trên trời xuống và gái điếm trích dẫn Hegel. Kafka bên bờ biển, câu chuyện hoang đường mở đầu thế kỷ XXI, cho chúng ta đắm chìm trong một chuyến du hành đầy sóng gió đầy chất hiện đại và mơ mộng trong lòng Nhật Bản đương đại.

Haruki Murakami, nhà văn Nhật đương đại nổi tiếng với những tác phẩm như Rừng Nauy; Xứ sở kỳ diệu vô tình và Nơi tận cùng thế giới; Phía Nam biên giới, Phía Tây mặt trời; Người tình Sputnik, Biên niên ký chim vặn dây cót và Kafka bên bờ biển.

Nhận định

“Tác giả Nhật được yêu thích nhất tại Mỹ này có thể xuất bản ẩn danh tác phẩm này mà những fan của ông vẫn sẽ nhận ra tức khắc. Còn với những ngưòi đọc lần đầu, Kaffa bên bờ biển sẽ là giải thích xuất sắc cho tiếng tăm xứng đáng của ông cả ở phương Tây lẫn ở quê nhà. Ông viết ra loại văn hậu hiện đại, triết lý, hoang đường mà đọc thì thật lý thú, ông trầm trọng hơn Tom Robbins, nhẹ nhõm hơn Thomas Pynchon.”

(Steven Moore, The Washington Post)

“Một cuốn sách để-ngấu-nghiến thật sự, cũng thật là một ám ảnh siêu hình dai dẳng […] Đằng sau những cuộc phiêu lưu điên rồ và bất ổn theo lối biểu tượng của nhân vật chính, còn có một lực đẩy trong tìm thức gần ngang bằng với lực đẩy của sex và tuổi trưởng thành: lực đầy về phía hư vô, về khoảng trống, về sự rỗng không đầy hoan lạc. Murakami là hoạ sĩ nhẹ nhàng của những khoảng-chân-không.”

(John Updike, The New Yorker)

“Cuốn sách là một hỗn hợp chừng mực giữa giật gân, kỳ ảo và văn chương, và nó thuyết phục một cách đặc biệt. Lại một lần nữa ông đã tạo ra một câu chuyện khiến bạn lật qua nhanh chóng đến lạ, để rồi ghi nhớ và băn khoăn về nó lâu dài.”

(Hugo Barnacle, Sunday Times)

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

Bà Bovary (Gustave Flaubert)
Bà Bovary là cuốn tiểu thuyết cỡ lớn, mô tả các nhân vật tầm thường mà không thể quên được. Tác phẩm kể về nàng Emma Bovary, con một nông dân khá giả chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết lãng mạn nên ước mơ một cuộc sống phóng khoáng, phong lưu nhưng cuối cùng nàng lấy phải một anh chồng đần độn và nàng bị giam hãm vào cuộc sống tư sản chật hẹp, buồn tẻ tầm thường nơi tỉnh nhỏ. Để đạt được ước mơ Emma không tránh khỏi con đường ngoại tình rồi cuối cùng bị lừa gạt, mang công mắc nợ và nàng phải tự tử. Sau khi cuốn tiểu thuyết này được phổ biến, nhà văn Flaubert đã bị đưa ra tòa vì xúc phạm vào nền luân lý công cộng do vấn đề liên quan tới phong tục và các chi tiết thẳng thắn, nhưng rồi về sau, ông đã được tha bổng. Qua tác phẩm này, người đọc có thể nhận ra nơi các nhân vật các đặc tính tầm thường, đôi khi ngu xuẩn (stupidity) và tác giả hầu như muốn nói rằng Thượng Đế không ở trên thế gian. Tác giả đã dùng thể văn gián tiếp tự do (free indirect style) qua đó các tư tưởng của nhân vật được thuật lại bằng người kể chuyện rành mạch và khách quan. Đọc "Bà Bovary" người đọc sẽ thấy được xã hội tư sản Pháp lúc bấy giờ và tư tưởng của Flaubert. Tác phẩm này với cái tên Bovary thậm chí đã đi vào ngôn ngữ Pháp đẻ ra danh từ chung “Chủ nghĩa Bovary”… Đây là một tác phẩm văn học độc đáo, đặc sắc rất có ích cho những người yêu văn học.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bà Bovary PDF của tác giả Gustave Flaubert nếu chưa có điều kiện. Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Axit Sunfuric (Amélie Nothomb)
Sách của tác giả: Amélie Nothomb Axit Sunfuric (Amélie Nothomb) Hồi Ức Kẻ Sát Nhân (Amélie Nothomb) Hủy Hoại Vì Yêu (Amélie Nothomb) Kẻ Hai Mặt (Amélie Nothomb) Nhật Ký Chim Én (Amélie Nothomb) Sững Sờ Và Run Rẩy (Amélie Nothomb) Vòng Tay Samurai (Amélie Nothomb) $('#testCarousel3').owlCarousel({ items: 3, loop: true, margin: 10, autoplay: true, video: true, merge: true, autoplayTimeout: 3000, autoplayHoverPause: true, responsive: { 0: { items: 2 }, 479: { items: 3 }, 768: { items: 4 }, 1200: { items: 5 }, } }).addClass("owl-carousel-init");
Ấu Học Khải Mông (Trương Minh Ký)
Sách này có 2 phần, phần đầu là tiếng Pháp và thơ. Phần sau là Hán Nôm và chữ quốc ngữ nhưng bắt đầu từ trang cuối của sách, kiểu lật sách từ trái sang phải của người Hoa. Tuy nhiên, trong bản ebook này thì hai phần tiếp nối nhau bình thường chứ không theo kiểu lật ngược của sách, và 2 phần cũng được đánh số trang giống như trong sách giấy để bạn đọc tiện đối chiếu.***Trương Minh Ký (1855-1900), hiệu Thế Tải, Mai Nham, là một nhà giáo, báo, nhà văn hóa Việt Nam. Ông thông Hán và giỏi Pháp văn, làm thông ngôn cho nhà cầm quyền Pháp, cộng tác với Trương Vĩnh Ký (cũng là học trò của Trương Vĩnh Ký) trên tờ Gia Định báo, Thông Loại Khóa Trình cũng như viết sách dạy Pháp văn. “Nhà giáo, nhà văn, còn có tên là Trương Minh Ngôn, tự là Thế Tài, hiệu là Mai Nham, quê làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay thuộc Quận 5, TP. Hồ Chí Minh), con ông Trương Minh Cẩn và bà Phạm Thị Nguyệt. Thuở nhỏ ông là môn sinh của Trương Vĩnh Ký, khoảng năm 1870-1872 ông cùng Diệp Văn Cương, Nguyễn Trọng Quản là những người Việt Nam đầu tiên được đi du học ở Lycée d'Alger (Bắc Phi) của Pháp, tốt nghiệp về nước ông dạy tại các trường Chasseloup Laubat, trường Thông ngôn và trường Sĩ hoạn tại Sài Gòn. Trong thời gian này ông là cộng tác viên thường trực của Trương Vĩnh Kí cho tờ Gia Định báo. Sau đó ông làm chủ bút báo này từ năm 1881 đến 1897. Năm 1889 ông là nhân viên trong phái đoàn của triều đình Huế (chức thông ngôn) đi dự hội chợ đấu xảo tại Paris, sau khi về nước ông vẫn tiếp tục nghề dạy học và báo chí. Ngày 11-8-1900 ông mất tại Chợ Lớn hưởng dương 45 tuổi. Trương Minh Ký là một trong những người Việt Nam sử dụng chữ Quốc ngữ sớm nhất trong việc trước tác, nghiên cứu.***1. Khai tông minh nghĩa chương đệ nhứt. Đức phu tử lúc ở không,thấy thầy Tăng tử ngồi trông, bèn rằng:Vua xưa đức cả đạo toàn,thuận yên thiên hạ, hòa bằng nhơn dân.Trên không giận, dưới chẳng hờn.Vì sao ngươi biết được mần rứa chăng?Thầy Tăng lánh chiếu thưa rằng:Sâm không được sáng, biết bàn mần răng.—Đức phu tử mới nói rằng:Vã chăng hiếu nọ gốc đàng đức kia.Dạy người lấy đấy làm bia;lại ngồi ta bảo, chớ lìa chiếu ra:Cả mình vóc, tới tóc da,chịu chưng cha mẹ sanh ta vẹn tuyềnChẳng cho hư hại gây nên,là đầu lòng thảo kẻ hiền sự thân.Mình nên, đạo dạy xa gần,danh thơm tiếng tốt đồn dần đời sau.Vinh cha hiển mẹ dài lâu,ấy là lòng thảo đuôi đầu trọn nên.Vã chăng lòng thảo con hiền,trước thờ cha mẹ, giữa đền ơn vua.Sau thì công nghiệp gắn đua,thân danh đôi chữ ấy tua lập thành.Câu thi Đại nhã đành rành:Tổ tiên ngươi nhớ, đức lành người ghi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ấu Học Khải Mông PDF của tác giả Trương Minh Ký nếu chưa có điều kiện. Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Mật Của Nicholas Flamel Bất Tử - Tập 5: Ảo Thuật Gia (Michael Scott)
Sách của tác giả: Michael Scott Bí Mật Của Nicholas Flamel Bất Tử - Tập 5: Ảo Thuật Gia (Michael Scott) Bí Mật Của Nicholas Flamel Bất Tử - Tập 7: Cái Chết Của Joan Of Arc (Michael Scott) Bí Mật Của Nicholas Flamel Bất Tử - Tập 4: Kẻ Chiêu Hồn (Michael Scott) Bí Mật Của Nicholas Flamel Bất Tử - Tập 3: Nữ Phù Thủy (Michael Scott) 12:27:38Bí Mật Của Nicholas Flamel Bất Tử - Tập 2: Pháp Sư (Michael Scott) Bí Mật Của Nicholas Flamel Bất Tử - Tập 6: Yêu Nữ (Michael Scott) 11:06:43Bí Mật Của Nicholas Flamel Bất Tử - Tập 1: Nhà Giả Kim (Michael Scott) $('#testCarousel3').owlCarousel({ items: 3, loop: true, margin: 10, autoplay: true, video: true, merge: true, autoplayTimeout: 3000, autoplayHoverPause: true, responsive: { 0: { items: 2 }, 479: { items: 3 }, 768: { items: 4 }, 1200: { items: 5 }, } }).addClass("owl-carousel-init");