Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sổ Tay Sửa Lỗi Hành Văn (Cao Xuân Hạo)

LỜI NÓI ĐẦU

Khi nói đến nhiệm vụ “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”, khá nhiều người trong chúng ta thường nghĩ trước tiên đến việc thay thế những từ “Hán-Việt” bằng những từ “thuần Việt” (những từ gốc Môn-Khmer hay mượn của tiếng Thái, tiếng Mã Lai thường được mệnh danh như vậy), mà ít khi nghĩ đến việc tìm cách làm sao cho câu văn được đúng mẹo mực, được trong sáng và chững chạc, không què cụt hay ngô nghê như văn một người ngoại quốc. Ở nhà trường, việc giảng dạy tiếng Việt thiên hẳn về lý thuyết, và hầu hết thì giờ dành cho việc tiếp thu những tri thức, ngôn ngữ học không trực tiếp phục vụ cho việc tu luyện cách sử dụng tiếng mẹ đẻ trong văn viết cũng như văn nói. Các sách giáo khoa về tiếng Việt dành phần lớn nội dung cho việc trình bày những khái niệm khó định nghĩa và khó tiếp thu như từ, âm vị, v.v. và những tri thức lý thuyết mà ngay các nhà ngôn ngữ học chuyên nghiệp cũng không mấy ai hiểu rõ, và lại đang là vấn đề tranh luận gay gắt trong các giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Sách vở thường cung cấp cho học sinh không phải những tri thức chắc chắn, mà là những giả thiết còn phải chứng minh của một số nhà nghiên cứu cá biệt. Giáo viên mất thì giờ vào việc truyền đạt những “tri thức” ấy nhiều đến nỗi không thể sửa lỗi hành văn cho học sinh được, và dù có muốn dạy cho học sinh biết nói và viết đúng tiếng Việt cũng không biết làm việc đó vào lúc nào và bằng cách gì, căn cứ vào tài liệu nào.

Hậu quả tất nhiên của tình hình này là học sinh (khi còn ngồi trên ghế nhà trường cũng như khi đã trở thành cán bộ) thường rất yếu về hành văn. Ta có thể nghe thấy ở khắp nơi những lời than phiền, chê trách nặng lời về tình trạng yếu kém về hành văn của những bài báo, những cuốn sách, những bài nói được truyền đi từ các đài phát thanh và truyền thanh, truyền hình. Những câu văn “bất thành cú”, những lỗi thô bạo về lô-gích, những từ ngữ dùng sai nghĩa hay không đúng chỗ, đều có thể gặp nhan nhản trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào.

Tình hình này nghiêm trọng đến nỗi nhiều giáo viên và cán bộ văn hóa đã nhận định rằng đây là một tệ nạn thực sự có nguy cơ làm cho tiếng Việt không còn là một ngôn ngữ văn hóa có đủ sức phục vụ công cuộc xây dựng một xã hội xã hội chủ nghĩa thực sự văn minh nữa.

Sau một quá trình nghiên cứu những lỗi ngữ pháp phổ biến trên tư liệu điều tra do nhiều giới cung cấp (bài vở của học sinh các trường phổ thông, báo chí, công văn, bài nói trên các đài phát thanh và truyền hình, thư từ, v.v.), chúng tôi đã được Ban Ngôn ngữ học thuộc Viện Khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) phân công soạn thảo một đề cương phân loại các lỗi ngữ pháp và tìm phương pháp chữa các lỗi đó, dự kiến sẽ lần lượt biên soạn những tập sách mỏng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh ở nhà trường cũng như cho các cán bộ công tác trong các lĩnh vực cần đến những tri thức thực tiễn về hành văn. Công việc này không phải ngay một lúc đã có thể làm được một cách đầy đủ như chúng tôi mong muốn. Những tập sách “Sửa lỗi hành văn” soạn theo đề cương nói trên cần được kiểm nghiệm qua thực tiễn sử dụng và cần được bổ sung, chỉnh lý không ngừng. Tìm mua: Sổ Tay Sửa Lỗi Hành Văn TiKi Lazada Shopee

Tập sách mỏng đầu tiên mà chúng tôi cho ra mắt các bạn đọc là một thí nghiệm mong được chính những người dùng sách tiến hành, nhằm tìm thấy những chỗ thiếu sót cần được khắc phục dần qua những lần tái bản sau này. Trong tập này, chúng tôi thử xử lý một trong những loại lỗi phổ biến nhất: Lỗi trong khi dùng những câu có trạng ngữ đặt ở đầu.

Sách chia ra làm hai phần: Một phần lý thuyết được trình bày một cách ngắn gọn để người dùng thấy rõ quan điểm của chúng tôi về các lỗi ngữ pháp và nắm vững nguyên nhân cũng như cơ chế của loại lỗi ngữ pháp được bàn đến trong tập này; và sau đó là phần chính, phần thực hành, trình bày từng dạng lỗi một, phân tích cơ chế của lỗi, đề ra cách sửa căn cứ trên việc tận dụng những khả năng dùng nhiều phương tiện khác nhau để diễn đạt cái ý mà người phạm lỗi muốn diễn đạt, và đề ra những bài tập (có đáp án) để giúp người dùng làm chủ được cấu trúc câu mà họ nắm chưa vững.

Chúng tôi hiểu rằng tập sách này còn xa mới đạt đến một chất lượng khả quan. Vì vậy chúng tôi tha thiết mong các bạn đọc quan tâm đến công việc trau dồi ngôn ngữ giúp đỡ chúng tôi bằng cách cung cấp thêm những kiểu lỗi chưa được nêu lên, đề nghị những cách sửa lỗi khác, những câu mẫu tốt hơn, v.v., để cho tập sách này khi in lại sẽ được tốt hơn, và các tập sau, ngay khi ra lần đầu cũng tránh được nhiều sai sót.

NHÓM BIÊN SOẠN

***

Ngữ pháp hiểu theo nghĩa rộng là cách tổ chức bên trong của ngôn ngữ. Là một hệ thống dấu hiệu bằng âm thanh được dùng làm công cụ giao tế, ngôn ngữ phải tổ chức các âm thanh như thế nào để một hệ thống đơn vị có số lượng hữu hạn có thể kết hợp với nhau mà làm thành những tín hiệu (những thông điệp, những phát ngôn) có số lượng vô hạn: Ngôn ngữ phải cho phép con người nói ra bất cứ một ý gì mình muốn nói, kể cả những ý chưa bao giờ có ai nói ra cả. Tính phức tạp và yêu cầu phát triển không ngừng của xã hội đòi hỏi như vậy. Nhưng làm sao một tín hiệu chưa bao giờ gặp, mà người bản ngữ mới nghe lần đầu vẫn hiểu được? Sở dĩ có thể có được điều kỳ diệu đó là vì cái tín hiệu hoàn toàn mới ấy dùng toàn những đơn vị mà người nghe đã biết sẵn, được kết hợp lại theo những quy tắc mà người ấy cũng đã quen thuộc. Ngữ pháp, hiểu theo nghĩa hẹp, chính là tổng số những quy tắc ấy.

Những quy tắc tổ chức các đơn vị thành tín hiệu (thành câu) được người bản ngữ quy nạp ra một cách không tự giác từ những lời nói đã nghe được, và dần dần, vào những năm cuối cùng của tuổi thơ ấu, họ đã có được một hệ thống ngữ pháp hoàn chỉnh về cơ bản trong đầu, cho phép họ diễn đạt được bất cứ ý nghĩ nào dưới một hình thức phù hợp với những tập quán diễn đạt của toàn khối cộng đồng ngôn ngữ của họ. Đây là một thứ tri thức ẩn mặc - không nói ra thành lời được - nhưng là một tri thức tuyệt đối. Về nguyên tắc, người bản ngữ không thể nói sai ngữ pháp được, nếu ta không kể những trường hợp nói nhịu nhầm mà xung quanh và ngay người vừa nói nữa cũng nhận thấy ngay. Những quy tắc được trình bày trong các sách ngữ pháp chính là đúc kết từ những tập quán nói năng của cả khối cộng đồng những người bản ngữ.

Nhưng nếu thế thì tại sao lại có trường hợp được coi là một lỗi ngữ pháp của người bản ngữ? Ở đây cần phân biệt rõ hai trường hợp rất khác nhau.

Ngôn ngữ vốn chuyển biến không ngừng. Không những từ ngữ, cách phát âm, mà ngay cả ngữ pháp cũng chuyển biến theo thời gian, tuy chậm hơn nhiều. Và trong những nguyên nhân quy định những sự chuyển biến của ngôn ngữ có cả những “lỗi” của thế hệ sau trong khi hấp thu ngôn ngữ. Những sự đổi khác đó ban đầu có thể bị thế hệ trước trấn áp quyết liệt. Nhưng nếu nó phù hợp với xu thế phát triển của ngôn ngữ (chẳng hạn như khi nói tạo nên một sự tiết kiệm quy tắc hay làm mất một sự thiếu cân bằng), dần dần nó sẽ thắng và sẽ dành được địa vị chuẩn, nghĩa là sẽ được mọi người coi như “đúng ngữ pháp” hơn cách nói trước kia, nay đã trở thành “cổ”.

Trong những trường hợp như thế, nhà ngôn ngữ học không bảo thủ sẽ có thái độ rộng rãi đối với hình thái mới và sẵn sàng chấp nhận nó sau khi đã nghiên cứu nó kỹ về phương diện hiệu quả giao tế cũng như về phương diện thống kê.

Mặt khác, trong quá trình chuyển biến, phát triển, một ngôn ngữ có thể tiếp thu những từ ngữ, những kiểu nói, những cách đặt ngôn ngữ khác, nhằm làm cho mình dồi dào phương tiện hơn. Thường thường, những sự tiếp thu này, trong thời gian đầu chỉ liên quan đến những khu vực “văn hóa” của ngôn ngữ, nghĩa là chỉ thấy có trong văn khoa học, tôn giáo, triết học, v.v., cho nên quần chúng trung bình còn bỡ ngỡ khi nghe hay dùng những cách viết hay nói như vậy. Và vì không mấy khi sử dụng được cái cảm thức vốn có của mình để xử lý những cách nói như vậy, người bản ngữ trung bình (nhất là khi còn ít tuổi hay chưa có trình độ văn hóa cao) không quy nạp được những quy tắc chi phối cách cấu tạo của những câu ít quen thuộc đó, cho nên khi tự mình đặt câu theo kiểu mới tiếp thu được, họ có thể sai. Những kiểu câu không phải du nhập từ tiếng nước ngoài, những thể loại văn nhất định hay ngay cả những kiểu câu chỉ dùng trong văn viết chứ không dùng trong khi nói chuyện bình thường cũng có thể bị dùng sai như vậy nếu không có sự hướng dẫn và luyện tập đầy đủ.

Thường thường trong khi nói năng, người bản ngữ có thể tránh hẳn những kiểu câu mình chưa nắm vững (dĩ nhiên nếu người đó không có thói ăn nói cầu kỳ); nhưng trong khi viết hay trong khi phát biểu ở những môi trường nhất định, họ có thể vì yêu cầu của hoàn cảnh mà buộc lòng phải dùng đến những kiểu câu chưa nắm vững đó.

Đối với loại lỗi này, người làm công tác giảng dạy hay biên tập cần có thái độ nghiêm khắc hơn. Ỏ đây có thể tin chắc rằng chuyện dùng sai không hề do “xu hướng chuyển biến tự nhiên” của ngôn ngữ mà ra, tuy có thể chịu sự chi phối của những quy luật nào đó của bản ngữ làm cho người dùng dễ bị nhầm lẫn. Nói chung, những lỗi này thường làm cho câu văn không tuân theo những quy tắc vốn có của bản ngữ (chứ không riêng gì của thứ tiếng làm cội nguồn cho sự tiếp thu). Nếu người nghiên cứu đã xác định được như vậy, thì người giáo viên hay biên tập viên cần kiên quyết sửa lại cho đúng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sổ Tay Sửa Lỗi Hành Văn PDF của tác giả Cao Xuân Hạo nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thức Tỉnh (Khôi Hoàng)
Thức tỉnh “Không thầy đố mày làm nên.” Bạn có biết rằng câu nói quen thuộc này mới chỉ có một nửa thôi không? Và bản đầy đủ của nó chính là: “Không thầy đố mày làm nên, không trò lấy đâu ngữ thầy.” Ở trong thực tại tách biệt, con người vẫn chỉ thường nhìn mọi thứ với con mắt tuyến tính và đơn phương, vậy mà tạo ra sự cao thấp, so sánh, phân thua và tự cao tự đại. Tìm mua: Thức Tỉnh TiKi Lazada Shopee Còn ở nơi Thiên đường, người trò sẽ cảm ơn thầy vì những kiến thức và bài giảng, còn người thầy sẽ cảm ơn người trò vì nhờ trò mà người được trải nghiệm vai trò và hình ảnh của một người thầy. Và đó luôn là bản chất của vạn vật, luôn là mối quan hệ đa chiều tương hỗ, cân bằng và cộng hợp để tạo ra sự tồn tại của vật chất và trải nghiệm. Rằng không có chân không thì sẽ không có vật chất, không có bóng tối thì sẽ không có ánh sáng. Như thế, quyển sách này không được tạo ra bởi mỗi người viết, mà nó được tạo ra đồng thời bởi người viết lẫn người đọc và những người sẽ đọc. Vậy mà bạn không cần sự cho phép của mình để chia sẻ những quyển sách này, và cũng như nếu bạn cảm thấy biết ơn mình vì đã viết nên những điều này, thì hãy biết rằng là mình cũng biết ơn và yêu quí bạn vì đã cho mình được trải nghiệm viết vẽ và tạo dựng nên những quyển sách này. Đó là những thích thú, những đam mê, những hăng hái lẫn với rất nhiều những giọt nước mắt hạnh phúc khi viết nên những dòng chữ và những bài đọc này. Mặc dù đi kèm trong đó là những ngày thiếu ngủ và mệt mỏi vì mỗi khi có thứ để viết thì ở trong cái đầu này, chữ với tự cứ chạy tới chạy lui riết không thôi, và đây cũng là một phần của trải nghiệm sáng tạo này. Như đó, dưới con mắt đã thức tỉnh, hay cũng chính là con mắt của Đấng sáng tạo, thì sự phân biệt giữa người cho hay người nhận thì sẽ không còn hiện hữu và tồn tại. Bởi vì người cho cũng đồng thời là người nhận, và người nhận cũng đồng thời là người cho… MỤC LỤC 1. QUAN TRỌNG MÀ KHÔNG QUAN TRỌNG, KHÔNG QUAN TRỌNG MÀ QUAN TRỌNG...6 2. BẠN ĐANG HỌC TẬP ĐỂ TRỞ THÀNH CHÍNH BẠN..17 3. NGÔN NGỮ CỦA NHẬN THỨC.35 4. SỨC MẠNH BÊN TRONG - BÂN CHẤT CỦA NHẬN THỨC...49 5. LỜI TẠM BIỆT TRÁI ĐẤT 3D.71 6. QUÁ TRÌNH RỤNG TÀN CỦA CÁI TÔI - BÂN NGÃ..86 7. BÂN CHẤT CỦA CHẤT KÍCH THÍCH.102 8. SỰ TẬP TRUNG.118 9. LÀM CHỦ SÁNG TẠO TRÂI NGHIỆM..133 10. LÀ CÔNG DÂN CỦA VŨ TRỤ..155 11. VỀ NHỮNG ĐIỀU LUẬT CỦA VŨ TRỤ..171 12. BÂN NGÃ VÀ SIÊU BÂN NGÃ...192 13. MÂU THUẪN NỘI TẠI CỦA BÂN NGÃ.211 14. CUỘC THỬ NGHIỆM MANG TÊN “LOÀI NGƯỜI”...230 15. NHẬN THỨC VÀ TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO.248 16. NHẬN THỨC TỰ DO - NHẬN THỨC LINH HỒN..265 17. TRÂI NGHIỆM..288 18. TỰ DO.315 19. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 3D - 5D..333 20. TRỞ THÀNH CHÍNH MÌNH...360 21. TRÂI NGHIỆM LÀ MỘT STARSEED..381 22. TẠI SAO MỌI THỨ LẠI PHÂI KHÓ KHĂN ĐẾN NHƯ VẬY..395 23. TƯƠNG LAI CỦA TIẾNG VIỆT..412 24. NHỮNG LỜI NÓI DỐI THẾ KỈ CỦA NHÂN LOẠI...435 25. NGUỒN GỐC, BÂN CHẤT CỦA PHONG THỦY...446 26. ĐỢT 1 THĂNG THIÊN: ASHTAR 144000...459 27. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP.508Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thức Tỉnh PDF của tác giả Khôi Hoàng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thức Tỉnh (Khôi Hoàng)
Thức tỉnh “Không thầy đố mày làm nên.” Bạn có biết rằng câu nói quen thuộc này mới chỉ có một nửa thôi không? Và bản đầy đủ của nó chính là: “Không thầy đố mày làm nên, không trò lấy đâu ngữ thầy.” Ở trong thực tại tách biệt, con người vẫn chỉ thường nhìn mọi thứ với con mắt tuyến tính và đơn phương, vậy mà tạo ra sự cao thấp, so sánh, phân thua và tự cao tự đại. Tìm mua: Thức Tỉnh TiKi Lazada Shopee Còn ở nơi Thiên đường, người trò sẽ cảm ơn thầy vì những kiến thức và bài giảng, còn người thầy sẽ cảm ơn người trò vì nhờ trò mà người được trải nghiệm vai trò và hình ảnh của một người thầy. Và đó luôn là bản chất của vạn vật, luôn là mối quan hệ đa chiều tương hỗ, cân bằng và cộng hợp để tạo ra sự tồn tại của vật chất và trải nghiệm. Rằng không có chân không thì sẽ không có vật chất, không có bóng tối thì sẽ không có ánh sáng. Như thế, quyển sách này không được tạo ra bởi mỗi người viết, mà nó được tạo ra đồng thời bởi người viết lẫn người đọc và những người sẽ đọc. Vậy mà bạn không cần sự cho phép của mình để chia sẻ những quyển sách này, và cũng như nếu bạn cảm thấy biết ơn mình vì đã viết nên những điều này, thì hãy biết rằng là mình cũng biết ơn và yêu quí bạn vì đã cho mình được trải nghiệm viết vẽ và tạo dựng nên những quyển sách này. Đó là những thích thú, những đam mê, những hăng hái lẫn với rất nhiều những giọt nước mắt hạnh phúc khi viết nên những dòng chữ và những bài đọc này. Mặc dù đi kèm trong đó là những ngày thiếu ngủ và mệt mỏi vì mỗi khi có thứ để viết thì ở trong cái đầu này, chữ với tự cứ chạy tới chạy lui riết không thôi, và đây cũng là một phần của trải nghiệm sáng tạo này. Như đó, dưới con mắt đã thức tỉnh, hay cũng chính là con mắt của Đấng sáng tạo, thì sự phân biệt giữa người cho hay người nhận thì sẽ không còn hiện hữu và tồn tại. Bởi vì người cho cũng đồng thời là người nhận, và người nhận cũng đồng thời là người cho… MỤC LỤC 1. QUAN TRỌNG MÀ KHÔNG QUAN TRỌNG, KHÔNG QUAN TRỌNG MÀ QUAN TRỌNG...6 2. BẠN ĐANG HỌC TẬP ĐỂ TRỞ THÀNH CHÍNH BẠN..17 3. NGÔN NGỮ CỦA NHẬN THỨC.35 4. SỨC MẠNH BÊN TRONG - BÂN CHẤT CỦA NHẬN THỨC...49 5. LỜI TẠM BIỆT TRÁI ĐẤT 3D.71 6. QUÁ TRÌNH RỤNG TÀN CỦA CÁI TÔI - BÂN NGÃ..86 7. BÂN CHẤT CỦA CHẤT KÍCH THÍCH.102 8. SỰ TẬP TRUNG.118 9. LÀM CHỦ SÁNG TẠO TRÂI NGHIỆM..133 10. LÀ CÔNG DÂN CỦA VŨ TRỤ..155 11. VỀ NHỮNG ĐIỀU LUẬT CỦA VŨ TRỤ..171 12. BÂN NGÃ VÀ SIÊU BÂN NGÃ...192 13. MÂU THUẪN NỘI TẠI CỦA BÂN NGÃ.211 14. CUỘC THỬ NGHIỆM MANG TÊN “LOÀI NGƯỜI”...230 15. NHẬN THỨC VÀ TRÍ THÔNG MINH NHÂN TẠO.248 16. NHẬN THỨC TỰ DO - NHẬN THỨC LINH HỒN..265 17. TRÂI NGHIỆM..288 18. TỰ DO.315 19. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC 3D - 5D..333 20. TRỞ THÀNH CHÍNH MÌNH...360 21. TRÂI NGHIỆM LÀ MỘT STARSEED..381 22. TẠI SAO MỌI THỨ LẠI PHÂI KHÓ KHĂN ĐẾN NHƯ VẬY..395 23. TƯƠNG LAI CỦA TIẾNG VIỆT..412 24. NHỮNG LỜI NÓI DỐI THẾ KỈ CỦA NHÂN LOẠI...435 25. NGUỒN GỐC, BÂN CHẤT CỦA PHONG THỦY...446 26. ĐỢT 1 THĂNG THIÊN: ASHTAR 144000...459 27. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP.508Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thức Tỉnh PDF của tác giả Khôi Hoàng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 1 (Neale Donald Walsch)
Bạn sắp sửa có một trải nghiệm lạ lùng. Bạn sắp có một cuộc đối thoại với Thượng Đế, đúng vậy. Tôi biế t... điều đó không thể nào có được. Có lẽ bạn nghĩ (hoặc đã được dạy bảo) rằng điều đó không thể nào có được. Tôi muốn nói rằng Thượng đế sẽ không đáp lại bạn đâu, đúng không? Ít ra là không trả lời theo cách thông thường con người ta vẫn thường trò chuyện! Đó cũng từng là suy nghĩ của tôi. Thế rồi cuốn sách này đã xảy đến với tôi. Tôi muốn nói rằng nó đã xảy đến. Cuốn sách này không phải do tôi viết, nó chỉ xảy đến với tôi. Và trong khi bạn đọc cuốn sách này, điều ấy cũng sẽ xảy đến với bạn, vì tất cả chúng ta đều được dẫn đưa đến Chân Lý mà chúng ta đã sẵn sàng tiếp nhận. Cuộc đời tôi có lẽ sẽ dễ chịu hơn, nếu tôi giữ kín tất cả những điều này. Nhưng đó không phải là lý do để nó xảy đến với tôi. Và dù cuốn sách có gây cho tôi bao nhiêu phiền toái đi chăng nữa (chẳng hạn như bị gọi là một kẻ báng bổ, lừa đảo, giả hình vì đã không sống theo các Chân Lý ấy trong quá khứ, hay tồi tệ hơn, bị gọi là một người thánh thiện) thì tôi vẫn không thể nào ngưng lại tiến trình ấy bây giờ được. Mà tôi cũng chẳng muốn như v ậy. Tôi từng có những cơ hội để bước ra khỏi tất cả những điều này, nhưng tôi đã không làm thế. Tôi đã quyết định gắn bó với những gì bản năng mách bảo tôi, thay vì những điều mà thế giới dạy cho tôi về những nội dung này. Các bản năng ấy nói rằng cuốn sác h này không phải là vô nghĩa, hay sản phẩm thừa của một trí tưởng tượng hụt hẫng về những điều thiêng liêng, hoặc đơn thuần một cách tự biện minh của người đang tìm cách bào chữa cho 1 đời sống sai lạc. Ồ, tôi từng nghĩ đến tất cả những điều này rồi. Vâng, tất cả. Cho nên tôi đã gửi những gì tôi viết cho một vài người khác đọc, ngay khi nó vẫn còn là bản viết tay. Họ đã bị đánh động. Và họ đã khóc. Và họ cười lớn vì vui mừng và vì tính hài hước trong đó. Và theo như lời họ nói, cuộc sống họ đã thay đổi. Họ được thay đổi. Họ được tăng thêm sức mạnh. Nhiều người nói họ được biến đổi. Ấy là lúc tôi biết rằng cuốn sách này dành cho mọi người, và nó phải được xuất bản. Vì đây là một quà tặng tuyệt vời dành cho những người thực sự muốn có câu trả lời, những người thực sự quan tâm đến các câu hỏi, những người đã dấn bước vào hành trình tìm kiếm Chân Lý với con tim chân thành, với tâm hồn khao khát và tâm trí rộng mở. Và hầu như đó là tất cả chúng ta. Tìm mua: Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 1 TiKi Lazada Shopee Cuốn sách này đề cập hầu hết, nếu không phải tất cả, các câu hỏi mà chúng ta vẫn luôn đặt ra về cuộc sống và tình yêu, mục đích và chức năng, con người và các mối quan hệ, thiện và ác, mặc cảm và tội lỗi, tha thứ và cứu độ, đường đưa đến Thượng đế cũng như lối vào hỏa ngục... tất tần tật mọi thứ. Nó cũng bàn đến các đề tà i tính dục, quyền lực, tiền bạc, chuyện con cái, hôn nhân, ly dị, về sự nghiệp, sức khỏe, về đời sau, đời trước... về mọi thứ. Nó phân tích chiến tranh và hòa bình, biết và không biết, cho và nhận, vui và buồn. Nó xem xét cái cụ thể và trừu tượng, hữu hình và vô hình, Chân Lý và phi Chân Lý. Bạn có thể nói rằng cuốn sách này là “những lời mới nhất của Thượng đế về mọi sự”, dù có một số người sẽ cảm thấy khó chịu về điều này. Nhất là họ cho rằng Thượng đế đã ngưng nói từ 2000 năm trước đây, hoặc nếu Thượng đế còn tiếp tục thông truyền, Người sẽ chỉ làm điều đó với những bậc thánh nhân, hoặc với những người đã cầu nguyện trong vòng 30 năm, hay 20 năm, hay ít ra 10 năm (cả 3 tiêu chuẩn này đều không có cửa cho tôi). Sự thật là, Thượng đế nói chuyện với tất cả m ọi người. Người tốt cũng như kẻ xấu. Thánh nhân và kẻ gian tà. Và chắc chắn, Người nói chuyện với tất cả chúng ta, những người nằm giữa 2 loại trên. Cứ lấy chính bạn làm thí dụ. Trong đời bạn, Thượng đế đã đến với bạn bằng nhiều cách và cuốn sách này là mộ t trong những cách ấy. Đã có khi nào bạn nghe câu châm ngôn này chưa: hữu cầu vi sư? Cuốn sách này là thầy của chúng ta đấy. Ngay sau khi những điều này xảy đến với tôi, tôi đã biết mình đang đối thoại với Thượng đế. Trực tiếp và đích thân. Không thể phủ nhận được. Và tôi biết rằng Thượng đế đang trả lời cho các câu hỏi của tôi theo tầm khả năng tôi có thể hiểu được. Tức là, tôi đang được trả lời bằng những cách thức và ngôn từ mà Thượng đế biết tôi hiểu được. Điều này giải thích cho văn phong thông dụng c ủa văn bản này và những tham chiếu đến những gì tôi thu hoạch được từ nhiều nguồn khác cũng như những kinh nghiệm trong đời. Hiện giờ tôi biết rằng tất cả những gì đã đi vào đời tôi đều đến từ Thượng đế, và bây giờ được kéo lại với nhau, lôi kéo lẫn nhau, thành một lời đáp trả hoàn chỉnh, diễm lệ cho mọi vấn đề tôi gặp phải. Và vào lúc nào đó trong hành trình, tôi nhận ra rằng một cuốn sách đang hình thành. Đây là cuốn sách được viết ra để xuất bản. Thực ra tôi được chỉ bảo rõ ràng trong phần sau của cuộc đối thoại (vào khoảng tháng 2 năm 1993) rằng có 3 cuốn sách sẽ được hình thành, trong đó: Cuốn thứ nhất chủ yếu bàn đến các vấn đề cá nhân, tập trung vào các thách đố và cơ hội trong đời sống mỗi người. Cuốn thứ hai sẽ bàn về các chủ đề rộng lớn hơn, n hư đời sống địa lý, chính trị và siêu hình trên hành tinh và các thách đố cả thế giới đang đương đầu. Cuốn thứ ba sẽ bàn về các Chân Lý phổ quát ở bình diện cao nhất và các thách đố cũng như cơ hội của linh hồn. (Dịch giả ghi chú*: Cuốn thứ tư THỨC TỈNH NHÂN LOẠI là quyển đến bất ngờ 10 sau khi bộ 3 quyển sách hoàn tất.) Lúc này tôi phải nói, sau khi đã đọc đi đọc lại sự khôn ngoan được gói ghém trong đây, rằng tôi thực sự bối rối về đời sống của tôi. Nó được đánh dấu bởi các sai lầm và sự tắc trách nối tiếp nhau, bởi những hành vi rất đáng hổ thẹn, những chọn lựa và quyết định mà tôi biết rõ những người khác lấy làm tổn thương và không thể tha thứ được. Mặc dù tôi rất lấy làm ân hận vì tôi đã lớn lên qua đau khổ của người khác, tôi vô cùng biết ơn vì tấ t cả những gì tôi học được, và tôi thấy vẫn còn nhiều điều phải học hỏi, vì những người trong đời tôi. Tôi xin lỗi mọi người vì sự kém cỏi của tôi. Nhưng Thượng đế đã bảo tôi hãy tha thứ cho những thiếu sót của mình, và đừng sống trong sợ hãi và mặc cảm, tuy vậy, hãy luôn cố gắng - luôn cố gắng - sống bằng cách nhìn vĩ đại hơn. Tôi biết đó cũng là điều Ngài muốn đối với tất cả chúng ta. Neale Donald Walsch - 1993Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Neale Donald Walsch":Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 1Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 4Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 10Câu Chuyện Linh Hồn Nhỏ Và Mặt TrờiĐối Thoại Với Thượng Đế - Tập 7Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 2Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 3Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 6Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 9Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 5Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đối Thoại Với Thượng Đế - Tập 1 PDF của tác giả Neale Donald Walsch nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cho Là Nhận
Cho Đi Là Còn Mãi Người xưa có câu: “Cho là vạn phúc”, ngày nay, giữa sự quay cuồng của cuộc sống hiện đại, con người dường như đang hướng đến một quan niệm trái ngược hoàn toàn:”Nhận mới quan trọng nhất”. Mọi người xung quanh đều khuyên bạn: “Hãy tận hưởng mọi thứ mà cuộc đời có thể mang lại”, “Hãy không ngừng tìm kiếm những điều tốt nhất”, “Tôi đã tự kiến phần mình. Nếu muốn, anh hãy tự đi mà lấy”, “Chỉ có kẻ mạnh mới tồn tại”… Hãy thử chiêm nghiệm công việc kinh doanh của chúng ta. Lợi nhuận sẽ được tái đầu tư để tăng sức hấp dẫn cho thị giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Cho Là Nhận Thay vì giúp đỡ những người khốn khó hơn, nhiều người giàu có chỉ biết đầu tư tiền của vào những kế hoạch nhằm bảo đảm sự an toàn cho tuổi già của họ. Vì thế mà khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Các nước đang ngày càng lớn mạnh thì các khoản đóng góp cho từ thiện vẫn là những con số thật khiêm tốn. “Có bao giờ bạn tự nghĩ đến những tác động sâu sắc mà thế giới phải hứng chịu từ những nghịch lý trên? 10 cuốn sách phát triển kỹ năng tuyệt vời không nên bỏ qua Người Dám Cho Đi Thức Tỉnh Mục Đích Sống Có bao giờ bạn tự hỏi rằng: – Liệu mọi trẻ em trên thế giới có được ăn no mặc ấm trong tình yêu thương của cha mẹ, người thân? – Liệu chúng ta đã làm hết khả năng để ngăn chặn những căn bệnh của thế kỷ đang hoành hành trên hành tinh này chưa? – Liệu những người vô gia cư có được một nơi đủ ấm để qua đêm? Nếu cho đó là những câu hỏi giành cho những “người khác” thì chúng ta chẳng bao giờ có cơ hội đóng góp tấm lòng và sức lực của mình cho một thế giới tốt đẹp hơn. Hãy cùng tác giả tham gia cuộc hành trình khám phá kỳ lạ này và cảm nhận sự màu nhiệm của nó đối với cuộc đời của chính bạn!”. Thư viện Sách Mới trân trọng gửi đến bạn đọc cuốn sách Cho Là Nhận của Ken Blanchard và S.Truett Cathy.