Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Nhìn Về Toàn Cầu Hóa (George Soros)

Khi nền kinh tế thế giới chuyển đổi trong thập niên 1990 và những năm đầu thế kỷ XXI, không ai trăn trở với những hình ảnh về chính trị và xã hội của toàn cầu hóa nhiều như George Soros. Với vị thế độc nhất của mình - một nhà tài phiệt hàng đầu, một nhà từ thiện quốc tế, và cũng là một người phê phán hệ thống Tư Bản Chủ Nghĩa gay gắt, Soros đã tìm cách vận động cho những “xã hội mở” như là phần bổ sung cho sự mở rộng và bành trướng của thị trường. Phân tích kỹ lưỡng các định chế tài chính - thương mại quốc tế hiện thời, ông nhận thấy các tổ chức này tuy tạo ra nhiều của cải vật chất nhưng lại thất bại trong trong việc cung cấp các hàng hóa công khác cho xã hội. Soros chỉ trích một “liên minh vô tình” giữa những người cực hữu ủng hộ thị trường chính thống và những người cực tả đang nỗ lực lên án toàn cầu hóa, bởi cả hai nhóm đều hướng tới phá hủy những định chế quốc tế hiện tại mà chúng ta đang có. Thay vào đó, tác giả kêu gọi một liên minh khác, với mục tiêu cải tổ và làm những định chế quốc tế đó trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

“Là một bản tổng hợp hùng hồn của những phê phán, chỉ trích dành cho các định chế toàn cầu... ngay cả nếu như bạn không đồng ý với những cải cách mà Soros đề ra.” - Business Week***

Mục đích tôi viết cuốn sách này không chỉ để đề cập về hoạt động của hệ thống tư bản toàn cầu mà còn nhằm đề xuất một số đường lối để cải thiện nó. Với mục tiêu này, tôi đã áp dụng một định nghĩa hẹp hơn về toàn cầu hóa: tôi đánh đồng toàn cầu hóa với với sự di chuyển vốn tự do và sự thống trị ngày càng tăng của thị trường tài chính và các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế một số nước. Cách tiếp cận này có ưu điểm là thu hẹp phạm vi thảo luận. Tôi có thể khẳng định rằng toàn cầu hóa ngày nay đang bị mất cân bằng: Sự phát triển các tổ chức quốc tế đã không bắt kịp sự phát triển của những thị trường tài chính quốc tế và các dàn xếp chính trị quá tụt hậu so với quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Dựa trên lập luận này, tôi đã đề xuất những giải pháp thiết thực giúp chủ nghĩa tư bản toàn cầu ổn định và công bằng hơn.

Những điều thấy được từ khối liên minh bất đắc dĩ giữa những người theo chủ nghĩa thị trường chính thống cực Hữu và những người chống đối toàn cầu hóa cực Tả đã khuyến khích tôi bắt tay vào công việc này. Họ là những người cùng phe lạ lùng, nhưng họ đang cấu kết để làm suy yếu hoặc hủy hoại những tổ chức quốc tế chúng ta đang có. Mục đích tôi viết cuốn sách này là tạo nên những khối liên minh khác nhau nhằm cải tạo và tăng cường sức mạnh cho các tổ chức quốc tế, đồng thời lập nên những tổ chức mới khi cần để giải quyết các vấn đề xã hội đang làm nhiều người lo lắng. Phải thừa nhận rằng các định chế tài chính và thương mại quốc tế (IFTIs)[1] cũng còn nhiều nhược điểm, nói chung tổ chức nào cũng vậy. Đó là lý do tại sao chúng ta cần cải tiến, chứ không phải hủy hoại chúng.

Tôi tin rằng tôi có một số phẩm chất đáng chú ý cho chủ đề này. Tôi đã từng là người hành nghề thành công trong thị trường tài chính toàn cầu, điều này giúp cho tôi có một cái nhìn của người trong cuộc về cách thức hoạt động của chúng. Quan trọng hơn là tôi luôn chủ động tham gia vào nỗ lực biến thế giới thành một nơi tốt đẹp hơn. Tôi đã thành lập một hệ thống các quỹ hỗ trợ cho ý tưởng xã hội mở. Tôi tin chắc hình thức hệ thống tư bản toàn cầu hiện nay chính là sự biến dạng của một xã hội mở toàn cầu. Tôi chỉ là một trong những chuyên gia về thị trường tài chính nhưng sự quan tâm sâu sắc của tôi về tương lai nhân loại đã làm tôi khác với họ. Tôi đã dành gần hết 5 năm vừa qua để nghiên cứu về nhược điểm của toàn cầu hóa và đã viết một vài cuốn sách và bài báo về chủ đề này. Tuy nhiên, cuốn sách cuối cùng của tôi, Xã hội mở: Cải cách chế độ tư bản toàn cầu[2], chưa được mạnh mẽ lắm trong việc đề xuất các giải pháp. Cuốn sách này, vì thế, sẽ là sự bù đắp cho khiếm khuyết ấy. Tìm mua: Nhìn Về Toàn Cầu Hóa TiKi Lazada Shopee

Tôi vẫn thường nghe nói lợi nhuận và việc cải tổ thị trường tài chính toàn cầu luôn mâu thuẫn với nhau. Tôi không thấy vậy. Tôi thật sự mong muốn cải thiện hệ thống cho phép tôi thành công hơn, qua đó hệ thống có thể trở nên bền vững hơn. Niềm say mê của tôi đã có từ trước khi tôi tham gia vào thị trường tài chính. Sinh ra là một người Do Thái ở Hungary năm 1930, tôi đã sống qua thời kỳ Đức Quốc xã cũng như đế chế Xô-viết. Tôi sớm nhận ra tác động của thể chế chính trị thắng thế quan trọng đối với sự sống còn và tồn tại của xã hội như thế nào. Khi còn là học sinh Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, tôi chịu ảnh hưởng rất nhiều từ học thuyết Karl Popper, tác giả cuốn Open Society and Its Enemies (Xã hội mở và các thế lực thù địch)[3]. Ngay khi thành công trong vai trò là quản lý của một quỹ đầu tư phòng vệ, tôi đã thành lập một quỹ hỗ trợ tên Quỹ xã hội mở (bây giờ là Viện xã hội mở) nhằm “mở mang những xã hội đóng, giúp những xã hội mở tồn tại và khuyến khích cách suy nghĩ phê bình.” Đó là vào năm 1979. Đầu tiên, quỹ hỗ trợ tập trung vào mở mang những xã hội đóng; tiếp đến, sau sự sụp đổ của đế chế Xô-viết, quỹ tập trung vào thúc đẩy quá trình chuyển thể từ xã hội đóng sang xã hội mở; và gần đây là giải quyết những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản toàn cầu. Cuốn sách này là kết quả tất yếu của toàn bộ quá trình cống hiến ấy.

Khi cố gắng xây dựng một liên minh nhằm cải cách và phát triển các định chế tài chính và thương mại quốc tế (IFTIs), tôi gặp phải một khó khăn: Thường bao giờ cũng dễ kêu gọi công chúng chống lại hơn là ủng hộ điều gì. Một chương trình hữu ích phải mang tính chất chung bao quát tất cả mong muốn của mọi người, đồng thời cũng mang tính chất riêng cụ thể để một liên minh có thể thu hút các thành viên. Một chương trình như thế không thể xây dựng chỉ bởi một cá nhân. Vì vậy, tôi đã gửi bản thảo cuốn sách tới nhiều giới khác nhau và xin ý kiến của họ. Sau khi nhận được nhiều lời nhận xét và phê bình có giá trị, tôi đã tập hợp tất cả những đóng góp hữu ích đó để hoàn thành tác phẩm. Tôi tin là cuốn sách sau khi hoàn thành sẽ đưa ra một chương trình hữu ích được mọi người ủng hộ và các chính phủ trên thế giới có thể theo đó mà thi hành. Trọng tâm của cuốn sách nằm ở việc đề nghị sử dụng Quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) trong cơ cấu cung cấp hàng hóa công trên phạm vi toàn cầu. Chương trình này sẽ không chữa trị được hết các căn bệnh toàn cầu, cũng như không có gì có thể làm được điều này, nhưng nó sẽ giúp thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Trong lúc tôi đang chắt lọc để hoàn thành cuốn sách thì bọn khủng bố tấn công vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Sự kiện này đã thay đổi tình hình hoàn toàn. Tôi cảm thấy cuốn sách này vẫn chưa đầy đủ. Nó bị hạn chế bởi những ý kiến tôi cho là thực tế trước khi sự kiện 11/9 xảy ra, và không giải thích thấu đáo được một tầm nhìn về xã hội mở toàn cầu. Với thực trạng hiện tại, khái niệm về xã hội mở có triển vọng được mọi người biết đến hơn. Tiến hành chiến tranh chống lại chủ nghĩa khủng bố thôi chưa đủ, nhân loại còn cần một tầm nhìn tích cực về một thế giới tốt đẹp hơn phía trước.

Sự kiện ngày 11/9 đã gây sốc cho toàn dân Mỹ, họ nhận ra rằng suy nghĩ của những người khác trên thế giới về họ hoàn toàn khác với những gì họ nghĩ về bản thân. Bây giờ họ sẵn sàng xem xét đánh giá lại tình hình thế giới và vai trò của nước Mỹ trong thế giới này. Điều này đã tạo nên một cơ hội đặc biệt để mọi người cùng suy nghĩ cũng như cùng định hình lại thế giới một cách sâu sắc hơn so với trước khi sự kiện 11/9 xảy ra.

Theo đó, tôi đã quyết định thêm phần kết luận vào cuốn sách để phác thảo tầm nhìn của mình về xã hội mở toàn cầu. Phần này khác hẳn với kết cấu của những phần còn lại của cuốn sách. Đây giống như một bài bút chiến hơn là một bản báo cáo đáng cân nhắc về những khiếm khuyết của chủ nghĩa tư bản toàn cầu; một tầm nhìn trừu tượng hơn là một hệ thống kế hoạch thực tế. Tôi dự định sẽ mổ xẻ vấn đề cặn kẽ hơn theo trình tự của nó và quan trọng hơn là phần kết luận này cần được trải qua những nhận xét phê bình như các phần còn lại của cuốn sách. Thực sự, điều này rất cần thiết vì phần này bàn về lĩnh vực mà tôi không thông thuộc như lĩnh vực tài chính toàn cầu.

Tôi rất lưỡng lự trong việc thêm phần kết luận vì mục đích của cuốn sách là xây dựng một sự đồng thuận rộng rãi, và phần kết luận này có thể làm ảnh hưởng tới mục tiêu đó. Đề xuất về SDR đặc biệt cần sự ủng hộ của nước Mỹ để được thực thi, nhưng phần kết luận của tôi lại chỉ trích cách tiếp cận các vấn đề quốc tế mang tính bá quyền, đơn phương của chính phủ Bush. Cuối cùng, tôi quyết định đặt lòng tin vào công chúng mà tôi hy vọng sẽ được họ động viên. Mọi người không cần đồng ý với tất cả các quan điểm của tôi về việc sử dụng SDR, và nếu mọi người ủng hộ điều này thì một chính phủ dân chủ phải tôn trọng ý chí của người dân cho dù chính phủ đó không thích những lời chỉ trích của tôi.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nhìn Về Toàn Cầu Hóa PDF của tác giả George Soros nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

21 Nguyên Tắc Vàng Của Nghệ Thuật Lãnh Đạo (John C. Maxwell)
Lãnh đạo là lãnh đạo. Cho dù bạn ở đâu, làm gì, dù thời gian thay đổi, dù công nghệ phát triển, dù sự khác biệt về văn hóa, những nguyên tắc lãnh đạo thật sự vẫn giữ nguyên giá trị. John C.Maxwell đã mất cả đời mình để học 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo. Chỉ với mong muốn là truyền đạt những nguyên tắc đó thật đơn giản, rõ ràng. Không chỉ dành riêng cho các nhà quản lý, nhà lãnh đạo mà cho tất cả những ai mong muốn mình phát triển hơn nữa. Một trong những điều quan trọng về nguyên tắc nghệ thuật lãnh đạo là có một số nguyên tắc dễ hiểu và dễ áp dụng; mỗi nguyên tắc bổ sung cho nhau nhưng vẫn độc lập với nhau; áp dụng tốt các nguyên tắc này, mọi người sẽ đi theo bạn và ngay lập tức bạn hãy ghi nhớ và áp dụng các nguyên tắc này vào chính cuộc sống của mình. 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo kết hợp những kiến thức mà John C. Maxwell tích lũy từ thành công cũng như sai lầm của bản thân với những quan sát và phân tích về các lĩnh vực kinh doanh, chính trị, thể thao, tôn giáo, quân sự… Đó là những nguyên tắc ảnh hưởng một cách căn bản tới hiệu quả cá nhân và tổ chức, đồng thời cho thấy “thành bại đều do lãnh đạo”, như Maxwell từng nói. Đây cũng là cơ hội mới cho những ai luôn khát khao sự thành công, hãy trở thành hình mẫu mà bạn mong muốn. Khát vọng thành công của bạn càng cao, nghệ thuật lãnh đạo càng cần thiết. Bạn càng muốn có tác động sâu sắc thì tầm ảnh hưởng của bạn càng phải lớn lao. Từ đó, hiệu quả của cá nhân và tổ chức luôn tỷ lệ thuận với năng lực lãnh đạo. Khả năng lãnh đạo quyết định cấp độ hiệu quả và người lãnh đạo luôn được "đẩy giới hạn lên cao" bằng mọi cách để tránh hiện tượng "sa thải lãnh đạo" vì đó không phải là giải pháp duy nhất. Có thể có rất nhiều người thông minh, tài năng và thành công nhưng cũng chỉ dừng ở mức nào đó vì năng lực lãnh đạo của họ còn nhiều hạn chế. Tìm mua: 21 Nguyên Tắc Vàng Của Nghệ Thuật Lãnh Đạo TiKi Lazada Shopee Triết lý về nghệ thuật lãnh đạo của Maxwell được xây dựng trên niềm tin rằng các nguyên tắc nền tảng của nó là bất biến, có giá trị xuyên không gian, thời gian và bao trùm mọi lĩnh vực. Vì vậy, ông từng tâm sự: “Tôi đã dành cả đời mình để nghiên cứu phát triển nghệ thuật lãnh đạo… Lãnh đạo là yếu tố then chốt trong việc duy trì sự thành công của tổ chức. Để hiệu quả công việc tăng trưởng bền bỉ và thậm chí tăng theo cấp số nhân, điều quan trọng cần làm là bạn phải thiết lập cho được một đội ngũ lãnh đạo vững mạnh. Đối với các nhà lãnh đạo, khả năng nhận biết những vấn đề quan trọng nhất sẽ tốt hơn là nhận biết mọi vấn đề. Vì thế, tôi đã đúc kết những phần tinh túy nhất trong cuộc đời nghiên cứu của mình dành tặng các bạn tại hội thảo này”. Và đến khi vươn tới vị trí cao nhất, bạn đừng quên 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo sẽ bật nút khai mở cho những phẩm chất lãnh đạo vốn tiềm ẩn trong mỗi người Theo quan điểm của John C.Maxwell, một hình mẫu nhà lãnh đạo đích thực là phải chủ động, linh hoạt, thường xuyên, để đảm nhiệm vai trò và vị trí của mình một cách toàn diện, đồng thời dẫn dắt người khác cùng đi đến thành công. "Mọi thứ đều bắt đầu và kết thúc từ người lãnh đạo": - Nhân tố con người quyết định tiềm lực của công ty - Các mối quan hệ quyết định tinh khí của công ty - Kết cấu quyết định quy mô của công ty - Tầm nhìn quyết định phương hướng của công ty - Sự lãnh đạo quyết định thành bại của công ty Hãy đi theo những nguyên tắc vàng của John C.Maxwell và mọi người sẽ đi theo bạn.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "John C. Maxwell":Tôi Tư Duy - Tôi Thành ĐạtĐể Hôm Nay Trở Thành Kiệt TácHọc Từ Thất BạiKim Cương Trong Mỏ Vàng10 Nguyên Tắc Vàng Để Sống Không Hối TiếcNhà Lãnh Đạo 360 Độ1% Và 99% Tài Năng Mồ Hôi Nước Mắt15 Nguyên Tắc Vàng Về Phát Triển Bản Thân21 Nguyên Tắc Vàng Của Nghệ Thuật Lãnh Đạo21 Phẩm Chất Vàng Của Nhà Lãnh Đạo25 Thuật Đắc Nhân TâmAi Cũng Giao Tiếp Nhưng Mấy Người Kết NốiCách Tư Duy Khác Về Thành CôngCuốn Sách Nhỏ Cho Nhà Lãnh Đạo LớnĐồng Hành Cùng Vĩ NhânHọc Từ Vấp Ngã Để Từng Bước Thành CôngPhát Triển Kỹ Năng Lãnh ĐạoThuật Đắc Nhân TâmĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 21 Nguyên Tắc Vàng Của Nghệ Thuật Lãnh Đạo PDF của tác giả John C. Maxwell nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
16 Bí Quyết Để Hái Ra Tiền (Casson)
Cuốn sách tuyệt vời dành cho những ai còn đang hoang mang với câu hỏi: làm thế nào để tôi kiếm được tiền??? Thế giới rộng lớn lắm. Chưa bao giờ thế giới được mở rộng cho ta như ngày nay. Cuộc chiến đấu kinh tế sau này sẽ là cuộc chiến đấu rất đẹp mắt. Nó sẽ vĩ đại, hùng tráng và sẽ ở dưới quyền điều khiển của một phép tắc nghiêm khốc này của Tạo hoá: Chỉ có những kẻ tài giỏi hơn hết mới sống đợc 16 BÍ QUYẾT ĐỂ HÁI RA TIỀN hay 16 định lý doanh nghiệp, hy vọng cuốn sách sẽ giúp các bạn thành công trong công việc kinh doanh và hành trình giàu có của mình…(Nguồn bài giới thiệu: Thuvienlamgiau) Để giới thiệu quyển “16 định lý doanh nghiệp”, chúng tôi tưởng không gì bằng trích bài tựa của ông Edouard Herriot, một nhà chính trị pháp, đã viết trong bản dịch bằng tiếng pháp của ông G. Lange dưới nhan đề “Les axiomes des affaires”, do nhà xuất bản Payot ấn hành năm 1919 và đã tái bản nhiều lần. Đây thật là một cuốn sách giá trị. Nếu tôi bằng lòng “trang điểm nó một bài tựa” theo thể thức lịch sự mà các nhà văn thường dùng, không phải vì nó cần lời giới thiệu. Herbert Casson là một người hoàn toàn mới không có một quan niệm siêu hình, không mang một thành kiến lịch sử nào. Ông đã từng lăn lộn vào giới thợ thuyền, từng trông thấy một số xí nghiệp vĩ đại của thời nay. Vai trò của ông? Ở nước Pháp không có một người nào có thể sánh với ông để có thể làm cho người khác hiểu ông được: ông còn hơn một nhà kỹ sư cố vấn (ingénieur conseil) nữa. Tìm mua: 16 Bí Quyết Để Hái Ra Tiền TiKi Lazada Shopee Herbert Casson bày tỏ ý kiến bằng định lý. Định lý thứ nhứt: công việc doanh nghiệp phải điều khiển bởi một khoa học chân chánh mà người ta phải lo khám phá lần lần các nguyên tắc. Trải qua một cuộc quan sát lâu dài, tôi cũng đi đến một kết luận ấy. Nhưng tôi phải dùng đến hai quyển sách mới trình bày ra được, mà lại trình bày vụng về nữa, bởi vì tôi công kích các lý luận gia, các tiểu thuyết gia của kinh tế học cũ. Ông Casson ạ, ít nữa ông có tài dùng những lý luận giản dị về những sự kiện tầm thường để làm nổi bật những quy tắc ông lên. Ông có một phương pháp, phương pháp duy nhứt, để tạo nên những tinh thần mạnh mẽ: sự phân tích. Nhưng ông không hề lạc lối trong những lý luận phiền phức. Học thuyết của ông chỉ gồm có một số, nhận xét khiêm tốn mà ai đọc tới cũng phải để ý. Sau hết, độc giả còn cảm thấy lối hành văn mạnh và tươi tắn của ông. Sách ông có sức cải hoá người ta hơn các sách thông thái. Thật vậy, cuốn sách ngắn ngủi này có sức thúc giục người ta nghĩ ngợi. Khi ông Herbert Casson chứng tỏ rằng ông chống với quan niệm về doanh nghiệp trong sạch chỉ biết giữ quân bình ngân sách nhà nước bằng cách thâu thuế chớ không thâu tiền lời thì ông đã lật đổ chánh sách tài chánh hiện tại của chúng ta. Và ông có lý lắm! Người ta không có can đảm đánh thuế chuyên chở cho cân với chi phí; người ta che đậy những biện pháp dùng để tránh sự thâm thủng ngân sách. Người nộp thuế phải trả, vì y luôn luôn phải trả nhưng không biết rõ tại sao y trả. Đó là điều sai lầm về nguyên tắc, ông Casson tuyên bố như thế. Tôi đồng ý với ông. Chánh phủ tiếp tế cho ta; đã không làm hài lòng ta, chánh phủ còn phải mất nhiều tiền trong công việc ấy; chánh phủ trở lại đàn áp những kẻ nào cố gắng làm ra lời. Sai lầm nữa. Tôi hiểu sự sai lầm ấy lắm. Không phải tôi tán thành trọn chánh sách của ông; ông không để ý đến những kết quả tai hại do sự tăng giá quá độ sanh ra. “Giá bán ít khi quá cao”. Cái định lý này đáng sợ quá. Nhưng ta cảm thấy tác giả chú ý tranh đấu chống lại sự định giá không hợp với cái sinh hoạt bình thường của một nền thương mãi thành thật. Xét cho cùng, thì ông không có lỗi: rốt cuộc lại người tiêu thụ luôn luôn phải trả chi phí những cuộc thương mãi bất quân bình. Muốn hạ giá, ông Casson chủ trương tăng sản xuất. Ông Casson dùng một lối văn tươi để giải thích những điều mà một bổn toát yếu khô khan không thể giải thích được. Không có gì làm cho ta vui bằng cách khảo cứu những phương pháp mà người bán hàng dùng để quyến rũ một khách hàng. Không có gì say-mê bằng cái tánh ưa hoạt động, mạo hiểm. Không có gì sáng suốt bằng sự phân tích mau lẹ nguyên tắc về giá trị, hay là sự định nghĩa vai trò của vàng. Không có gì rộng rãi bằng câu kết luận chứng tỏ vai trò càng ngày càng quan trọng của sự hợp tác và cái thế giới phì nhiêu mở rộng trước những tấm lòng trẻ trung quả cảm. Các anh muốn tìm những tư tưởng sâu sắc ư? Các anh hãy nghe đây: “Dẫu làm tổng trưởng hay chủ tiệm, một vĩ nhân chân chính là người biết rút ở kẻ khác một lời dạy bất tuyệt, là người biết tiếp tục tìm học. Người nào không lầm lẫn uy quyền và tri thức, mới chú ý đến tất cả mọi quan điểm và biết hoá hợp những yếu tố sai biệt để đạt đến một mục đích hữu ích.” Với một lòng tin cậy không bờ bến, tôi ao ước cuốn sách nhỏ nầy được phổ cập trong chúng ta.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 16 Bí Quyết Để Hái Ra Tiền PDF của tác giả Casson nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
12 Phương Pháp Khích Lệ Nhân Viên Tiền Không Làm Được (Tịch Tông Long)
Chuyên gia quản lí người Mĩ Berelson và Steiner đã định nghĩa về sự khích lệ như sau: “Tất cả điều kiện, hi vọng, mong muốn, động lực mà trong lòng muốn có đều trở thành sự khích lệ đối với con người - Đó là một trạng thái nội tâm bên trong mỗi con người”. Khích lệ nhân viên là một bài học lớn, nói thì đơn giản nhưng thực hiện lại phức tạp. Khi nói đến việc khích lệ, nhiều lãnh đạo sẽ nghĩ ngay đến khích lệ nhân viên bằng tiền. Mặc dù chúng ta không coi thường hay phủ nhận chế độ và chính sách thưởng tiền hợp lí và khoa học của một số doanh nghiệp, nhưng việc đãi ngộ bằng lương, tiền không thể giải quyết được mọi vấn đề: Một là lương thưởng không phải là nguyên nhân duy nhất ảnh hưởng đến lòng yêu nghề của nhân viên, thậm chí không phải là nguyên nhân quan trọng nhất. Hai là người quản lí có phát huy được khả năng lãnh đạo của mình hay không sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến lòng yêu nghề của nhân viên. Không có nhân viên kém, chỉ có nhân viên không được đào tạo bài bản; không có doanh nghiệp kém, chỉ có doanh nghiệp không có phương pháp hiệu quả; không có sự bế tắc trong quan hệ của nhân viên và lãnh đạo, chỉ có sự khích lệ kém hiệu quả. Cuốn sách này kết hợp một số vấn đề thường gặp trong quá trình giảng dạy cho các doanh nhân của tác giả, giải thích tỉ mỉ 12 phương pháp khích lệ nhân viên không dùng đến tiền, từ đó giới thiệu tường tận phương pháp và cách thức khích lệ nhân viên khác nhau từ nhân viên mới, nhân viên giàu kinh nghiệm, nhân viên làm việc tận tụy và nhân viên cốt cán của công ty. Cuốn sách chính là vũ khí đắc lực, là gợi ý hiệu quả để những người quản lí doanh nghiệp học hỏi và nắm bắt, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, giúp nhân viên của họ ngày càng trưởng thành và tiến bộ. Tác giả hi vọng cuốn sách sẽ giúp ích cho các nhà quản lí doanh nghiệp thúc đẩy lợi ích doanh nghiệp, khiến nhân viên làm việc tận tụy, gắn bó và xây dựng doanh nghiệp phát triển hiệu quả. *** Ngày nay, nói đến các thương hiệu nổi tiếng thế giới, chúng ta không thể không nhắc đến Apple, Microsoft, Coca Cola… Những doanh nghiệp này không chỉ nổi tiếng về thương hiệu sản phẩm mà còn có văn hóa doanh nghiệp rất nổi trội. Nhiều nhân viên làm việc trong những công ty này không chỉ vì lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, mà còn vì một vài nguyên nhân quan trọng khác. Đó là sự say mê, nhiệt tình, niềm vui, vinh dự, tự hào, là cảm giác mới mẻ… Tìm mua: 12 Phương Pháp Khích Lệ Nhân Viên Tiền Không Làm Được TiKi Lazada Shopee Thực ra, sau khi đi sâu tìm hiểu, chúng ta sẽ thấy rằng, những công ty này có những chiêu khích lệ nhân viên vô cùng đặc biệt. Sự khích lệ đó là gì vậy? Chúng ta nên khích lệ như thế nào? Chuyên gia quản lí người Mĩ Berelson và Steiner đã định nghĩa về sự khích lệ như sau: “Tất cả điều kiện, hi vọng, mong muốn, động lực mà trong lòng muốn có đều trở thành sự khích lệ đối với con người - Đó là một trạng thái nội tâm bên trong mỗi con người”. Hành vi của con người đều xuất phát từ những động cơ nào đó, mà động cơ lại là một loại trạng thái tinh thần. Trạng thái tinh thần này có tác dụng kích thích, thôi thúc và tăng cường hoạt động của con người. Hàng năm, một số công ty khảo sát và kết quả cho thấy, chỉ có 21% nhân viên tận tụy với công việc. Họ có thái độ tích cực, cầu tiến trong công việc của mình và mong muốn cống hiến hết sức mình cho doanh nghiệp. Các nhân viên khác thì có thái độ và hành vi tận tụy với công việc ở mức độ khác nhau, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự cống hiến của họ đối với doanh nghiệp. Tại sao mức độ tận tụy trong công việc của nhân viên lại không cao? Điều nhân viên muốn là gì? Điều gì ảnh hưởng đến mức độ tận tụy trong công việc của họ? Những người quản lí nên bồi dưỡng tinh thần làm việc tận tụy và nâng cao mức độ tận tụy với nghề nghiệp cho nhân viên như thế nào? Những vấn đề này đang đợi các nhà quản lí giải đáp. Khích lệ nhân viên là một bài học lớn, nói thì đơn giản nhưng thực hiện lại phức tạp. Khi nói đến việc khích lệ, nhiều lãnh đạo sẽ nghĩ ngay đến khích lệ nhân viên bằng tiền. Mặc dù chúng ta không coi thường hay phủ nhận chế độ và chính sách thưởng tiền hợp lí và khoa học của một số doanh nghiệp, nhưng việc đãi ngộ bằng lương, tiền không thể giải quyết được mọi vấn đề: Một là lương thưởng không phải là nguyên nhân duy nhất ảnh hưởng đến lòng yêu nghề của nhân viên, thậm chí không phải là nguyên nhân quan trọng nhất. Hai là người quản lí có phát huy được khả năng lãnh đạo của mình hay không sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến lòng yêu nghề của nhân viên. Sau khi tổng kết kinh nghiệm nhiều năm giảng bài cho các doanh nhân, tôi cho rằng, khích lệ nhân viên mà không dùng đến tiền quan trọng hơn và có hiệu quả hơn, với những doanh nghiệp không biết và không làm được việc này, rõ ràng phải chi phí nhiều mà chưa chắc đã có hiệu quả. Hay nói cách khác, khích lệ nhân viên không dùng đến tiền chính là doanh nghiệp đang tiết kiệm tiền, đây là lợi ích quan trọng nhất, chỉ khi nào tinh thần nhân viên được khích lệ thì đó mới được coi là sự khích lệ hiệu quả nhất. Chúng ta đều biết nhu cầu của con người rất phong phú, đa dạng, mà nhu cầu vật chất đơn giản chỉ là nhu cầu ở mức thấp nhất. Trong xã hội ngày nay, nhân viên không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp trả lương cao, mà họ còn đòi hỏi được tín nhiệm, được tôn trọng và thực hiện giá trị của bản thân. Trong tình huống này, nhà quản lí không thể dùng tiền và vật chất để kích thích sự cần cù, nhiệt tình của nhân viên đối với công việc và công ty. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp, sự khích lệ bằng tiền và vật chất không chỉ tốn kém, mà còn dễ gây tác dụng ngược lại. Nếu chỉ sử dụng tiền và vật chất để khích lệ, chắc chắn sẽ kích thích tâm lí so sánh, tham lam, ỷ lại của nhân viên. Từ một góc độ khác, khích lệ nhân viên bằng vật chất sẽ quyết định chế độ, quy định thưởng phạt nghiêm khắc của công ty, người quản lí không thể tùy tiện quyết định; nhưng nếu khích lệ bằng tinh thần thì có thể thực hiện bất cứ lúc nào, mang lại niềm vui, sự thoải mái về mặt tinh thần cho nhân viên. Hành động khích lệ bằng tinh thần dễ làm, dễ thực hiện, hiệu quả giống như những giọt nước nhỏ ngày qua ngày rỏ xuống tảng đá, trong thời gian ngắn sẽ không thấy kết quả rõ rệt, nhưng dần dần, giọt nước đó sẽ tạo ra sức mạnh bất ngờ, tạo ra hiệu quả rõ rệt, đó chính là sức mạnh “nước chảy đá mòn” và tạo hiệu quả “mưa thuận gió hòa”. Hiện nay, các bậc cha mẹ thường hay phàn nàn con cái họ nghiện chơi game, bỏ bê học hành, suốt ngày sa đà trên internet. Thực ra, không chỉ có trẻ nghiện chơi game mà người lớn cũng vậy. Tại sao trò chơi chém quả, Angry bird trên điện thoại lại thịnh hành như vậy? Lẽ nào chỉ có trẻ con chơi? Tại sao chúng ta có thể thức thâu đêm suốt sáng để chơi game mà không thấy mệt? Đó là vì tất cả các trò chơi đều được lập trình theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Những trò chơi này dễ hiểu, dễ học, có rất nhiều cửa ải, nhưng chỉ cần vượt qua cửa là sẽ có thưởng. Quy tắc trò chơi chính là cứ cố gắng là vượt qua, không cố gắng sẽ thất bại, vì vậy luôn thu hút người tham gia trò chơi. Chính điều này là gợi ý tốt nhất để chúng ta đặt ra chế độ khích lệ nhân viên. Việc khích lệ cần có mức độ, có tính thực tế, tính thử thách và tính cạnh tranh, đồng thời đem lại cho nhân viên cảm giác hài lòng về mặt tâm lí. Giữ được mức độ khích lệ phù hợp sẽ khiến đối tượng được khích lệ luôn cố gắng phấn đấu không biết mệt mỏi. Ngược lại, nếu việc khích lệ đối tượng không thích hợp, đối tượng quá dễ dàng nhận được phần thưởng hoặc hay bị phạt sẽ không đạt mục đích khích lệ. Muốn doanh nghiệp phát triển lâu dài, vững bền, ngoài việc không ngừng nâng cao tố chất của người quản lí, có phương pháp quản lí khoa học và chính sách sử dụng người lao động đúng đắn, người quản lí cần biết khích lệ nhân viên, hiểu được phương pháp khích lệ không dùng đến tiền. Khi nhân viên nhìn thấy phong độ xuất sắc của người quản lí, nhận được sự khích lệ tinh thần ngoài tiền lương và vật chất, lại được làm việc trong môi trường doanh nghiệp đoàn kết, phát triển, họ sẽ thấy rằng tiền lương không phải là nguyên nhân duy nhất khiến họ cố gắng làm việc, cống hiến và gắn bó với công ty. Đương nhiên lúc đó họ sẽ rất trung thành với công ty, cố gắng làm việc hết sức mình vì công ty. Doanh nghiệp ổn định, đoàn kết mới có thể phát triển nhanh và mạnh. Tư duy quản lí quyết định hành vi quản lí, trình độ suy nghĩ của người quản lí quyết định trình độ quản lí. Tư duy quản lí khác nhau đem lại hiệu quả quản lí khác nhau. Người lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc có thể để nhân viên của mình ở vị trí quản lí thực sự trong lĩnh vực chuyên môn và trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp. Họ tôn trọng giá trị của mỗi nhân viên, chú ý nâng cao tố chất và năng lực của nhân viên trong công việc, phát huy tính năng động của mỗi nhân viên - tích cực để sở trường và ưu thế của nhân viên phát triển toàn diện. Chính phương pháp khích lệ nhân viên không dùng đến tiền đã mang lại lợi ích to lớn cho những công ty nổi tiếng. Không có nhân viên kém, chỉ có nhân viên không được đào tạo bài bản; không có doanh nghiệp kém, chỉ có doanh nghiệp không có phương pháp hiệu quả; không sự bế tắc trong quan hệ của nhân viên và lãnh đạo, chỉ có sự khích lệ kém hiệu quả. Cuốn sách này kết hợp một số vấn đề thường gặp trong quá trình giảng dạy cho các doanh nhân của tác giả, giải thích tỉ mỉ 12 phương pháp khích lệ nhân viên không dùng đến tiền, từ đó giới thiệu tường tận phương pháp và cách thức khích lệ nhân viên khác nhau từ nhân viên mới, nhân viên giàu kinh nghiệm, nhân viên làm việc tận tụy và nhân viên cốt cán của công ty. Cuốn sách chính là vũ khí đắc lực, là gợi ý hiệu quả để những người quản lí doanh nghiệp học hỏi và nắm bắt, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, giúp nhân viên của họ ngày càng trưởng thành và tiến bộ. Tác giả hi vọng cuốn sách sẽ giúp ích cho các nhà quản lí doanh nghiệp thúc đẩy lợi ích doanh nghiệp, khiến nhân viên làm việc tận tụy, gắn bó và xây dựng doanh nghiệp phát triển hiệu quả.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 12 Phương Pháp Khích Lệ Nhân Viên Tiền Không Làm Được PDF của tác giả Tịch Tông Long nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
10 Điều Răn Về Những Thất Bại Trong Kinh Doanh (Donald R. Keough)
10 điều răn về những thất bại trong kinh doanh” là một cuốn cẩm nang hết sức có giá trị cho mọi nhà lãnh đạo kinh doanh. Bản thân tác giả là một doanh nhân có tên tuổi, được rất nhiều người có uy tín khác xin ý kiến tư vấn. Rất nhiều diễn giả và người viết đã đưa ra các lời khuyên về việc làm sao để có được thành công trong kinh doanh. Những “chuyên gia” về thành công trong các lĩnh vực dường như hiện diện ở khắp mọi nơi, từ những huấn luyện viên bóng đá, các cựu CEO, đến những nhà tâm lý, người thuyết giảng… Tuy nhiên chẳng ai trong số họ có thể đưa ra bất cứ sự đảm bảo nào cho những lời tư vấn: nói cho cùng thì bí quyết thành công vẫn không thể được diễn tả bằng một kế hoạch cụ thể với các bước tiếp nhau được. Thất bại thì hoàn toàn không giống như thế. Thất bại là một cái gì đó… dễ dàng. Trên thực tế, có mười lỗi lầm ngớ ngẩn mà các doanh nghiệp và cá nhân liên tục lặp đi lặp lại, đến mức phải lập ra một danh sách để ghi nhớ suốt đời! Nếu bạn cũng muốn tránh vấp phải những sai lầm và cạm bẫy trên, những sai lầm và cạm bẫy có thể xảy ra với bất kỳ cá nhân và doanh nghiệp nào, thì đây chính là cuốn sách dành cho bạn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 10 Điều Răn Về Những Thất Bại Trong Kinh Doanh PDF của tác giả Donald R. Keough nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.