Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Xì Xầm Vs Hét To: Bí Kíp X Trong Quảng Cáo Pr (Russell Lawson)

Có bao giờ bạn thắc mắc về mục đích thật sự của quan hệ công chúng (Public Relations - PR) và tự hỏi liệu hoạt động này tác động thế nào đến sự phát triển của cái công ty bé xíu của bạn không? Hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ đều nghĩ rằng PR là một hoạt động dài hơi và tốn kém. Điều này có thể đúng đối với những doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế, nhưng bạn cũng không nên vì thế mà nản lòng. Vấn đề chỉ là bạn phải biết thu xếp thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu và sử dụng những nguồn lực sẵn có để tận dụng một chiến thuật marketing hiệu quả.

Nghĩ đến PR, bạn có thể tưởng tượng ra cảnh phải vã mồ hôi khi gọi điện thuyết phục một nhà báo nào đó tin rằng doanh nghiệp của bạn là một đơn vị xuất sắc; vò đầu bứt tai khi viết một bản thông cáo báo chí để giới thiệu về doanh nghiệp mình; hoặc liên tục gửi bài viết cho hàng trăm biên tập viên để rồi cuối cùng được biết họ không thể cho in bài đó...

Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh được những tình huống nản lòng như thế nếu biết cách làm PR hiệu quả. Khi được triển khai đúng, PR sẽ mang lại cho bạn những thành quả đáng kể, ví dụ như khách hàng tới tấp gọi đến văn phòng của bạn để hỏi về sản phẩm và dịch vụ của công ty; doanh nghiệp của bạn sẽ giành được niềm tin của công chúng và trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh; bạn không cần tốn một đồng nào mà hàng nghìn người vẫn biết đến công ty bạn chỉ trong vài ngày! Một công ty “được lên báo” dĩ nhiên sẽ nổi bật và khiến mọi người chú ý nhiều hơn. Nếu biết quảng bá tốt, bạn sẽ thu hút được nguồn vốn, đối tác, nhân viên, cũng như các khách hàng tiềm năng, còn doanh nghiệp của bạn sẽ xây dựng được hình ảnh của một “chuyên gia”, một “nhà lãnh đạo tư tưởng” và là “thương hiệu của mọi nhà” trong lòng công chúng.

Khi bạn cần quảng bá một sản phẩm/dịch vụ nào đó thì cách làm hiệu quả và tiết kiệm nhất chính là thu hút sự chú ý của công chúng đối với sản phẩm đó. Không như quảng cáo, PR được thực hiện dưới hình thức các bài viết xã luận thông qua lời xác nhận,quan điểm khách quan của một nhân vật thứ ba - ngoài nhà sản xuất và người tiêu dùng. Và lợi ích của những lời xác nhận tích cực thông qua báo đài này là không hề nhỏ.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xì Xầm Vs Hét To: Bí Kíp X Trong Quảng Cáo Pr PDF của tác giả Russell Lawson nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý sự thay đổi và chuyển tiếpMặc dù không thể báo trước thời điểm, sự việc và địa điểm thay đổi, song các tổ chức nên dự tính trước và lập kế hoạch thay đổi. Việc thừa nhận sự cần thiết và không thể tránh khỏi cảu quá trình thay đổi có thể giúp các công ty nhìn nhận những lần chuyển tiếp không phải là mối đe dọa mà chính là cơ hội để cơ cấu lại công ty và môi trường văn hóa . Sau đây là những dấu hiệu manh nha của sự thay đổi: Sáp nhập, mua lại, hay bán lại. Sáp nhập và mua lại thường là những cách để công ty phát triển. Bán lại là những nỗ lực chiến lược để phân bố lại tài sản hoặc để quy tụ công ty vào một định hướng cụ thể nào đó. Nhưng thay đổi “cơ cấu lại” như vậy hầu như luôn dẫn đến sự nhân đôi trong chức năng, nhưng phải được điều chỉnh thông qua những thời kỳ ngưng trệ đầy khó khăn.Tung ra sản phẩm hay dịch vụ mới ra thị trường. Điều này sẽ kết nối công ty với thị trường mới và hiển nhiên kèm theo đối thủ cạnh tranh mới. Trong những trường hợp này, cần thiết phải có sự thích ứng và học hỏi.Thay thế người lãnh đạo: Thay đổi có thể xảy ra khi có sự xuất hiện của một người lãnh đạo mới. Giống như người chủ mới cảu một ngôi nhà cũ, nhà lãnh đạo mới này sẽ cố gắng thay đổi hoặc điều chỉnh lại các quy trình kinh doanh hiện hữu. Trong nhiều trường hợp, điều này dẫn đến sự thay thế hàng loạt vị trí điều hành cấp cao. Vị lãnh đạo mới này sẽ tiếp tục thay đổi cho đến khi hoàn toàn hài lòng với bộ máy và quy trình làm việc mới theo chủ ý của mình.Công nghệ mới: Công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức làm việc cảu chúng ta. Đặc biệt, ngành công nghệ thông tin không chỉ thay đổi cách thức làm việc, mà còn cả thời gian và không gian làm việc. Gần 23% người lao động Mỹ hiện đang có một hình thức “làm việc từ xa” nào đó từ nhà, từ một nơi của khách hàng, hay từ văn phòng về tinh.Việc các công ty phải thay đổi liên tục không có nghĩa là con người thích quá trình này hoặc những trải nghiệm thay đổi là dễ chịu. Trái lại, thay đổi thường gây nản chí và bực dọc, và thường đem lại một số tổn thất. Các nhà quản lý thường than phiền rằng việc thay đổi làm họ mất quá nhiều thời gian và chi phí để thực hiện công việc. Cấp dưới khẳng định cấp trên không làm theo những chủ trương đã đề ra. Cấp trên lại cho rằng cấp dưới đang níu chân họ. Những người ở giữa thì đổi lỗi cho người khác.Quyển “quản lý sự thay đổi và chuyển tiếp” này tổng hợp những thông tin cần thiết về việc quản lý thay đổi trong các tổ chức. Từ những tình huống kinh doanh và bí quyết thực tế, bạn sẽ biết cách giải quyết những biến động do thay đổi gây ra, cách thực hiện thành công quá trình thay đổi và giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra, cách động viên và khuyến khích mọi người vượt qua giai đoạn thay đổi…Quyển sách này sẽ không giúp bạn trở thành một chuyên gia về quản lý sự thay đổi, song chúng đem lại những lời khuyên thiết yếu mà bạn có thể áp dụng để điều khiển “con tàu” của mình đi đúng hướng.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý khủng hoảng
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý khủng hoảngKhủng hoảng làm đau đầu nhiều tổ chức có nguy cơ rủi ro cao. Mọi tổ chức đều chịu khủng hoảng, cho dù họ có nhận ra điều đó hay không. Hãy xem ví dụ sau: – Các nhà ban hành định chế của Chính phủ Hoa Kỳ phát hiện ra rằng một số nhân viên của một công ty quản lý quỹ đầu tư tương hỗ hàng đầu đang dính vào những hoạt động thương mại phi pháp làm giảm tiền lãi của các cổ đông. Chỉ trong vòng một vài tuần phát hiện ra điều này, các cá nhân đầu tư và quỹ lương hưu đã bị rút hàng tỷ đô la từ công ty này, đe dọa sự tồn tại tương lai của nó. – Một tàu chở dầu bị mắc cạn, làm đổ hơn 250 ngàn thùng dầu ra vùng cửa sông Alaska. Bao nhiêu chi phí phải đổ vào việc làm sạch và nộp phạt cũng như các vụ kiện tụng và thư từ của các cổ đông và khách hàng bị thiệt hại.– Một nhà quản lý danh mục vốn đầu tư đang cố tạo ra lợi nhuận cao hơn cho các cổ đông đã đầu tư vốn thông qua việc sử dụng phát sinh đầu cơ tích trữ; nhưng không thông báo cho bất kỳ ai. Khi vụ việc sụp đổ, các nhà đầu tư – kể cả những nhà từ thiện và các tổ chức nghệ thuật bị mất 25% số tiền của họ. Còn công ty mất đi sự tín nhiệm và niềm tin của công chúng mà họ đã xây dựng hàng thập niên qua.– Hàng triệu người Mỹ xem một bộ phim tài liệu trên truyền hình trong đó có cảnh một chiếc xe đã bùng cháy trong một vụ đâm xe. Nhiều người phẫn nộ và thề không bao giờ mua xe từ hãng xe ô tô đó. Một tháng sau, hãng xe phát hiện được bằng chứng rằng nhà sản xuất phim tư liệu đã dàn dựng vụ đâm xe đó và cố tình để xảy ra vụ cháy.Nhưng sự thật này tác động rất ít đến quan điểm của công chúng, và điều này đã dẫn đến thiệt hại về danh tiếng và doanh thu của hãng xe.
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Quản lý các dự án lớn và nhỏ
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Quản lý các dự án lớn và nhỏ“Quản lý các dự án lớn và nhỏ là nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý hiện đại, là hoạt động chủ chốt giúp công ty duy trì và phát triển. Cuốn sách cung cấp cho ta những thông tin hữu ích, những bước làm cụ thể chi tiết, những khía cạnh khác nhau liên quan đến dự án cũng như việc quản lý dự án giúp cho tổ chức: xúc tiến thực hiện công việc đúng thời gian và trong phạm vi ngân sách cho phép; rút ngắn thời gian phát triển bằng cách đáp ứng mục tiêu đề ra trong phạm vi hợp lý, việc quản lý dự án sẽ giảm thiểu rủi ro; sử dụng các nguồn lực hiệu quả, không lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân viên. Hữu ích.”
Cẩm nang kinh doanh Harvard - Giao tiếp thương mại
Cẩm nang kinh doanh Harvard – Giao tiếp thương mại“Sách khá hay. Cuốn sách Cẩm Nang Kinh Doanh Harvard: Giao Tiếp Thương Mại cung cấp cho chúng ta cách giao tiếp hiệu quả trong mọi tình huống kinh doanh với những lời khuyên thực tế để cải thiện kỹ năng viết, thuyết trình và đối thoại với ngườì khác. Mình nghĩ sách kỹ năng này rất có ích cho mọi người đặc biệt là các bạn sinh viên đang học ngành kinh doanh nên tham khảo nhiều hơn. Nhưng chất lượng giấy sách không tốt lắm, màu mực in nhiều trang hơi bị lem khó xem. Tóm lại, cuốn sách này khá hay và có ích cho những ai đang muốn kinh doanh.”