Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cư Kỉnh (Hồ Biểu Chánh)

Văn học nghệ thuật của một đất nước thì mang những đặc trưng riêng của đất nước đó. Tuy nhiên trong quá trình phát triển văn học nghệ thuật cũng chịu những tác động của các yếu tố bên ngoài, vì thế khi thì nó phát triển theo con đường đúng đắn, có khi lại đi lệch hướng. Và sự lệch lạc đó trong văn học nghệ thuật nó cũng gây những tác động tiêu cực tới nếp sống và cách suy nghĩ của con người.

Trong tiểu thuyết “Cư kỉnh” tác giả Hồ Biểu Chánh đã nói lên được thực tế đó ở Việt Nam thời gian đầu thế kỷ XX. Nhân vật Chí Cao trong “Cư kỉnh” là một điển hình cho sự băng hoại đạo đức của một bộ phận trí thức thế kỷ XX. Chí Cao - một tiểu thuyết gia tên tuổi được nhiều độc giả biết tới, nhưng anh đã lợi dụng văn chương để làm u muội và lừa gạt tình cảm độc giả của mình. Cuối cùng anh đã phải trả giá cho những việc không tốt mà anh đã gây ra.

Với cách hành văn giàu chất Nam Bộ, lối nói nhẹ nhàng thủng thỉnh, ngôn từ giản dị, trong khoảng hơn năm mươi trang nội dung Hồ Biểu Chánh đã cho ta thấy được phần nào sự phát triển văn học Việt Nam thời kỳ đầu của thế kỷ XX và sự suy đồi nhân cách của một bộ phận trí thức thời kỳ đó. Tiểu thuyết giàu giá trị phê phán đồng thời cũng giúp ta sáng tỏ một chân lý sống: Gieo nhân nào thì hái quả đó, gieo gió thì phải gặp bão. Vì thế mà Chí Cao lừa gạt tình cảm của cô Túy đã phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.***

Hồ Biểu Chánh là một nhà văn lớn của Nam Bộ vào những năm đầu thế kỉ 20 với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Tiểu thuyết của ông, gồm hơn 60 quyển, chủ yếu xoay quanh các vấn đề đạo đức, nhân nghĩa, tình đời bị cuốn trôi, bị xen lẫn, phải vùng vẫy trong làn hương mê muội của tiền bạc. Đọc về Nam Bộ xưa là tiếp xúc với những ngôn từ có phần chân quê, lạ lẫm thêm cách nói chuyện hưỡn đãi, nhưng cũng không kém phần tinh tế vì những khía cạnh của một câu chuyện tưởng như chân chất bình thường lại được xoáy vào ở mọi góc cạnh, và bất giác khiến ta giật mình khi những gai góc của nó lộ ra.

Đọc truyện của Hồ Biểu Chánh, cũng là một bước nhìn lại quá khứ, không phải của tôi, mà là của con người, của thiên hạ, đế thấy con tạo xoay vần, nhân gian biến đổi, nói thiệt, không khỏi có chút chạnh lòng. Tìm mua: Cư Kỉnh TiKi Lazada Shopee

***

Chủ bếp hầu đang ngồi lim dim ngoài cửa, trông cho mau được về trại ăn cơm, thình lình tên Tú bước vô đưa phong thơ của ông Huyện và mượn trình liền cho quan lớn. Chủ bếp thấy quan lớn đang viết nên lấp ló không dám vô.

Cách một hồi, quan Chủ quận ngước lên thấy chú bếp thì hỏi:

- Muốn chi đó, chú bếp?

- Bẩm quan lớn, có thơ của ông Huyện hàm dặn đưa gấp cho quan lớn.

- Đem vô đây.

Quan Chủ quận lấy thơ mở ra xem, thì thấy thơ như vầy:

"Kính bẩm quan lớn,

Tôi kính bẩm cho quan lớn rõ: tôi mới nghe dường như trong nhà tôi có manh mối xa gần về vụ án mạng mà quan lớn đương tra xét đó. Tiếc vì tôi không có thể hỏi mà phân manh mối ấy được, vậy tôi cúi xin quan lớn vui lòng dời gót đến nhà tôi đặng tra xét tường tất cho ra chơn lý.

Cúi xin quan lớn nhậm lời

Huyện Hàm TÂN

Kính bái thơ"

Quan Chủ quận đọc thơ rồi ngài lắc đầu thở ra, thủng thẳng xếp thơ bỏ vào hộc tủ rồi đứng dậy bước ra cửa mà đi, không nói cho bà lớn hay, mà cũng không dạy bếp hầu đi theo.

Bước vào cửa ngõ của ông Huyện Hàm Tân, quan Chủ quận thấy ông đương thơ thẩn trong vườn hoa, thì đi riết vô. Ông Huyện thấy quan Chủ quận đi một mình thì cũng bươn bả đón rước. Chủ khách chào nhau và dắt nhau đi vô nhà. Ông Huyện thấy một tên bạn làm vườn đang lui cui nhổ cỏ gần đó thì kêu mà biểu nó đi mời Hương quản.

Quan chủ quận thì nghiêm nghị, còn ông Huyện thì tư lự, cử chỉ ấy làm cho cuộc hội diện chiều nay đã không vui vẻ, mà còn có không khí nặng nề khó chịu.

Quan chủ quận vừa ngồi, thì bà Huyện ở trong bước ra chào, nét mặt quyết đoán chớ không có vẻ buồn lo.

Quan Chủ quận không nói tới việc ngài mới đọc trong thơ, có ý nhường cho ông Huyện khởi đầu, đặng dọ coi việc nhà của ông Huyện chuyển biến ra thể nào.

Công việc đến đây, dường như ông Huyện hối ngộ sự ông viết thơ mời quan Chủ quận. Ông ngó bà với cặp mắt buồn hiu và ngồi im lìm không nói chi hết. Biết chủ nhà khó mở miệng, và quyết đem sự tín nhiệm để thay sự ngần ngại ấy, quan Chủ quận mới chẫm rãi hỏi ông Huyện:

- Ông Huyện nghe việc chi mà ông nói vụ án mạng dường như có manh mối?

Câu hỏi ấy dường như xô đẩy ông Huyện bước tới, lại cũng chặn đường không cho ông thối lui, bởi vậy ông ngó bà rồi thủng thẳng nói:

- Bẩm quan lớn, việc đó như vầy: hồi sớm mơi nầy tôi nghe người ta nói kín cho tôi biết lúc vợ chồng tôi đi Sài Gòn ở trển 10 bữa, thì ở nhà một đêm nọ, lối 10 giờ, có bóng người mặc đồ trắng, không rõ đàn ông hay đàn bà, ở phía sau vườn tôi vạch rào chỗ đám trầu mà qua bên vườn Chí Cao rồi hơn một giờ sau cái bóng ấy trở lại. Đêm sau cũng thấy như vậy nữa, mà lần nầy bên vườn Chí Cao lại có thêm một cái bóng nữa, hai bóng lần lần đi vô nhà Chí Cao, đến gần sáng mới trở ra tới rào, rồi một cái đi qua bên vườn của tôi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Hồ Biểu Chánh":Chúa Tàu Kim QuyTại TôiĐỗ Nương Nương Báo OánHai Thà Cưới VợHai Khối TìnhKẻ Làm Người ChịuChị Đào, Chị LýNợ ĐờiHạnh Phúc Lối NàoAi Làm ĐượcÝ Và TìnhCười GượngVợ Già Chồng TrẻTỉnh MộngĐóa Hoa TànLời Thề Trước MiễuLòng Dạ Ðàn BàMẹ Ghẻ Con GhẻVì Nghĩa Vì TìnhCon Nhà GiàuCon Nhà NghèoTơ Hồng Vương VấnSống Thác Với TìnhĐoạn TìnhĂn Theo Thuở, Ở Theo ThờiTiền Bạc Bạc TiềnÔng CửTừ HônThiệt Giả Giả ThiệtNgười Thất ChíÁi Tình MiếuCay Đắng Mùi ĐờiCha Con Nghĩa NặngNam Cực Tinh HuyNặng Gánh Cang ThườngChút Phận Linh ĐinhBức Thư Hối HậnCư KỉnhLạc Đường - Hồ Biểu ChánhNgọn Cỏ Gió ĐùaNợ Tình - Hồ Biểu ChánhTân Phong Nữ SĩThầy Chung Trúng SốThầy Thông Ngôn

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cư Kỉnh PDF của tác giả Hồ Biểu Chánh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bùa Lỗ Ban, Thực Hư, Thiện Ác (Thiên Hùng)
“Tên cướp bất ngờ thấy Hạnh đuổi theo bén gót lại la inh ỏi, nên thay vì chạy vào trong chợ, hắn rẻ vào khu nhà dân đối diện với chợ Kim Biên… bởi một số người nghe tiếng Hạnh la, cùng rượt theo hắn… và ngay đầu hẻm, hắn bị đá té bổ nhào, chiếc bóp có dây đeo vừa cướp được của Hạnh văng ra xa… Người đá ngã tên cướp cạn là một anh phu xích lô đạp, đang ngồi trên xe chờ khách, đậu trước đầu con hẻm, thấy tên cướp chạy ngang và nhiều người đang đuổi theo phía sau, nên phóng xuống xe đá vào chân tên cướp. Anh cúi xuống nhặt chiếc bóp lên, chưa kịp đưa cho Hạnh cũng vừa chạy đến, thì tên cướp đã lồm cồm bò dậy, tức tối húc đầu vào bụng anh. Cười nhạt, anh nghiêng người qua để tránh, tên cướp hụt đòn lảo đảo, thì thêm ba tên khác từ trong xóm, cầm cây dầu loại 3 phân vuông, xông vào… Mọi người ai cũng đều nghĩ là họ sẽ giúp anh phu xích lô để bắt tên cướp, nhưng sự việc hoàn toàn ngược lại. Ba tên mới đến đã tấn công anh phu xích lô đang tóm gáy tên cướp, để giải vây cho hắn. Quá bất ngờ, nên mọi người đều há hốc mồm kinh ngạc, kể cả Hạnh, nên cô đứng chết trân. Anh phu xích lô buông tên cướp nhảy ra ngoài, ngay trước Hạnh để tránh những khúc cây dầu vuông phang tới tấp, và Hạnh thấy, hình như ngón tay trỏ của anh ngay ra chỉa xuống đất khoanh khoanh mấy vòng tròn. Thật lạ lùng, bọn cướp cạn đang hung hãn như vậy, bỗng ngây người ra, thì vừa lúc có tiếng tu-huýt của cảnh sát ré lên từ bên chợ, và hai nhân viên cảnh sát cùng vài người dân chạy qua… Họ đã còng tay bọn cướp cạn thật dễ dàng vì hình như chúng không còn chút hơi sức nào để kháng cự… Được những người mục kích sự việc thuật lại tường tận hai nhân viên cảnh sát đã mời Hạnh và anh phu xích lô theo về bót để làm biên bản sự việc… Có lẽ là lần đầu tiên phải tới cò bót, nên dù rối rít cám ơn anh phu xích lô, Bà Bảy vẫn lo lắng hỏi Hạnh, khi thấy nhân viên cảnh sát đã tạm giữ chiếc bóp của Hạnh: - Bóp của mầy bị giựt mà, sao họ chưa chịu trả cho mầy, còn đi đâu nữa chứ Hạnh? Hạnh chưa biết phải trả lời bà Bảy như thế nào vì hình như đầu óc cô vẫn chưa được tập trung, thì anh phu xích lô đỡ lời: - Bác và cô hãy an tâm, về bót họ sẽ trả lại cho cô, sau khi lập biên bản vì họ cần có tang vật để truy tố bọn cướp cạn nầy. Tìm mua: Bùa Lỗ Ban, Thực Hư, Thiện Ác TiKi Lazada Shopee Hạnh nhìn anh phu xích lô, đang đẩy xe đi kế bên bà Bảy, lí nhí tiếng cám ơn… Bây giờ cô mới nhìn kỷ ân nhân của mình… khoảng hăm lăm, hăm sáu, người dong dỏng cao, gương mặt tuy hơi đen vì nắng gió, nhưng còn phảng phất đâu đó chút hình ảnh thư sinh với nụ cười tự tin nửa miệng, nhất là đôi mắt cương nghị được biểu lộ dưới đôi lông mày rậm hình lưỡi mác… và không hiểu sao, cô có linh cảm đây mới chính là người gia đình cô muốn tìm chứ không phải là thầy Hai Lý…”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bùa Lỗ Ban, Thực Hư, Thiện Ác PDF của tác giả Thiên Hùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bùa Lỗ Ban, Thực Hư, Thiện Ác (Thiên Hùng)
“Tên cướp bất ngờ thấy Hạnh đuổi theo bén gót lại la inh ỏi, nên thay vì chạy vào trong chợ, hắn rẻ vào khu nhà dân đối diện với chợ Kim Biên… bởi một số người nghe tiếng Hạnh la, cùng rượt theo hắn… và ngay đầu hẻm, hắn bị đá té bổ nhào, chiếc bóp có dây đeo vừa cướp được của Hạnh văng ra xa… Người đá ngã tên cướp cạn là một anh phu xích lô đạp, đang ngồi trên xe chờ khách, đậu trước đầu con hẻm, thấy tên cướp chạy ngang và nhiều người đang đuổi theo phía sau, nên phóng xuống xe đá vào chân tên cướp. Anh cúi xuống nhặt chiếc bóp lên, chưa kịp đưa cho Hạnh cũng vừa chạy đến, thì tên cướp đã lồm cồm bò dậy, tức tối húc đầu vào bụng anh. Cười nhạt, anh nghiêng người qua để tránh, tên cướp hụt đòn lảo đảo, thì thêm ba tên khác từ trong xóm, cầm cây dầu loại 3 phân vuông, xông vào… Mọi người ai cũng đều nghĩ là họ sẽ giúp anh phu xích lô để bắt tên cướp, nhưng sự việc hoàn toàn ngược lại. Ba tên mới đến đã tấn công anh phu xích lô đang tóm gáy tên cướp, để giải vây cho hắn. Quá bất ngờ, nên mọi người đều há hốc mồm kinh ngạc, kể cả Hạnh, nên cô đứng chết trân. Anh phu xích lô buông tên cướp nhảy ra ngoài, ngay trước Hạnh để tránh những khúc cây dầu vuông phang tới tấp, và Hạnh thấy, hình như ngón tay trỏ của anh ngay ra chỉa xuống đất khoanh khoanh mấy vòng tròn. Thật lạ lùng, bọn cướp cạn đang hung hãn như vậy, bỗng ngây người ra, thì vừa lúc có tiếng tu-huýt của cảnh sát ré lên từ bên chợ, và hai nhân viên cảnh sát cùng vài người dân chạy qua… Họ đã còng tay bọn cướp cạn thật dễ dàng vì hình như chúng không còn chút hơi sức nào để kháng cự… Được những người mục kích sự việc thuật lại tường tận hai nhân viên cảnh sát đã mời Hạnh và anh phu xích lô theo về bót để làm biên bản sự việc… Có lẽ là lần đầu tiên phải tới cò bót, nên dù rối rít cám ơn anh phu xích lô, Bà Bảy vẫn lo lắng hỏi Hạnh, khi thấy nhân viên cảnh sát đã tạm giữ chiếc bóp của Hạnh: - Bóp của mầy bị giựt mà, sao họ chưa chịu trả cho mầy, còn đi đâu nữa chứ Hạnh? Hạnh chưa biết phải trả lời bà Bảy như thế nào vì hình như đầu óc cô vẫn chưa được tập trung, thì anh phu xích lô đỡ lời: - Bác và cô hãy an tâm, về bót họ sẽ trả lại cho cô, sau khi lập biên bản vì họ cần có tang vật để truy tố bọn cướp cạn nầy. Tìm mua: Bùa Lỗ Ban, Thực Hư, Thiện Ác TiKi Lazada Shopee Hạnh nhìn anh phu xích lô, đang đẩy xe đi kế bên bà Bảy, lí nhí tiếng cám ơn… Bây giờ cô mới nhìn kỷ ân nhân của mình… khoảng hăm lăm, hăm sáu, người dong dỏng cao, gương mặt tuy hơi đen vì nắng gió, nhưng còn phảng phất đâu đó chút hình ảnh thư sinh với nụ cười tự tin nửa miệng, nhất là đôi mắt cương nghị được biểu lộ dưới đôi lông mày rậm hình lưỡi mác… và không hiểu sao, cô có linh cảm đây mới chính là người gia đình cô muốn tìm chứ không phải là thầy Hai Lý…”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bùa Lỗ Ban, Thực Hư, Thiện Ác PDF của tác giả Thiên Hùng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bông Lúa Sa Mo (An Khê)
Nhà văn An Khê tên thật Nguyễn Bính Thinh, sanh ngày 1-9-1923 (giấy tờ ghi 1925) tại Sa-Đéc và mất ngày 9-11-1994 tại Marseille, Pháp, nơi ông sống lưu vong. Thân phụ ông, bác-sĩ Nguyễn Bính với bút hiệu Biến Ngũ Nhy, đã là một trong những nhà văn tiền phong của nền văn học chữ quốc ngữ, tác giả Kim Thời Dị Sử. An Khê từng là sĩ quan quân đội quốc gia Việt Nam thời Bảo Đại, lên đến Thiếu Tá Tiểu đoàn trưởng thì bị thương nặng và giải ngũ. Thời trẻ trước đó, ông đã tham gia phong trào Thanh niên ái quốc đoàn, năm 1941 bị thực dân Pháp bắt giam ở Khám Lớn (Sài- Gòn) rồi bị đày ra Côn-Đảo. Tháng 8 năm 1945, ông được chính phủ Trần Trọng Kim trả tự do đưa về đất liền cùng 122 chiến sĩ quốc gia khác. An-Khê viết kể lại giai đoạn tù đày này trong Từ Khám Lớn... Tới Côn- Đảo, hồi-ký lao-tù của một chiến sĩ cách mạng quốc-gia, xuất bản tại Canada năm 1993. Sự nghiệp văn hóa chính của An-Khê là làm báo và viết tiểu-thuyết. Ông đã viết cho nhiều nhật báo và tạp chí ở miền Nam và làm chủ nhật báo Miền Tây. Ngoài bút hiệu An-Khê, ông còn ký Cửu Lang, Vân Nga, Trương Thanh Vân,...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bông Lúa Sa Mo PDF của tác giả An Khê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bông Lúa Sa Mo (An Khê)
Nhà văn An Khê tên thật Nguyễn Bính Thinh, sanh ngày 1-9-1923 (giấy tờ ghi 1925) tại Sa-Đéc và mất ngày 9-11-1994 tại Marseille, Pháp, nơi ông sống lưu vong. Thân phụ ông, bác-sĩ Nguyễn Bính với bút hiệu Biến Ngũ Nhy, đã là một trong những nhà văn tiền phong của nền văn học chữ quốc ngữ, tác giả Kim Thời Dị Sử. An Khê từng là sĩ quan quân đội quốc gia Việt Nam thời Bảo Đại, lên đến Thiếu Tá Tiểu đoàn trưởng thì bị thương nặng và giải ngũ. Thời trẻ trước đó, ông đã tham gia phong trào Thanh niên ái quốc đoàn, năm 1941 bị thực dân Pháp bắt giam ở Khám Lớn (Sài- Gòn) rồi bị đày ra Côn-Đảo. Tháng 8 năm 1945, ông được chính phủ Trần Trọng Kim trả tự do đưa về đất liền cùng 122 chiến sĩ quốc gia khác. An-Khê viết kể lại giai đoạn tù đày này trong Từ Khám Lớn... Tới Côn- Đảo, hồi-ký lao-tù của một chiến sĩ cách mạng quốc-gia, xuất bản tại Canada năm 1993. Sự nghiệp văn hóa chính của An-Khê là làm báo và viết tiểu-thuyết. Ông đã viết cho nhiều nhật báo và tạp chí ở miền Nam và làm chủ nhật báo Miền Tây. Ngoài bút hiệu An-Khê, ông còn ký Cửu Lang, Vân Nga, Trương Thanh Vân,...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bông Lúa Sa Mo PDF của tác giả An Khê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.