Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lịch Sử Thế Giới Cận Đại (Vũ Dương Minh)

Nội dung cơ bản của thời kỳ lịch sử cận đại là sự chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, sự xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới.

Những cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ (giữa thế kỷ XVI - giữa thế kỷ XIX) đã từng bước thiết lập hệ thống chính trị tư sản trong các quốc gia phát triển (Anh, Mỹ, Pháp, Đức) rồi lan tỏa ảnh hưởng ra các nước trên những mức độ khác nhau ở châu Âu, châu Mỹ latinh và châu Á. Cùng với sự hình thành bộ máy nhà nước tư sản là sự xuất hiện các trào lưu tư tưởng về quyền con người và quyền công dân; các học thuyết về thể chế chính trị và quyền tự do dân chủ, nổi bật nhất là Triết học Ánh sáng; các dòng văn học lãng mạn và hiện thực phản ánh cuộc vận động lớn lao đó.

Thời kỳ này còn được đánh dấu bởi cuộc cách mạng công nghiệp, mở đầu bằng việc phát minh và sử dụng máy hơi nước vào sản xuất ở nước Anh cuối thế kỷ XVIII. Một quá trình công nghiệp hóa diễn ra rầm rộ ở châu Âu đã làm thay đổi cách thức sản xuất từ lao động bằng tay, sang sử dụng máy móc và từng bước hình thành một cơ cấu công nghiệp hoàn chỉnh; từ sản xuất quy mô nhỏ lên quy mô lớn với sự ra đời của các nhà máy và các khu công nghiệp, khiến cho loài người trong vòng chưa đầy một trăm năm, có thể sáng tạo nên một lực lượng vật chất to lớn hơn và đồ sộ hơn tất cả các thế hệ trước cộng lại, theo đánh giá của C.Mác và Ph.Ăngghen trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Chính những thành tựu kinh tế và kỹ thuật ấy đã khẳng định ưu thế của chế độ tư bản đối với chế độ phong kiến, đã tạo nên một bước ngoặt cơ bản “từ làn sóng văn minh nông nghiệp sang làn sóng văn minh công nghiệp” theo cách diễn dạt của nhà tương lai học A.Toffler.

Kết quả ấy dẫn tới những biến động lớn lao về đời sống xã hội với sự tăng dân số, sự phát triển đô thị, sự pháp lý hóa chế độ gia đình một chồng một vợ và điều quan trọng là sự hình thành các giai cấp xã hội mới.

Giai cấp tư sản công thương nghiệp và giai cấp vô sản công nghiệp - hệ quả tất yếu của cách mạng công nghiệp - trở thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa, có mối liên hệ khăng khít trong guồng máy sản xuất của nền kinh tế, đồng thời ẩn chứa mối mâu thuẫn cơ bản về quyền lợi giữa những người thống trị và những người bị trị, giữa tư sản và vô sản. Từ trong sự đối lập dai dẳng ấy đã hình thành trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiền công nghiệp (Morơ, Mêliê, Babớp…) trào lưu xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp (Xanh Ximông, Phuariê…) cho đến chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác và Ăngghen. Những cuộc đấu tranh tiếp diễn về mặt ý thức hệ cũng như về mặt tổ chức (Quốc tế I, Quốc tế II) trở thành một trong những nét quan trọng của lịch sử phong trào công nhân quốc tế, đi từ học thuyết Mac đến học thuyết Lênin, từ cuộc thủ nghiệm Công xã Pari (1871) đến thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Tìm mua: Lịch Sử Thế Giới Cận Đại TiKi Lazada Shopee

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với quá trình thực dân hóa ở các châu lục chậm phát triển. Từ các thuộc địa của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha trong thời kỳ phát kiến địa lý (cuối thế kỷ XV) đến hệ thống thuộc địa rộng lớn của người Anh, người Pháp… thì vào cuối thế kỷ XIX hầu như trên hành tinh không còn vùng “đất trống”, nghĩa là không nơi nào không bị người phương Tây xâm lược và thống trị.

Các nước châu Á, châu Phi không đứng vững được trước làn sóng thôn tính ào ạt của phương Tây có trình độ kinh tế cao hơn và trang bị kỹ thuật quân sự tối tân hơn nên lần lượt trở thành các thuộc địa và phụ thuộc. Riêng Nhật Bản, với cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) đã vượt qua được thử thách đó, giữ vững chủ quyền, vươn lên thành một nước tư bản và bước vào hàng ngũ đế quốc. Thành công của Nhật Bản gây nên tiếng vang lớn, thúc đẩy phong trào tư sản mới xuất hiện yếu ớt ở một số quốc gia châu Á. Người Trung Hoa thất bại trong việc áp dụng kinh nghiệm duy tân trong cuộc vận động năm Mậu Tuất (1898) đã tìm con đường cách mạng với học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn, dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) nhưng phải dừng lại nửa chừng. Sự chọn lựa giữa hai khả năng cải lương và cách mạng của các nhà yêu nước phương Đông đã không đem lại kết quả gì khi thế giới bước vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất - cuộc giành giật thuộc địa giữa các nước đế quốc. Nhưng dẫu sao, khu vực này cũng đã bị lôi cuốn một cách cưỡng bức vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản thế giới.

Như vậy, cho đến trước Cách mạng tháng Mười Nga, cả thế giới đã vận hành ở những tầng cấp khác nhau, vị thế khác nhau trong vòng quay của những quy luật tư bản chủ nghĩa.

*

* *

Có nhiều ý kiến khác nhau trong việc phân định mốc mở đầu và kết thúc của thời kỳ lịch sử thế giới cận đại. Thực ra, lịch sử phát triển liên tục mà sự phân kỳ chỉ có tính chất quy ước, mỗi người theo một quan điểm khác nhau trong việc chọn lựa. Hơn thế nữa, sự vận động lịch sử không diễn ra đồng đều trên tất cả các nước và các khu vực, mốc thời gian phù hợp với nơi này lại không thích ứng với nơi khác.

Tuy vậy, trong khuôn khổ giáo trình đại học, việc định mốc phân kỳ - dù chỉ coi như quy ước - vẫn là điều cần thiết. Nằm trong toàn bộ quá trình lịch sử từ cổ đến kim, thời kỳ cận đại xen vào giữa nên phải nhất quán với phần giáo trình trước nó là lịch sử cổ trung đại và sau nó là lịch sử hiện đại. Do vậy, trong giáo trình này, lịch sử thế giới cận đại được bắt đầu từ cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII, kết thúc bởi cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đầu thế kỷ XX. Ngay trong thời kỳ cận đại cũng khó có được một sự phân định rõ rệt thống nhất chung cho cả phương Tây và phương Đông. Cho nên, để tiện cho việc học tập của anh chị em sinh viên, chúng tôi chia giáo trình này thành 2 phần:

Phần một: Lịch sử thế giới cận đại phương Tây.

Phần hai: Lịch sử thế giới cận đại phương Đông.

Lịch sử thế giới diễn biến theo một thể thống nhất, có mối liên hệ khăng khít giữa các quốc gia, các khu vực và các châu lục. Các bài giảng nên gọi mở cho sinh viên suy nghĩ trên bình diện tổng quát và phân tích tác động qua lại giữa các sự kiện nhằm khắc phục những hạn chế của sự phân chia tách bạch tạo nên.

***

Giáo trình lịch sử thế giới cận đại đã được sử dụng trong nhiều năm để giảng dạy ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) và một số trường đại học khác. Ý kiến của các giáo sư, các bạn dồng nghiệp cũng như nhiều câu hỏi của sinh viên đã gợi mở cho chúng tôi những điều cần bổ sung, sửa chữa cho mỗi lần xuất bản. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả các bạn đọc đã sử dụng và góp ý cho cuốn sách này. Chúng tôi luôn chờ mong và đón nhận các ý kiến đóng góp cho cuốn sách ngày một hoàn chỉnh.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Thế Giới Cận Đại PDF của tác giả Vũ Dương Minh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Chiến Tranh Đã Bắt Đầu Như Thế (I. Kh. Ba-Gra-Mi-An)
Chiến Tranh Đã Bắt Đầu Như Thế - I. Kh. Ba-gra-mi-an cho ta rất nhiều thông tin, rất nhiều hoạt động quân sự, ngoại giao, chiến tranh thế giới, tổn thất lớn lao của nhân loại, đã bắt đầu như thế nào? Rất nhiều câu hỏi bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong quyển sách này Đáng tiếc, đứng trước con người còn có những kẻ thù đích thực làm cho trí nhớ của họ dần dần phai nhòa. Thời gian gian khắc nghiệt cũng thuộc loại kẻ thù đó. Thời gian lặng lẽ và từ từ xóa đi biết bao sự việc lý thú và bổ ích của cuộc sống đã qua còn in lại trong ký ức. Đôi lúc, những sự kiện và ấn tượng mới vô tình khiến ta nhìn nhận nhưng cái đã quan theo một cách thức, và khi ấy bỗng nhiên ta lại hình dung những sự việc năm xưa không hoàn toàn giống như trước nữa. Có nhiều nguy cơ như vậy vây quanh người viết hồi ký. Hiểu rõ điều đó, nên khi bắt tay vào ghi lại những chuyện đã qua, tôi không chỉ dựa vào trí nhớ, mà còn nghiên cứu những tài liệu đã giữ lại được và tìm gặp những người đã tham gia tích cực vào các sự kiện. Tôi viết về cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại. Cuộc chiến tranh này chẳng những làm cho người đương thời, mà cả lớp lớp con cháu chúng ta còn mãi mãi quan tâm. Sự vững vàng kiên định của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới, lòng yêu nước hết sức nồng nàn của những con người xô-viết được thể hiện đặc biệt sáng ngời trong cuộc xung đột vũ trang này, một cuộc xung đột khốc liệt và đẫm máu nhất trong lịch sử loài người. Với lòng tự hào chính đáng, chúng ta nhớ lại những chiến thắng lẫy lừng của Hồng quân, từ những trận đánh vĩ đại ở gần Mát-xcơ-va, Cuốc-xcơ đến trận kết thúc cuộc chiến tranh toàn thắng. Thật không lấy làm lạ việc mô tả những chiến dịch đó lại được chú ý rất nhiều. Nhưng cũng thật lầm to, nếu như trong những sự kiện của thời kỳ đầu chiến tranh, có ai đó lại chỉ toàn thấy những thất bại của Quân đội xô-viết trước sự tiến công bất ngờ của bọn xâm lược. Không nên quên rằng chính những ngày gian nguy đó đã chứng minh hùng hồn cho toàn thế giới biết rằng Hồng quân, dưới sự lãnh đạo dày dạn của Đảng cộng sản, có thể vượt qua moi thử thách nặng nề nhất. Tinh thần anh dũng, quả cảm của những chiến sĩ xô-viết, sự sáng suốt của đảng và chính phủ đã làm cho mọi kế hoạch của kẻ thù tan thành mây khói. Tìm mua: Chiến Tranh Đã Bắt Đầu Như Thế TiKi Lazada Shopee Toàn thế giới đều biết quân đội của nhiều nước tư bản đã nhanh chóng bị suy sụp và đầu hàng quân xâm lược trong những điều kiện ít phức tạp hơn. Chẳng hạn như nước Đức Hít-le chỉ trong vòng một thời gian tương đối ngắn đã chiếm được hầu như toàn bộ Tây Âu. Thắng lợi dễ dàng đã làm cho bọn đầu sỏ phát-xít hoa mắt và cũng là mảnh đất nuôi dưỡng ý tưởng điên rồ về chuyện tiêu diệt Hồng quân và chinh phúc Đất nước xô-viết trong vòng sáu tuần lễ. Tôi muốn để bạn đọc thấy cái kế hoạch ăn cướp đó đã bắt đầu tan vỡ ngay từ giờ phút đầu tiên, khi những đoàn quân của bọn Hít-le mới vượt qua biên giới quốc gia của Liên Xô. Chính vì thế, tôi quyết định bắt đầu hồi ức của mình từ những ngày sắp nổ ra chiến tranh và lấy những sự kiện của thời kỳ đầu chiến tranh mà tôi được chứng kiến vào mùa hè năm 1941 ở U-cra-i-na làm nội dung chính. Vào lúc chiến tranh sắp nổ ra, tôi làm trưởng phòng tác chiến kiêm phó tham mưu trưởng đặc khu Ki-ép, mà ngay từ những ngày đầu chiến tranh, nó đã được chuyển thành Phương diện quân Tây - Nam. Tôi đã tham gia trực tiếp vào việc thảo các kế hoạch tác chiến của quân khu ngay trước chiến tranh và tổ chức chỉ huy chiến sự được triển khai vào mùa hè năm 1941 trên lãnh thổ rộng lớn của nước U-cra-i-na xô-viết trong những điều kiện cực kỳ bất lợi cho chúng ta. Lòng chân thành mong muốn kể lại với đông đảo bạn đọc về những con người xô-viết đã phải chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn như thế nào để đánh trả cuộc tiến công phản trắc của quân phát-xít Đức, và họ đã thực hiện nghĩa vụ quân nhân đối với Tổ quốc một cách anh hùng ra sao, đã thôi thúc tôi bắt tay vào viết hồi ký. Không gì có thể củng cố tình bạn bằng việc cùng nhau chiến đấu và vượt qua những thử thách gian nguy nhất. Tôi viết về những con người mà cho đến ngày nay mỗi khi nhớ tới họ, lòng mình vẫn thấy bồi hồi xúc động, tuy vậy, tôi vẫn cố gắng kể lại một cách hết sức khách quan và chính xác về những điều mà mình đã được chứng kiến. Ai đã từng cầm bút kể lại những ngày đã qua đều hiểu rằng viết về những sự kiện mà bản thân đã trải qua không phải là chuyện dễ dàng. Trong trường hợp như thế, đôi khi ta có cảm tưởng hành động của cấp chỉ huy mà chính mình là thành viên thì rất lô-gích và dễ hiểu, còn hành động của những cấp chỉ huy khác thì trái lại thấy khó giải thích, thậm chí còn sai lầm nữa. Tôi cố tránh thói chủ quan đó và cố gắng nhìn nhận hành động của các tướng lĩnh cũng với thái độ như khi tự đánh giá cách xử sự của mình. Để giúp bạn đọc hiểu được những sự kiện của thời kỳ đầu chiến tranh, tôi định bắt đầu hồi ký của mình từ tình hình ở đặc khu Ki-ép trong những tháng trước đó. Cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại kéo dài 1.418 ngày. Cuốn sách này chỉ nói tới 178 ngày đầu của nó. Đây thực ra chỉ mới là thời kỳ đầu của cuộc chiến. Trong 178 ngày ấy, Hồng quân không phải chỉ gánh chịu thất bại, mà còn đã đánh địch, học tập cách chiến thắng. Trong phạm vi có hạn của mình, tôi cố làm rõ điều đó qua việc kể lại hành động của hai Phương diện quân Tây - Nam và Nam. Đặc biệt, tôi có ý định giải thích những nguyên nhân khiến Bộ Tổng tư lệnh tối cao đã tìm mọi cách trì hoãn việc rút các tập đoàn quân của Phương diện quân Tây - Nam ra khỏi khu vực Ki-ép khi mà chủ lực của phương diện quân đang có nguy cơ bị bao vây. Bạn đọc có thể thấy rằng việc dù bộ đội xô-viết buộc lòng phải bỏ thủ đô U-cra-i-na sau 70 ngày phòng thủ anh dũng và ngoan cường, nhưng sự chống trả của họ chẳng những không giảm sút, mà trái lại còn quyết liệt hơn. Nhờ những nỗ lực to lớn ấy, chúng ta đã khôi phục được một khu vực rộng trên hướng Ki-ép - Khác-cốp. Tôi muốn đánh tan quan niệm không đúng cho rằng vào tháng Mười năm 1941, bộ đội của Phương diện quân Tây - Nam phải rút tuyến Bê-lơ-gô-rốt, Khác-cốp về phía Đông là do bị thua trong các trận chiến đấu ác liệt xảy ra hồi cuối tháng Chín và nửa đầu tháng Mười. Tôi sẽ đưa ra những sự kiện xác thực để chứng minh rằng tình hình không phải là như vậy. Đọc nhiều sách báo nói về cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại, tôi chú ý đến một điều là ngay các nhà sử học quân sự cũng không hình dung được hoàn toàn rõ ràng về sự phát sinh ý định tác chiến của một trong những chiến dịch tiến công lớn đầu tiên, đó là ý định đột kích ở vùng Rô-xtốp trên sông Đôn. Tôi tham gia từ đầu đến cuối vào việc chuẩn bị và tiến hành chiến dịch vẻ vang này nên tôi cố gắng kể lại tỉ mỉ về tư tưởng của chiến dịch đã nảy sinh và được thực hiện như thế nào. Không phải ngẫu nhiên mà hồi ký của tôi về thời kỳ đầu chiến tranh lại kết thúc bằng cuộc tiến công của bộ đội cánh phải của Phương diện quân Tây - Nam ở Ê-lê-txơ, một cuộc tiến công về thực chất là bộ phận của trận quyết chiến lớn ở gần Mát-xcơ-va, một trận đánh đã làm tiêu tan cái huyền thoại về sự bách chiến bách thắng của quân đội Hít-le. Chiến dịch tương đối không lớn về quy mô này chẳng những rất lý thú vì vẻ độc đáo riêng, mà còn vì nó là một trong những dòng suối nhỏ hợp thành dòng thác lớn cuốn phăng quân thù ra khỏi thủ đô Liên Xô. Như mọi tác giả khác, khi hiến dâng công trình của mình để bạn đọc phán xét, tôi mong mỏi bạn đọc sẽ không lãnh đạm và luôn luôn nhớ tới những chiến sĩ dũng cảm đã thực hiện một cách xứng đáng nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiến Tranh Đã Bắt Đầu Như Thế PDF của tác giả I. Kh. Ba-Gra-Mi-An nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiến thắng bằng mọi giá - Thiên tài quân sự Việt Nam- Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Cecil B. Currey)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiến thắng bằng mọi giá - Thiên tài quân sự Việt Nam- Đại tướng Võ Nguyên Giáp PDF của tác giả Cecil B. Currey nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chích Thủ Già Thiên (Tuyết Sơn Phi Hồ)
Hắn quật khởi từ trong rễ cỏ, lên như diều gặp gió. Mạnh lên trong nghịch cảnh, bất khuất không gục ngã.Thân thế không biết từ đâu, quan trường ngươi lừa ta gạt, thế giới cá lớn nuốt cá bé, dòng xoáy mỹ nữ phấn hồng…Đây là một thiên truyền thuyết xúc động lòng người về một trang nam nhi không ngại cường địch!Đây là một đoạn giai thoại về một thiếu niên đa tình yêu hận đan xen!Từ xưa anh hùng khó qua ải mỹ nhân, nhưng ta muốn, trong muôn đóa hoa ấy, một phiến lá cũng không dính vào thân! Tìm mua: Chích Thủ Già Thiên TiKi Lazada Shopee Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chích Thủ Già Thiên PDF của tác giả Tuyết Sơn Phi Hồ nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chặng Đường Mười Nghìn Ngày (Hoàng Cầm)
Thượng tướng Hoàng Cầm xuất thân trong một gia đình cố nông không một tấc đất cắm dùi thuộc vùng quê Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây (Hà Đông cũ) đến nay đã qua tuổi 80. Mẹ mất sớm, cha bị bọn thực dân phong kiến ức hiếp dồn đẩy vào bước đường cùng phải thắt cổ tự tử. Năm 17 tuổi, đồng chí bỏ làng đi nhiều nơi, làm nhiều việc cực nhọc, vất vả để kiếm sống nhưng vẫn không thoát cảnh nghèo đói; có lúc phải ngửa tay cầu xin lòng thương cảm của khách đi đường vì tìm không ra việc làm trong cái xã hội đầy nhiễu nhương, bất công hồi đó. Tháng 7 năm 1945, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội, tham gia khời nghĩa đánh chiếm Bắc phủ, làm nhiệm vụ đứng dưới lễ đài bảo vệ Bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 tại vườn hoa Ba Đình lịch sử. Đồng chí đã qua thuở ban đầu Tây Tiến; cỏ mặt hầu hết các chiến dịch lớn ở chiến trường Bắc Bộ thời kháng chiến chống Pháp. Năm 1965, theo điện yêu cầu trực tiếp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Bí thư Trung ương Cục, đại tá Hoàng Cầm lên đường vào Nam với nhiệm vụ đặc cách ban đầu là xây dựng và huấn luyện bộ đội chủ lực phục vụ yêu cầu đánh lớn. Ông đã qua các chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 9, Tư lệnh Quân đoàn 4 (các đơn vị chủ lực lớn đầu tiên của Nam Bộ), Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân Giải phóng miền Nam, uỷ viên Quân uỷ miền; đồng chí cũng là chỉ huy trưởng các trận đánh Mỹ đầu tiên ở Bầu Bàng, Dầu Tiếng, Nhà Đỏ, Bông Trang, các chiến dịch lớn Phước Long, Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Bù Bông, Kiến Đức, Nguyễn Huệ,v.v. Trình độ văn hoá ban đầu ở mức thoát nạn mù chữ, nhưng do sự nỗ lực học tập vươn lên của bản thân, học bạn bè, học trường thực tế, sau hết là được Đảng và quan đội giáo dục, bồi dưỡng năng khiếu quân sự bẩm sinh được thăng hoa là những điều kiện không thể thiếu giúp đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự được giao, góp phần vào thắng lợi chung của quân đội. Năm 1995, nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn Chặng đường mười nghìn ngày, hồi ửc của Thượng tướng Hoàng Cầm (do Nhật Tiến thể hiện) nhân kỉ niệm 20 năm Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đã được đông đảo bạn đọc hoan nghênh và đón đọc. Tìm mua: Chặng Đường Mười Nghìn Ngày TiKi Lazada Shopee Chặng đường mười nghìn ngày in lần thứ hai này có sửa chữa, bổ sung, hy vọng mang đến bạn đọc những tâm đắc những cảm xúc, cảm thụ của người trong cuộc về những chi tiết lịch sử hiện thực mà huyển thoại chưa nói đến trong chính sử.***Thế là rõ, nửa tháng trước đây, Toàn là một trong số ít ỏi các viên tướng chống lại chủ trương co cụm, tin vào kế hoạch phòng thủ từ xa có khả năng thắng đối phương vì trong tay Toàn còn có ba sư đoàn “tinh nhuệ” và nhiều lữ đoàn phối hợp, thì giờ đây lại xuống giọng rất nhanh, đưa ra một cầu cứu mà trước đó y chống lại. Và không chờ hồi âm của cấp trên. Ngay hôm đó Toàn và sở chỉ huy của y đã lui về căn cứ thiết giáp Gò Vấp gần sân bay Tân Sơn Nhất để thực hiện ý đồ từ sân bay này đào tẩu, bỏ mặc quân sĩ dưới quyền sau khi gọi điện ra lệnh cho Lê Minh Đảo tư lệnh sư đoàn 18 phải bằng mọi giá thực hiện kế hoạch “trì hoãn chiến”. Từ thực tế bi hài kịch này, tôi quyết định thông tin kịp thời xuống động viên các đơn vị nhân thời cơ này tiến nhanh vào Biên Hòa, trù trừ là ân hận suốt đời nếu vào Sài Gòn chậm. Thấy thời cơ quyết định đã tới, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận, thì Quân đoàn 4 vẫn đang vật lộn với địch mở đường vào Biên Hòa. Quân đoàn vừa động viên vừa ra lệnh bổ sung, các đơn vị đều chuyển động với khí thế mới, thi đua nước rút với một mong ước chung về đích đúng thời gian. Ngày 29 tháng 4, Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 tiếp tục đột phá trận địa địch theo trục đường từ Hố Nai đi Biên Hòa. Ngay khi trời vừa sáng, Sư đoàn 341 tiến công luôn với năm xe tăng dẫn đầu đập tan nhiều ổ đề kháng của địch. Mười giờ, đội hình sư đoàn tiến đến ngã ba Hố Nai đi Biên Hòa, phải dừng lại vì gặp bốn tuyến hào(7) phía trước, xe tăng không qua được. Sư đoàn 6 tiến công căn cứ thiết giáp của sư đoàn 18 ở Yên Thế, đến 17 giờ làm chủ căn cứ, địch bỏ chạy, sư đoàn tiếp tục phát triển vào Hố Nai, bị địch chặn lại. (7) Sau đó mới biết, đây là trận địa chống tăng thuộc loại rắn chắc của địch. Ngoài bốn tuyến hào chống tăng, ở đây còn có sáu mươi tăng từ các nơi dồn về để chặn bộ binh và xe tăng ta, bảo vệ Biên Hòa. Bọn địch ở đây không nhận được lệnh của cấp trên trưa 29 tháng 4 rút về bờ tây sông Đồng Nai để phòng thủ Thủ Đức. Sư đoàn 7 mãi 23 giờ ngày 29 tháng 4 mới đến cách Hố Nai một nghìn năm trăm mét, phải dừng lại triển khai chiến đấu, diệt một tiểu đoàn thủy quân lục chiến, một bộ phận trung đoàn 52 (sư đoàn 18) và 22 xe tăng địch. Lúc này tuyến phòng thủ Hố Nai đã bị Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 đập tan, nhưng vẫn còn tàn quân địch lẩn trốn, trà trộn vào dân, chia thành từng tốp nhỏ chống lại theo kiểu đánh “du kích”. Chúng dùng tiểu liên M.16, súng M.79, M.72 từ trên các nhà cao tầng, các gác chuông nhà thờ bắn lén vào đội hình hành quân, làm cháy một số xe, pháo, buộc Sư đoàn 7 phải xuống xe tổ chức chiến đấu, ảnh hưởng đến tốc độ hành quân. Khi được tin sở chỉ huy nhẹ của quân đoàn 3 chuyển về Gò Vấp tối 29 tháng 4, qua đài kỹ thuật Lê Minh Đảo cầu cứu Bộ Tổng Tham mưu ngụy, rút quân sang bờ tây sông Đồng Nai, trong khi các lực lượng ta vẫn còn bị địch chặn ở ngã ba Hố Nai đi Biên Hòa, Phó tư lệnh Quân đoàn Bùi Cát Vũ ở sở chỉ huy tiền phương lệnh cho pháo bắn chặn hai bên đầu cầu, không cho địch phá cầu. Đó là một xử trí rất kịp thời. Sau khi Bộ tư lệnh Quân đoàn thống nhất quyết tâm bằng bất cứ giá nào phải đánh chiếm cho được Biên Hòa trước 0 giờ ngày 30 tháng 4, tôi lệnh cho các đơn vị: - Sư đoàn 6 bỏ các vị trí, các căn cứ còn lại ở Hố Nai, tiến theo bên trái đường số 1, đánh chiếm sở chỉ huy quân đoàn 3 và cầu Ghềnh, thọc sang bờ tây sông đánh chiếm đầu cầu, giữ bàn đạp. - Sư đoàn 341 vòng qua phía bắc, đánh chiếm sân bay Biên Hòa. - Sư đoàn 7 đột phá từ Hố Nai, đập vỡ lá chắn địch ở ngã ba Tam Hiệp, cố gắng đưa đội hình sang tây sông Đồng Nai trong đêm. Súng nổ dữ dội suốt đêm từ phía Biên Hòa dội về sở chỉ huy quân đoàn và ở đó ánh hỏa châu hắt lên một quầng sáng. Đúng là trận chiến đấu căng thẳng để đưa đội hình qua sông. Khu vực xảy ra trận đánh ác liệt ở ngã ba Tam Hiệp. Ở đây cũng là một trận địa chống tăng, với tuyến hào chống tăng vắt qua đường, bao lấy căn cứ. Lúc ấy đã là 2 giờ sáng 30 tháng 4. Trời sáng mà không thanh toán được cái “lá chắn” này thì làm sao vào được Sài Gòn sớm. Ý thức rõ được vai trò, ý nghĩa của nhiệm vụ thọc sâu, Sư đoàn 7 đã giải quyết xong căn cứ này khi trời sáng.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chặng Đường Mười Nghìn Ngày PDF của tác giả Hoàng Cầm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.