Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Phúc Ông Tự Truyện (Fukuzawa Yukichi)

Cuốn tự truyện kể về những bước thăng trầm của cuộc đời Fukuzawa Yukichi từ khi sinh ra cho đến những năm tháng tuổi già. Qua từng chi tiết nhỏ, từng vấp váp trong đời sống thường nhật hiện lên chân dung một con người kiên nghị, quyết đoán, luôn độc lập trong suy nghĩ, sắc sảo trong phê phán nhưng về mặt tâm tư, tình cảm lại không kém phần trầm lắng, sâu sắc.

Cuốn tự truyện còn tái hiện bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản với những chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX qua những trải nghiệm thực tế và con mắt phân tích sắc sảo của một người đương thời. Con đường chông gai của Nhật Bản trong tiếp thu nền văn minh của phương Tây để tăng cường nội lực văn hóa đã và sẽ còn để lại nhiều bài học quý giá cho nhiều quốc gia có những điểm tương đồng, trong đó có Việt Nam.

Có thể nói, chưa đọc Phúc ông tự truyện thì chưa thể hiểu nhân cách cũng như tư tưởng của Fukuzawa Yukichi. Cuốn tự truyện không chỉ là lời tự thuật chân thực về những thăng trầm trong cuộc đời của riêng Fukuzawa mà còn tái hiện được cả bối cảnh phức tạp của xã hội Nhật Bản trong thời kỳ chuyển biến dữ dội vào nửa cuối thế kỷ XIX. Và một điều cần nói thêm rằng, tất cả những biến động lớn lao đó của lịch sử Nhật Bản được phản ánh qua những trải nghiệm thực tế, sự phân tích sắc sảo với tư cách người đương thời và bằng giọng kể chân thành, ngôn ngữ giàu nhạc điệu của Fukuzawa, nghĩa là những gì được tái hiện lại trong cuốn tự truyện khác xa với sự tường thuật khuôn mẫu ở bất kỳ một cuốn sách về lịch sử nào khác.***

Nói tới Fukuzawa Yukichi (福澤諭吉 Phúc Trạch Dụ Cát; 1834-1901), không người Nhật nào lại không biết. Họ nói về ông như một trong những bậc “khai quốc công thần” của nước Nhật hiện đại, hình ảnh của ông được in trên đồng tiền có mệnh giá cao nhất ở Nhật, tờ 10.000 yên.

Fukuzawa Yukichi là nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với xã hội Nhật Bản thời cận đại. Người Nhật tôn vinh ông là “Voltaire của Nhật Bản”, không chỉ vì tính triệt để và tầm mức vượt trội trong tư tưởng của ông, mà còn vì cũng như danh nhân người Pháp, Fukuzawa Yukichi cùng những người đồng chí của mình là những người khai sáng tinh thần quốc dân Nhật Bản, đem lại linh hồn, động lực và sự hậu thuẫn tinh thần cho công cuộc Duy Tân của chính phủ Minh Trị. Những tác phẩm của ông dù viết từ hơn một thế kỷ trước, nhưng vẫn được người Nhật Bản ngày nay hết lòng ngưỡng mộ.Fukuzawa Yukichi sinh năm 1834 trong một gia đình võ sĩ cấp thấp ở Nakatsu, nay thuộc tỉnh Oita, Kyushu, Nhật Bản. Cha ông - một viên chức tài chính của tỉnh - mất sớm, khiến gia đình lâm vào cảnh khốn quẫn. Năm 4 tuổi, ông được gửi sang nhà chú ruột làm con nuôi. Ngay từ thuở niên thiếu, ông đã cảm nhận sâu sắc nỗi tủi nhục do chế độ đẳng cấp và nỗi khổ do tình cảnh khốn quẫn của gia đình. Tìm mua: Phúc Ông Tự Truyện TiKi Lazada Shopee

“Ở Nakatsu quê tôi, chế độ quyền thế gia truyền giữa các sĩ tộc được quy định nghiêm ngặt. Không chỉ trong chốn công đường mà nguyên tắc đó còn thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, ngay cả trong quan hệ giữa đám trẻ con trong làng. Con cái của các Võ sĩ cấp thấp như tôi phải thưa gửi, lễ phép khi nói chuyện với con cái của các Võ sĩ cấp cao. Ngược lại, con cái của các Võ sĩ cấp cao luôn cao giọng, khiếm nhã đối với tôi. Sự phân biệt, chia rẽ trên dưới, sang hèn còn thể hiện trong cả lúc chơi đùa chạy nhảy. Con cái nhà quyền thế chỉ chơi với con cái nhà quyền thế. Trong lớp học, tôi học giỏi hơn. Vật tay, tôi cũng không bao giờ thua. Vậy mà lúc nào chúng cũng tỏ thái độ kiêu căng, ngạo mạn với tôi. Tôi bất bình đến mức không sao chịu nổi.” (Fukuzawa - Tự truyện).

Mãi tới năm 14, 15 tuổi ông mới được đi học ở trường làng và ông thấy “học vấn ở đâu cũng chỉ toàn là Hán học”. Mặc dù học Nho học, nhưng Fukuzawa Yukichi không lấy đó làm “khuôn vàng, thước ngọc”. Ngược lại, ông càng nhận thấy sự bất công trong xã hội phong kiến: “Nakatsu quê tôi, chế độ phong kiến đã áp đặt trật tự xã hội từ hàng trăm năm trước thế nào thì nay vẫn thế nấy. Mọi thứ cứ như bị nhồi chặt cứng trong hộp. Kẻ sinh ra trong nhà quản gia thì sau này cũng trở thành quản gia. Người sinh ra trong gia đình thấp cổ bé họng thì sau này cũng vẫn thấp cổ bé họng. Tổ tiên là quyền quý thì đời đời là quyền quý. Tổ tiên nghèo hèn thì từ đời này sang đời khác vẫn cứ nghèo hèn.” (Fukuzawa - Tự truyện).

Năm 19 tuổi, ông theo ngành Hà Lan học (ngành học ngôn ngữ Hà Lan, ngành nghiên cứu y học và các môn khoa học phương Tây như toán, vật lý, hóa học, sinh học… qua các sách viết bằng tiếng Hà Lan) tại Nagasaki và Osaka.

Năm 25 tuổi, Fukuzawa Yukichi lên Tokyo, ông đến thăm cảng Yokohama - được chính quyền Mạc phủ mở cho tàu bè phương Tây ra vào buôn bán. Tại đây, “chỗ nào cũng gặp người phương Tây. Nhà cửa, quán xá mọc lên khắp nơi. Họ vào đó và buôn bán. Tôi dùng tiếng Hà Lan để trao đổi. Họ không hiểu. Nghe họ nói, tôi cũng không hiểu. Nhìn vào hàng chữ quảng cáo, các tờ cáo thị, tôi không đọc được. Không biết đó là tiếng gì, tiếng Anh hay tiếng Pháp?” (Fukuzawa - Tự truyện).

Nhận thấy “Hà Lan học” đã trở nên lạc hậu với thời đại, ông quyết chí bắt tay vào học tiếng Anh. Không có người dạy và nơi học, ông đã dựa vào tự điển để tự học.

Năm 1860, tình cờ ông được cử làm thông dịch viên, theo phái đoàn của chính quyền Mạc phủ sang Hoa Kỳ, và ông đã đặt chân lên San Francisco và Hawaii. Hai năm sau, năm 1862, ông lại được tháp tùng phái đoàn Mạc phủ sang châu Âu. Và năm 1867, ông đặt chân tới các thành phố phía đông Hoa Kỳ trong chuyến tháp tùng phái đoàn của chính quyền Mạc phủ đi mua tàu.

Qua ba chuyến đi trên, Fukuzawa Yukichi đã tiếp cận với thế giới văn vật của các quốc gia phát triển phương Tây, đồng thời mở ra những hướng mới trong nhận thức về thế giới và làm ông ý thức rõ hơn vị trí Nhật Bản trên trường quốc tế. Có thể nói chuyến đi sang các nước phương Tây là bước ngoặc mang tính quyết định vai trò của Fukuzawa Yukichi đối với lịch sử Nhật Bản trong thời kỳ chuyển mình từ cuối thời Mạc phủ sang thời kỳ Minh Trị.

Trong suốt cuộc đời, Fukuzawa Yukichi dịch sách, viết sách và xuất bản nhiều tác phẩm có ảnh hưởng to lớn trong việc khai sáng xã hội Nhật Bản. Bằng trực quan sắc bén, ông nắm bắt được nỗi bức xúc của dân chúng, nên các tác phẩm của ông với cách viết giản dị, dễ hiểu, lời văn thống thiết, đã được mọi tầng lớp độc giả Nhật Bản đón nhận như “đang khát gặp nước”.

Tác phẩm Sự tình phương Tây 10 tập, viết từ năm 1866-1870 trên cơ sở những điều “mắt thấy tai nghe” trong thời gian ở phương Tây, số lượng phát hành lên tới 25 vạn bản. Tác phẩm giới thiệu thế giới văn vật, quan niệm về quyền lợi và nghĩa vụ, chế độ chính trị, cơ cấu xã hội, nền giáo dục, học thuật, luật pháp, lịch sử, nền công nghiệp, quân sự… của các quốc gia Âu - Mĩ. Tác phẩm này được người Nhật Bản coi là “cẩm nang” của chính phủ Minh Trị trong việc xây dựng xã hội Nhật Bản theo mô hình phương Tây.

Trong tác phẩm Khái lược về văn minh xuất bản năm 1875 và Đổi mới lòng dân xuất bản năm 1879, Fukuzawa Yukichi khảo sát về lịch sử và nguyên nhân phát triển của các nền văn minh cổ kim đông tây. Ông đã bàn về con đường hưng thịnh, suy vong của Nhật Bản, về cuộc sống của nhân dân Nhật Bản khi tiến lên văn minh trong tương lai. Tư tưởng, triết học, quan điểm lịch sử, quan điểm quốc gia của Fukuzawa Yukichi được biểu lộ qua hai tác phẩm này.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phúc Ông Tự Truyện PDF của tác giả Fukuzawa Yukichi nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Độc Thoại Hai Mươi (Mạc Thụy)
“Giữa đời sống bộn bề và tấp nập, có khi nào bạn kịp nhận ra mình đang đi quá nhanh? Có khi nào bạn nghe được đời sống đang nghiêng nghiêng, thầm thì? Có khi nào bạn ngoái lại nhìn một điều gì trong nuối tiếc? Tôi nghĩ, đời sống có nhiều thứ diễm lệ và khí chất hơn việc chỉ khư khư sầu đau mỗi chuyện ái tình” Độc thoại hai mươi là cuốn sách ghi lại hành trình của những xê dịch. Xê dịch từ những miền đất chàng trai trẻ đó đã đi qua; xê dịch những cảm xúc trong tâm hồn giữa buồn, vui, hờ hững, nuối tiếc, cả những cảm xúc không gọi thành tên; xê dịch để cảm nhận và xê dịch để chiêm nghiệm. Đọc những con chữ của Mạc Thụy, người đọc như được buông mình giữa những hối hả của cuộc sống hàng ngày. Đôi khi người ta bắt gặp chính mình, nỗi niềm đó, cảm xúc đó, tâm trạng đó dưới những dòng ghi chép tản mạn của chàng trai trẻ. Những thứ vu vơ rất thật, những nỗi buồn chênh vênh của một thời tuổi trẻ, những hoài niệm về chuyện cũ đã qua, và cả những yêu thương ấm áp của mối tình đầu. Tìm mua: Độc Thoại Hai Mươi TiKi Lazada Shopee Mạc Thụy đã rong ruổi ngồi sắp lại tất cả những điều đó trong 58 bài viết của cuốn sách này. *** Nhận định “Thằng Thụy sến, nhưng cái sến của nó mang cả một bầu trời của hoài niệm về những ngày xưa cũ. Văn thằng Thụy cũng như con người nó, đầy chất tự sự, đầy chất hoài niệm và đầy chất thơ. Thằng Thụy viết ngày hai mươi, nhưng đọc của nó, lại cứ thấy giống của một người ngoài năm mươi đang ngồi dẫm trà, nhớ về kỉ niệm xưa. Mà kỉ niệm, thì lúc nào chẳng đẹp, vì người ta không bao giờ tìm lại được cảm giác như kỉ niệm lần nào nữa trong đời. Vì vậy, đọc văn thằng Thụy cũng thấy cái vẻ đẹp phảng phất mùi kỉ niệm đó.” (Nguyễn Ngọc Thạch) *** Trong dòng đời sống của mỗi con người, ai cũng có một thứ gắn liền với mảnh đất nơi họ từ đó bước ra đi, để nhớ nhung về, để thương yêu và thổn thức về. Với mảnh đất ấy, trong tôi là một con sông. Có những đêm Sài Gòn sương xuống trở lạnh, việc của đời, tôi tạm gác lại, và ngồi thở khó nhọc vì sự ngột ngạt của căn gác trọ. Những lúc ấy, tôi thường mở toang cửa sổ, mong tìm kiếm một cơn gió đi lạc vào chốn nhà len chặt nhà, mong tìm thấy một ánh trăng bàng bạc lọt qua khung trời dần kín mít những tầng là tầng cao. Những lúc vận may mỉm cười, tôi vẫn tìm được sự cứu rỗi trong phút chốc. Có đôi khi, tiếng rao lạc lõng giữa đêm hun hút, lại cồn cào trong tôi nỗi nhớ: về con sông quê hương. Về những đêm bên này bờ nhìn bên kia bờ dưới ánh đèn vàng vọt. Về những người xa và vài mảnh tình con con êm ái. Dân vùng gọi nó là Cà Ty. Tôi gọi nó là sông Mong. Mong chờ. Một điều lí thú là, có khá ít những con sông chảy băng ngang qua giữa trung tâm thành phố. Nhưng, hễ có con sông nào ngạo nghễ cắt thành phố ra đôi bờ bên này bên kia thì hẳn thể nào cũng nên thơ, nên văn. Có thể kể ra trên đầu ngón tay sơ sơ vài cái tên nổi tiếng, được vào thi ca. Bên Tây có dòng La Seine, đằm thắm dạo chơi qua Paris, êm ái và kiêu kì như một nàng tiểu thư đài các. Giữa những đêm huyền diệu bên dòng La Seine, nhạc sĩ tài danh Matthieu Chedid đã cảm tác nên bài La Seine làm rúng động con tim bao thế hệ. Bản này, nàng “chanteuse” Bạch Yến của Việt Nam cũng từng ca qua và nhận được nhiều sự yêu mến từ cả dân Paris lẫn dân Việt. Nhiều thi sĩ, nhạc sĩ của Việt Nam khi sang đây du học hoặc định cư đều không thoát khỏi vẻ đẹp mê đắm của dòng sông Seine, để rồi viết nên những lời thơ, ý nhạc trở thành bất hủ, như Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa, Anh Bằng, Lam Phương… Rồi nhiều nữa những dòng Thames của Anh Quốc sương mù vương vấn, hay dòng Danube với nhạc phẩm huyền thoại Le Beau Danube Bleu (tên tiếng Việt là Dòng sông Xanh gắn liền với tiếng hát của đại danh ca Thái Thanh). Ở ta thì không thể không nhắc đến dòng Hương Giang. Nàng Hương Giang sầu mộng đi vào không biết bao nhiêu lời văn, ý thơ, tứ nhạc của các tài danh xứ Việt. Biết bao cuộc tình thơ mộng và biến động thời cuộc bên dòng xanh thẳm này. Ấy vậy mà người ta vẫn nghêu ngao hoài: “Hát nữa đi Hương, hát điệu nhạc buồn, điệu nhạc quê hương…” (Hương ca vô tận - Trầm Tử Thiêng), rồi thì: “Dòng sông Hương vẫn mơ, thời gian trôi chưa xóa màu xanh mơ hồ…” (Trở về Huế - Văn Phụng), để rồi tự vấn hoài câu hỏi mãi chẳng có lời đáp: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Dòng Cà Ty của Phan Thiết - dòng Mong Chờ của tôi - thì chẳng chảy dài trong từng áng thi văn như thế. Dòng Mong Chờ chỉ tuôn mãi trong hoài niệm và kí ức của những con người dung dị nơi phố biển này mà thôi, trong đó có cả tôi, qua những câu chuyện má kể, qua những sớm tối rong ruổi dưới ánh đèn màu… Dòng sông chảy dài qua Phan Thiết êm êm một màu phù sa từ thượng nguồn. Mạn đầu lúc mới vào thành phố, hai bên bờ len kín những nhà là nhà của bà con làng chài. Từng manh lưới, cái thúng đến nong khô cá được dân chài phơi phóng giữa ngày ngư nhàn tạo nên một bức tranh miền biển rộn rã, yên bình và mặn mòi. Nhà cửa hai bên bờ thường xây theo kiểu dã chiến, nửa nhà sàn vươn ra phía sông, hoặc ai khấm khá thì đôn nền thật cao để tránh khi nước lớn. Ở mạn cuối trước khi dòng sông đổ ra cửa biển, và cũng là trung tâm thành phố, hai bên bờ dần được cải tạo thành hành lang ven sông, khá tươm tất và đẹp mắt. Ðoạn gần cảng biển, tàu bè đậu nhiều lắm. Những con tàu đánh cá bằng gỗ ván, dày dạn sóng gió.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Độc Thoại Hai Mươi PDF của tác giả Mạc Thụy nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Quyết Thành Công Của Steve Jobs (Kim Thác Đao)
Tính cách hai mặt của Steve Jobs - Thiên sứ và ác quỷ được thể hiện rõ trong phong cách quản lý của ông. Nhân cách hấp dẫn, sự nghiệp rực rỡ của ông đã trở thành mơ ước của nhiều người. Cuốn sách "Bí quyết thành công của Steve Jobs" cung cấp cho bạn đọc những kinh nghiệp gây dựng sự nghiệp, phong cách sáng tạo và quản lý độc đáo, khác người của Steve Jobs - “ông vua táo”, “ngài tổng giám đốc sáng tạo hàng đầu trong thế giới điện tử”. Steve Jobs là thần tượng nhưng cũng là ác mộng của rất nhiều người: Năm 21 tuổi thành lập công ty Apple; năm 30 tuổi bị buộc phải rời khỏi công ty do chính mình sáng lập và phải gây dựng sự nghiệp lại từ đầu. 10 năm sau Jobs quay trở lại Apple và bắt đầu làm mưa làm gió thị trường nghe nhạc số. "Bàn tay phép thuật" của ông đã xây dựng "mô hình sáng tạo lãng tử", định hình phong cách làm việc của các nhân viên, giúp Apple sáng tạo nên hàng loạt siêu phẩm trứ danh như Laptop, Macbook, máy nghe nhạc iPod, điện thoại di động iPhone, iPad,… Jobs được bầu là một trong 50 CEO tài ba nhất trên thế giới trong 10 năm trở lại đây, đồng thời cũng nổi tiếng là một nhà quản lý độc tài "tàn bạo không khoan nhượng". Mặc dù là người độc tài nhưng ông vẫn luôn được toàn thể nhân viên của Apple ngưỡng mộ và kính trọng, cho phép công ty thu hút, giữ chân và phát huy những tài năng hàng đầu mà có thể họ sẽ ra đi nếu ông không còn lãnh đạo Apple. Nhưng xuyên suốt nội dung cuốn “Bí quyết thành công của Stevel Jobs” chúng ta thấy nổi lên những cụm từ “làm những gì mình thích”, “tầm nhìn”, “sáng tạo kết nối mọi thứ”, “bán ước mơ, chứ không bán sản phẩm”, “biết làm chủ thông điệp”, “biết nói không”… Hy vọng cuốn sách sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về con người có tính cách hai mặt đặc biệt này. *** Tìm mua: Bí Quyết Thành Công Của Steve Jobs TiKi Lazada Shopee Jobs “đấu sĩ bò tót”: Cuộc đời tôi luôn gắn liền với chữ “ghê gớm”. Steve Jobs có giọng nói thanh hơi chua, âm vực yếu, là lạ. Không giống những người phương Tây khác, Jobs chỉ cao 1,78m, thấp hơn so với tưởng tượng của mọi người. Nhưng ông biết cách cuốn hút người khác. Một lần, Bill Gates đã lấy một đĩa CD quay cảnh Jobs đang diễn thuyết để phân tích rồi đưa ra kết luận: “Người đàn ông này thật đáng sợ, quả là một thiên tài tiêu thụ.” Jobs mang rất nhiều biệt danh: “Sếp nóng tính nhất nước Mỹ” (theo cách đánh giá của Forbes); “Bettoven trong giới kinh doanh” (cách gọi của Jim Collins); Google thì gọi ông là “Ngài Tổng Giám đốc sáng tạo hàng đầu trong giới điện tử”, còn “The Economist” thì đặt cho ông cái tên “Hoàng đế Napoleon Bonaparte vĩ đại”... Có một biệt danh rất xứng với ông, đó là “đấu sĩ bò tót”. Biệt danh này ám chỉ một phong cách lãnh đạo đặc biệt, người lãnh đạo ấy luôn có một niềm tin, giá trị quan mạnh mẽ. Đó cũng là người không ngừng phấn đấu, giành được thành công trong thời đại cạnh tranh khốc liệt. Muốn đạt được thành công không chỉ dựa vào sức mạnh mà cần phải có chiến thuật và những phương pháp tốt. Trên thực tế, các CEO đều có khí chất của những đấu sĩ bò tót, trong đó Jobs là người mang đậm khí chất này. Phẩm chất của đấu sĩ bò tót ở Jobs được khái quát bởi những từ sau: - Cuộc đời “ghê gớm”: Sự ghê gớm của Jobs được đẩy đến mức hà khắc, ngang tàng. Ví dụ, trong mắt Jobs thì một chiếc máy nghe nhạc iPod nhỏ bé cũng là một công cụ “thay đổi thế giới” bằng “phương thức nhỏ bé”. Đặc điểm này thuộc về phong cách lãnh đạo của Jobs, nhưng cũng là một động lực mạnh mẽ, một quyết tâm lớn lao hướng đến sứ mệnh thay đổi thế giới. Vì thế, bạn có thể phát hiện được ngay sự “ghê gớm” ấy qua những thời điểm quan trọng trong cuộc sống của Jobs. Giờ đây sự ghê gớm ấy đã trở thành giá trị quan, thậm chí được hòa trộn vào không khí của Công ty Apple và có sự hấp dẫn đến kỳ lạ. Xét về khoa học hành vi thì động cơ chính là nguồn gốc của sức mạnh. Động cơ sản sinh ra nhu cầu, nhu cầu khơi gợi nguyện vọng, nguyện vọng sai khiến hành vi. Vậy yếu tố nào là động cơ cho sự “ghê gớm” của Jobs? Yếu tố đó chắc chắn phải gắn liền với tuổi thơ đặc biệt của Jobs. Fernandes, bạn thân của Jobs thời học tại trường Trung học Homestead cho rằng: “Ngay từ hồi học trung học, chắc chắn cậu ấy đã biết rằng mình là con nuôi.” Em gái Jobs là Betty có làn da đen hơn, trông rất giống người Mehico, nhìn bề ngoài hai anh em khác nhau một trời một vực. Người thông minh như Jobs chắc chắn sẽ nghi ngờ. Nỗi bất an ấy kích thích những ý nghĩ đặc biệt của Jobs về cuộc sống. Jobs luôn là cao thủ của các trò đùa tai quái, từng là một hacker nổi tiếng, là một người ăn chay, là một nhà thiết kế... Chính những nỗi bất an đã là cội nguồn sức mạnh của Jobs. - Người lãnh đạo “chỉ biết làm thuyền trưởng”: Chuyện về Jobs cho chúng ta biết, quản lý và lãnh đạo là hai cương vị khác nhau. Chúng ta luôn trộn lẫn hai khái niệm trên làm một. Cũng giống như sự nhắc nhở của người lãnh đạo và cải cách tài ba John P. Kotter: “Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Quản lý có liên quan tới việc xử lý các việc phức tạp, còn lãnh đạo lại liên quan đến việc ứng phó với sự thay đổi.” Jobs bị nhiều điều tiếng trong lĩnh vực quản lý, nhưng ông lại là bậc thầy của cải cách. Thoạt đầu ông cho định nghĩa lại khái niệm “máy tính cá nhân”. Sau khi ra khỏi Apple, ông đã dùng Pixar để định nghĩa ý nghĩa của khoa học và sáng tạo. Khi quay trở lại Apple ông đã đưa ra một khái niệm hoàn toàn mới về máy tính tiêu dùng. Ông cũng định nghĩa lại sự tưởng tượng của ngành âm nhạc số. Thậm chí ông còn định nghĩa cả tương lai của một Công ty ổ cứng, biến phần cứng thành phần mềm. Mặc dù mắc chứng bệnh ung thư quái ác nhưng ông vẫn lật đổ sự truyền thống bằng biện pháp cải cách riêng của mình. Hiện nay ông đã cho định nghĩa lại tương lai của máy tính để bàn siêu mỏng... Một lần, trong lúc đi du thuyền ngắm cảnh cùng gia đình, Redd - con trai của Jobs tỏ ra sợ hãi vì sóng quá lớn. Thấy vậy Jobs liền yêu cầu thuyền trưởng cho tàu quay trở lại bờ ngay. Nhưng thuyền trưởng đã từ chối yêu cầu của Jobs vì trên thuyền còn một vài hành khách khác, mặt khác, sóng cũng sẽ lặng. Jobs đã gọi ngay một chiếc thuyền cứu sinh đến đưa Redd về bờ. Đó là năm 1997, Jobs 42 tuổi. Ông nói: “Tôi chính là thuyền trưởng của thuyền trưởng, chỉ biết lãnh đạo chứ không biết phục tùng.” Những năm 90 của thế kỷ XX, Jobs quen cho mình là “thuyền trưởng của thuyền trưởng”, ông chính là thuyền trưởng của lĩnh vực PC. Đó là phẩm chất của người lãnh đạo. - Người lựa chọn sản phẩm vĩ đại nhất: Xét từ góc độ con người, thì IT luôn cần có một khí chất riêng. Theo thông lệ, Công ty mới thành lập cần phải thành công với sản phẩm đầu tiên. Nếu sản phẩm đầu tiên thất bại thì sẽ không thể nghĩ đến việc khai thác sản phẩm nào khác. Khi ấy, cần phải có một người “biết lựa chọn sản phẩm” để chỉ đạo “khai thác sản phẩm”. Những kỹ năng họ có sẽ giúp chọn ra được những gì quan trọng nhất trong nhiều cách suy nghĩ khác nhau. Làm người lựa chọn sản phẩm tốt rất khó. Bạn phải biết nắm bắt xu thế, trải qua nhiều lần thất bại, biết khai thác sức mạnh tập thể và tìm ra một mô hình kinh doanh phù hợp. Gates và Jobs là hai người lựa chọn sản phẩm vĩ đại nhất trong giới IT, chỉ khác là một người vẫn đang phấn đấu, còn một người đã nghỉ ngơi. Mặt khác, dù “người lựa chọn sản phẩm” có vĩ đại đến đâu thì thời kỳ hoàng kim của họ cũng chỉ kéo dài hơn chục năm, sẽ luôn xuất hiện những người mới thách thức với khả năng của bạn. Jobs đã mất nhiều thời gian và sức lực để đào tạo ra những người như thế. Xem Tạp chí Forbes liệt kê 11 người có thể là người kế nhiệm của Jobs thì sẽ thấy, trong tay Jobs còn có một đội ngũ hùng hậu như thế nào. - Tinh thần của cướp biển: Về hình thức, việc trên tòa nhà Công ty có treo một lá cờ cướp biển lớn là khá đình đám, nhưng về chiều sâu, Jobs đã tạo ra được “gen” sáng tạo mới. Đó là loại “gen” lặn, nhưng lâu bền nhất và dễ nhân lên nhất. Công ty hàng đầu sáng tạo ra sản phẩm hàng đầu và Công ty vĩ đại sáng tạo ra nền văn hóa sản phẩm hàng đầu. Tinh thần “cướp biển” này được đưa vào từ việc thiết kế máy tính, chẳng hạn như quan tâm đến từng con ốc ở đằng sau chiếc máy tính xách tay MacBook Air và những giắc cắm được giấu ở bên trong giúp giảm trọng lượng máy đi rất nhiều. Nếu như nói đến máy tính Mac mà mắt bạn không sáng lên thì bạn không thể bước chân vào cửa Công ty Apple được. Cuốn sách này sẽ đi sâu vào phân tích phong cách quản lý và lãnh đạo của Jobs thông qua những công việc hàng ngày của ông.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Quyết Thành Công Của Steve Jobs PDF của tác giả Kim Thác Đao nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Steve Jobs - Hành Trình Từ Gã Nhà Giàu Khinh Suất Đến Nhà Lãnh Đạo Kiệt Xuất (Brent Schlender)
Steve Jobs - Hành trình từ gã nhà giàu khinh suất đến nhà lãnh đạo kiệt xuất mang đến câu trả lời cho thắc mắc lớn nhất của cả thế giới về cuộc đời, sự nghiệp của CEO và nhà đồng sáng lập Apple: Làm thế nào một gã trai trẻ kiêu căng, ngạo mạn và đầy khinh suất, bị tống cổ ra khỏi chính công ty mà mình sáng lập ra, lại có thể trở thành một nhà lãnh đạo có tầm nhìn kiệt suất nhất thời đại, và làm thay đổi cuộc sống thường ngày của hàng tỉ con người trên hành tinh này? Schlender và Tetzeli đã kể một câu chuyện hoàn toàn khác về một con người có thực đã biết vượt qua những thất bại của bản thân và học cách tối đa hóa điểm mạnh của chính mình, dựa trên những câu chuyện chưa từng được tiết lộ từ những người thân thuộc nhất với Jobs, bao gồm các thành viên trong gia đình Jobs, các cựu lãnh đạo hàng đầu và những nhân vật quan trọng nhất là Apple, Pixar và Disney, như Tim Cook, Jony Ive, Eddy Cue, Ad Catmull, John Lasserter, Robert Iger. "Chúng tôi muốn mang đến một hiểu biết sâu hơn về kho kỹ năng và khả năng tiến bộ không ngừng trong kinh doanh của Steve Jobs, và những nỗ lực gần như thần thánh nhằm tạo ảnh hưởng lên thế giới của anh. Chúng tôi muốn thể hiện những điều đó đã được tiếp năng lượng một cách phi thường như thế nào bởi tài năng độc đáo của một người tự học, và bởi chủ nghĩa lý tưởng chân chính cũng như nỗi ám ảnh đến cuồng dại của anh đối với các tiêu chuẩn thẩm mĩ khắt khe nhưng lại rất nhất quán, và ý thức lớn lao về sứ mệnh của anh. Ngay từ đầu, anh đã luôn trắc ẩn về những nỗi lo lắng và nhu cầu của những con người bình thường, những người muốn tìm thấy các công cụ mới để trao đổi cho bản thân sức mạnh và sự tiến bộ trong một thế giới ngày càng phức tạp, bất hòa và xáo trộn." Trích đoạn Vào một buổi chiều tháng mười hai lạnh lẽo năm 1979, Steve Jobs dừng xe tại bãi đậu xe trong Khu vườn của Thánh A-La (Garden of Allah), một trung tâm phục vụ hội nghị và tĩnh dưỡng trên sườn ngọn núi Mount Tamalpais của hạt Marin, phía Bắc San Francisco. Trông anh mệt mỏi, thất vọng, tức giận và đến muộn. Giao thông trên đường 280 và 101 bị tắc nghẽn nhiều nơi trên đường lên từ Cupertino, và đường xuống phía nam thung lũng Sillicon, nơi đặt trụ sở chính của công ty anh sáng lập, Apple Computer, và cũng là nơi anh vừa phải trải qua một cuộc họp hội đồng quản trị Apple dưới sự chủ trì của Arthur Rock đáng kính. Anh và Rock có rất nhiều bất đồng ý kiến. Rock đối xử với anh như một đứa con nít. Rock ưa cấp bậc còn anh chuộng các quá trình, anh tin rằng các công ty công nghệ phát triển theo những cách và nguyên tắc nhất định. Anh có niềm tin này do đã quan sát thấy nó phát huy tác dụng, đáng chú ý nhất là tại Intel, hãng sản xuất chip vĩ đại có trụ sở tại Santa Clara mà anh ủng hộ ngay từ những ngày đầu. Rock có lẽ là nhà đầu tư công nghệ đáng chú ý nhất trong thời đại của mình, nhưng thực tế thì ban đầu ông đã trợ giúp Apple một cách miễn cưỡng, phần nhiều bởi vì ông không vừa mắt với Steve và đồng sự Steve Wozniak. Ông không nhìn Apple theo cách mà Jobs vẫn nhìn - Steve xem Apple là một công ty khác thường đang thực hiện công việc nhân tính hóa điện toán với một cơ cấu tổ chức không có tôn ti trật tự. Rock thì đơn giản coi Apple như một vụ đầu tư không hơn không kém. Steve cảm thấy các cuộc họp ban điều hành với Rock không tạo ra động lực và chỉ khiến anh thêm nhụt chí; anh đã trông đợi chuyến đi dài trên chiếc xe mui trần phóng tới Marin sẽ giúp anh thoát khỏi mùi hôi thối cũ rích của cuộc tranh luận kéo dài dường như tới vô tận.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Steve Jobs - Hành Trình Từ Gã Nhà Giàu Khinh Suất Đến Nhà Lãnh Đạo Kiệt Xuất PDF của tác giả Brent Schlender nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ký Ức Vụn (Nguyễn Quang Lập)
Tác giả đi dọc qua thành phố ra tận bờ sông Hồng trong buổi tối mưa gió mang tác phẩm mới in xong đến tặng bạn hữu, mà vừa đề tặng vừa nhấm nhẳng mắng người ta. Tôi viết là viết phục vụ đồng bào đồng chí của tôi, những người lao động quê mùa chân lấm tay bùn đọc chơi cho vui, chứ sức mấy mà mong đám thị thành văn vẻ các ông để mắt, không dám đâu. Đã bực bội không dưng như vậy thì thèm vào, nghĩ bụng thế. Vả lại, khẩu văn blog - theo như lời của chính tác giả nói về cuốn sách - nó là cái gì vậy? Năm trước nghe thiên hạ kháo nhau loạt bài tả chân do Nguyễn Quang Lập viết và tải trên mạng, tôi nhờ bạn in ra giấy để đọc. Đọc xong, cười rũ, giống như hồi xưa ngang qua Khu Tư lính tráng cười bò ra với nhau nghe kểchuyện bọ. Khẩu văn blog là thế? Và cuốn Ký Ức Vụn là tập hợp của những bài tả chân ấy Ký ức vụn gồm 5 phần: Phần 1: Những người bạn khó quên Phần 2: Buồn vui một thưở Tìm mua: Ký Ức Vụn TiKi Lazada Shopee Phần 3: Người từng gặp Phần 4: Thương nhớ mười ba Phần 5: Bạn văn *** Đấy là biệt danh của chị Thuận, người cùng thị trấn Ba Đồn, học cùng lớp một với mình. Chuyện Con ăn ruồi thì dân thị trấn những ai sống những năm 1960 - 1966 đều biết cả. Mình gọi bằng chị vì khi đi học lớp một chị đã 13 tuổi. Chị nổi tiếng ăn ruồi từ khi chị ba tuổi. Chừng đó tuổi chị đã biết chụp ruồi để ăn, ăn mãi đâm nghiện. Về sau ba mạ chị phát hiện ra, hết ngăn cấm đến dọa dẫm, đánh đập… chị vẫn không chừa. Hoạt động ăn ruồi của chị lúc đầu công khai, sau bị đánh nhiều quá thì bán công khai, sau vào lớp một có giáo dục, có văn hóa, đã biết Con ruồi là giống hiểm nguy/ Hai chân của nó rất vi trùng nhiều thì chị hoàn toàn đi vào bí mật. Rất hiếm khi thấy chị ăn ruồi, chỉ nghe người ta kể lại thôi. Còn nhỏ chị ăn ruồi bất kì ở đâu, không kể ruồi cầu tiêu hay ruồi mâm cơm. Lớn lên chút chị chỉ ăn ruồi đậu trên người chị thôi, có lẽ chị đinh ninh thứ ruồi đó là sạch nhất. Kể đến đây bỗng nhớ đến Hoàng Vũ Thuật. Anh nổi tiếng sạch sẽ. Đến nỗi vào quán phở, người ta bưng bát phở ra, cái thìa đã nhúng vào bát phở, anh vẫn cầm cái thìa đưa cho phục vụ, nói em ơi nhúng nước sôi cho anh! Hi hi. Mình phục mãi mới thấy chị Thuận ăn ruồi. Khi đó thầy ra bài tập toán, cả lớp hí húi làm. Một con ruồi đậu trên má chị. Chị đập một phát rồi ngó trước ngó sau, dần dần đưa con ruồi từ má lăn vào miệng. Chị nhai chóp chép giống y chang người ta nhai kẹo cao su, dù con ruồi bé tí. Chị nuốt đánh ực, miệng hít hà, đã quá trời... hi hi. Mình nhóng cổ nhìn chị, nói ruồi ngon không mà chị ăn. Lúc đầu chị lườm, không nói. Sau hỏi mãi, chị trợn mắt, đập một phát vào lưng mình, nói hỏi ngu! Không ngon mà ăn à! Kinh! He he… Chị học hết lớp bốn thì bỏ học, đi lấy chồng nhưng vẫn tiếp tục ăn ruồi cho đến khi sinh đứa thứ nhất thì không ăn nữa. Bây giờ chị đã năm con, to như thùng phuy, bạn chị hầu hết đã hai ba đời chồng, chị vẫn một anh đẹp trai vô cùng chung thuỷ. Hạnh phúc ấm no nên chị suốt ngày nói cười phe phé. Điều lạ lùng là hơn năm chục năm qua chị không hề đau ốm gì, kể cả nhức đầu sổ mũi, không hề! Chỉ khác là bây giờ chị ghê tởm ruồi lắm. Đang ăn, ai kêu ruồi kìa, lập tức chị nôn thốc nôn tháo. Lạ lùng chưa, nhờ ruồi mà chị hạnh phúc ấm no như ngày hôm nay, chị lại ghê tởm chúng, he he.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Quang Lập":Ký Ức VụnChuyện Nhà QuêKý Ức Vụn 2Những Mảnh Đời Đen TrắngTình CátĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ký Ức Vụn PDF của tác giả Nguyễn Quang Lập nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.