Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tục ngữ lược giải - Lê Văn Hòe

Kỳ thi Sơ-học khóa 1952 đầu-đề bài luận là « Ăn vóc học hay ». Kỳ thi nhập học lớp đệ-thất trường Trung-học Chu văn-An niên khóa 1952-53 đầu đề bài luận là « Tham thì thâm » và « Đói cho sạch rách cho thơm ». Sự tìm hiểu tục-ngữ đã trở nên cần thiết cho anh em học-sinh.

Sách Tục-Ngữ Lược-Giải, trong hai tháng ấn-hành hai lần, được anh em hoan nghênh là phải.

Song nhiều người tỏ ý phàn-nàn : Tục-Ngữ Lược-Giải mỏng quá, chứa được có hơn 200 câu.

Chúng tôi cũng thấy thế. Nên cho ra tập thứ nhì này để bổ túc cho tập thứ nhất.

Tập này gồm hơn 300 câu, cộng với tập thứ nhất, hiến anh em học-sinh non 600 tục-ngữ thường dùng. Đối với rừng tục-ngữ nước nhà con số tuy còn nhỏ-nhặt song bằng ấy tài-liệu cũng đã có thể giúp ích anh em, khả dĩ làm anh em vững tâm trước những đề luận về tục-ngữ.

Hoặc ít ra thì đó cũng là tham-vọng và mục-đích của chúng tôi khi cho ra hai tập Tục-Ngữ Lược-Giải.

L.V.H.

2-9-52

***

Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn-tắt, hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoặc vì chữ dùng quá cổ.

Không những anh em thanh-niên học-sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước ý-nghĩa một vài câu tục-ngữ.

Vốn yêu-chuộng quốc-văn, quốc-học, chúng tôi chú-trọng đến tục ngữ Việt-Nam đã từ lâu.

Và trong khoảng những năm 1937, 1938 trên các báo Việt-báo, Việt-Cường ngoài Bắc, Công-Luận trong Nam, tôi đã có dịp giải-thích ý-nghĩa một số tục-ngữ.

Rồi sau, trải qua nhiều địa-phương, xúc-tiếp với nhiều nghề-nghiệp, những điều tai nghe mắt thấy cùng những kinh-nghiệm bản thân đã giúp chúng tôi hiểu thêm một số tục-ngữ cần phải giải-thích.

Nay nhân thấy câu tục-ngữ « Ăn vóc học hay » đầu bài luận thi Sơ-học vừa qua, đã làm nhiều thí-sinh phải cắn bút, chúng tôi liền nẩy ra cái ý-định đem cái kết-quả sưu-tầm, nghiên-cứu tục-ngữ, trong mấy năm nay cống-hiến anh em thanh-niên và các nhà trí-thức, các bậc giáo-sư, dùng làm tài-liệu tham-khảo trong cái giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc-văn chăng ?

Dĩ-nhiên là sách này chỉ giải-thích sơ-lược đại-ý mà thôi, không đi sâu vào lai-lịch hay điển-cố các tục-ngữ.

Và cũng không phải là giải-thích hết thẩy các tục-ngữ Việt-nam, mà chỉ giải nghĩa những câu cần phải giải nghĩa, và tác-giả đã tìm thấy nghĩa.

Những điều tai nghe mắt thấy, những kinh-nghiệm, hiểu biết của một người, dù sao cũng chưa thể đầy đủ được. Những khuyết-điểm sai lầm trong sách, nếu có, chúng tôi mong được các bậc cao-minh sẵn lòng chỉ-giáo cho.

Hà-nội ngày 6 tháng 6 năm 1952

LÊ-VĂN-HÒE

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

XÃ HỘI VIỆT NAM - LƯƠNG ĐỨC THIỆP
- Tại sao người ta lại định dạng quốc gia Việt Nam bằng một cái tên lai ghép giữa Ấn và Hoa - INDOCHINOISE? Văn hóa Việt Nam đã vay mượn gì Trung Hoa, và định hình văn hóa cho dân tộc như thế nào? Người Việt đã tạo nên một xã hội riêng, một lối sinh hoạt thế nào mà trải qua bao thế kỷ dân tộc Việt Nam không bị tan chìm và đồng hóa trong khối Hán tộc? - Tại sao người ta lại định dạng quốc gia Việt Nam bằng một cái tên lai ghép giữa Ấn và Hoa - INDOCHINOISE? Văn hóa Việt Nam đã vay mượn gì Trung Hoa, và định hình văn hóa cho dân tộc như thế nào? Người Việt đã tạo nên một xã hội riêng, một lối sinh hoạt thế nào mà trải qua bao thế kỷ dân tộc Việt Nam không bị tan chìm và đồng hóa trong khối Hán tộc? - Tại sao luân lý Khổng Mạnh không đem áp dụng được toàn vẹn trong xã hội Việt Nam? Người Việt đã kiến tạo nên một văn minh khác hẳn với Trung Hoa ra sao? Tại sao cùng một mô hình chế độ, dưới cùng luân lý Khổng Mạnh, mà vai trò của người phụ nữ Việt Nam lại cao hơn hẳn vai trò của người phụ nữ Trung Hoa?- Mối liên hệ giữa chế độ xã hội với phương thức sản xuất đã được nhìn nhận như thế nào qua sự tiến hóa của dân tộc Việt?- Tại sao cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng lại thất bại? Tại sao cuộc cải cách của Hồ Quý Ly lại không thành công? Tại sao triều Quang Trung lại nhanh chóng sụp đổ?- Tại sao Trung Quốc có giặc Khăn Vàng, có Minh Giáo của Trương Vô Kỵ, có Bạch Liên giáo, có Thái Bình Thiên Quốc. Nhưng xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt Nam không có bất kỳ một cuộc khởi nghĩa quy mô nào mượn danh nghĩa Tôn Giáo?- Tại sao người Việt Nam thông minh nhưng bao nhiêu thế hệ, bao nhiêu năm tháng qua đi vẫn không sản sinh ra được một luận thuyết nào? Tại sao người Việt Nam lại không có được bất kỳ công trình kiến trúc hoành tráng để đời?Xã Hội Việt Nam của Lương Đức Thiệp đã bao quát toàn bộ các lĩnh vực: Văn hóa - Xã hội - Lịch sử - Tôn giáo - Kinh tế - Chính trị từ sơ sử đến cận đại, có thể nói đây là một tác phẩm đỉnh cao về khảo cứu xã hội Việt Nam theo lối xã hội học. Tường minh và chi tiết, chặt chẽ và trung thực với cái nhìn thống quát cả cuộc tiến hóa của dân tộc suốt qua lịch sử để dò xét cái quá trình phát triển biện chứng.
PHONG TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ hằng năm vào ngày mất (còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch (hay còn gọi là ngày ta). Họ tin rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (còn gọi là ngày sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng), vàA các dịp lễ Tết khác trong một năm như: Tết Nguyên Đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết Trùng thập... Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh con, làm nhà, đi xa, thi cử... người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công.Bản chất việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cầu tiền nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao lưu giữa cõi dương và cõi âm.Đây là một lễ vô cùng quan trọng, bởi nhớ đến ông bà tổ tiên là đã thể hiện lòng thành kính với vong linh người đã khuất, không phụ thuộc vào việc làm giỗ lớn hay nhỏ. Chỉ với chén nước, quả trứng, nén hương cũng giữ được đạo hiếu.Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người Việt Nam ta có phong tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ đến nguồn gốc của mình. Đó là một phong tục tập quán tốt cần được giữ gìn và phát huy. Cuốn sách Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam giới thiệu với bạn đọc những phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, đó là: phong tục thờ cúng tổ tiên, các vị thần thờ tại gia và thờ phụng trong ngày Tết. Mong rằng, nội dung trong quyển sách này sẽ góp phần giúp bạn đọc giữ gìn, phát huy những phong tục thờ phụng đã có từ ngàn đời nay. Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người Việt Nam ta có phong tục thờ cúng tổ tiên để tưởng nhớ đến nguồn gốc của mình. Đó là một phong tục tập quán tốt cần được giữ gìn và phát huy. Cuốn sách Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam giới thiệu với bạn đọc những phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, đó là: phong tục thờ cúng tổ tiên, các vị thần thờ tại gia và thờ phụng trong ngày Tết.Mong rằng, nội dung trong quyển sách này sẽ góp phần giúp bạn đọc giữ gìn, phát huy những phong tục thờ phụng đã có từ ngàn đời nay.
CẨM NANG TIẾNG VIỆT VÀ CHỮ VIẾT - LƯU QUANG
Tiếng Nói và Chữ Viết tuy là những chuyện thường nhất ai cũng biết đến nhưng vẫn còn nêu nhiều việc thât khó khăn. Nguồn gốc và cách tiếng ta chưa được tìm thấy mà thứ chữ viết của ta cũng chưa có. Những thiếu sót lớn lao này làm cho tiếng Việt không sinh sôi nảy nở được nên phải mượn nhiều tiếng nước ngoài, chữ ta không có nên phải học chữ người, cả ngàn năm miệt mài với Hán tự và trăm năm phụng sự chữ Latin, La Mã. Đó là đầu mối mọi thứ nô lệ văn hóa và tư tưởng, nó ngày càng xóa nhòa căn bản dân dộc. Ảnh hưởng văn hóa ngoại lai đã nhuộm đầu óc dân ta bằng những màu sắc quá dị biệt, làm cho ta xa nhau đến độ coi nhau là kẻ thù. Vì vậy muốn xây dụng văn hóa độc lập ngõ hầu dẫn dắt ta đến chỗ hòa đồng, cần bàn tới những yếu tố này trước. Tiếng Nói và Chữ Viết tuy là những chuyện thường nhất ai cũng biết đến nhưng vẫn còn nêu nhiều việc thât khó khăn. Nguồn gốc và cách tiếng ta chưa được tìm thấy mà thứ chữ viết của ta cũng chưa có. Những thiếu sót lớn lao này làm cho tiếng Việt không sinh sôi nảy nở được nên phải mượn nhiều tiếng nước ngoài, chữ ta không có nên phải học chữ người, cả ngàn năm miệt mài với Hán tự và trăm năm phụng sự chữ Latin, La Mã. Đó là đầu mối mọi thứ nô lệ văn hóa và tư tưởng, nó ngày càng xóa nhòa căn bản dân dộc. Ảnh hưởng văn hóa ngoại lai đã nhuộm đầu óc dân ta bằng những màu sắc quá dị biệt, làm cho ta xa nhau đến độ coi nhau là kẻ thù. Vì vậy muốn xây dụng văn hóa độc lập ngõ hầu dẫn dắt ta đến chỗ hòa đồng, cần bàn tới những yếu tố này trước.
VĂN KHẤN CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Theo phong tục và nghi lễ cổ truyền của người Việt Nam, trong các nghi lễ dâng hương bao giờ cũng phải tuân thủ trật tự là: sắm lễ, dâng lễ, thắp hương và cầu khấn. Việc cầu khấn bày tỏ lòng thành tâm của người làm lễ dâng hương trước các đấng vô hình linh thiêng: vong linh Tổ tiên, Thần thánh, chư vị Thánh hiền, chư vị Bồ Tát, chư vị Phật mười phương. Từ xưa, trong chính sử và trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều câu chuyện linh ứng của lời cầu khấn thành tâm. Theo phong tục và nghi lễ cổ truyền của người Việt Nam, trong các nghi lễ dâng hương bao giờ cũng phải tuân thủ trật tự là: sắm lễ, dâng lễ, thắp hương và cầu khấn. Việc cầu khấn bày tỏ lòng thành tâm của người làm lễ dâng hương trước các đấng vô hình linh thiêng: vong linh Tổ tiên, Thần thánh, chư vị Thánh hiền, chư vị Bồ Tát, chư vị Phật mười phương. Từ xưa, trong chính sử và trong dân gian còn lưu truyền rất nhiều câu chuyện linh ứng của lời cầu khấn thành tâm. Lời khấn của người xưa luôn bao hàm sự mong muốn vươn tới cuộc sống tốt đẹp, đạo đức, triết lý làm người tỏa sáng vẻ đẹp văn hóa, đạo lý cổ nhân được lưu truyền theo năm tháng. Với mong muốn góp phần cùng bạn đọc sưu tầm, tìm hiểu những bài văn khấn cổ truyền nôm na, dễ nhớ, dễ thuộc, được ghi chép trong sách cổ và lưu truyền trong dân gian, cuốn Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam do tác giả Nguyễn Bích Hằng sưu tầm và biên soạn được giới thiệu đến bạn. Tập sách này trình bày sáng rõ, dễ hiểu với các nội dung: Văn khấn theo các lễ tiết trong năm Văn khấn theo các nghi lễ trong lễ tục vòng đời Văn khấn tại Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ Trong mỗi lễ tiết, tập tục, tập sách cũng giới thiệu đôi nét về ý nghĩa của lễ tiết, tập tục, tiết đến sắm lễ và văn khấn. Lời khấn của người xưa luôn bao hàm sự mong muốn vươn tới cuộc sống tốt đẹp, đạo đức, triết lý làm người tỏa sáng vẻ đẹp văn hóa, đạo lý cổ nhân được lưu truyền theo năm tháng. Với mong muốn góp phần cùng bạn đọc sưu tầm, tìm hiểu những bài văn khấn cổ truyền nôm na, dễ nhớ, dễ thuộc, được ghi chép trong sách cổ và lưu truyền trong dân gian, cuốn Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam do tác giả Nguyễn Bích Hằng sưu tầm và biên soạn được giới thiệu đến bạn. Tập sách này trình bày sáng rõ, dễ hiểu với các nội dung: Văn khấn theo các lễ tiết trong năm Văn khấn theo các nghi lễ trong lễ tục vòng đời Văn khấn tại Chùa, Đình, Đền, Miếu, Phủ Trong mỗi lễ tiết, tập tục, tập sách cũng giới thiệu đôi nét về ý nghĩa của lễ tiết, tập tục, tiết đến sắm lễ và văn khấn.