Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán (Nguyễn Duy Nhiên)

Lời giới thiệu

Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập, là những lời hướng dẫn chi tiết, từng bước từng bước một cho phương pháp thiền quán (insight meditation).

Tôi thấy chúng ta đã có khá nhiều những quyển sách bàn về các khía cạnh triết lý và lý thuyết của thiền tập Phật giáo. Có nhiều quyển rất hay. Nhưng đây là một quyển sách viết về thực hành. Tôi viết quyển sách này cho những người muốn thực tập thiền quán, và nhất là cho những ai muốn bắt đầu ngay bây giờ. Ý định của tôi là muốn trao cho bạn những dữ kiện căn bản cần thiết, để giúp bạn có thể khởi đầu cho suôn sẻ. Tôi nghĩ, chỉ những ai thật sự thực hành theo những lời chỉ dẫn ở đây mới có thể nói là tôi đã thành công hay thất bại. Và chỉ có những ai thực hành đều đặn và tinh tiến mới có thể phê bình những nỗ lực của chúng tôi.

Tôi nghĩ, không có bất cứ một quyển sách nào có thể trình bày được hết tất cả những vấn đề mà một thiền sinh có thể gặp phải. Cuối cùng rồi chúng ta cũng cần phải tìm đến một vị thầy có khả năng. Nhưng trong lúc này, đây là những quy luật nền tảng và căn bản Chính niệm - Thực tập Thiền quán mà tôi muốn chia sẻ với bạn. Hiểu rõ được những gì tôi trình bày trong những trang kế, sẽ giúp bạn tiến được những bước thật xa trên con đường thiền tập.

Có nhiều phương pháp thiền tập (meditation) khác nhau. Trong bất cứ truyền thống tôn giáo lớn nào, cũng có những phương cách mà ta thường gọi là tĩnh tâm, hoặc thiền. Danh từ này thường được dùng với tính cách chung chung. Cũng xin bạn hiểu rằng, trong quyển sách này chúng tôi chỉ đặc biệt nói về thiền vipassana trong truyền thống Phật giáo Nam tông mà thôi. Vipassana thường được dịch từ tiếng Pali sang là Minh sát tuệ, hay còn gọi là thiền quán. Mục đích của loại thiền này là mang lại cho hành giả một tuệ giác, hiểu được tự tính của mọi vật và nhìn thấy sâu sắc được sự vận hành của tất cả mọi hiện tượng trong cuộc sống. Tìm mua: Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán TiKi Lazada Shopee

Một đạo Phật toàn vẹn thật ra khác rất xa các tôn giáo thần học mà đa số chúng ta thường biết. Nó là một cánh cửa dẫn ta bước thẳng vào cảnh giới tâm linh hoặc siêu hình mà không cần phải nhờ vào sự giúp đỡ của bất cứ một vị thần linh hoặc một trung gian nào khác. Mùi vị của đạo Phật có tính chất gần với môn tâm lý học thực nghiệm hơn là cái mà ta gọi là tôn giáo. Trong đạo Phật, con đường tu tập là một sự quán chiếu thực tại không ngừng nghỉ, luôn luôn xem xét tỉ mỉ mọi tiến trình của tri giác. Mục đích là để lọc bỏ đi những gì sai lầm và giả dối, vén lên tấm màn che phủ thực tại, để ta có thể trực tiếp tiếp xúc được với tự tính của mọi sự vật chung quanh mình. Và Ven. Henepola Gunaratana 7 pháp môn thiền quán vipassana này là một phương cách cổ truyền và mầu nhiệm, giúp ta có thể thực hiện được việc ấy.

Phật giáo Nam tông, Theravada, đã cung hiến cho chúng ta một phương pháp khai phá nội tâm rất hiệu quả, thật ra nó còn giúp ta tiếp xúc được với ngay chính gốc rễ tâm thức của mình nữa. Và truyền thống này là kết quả tự nhiên của hơn 2.500 năm phát triển trong những nền văn hóa truyền thống tốt đẹp nhất của vùng Nam Á và Đông Nam Á.

Trong quyển sách này, tôi sẽ cố gắng tách biệt ra những gì là trang sức với những gì là nền tảng thật sự, để trao cho bạn một sự thật cốt lõi nhất. Đối với những bạn nào thích về nghi lễ, có thể tìm đọc thêm về truyền thống Phật giáo Nam tông trong những quyển sách khác, chắc chắn bạn sẽ tìm được một gia tài phong phú đầy những nghi thức, cúng lễ, rất đẹp và đầy ý nghĩa. Và những bạn nào có khuynh hướng thực tiễn có thể chỉ cần chọn phương pháp thực hành thiền tập, và có thể đem áp dụng nó vào bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống. Vấn đề chính ở đây là sự thực hành.

Điểm khác biệt giữa thiền quán, vipassana, và những loại thiền khác rất là quan trọng. Chúng ta cần phải hiểu cho thật rõ điều này. Trong đạo Phật có hai loại thiền (meditation) khác nhau. Chúng khác nhau về phương pháp thực hành, về cách hoạt động, và về những trạng thái tâm thức. Hai loại thiền ấy là thiền quán (vipassana) và thiền định (samatha).

Thiền quán, vipassana, còn được dịch là thiền Minh sát, có nghĩa là một ý thức, một cái thấy rõ ràng và chính xác về những gì đang xảy ra. Thiền định, samatha, còn được dịch là thiền tĩnh lặng hay thiền chỉ, có nghĩa là dừng lại. Đây là một trạng thái khi tâm ta tập trung vào một đối tượng duy nhất nào đó, dừng lại, và không đi ra ngoài đối tượng ấy. Khi làm được như vậy, một trạng thái an vui sẽ lan tỏa khắp thân tâm hành giả. Một trạng thái tĩnh lặng rất sâu sắc mà ta phải tự mình trải nghiệm mới có thể hiểu được. Và đa số thì những phương pháp thiền của chúng ta đều được dựa trên yếu tố định này. Theo phương pháp này thì hành giả tập trung tâm ý mình vào một đối tượng duy nhất nào đó, như là một lời cầu nguyện, một bài kinh, một ngọn nến, hoặc là một linh ảnh... và loại bỏ tất cả những tư tưởng, nhận thức khác ra khỏi tâm thức của mình. Kết quả là hành giả sẽ cảm thấy một sự hỷ lạc rất lớn, nhưng nó chỉ có mặt cho đến khi ta xả thiền. Cảm giác ấy rất là nhiệm mầu, tốt đẹp, nhiều ý nghĩa, và lôi cuốn, nhưng nó cũng chỉ là tạm bợ mà thôi.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Duy Nhiên":Chánh Niệm Thực Tập Thiền QuánCòn Nương Tựa Thì Còn Dao Động30 Ngày Thiền QuánĐức Phật Bên TrongSống Với Tâm Từ

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chánh Niệm Thực Tập Thiền Quán PDF của tác giả Nguyễn Duy Nhiên nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Luận Về Nhân Quả (Chơn Quang)
LỜI GIỚI THIỆU Sau khi đọc tập "Luận về Nhân Quả" của Chơn Quang, chúng tôi có gợi ý và nhuận lại chính xác để đúng với luật Nhân Quả mà chúng tôi đã nhận ra trong lúc vượt qua các ấm. Kinh nghiệm thấy biết Nhân Quả như thế nào chúng tôi đều góp ý như thế ấy để làm sáng tỏ đường đi lối về của nó, để giúp mọi người không còn mơ hồ, mê tín trong cuộc sống để giải thoát khỏi nanh vuốt của quỷ thần mà từ lâu đã tạo sợ hãi, khổ đau cho loài người. Ở đây, sự góp ý của chúng tôi không tác ý chống báng một pháp môn nào, một tôn giáo nào hoặc một tông phái nào, mà chỉ biết nêu ra một sự thật để xác định mục đích giải thoát chân thật của đạo Phật để không bị ảnh hưởng của bất cứ một tôn giáo hoặc một sự vô ý thức nào làm lệch lạc Phật Pháp. Nhân Quả là một định luật rất công bằng cho xã hội, một lợi ích lớn lao cho thế gian, một Đạo Đức sâu sắc, mầu nhiệm... Mọi người chúng ta cần thấu hiểu rõ ràng, lấy đó làm kim chỉ nam để rèn luyện cho mình tạo một đời sống đầy đủ chơn hạnh phúc. Tìm mua: Luận Về Nhân Quả TiKi Lazada Shopee Đọc "Luận về Nhân Quả" quý vị sẽ thấy rõ ràng đời sống của mình có hạnh phúc hay đau khổ đều do ở chính mình tạo nên. Đọc "Luận về Nhân Quả" chúng ta sẽ thấy nhân đâu quả đó, do vậy chúng ta sẽ hướng tâm mình đến chân thiện mỹ. Đọc "Luận về Nhân Quả" chúng ta sẽ thấy lợi ích thiết thực bằng cách vượt qua tất cả khổ đau, phiền não thường xảy ra trong cuộc đời. Đọc "Luận về Nhân Quả" quý vị sẽ không làm những điều ác, luôn luôn tăng trưởng những điều lành, nhờ thế cuộc đời của quý vị sẽ đạt được an vui và hạnh phúc. Đọc "Luận về Nhân Quả" quý vị sẽ không còn sợ hãi, lo ngại về thế giới quỷ thần, vì thế giới này là do tưởng ấm của quý vị lưu xuất, thậm chí đến các cõi trời, Atula, địa ngục,... cũng đều do tưởng ấm mà có. Đọc "Luận về Nhân Quả" quý vị sẽ không còn sợ hãi trước bùa chú, thần linh, pháp thuật và sẽ tự tin hơn ở chính mình để không còn bị mê mờ tâm trí, bị gạt gẫm mất của mất tiền một cách vô ích. Đọc "Luận về Nhân Quả" quý vị sẽ không bị lường gạt bằng các trò xem quẻ coi tay, nhìn tướng, đoán vận mạng, chọn ngày tốt xấu, xem sao giải hạn, cúng bái quỷ thần, cầu an, cầu siêu,... vì Nhân Quả là định luật công bằng nhất của muôn loài cho nên những việc làm trên là phi Nhân Quả, phi lý và không công bằng. Rõ lý Nhân Quả, quý vị cẩn thận giữ gìn mọi hành động về thân, khẩu, ý bởi vì một hành vi dù vô tình cũng không thoát khỏi quả báo, vì bay lên trời hay chui xuống đất hay dẫu cho thành Phật thì cũng không thoát khỏi bị đền trả. Quyển sách có giá trị thực tế cho đời lẫn đạo, giúp quý vị nghiên cứu về lý Nhân Quả Nghiệp báo một cách cơ bản hơn đồng thời phân tích một cách sâu sắc hơn về các giáo điều ngoại đạo, kể cả Bà La Môn giáo, Tiên đạo, Khổng đạo và các triết thuyết khác đã tấn công và xâm nhập Phật giáo Đại thừa về mọi phía. Giá trị của tập sách là diễn đạt tiến trình của Nhân Quả thế gian, xuất thế gian và Bồ tát đạo. Nội dung còn chủ trương hợp nhất Nguyên thủy và Đại thừa đồng thời chứng minh Nguyên thủy và Đại thừa là một. Quyển sách có một giá trị tinh thần rất lớn. Chơn Quang có một ngòi bút nhận định Nhân Quả sâu sắc và tế nhị, nêu cao ngọn đuốc chánh kiến Phật pháp làm sáng tỏ chân lý Phật dạy. Đọc tập sách này quý vị có dịp thưởng thức những câu chuyện đầy thú vị về Nhân Quả mà Chơn Quang đã khéo léo trình bày, luận giải rất sâu sắc và tỷ mỷ. Quyển sách này dành riêng cho sự phán đoán của quý vị. Riêng phần chúng tôi khi đọc "Luận về Nhân Quả" thấy có một lợi ích thiết thực cho mọi người trong mọi giới của xã hội xin giới thiệu đến quý vị độc giả. Đây không phải là quyển sách đọc một lần, càng đọc quý vị càng thấm thía sâu sắc hơn và nhìn lại cuộc đời mình, càng đọc quý vị càng thấy cần tạo cho mình một lối sống an vui và hạnh phúc chân thật, càng đọc quý vị càng thấy đường giải thoát của Đạo Phật không phải là khó đi. Chơn Như, ngày 20 tháng 10 năm 1988 Tỳ kheo Thích Thông Lạc Kính ghi TỰA Luật Nhân Quả Nghiệp báo đã được nói đến tại Ấn Độ trước khi Đức Phật ra đời, và nó trở thành một giáo lý quan trọng của đạo Phật. Điều này nói lên hai ý nghĩa: Một, những Đức Phật quá khứ, những vị Bích Chi Phật đã từng tuyên giảng về Nghiệp báo và giáo lý này lan truyền đến Phật Thích Ca. Hai, đối với những giáo lý có sẵn, nếu là chân lý, luôn luôn được đạo Phật chấp nhận và phát huy, nếu phi chân lý, sẽ bị đạo Phật loại trừ. Đây là tinh thần khách quan bao dung của đạo Phật. Vì nhận thấy tầm quan trọng trong việc nhận thức đường đi của Nhân Quả cho Đạo Đức của xã hội, nhất là Phật tử, nên chúng tôi chẳng ngại sự thiển cận của mình, đã cố gắng phân tích mọi khía cạnh của luật Nhân Quả để góp ý kiến trong kho tàng văn hóa của Đạo Phật. Nhưng dĩ nhiên sự phân tích này không thể nào hoàn chỉnh, mong mọi người thứ lỗi cho chúng tôi. Chúng tôi bắt đầu viết luận bản này trước khi đến nương với thầy trụ trì tu viện Chơn Như Thích Thông Lạc, và hoàn thành luận bản này tại đây với sự dạy bảo góp ý rất nhiều của Người. Chúng tôi xin cảm ơn những tác giả mà chúng tôi có trích những đoạn vào luận bản mặc dù chúng tôi không có điều kiện để tìm gặp trực tiếp, nhất là Hòa Thượng Thích Minh Châu với tạng kinh Nikaya vô giá. Công đức này thuộc về những vị thầy đã dạy bảo nuôi nấng chúng tôi, thuộc về những huynh đệ yêu mến đã chung sống đùm bọc chúng tôi, thuộc về các đạo hữu đã hỗ trợ chúng tôi, và thuộc về tất cả chúng sinh trong pháp giới. Chơn Như, Đông 1988. Chơn QuangĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Luận Về Nhân Quả PDF của tác giả Chơn Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nghi Lễ Phật Giáo (Thích Hoàn Thông)
Mục Lục Đôi lời gợi ý 1. PHẦN TIẾP DẪN Nhập mạch (liệm) Thành phục (phát tang) Tìm mua: Nghi Lễ Phật Giáo TiKi Lazada Shopee Phu thê thọ tang Khai kinh Cáo đạo lộ Tiến vong: Bài I Bài II Phụng Minh Sanh cáo từ tổ Thiết Minh Sanh Tụng Tịnh độ Phát hành Từ hậu thổ An sàng Khai mộ môn Bùa trấn mả 2. PHẦN TRUY TIẾN Trình tổ Nghinh mộ biên (ra mả rước vong về) Tiến linh (cúng ông bà) Tiến vong (cúng cơm vong) Cúng vong (bài nghĩa) Khai chung bản Khai kinh Tụng kinh Cúng ngọ Trừ phục (xả tang, trừ linh) Lễ cúng dường: - Văn tác bạch kỳ siêu cho cha, mẹ - Văn đáp từ kỳ siêu cho cha, mẹ - Văn tác bạch kỳ siêu cho phu, thê - Văn đáp từ kỳ siêu cho phu, thê Nghi thức thăng tòa thuyết pháp Hoàn kinh Nghi cúng cô hồn, tế chiến sĩ Tụng kinh Cúng kỵ nhựt Lễ vớt vong kỳ siêu Kinh Di Đà 3. PHẦN CẦU AN Chúc Thánh nghi Cúng sao hội Sớ cúng sao Nghi thức lễ thành hôn Phép thọ giới Bát quan trai: Thọ có giới sư truyền Phép xả Tự thọ Phép xả Kỷ luật trong 24 giờ Nghi phóng sanh Nghi thức an vị: Nghi cổ Nghi mới Nghi tiến cúng Giác linh Lục tuần chúc thọ 4. PHẦN LINH TINH TẠP DỤNG Cách xưng hô Chọn ngày: - Thập nhị địa chi - Thập thiên can - Ngũ hành - Lục giáp - 12 địa chi thuộc ngũ hành - Địa chi thuộc 8 phương Bát quái - Địa chi thuộc Âm, Dương - Địa chi phân Đông mạng, Tây mạng - Thiên can thuộc Ngũ hành, Ngũ phương - Ngũ hành tương sanh - Ngũ hành tương khắc - Ngũ hành: Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử - Địa chi hạn, kỵ: Tam hạp, Lục hạp, Chi đức hạp, Tứ kiểm hạp, Địa đới, Tuế tinh, Tứ tuyệt, Lục hại,Tứ xung, Lục xung, Lục hình - Thiên can hạp khắc - Vòng Lục giáp - Nhận định vị trí 12 chi và 6 con giáp trên hai bàn tay - Đọc thuộc các con số Cách tính tuổi - Tìm vòng con giáp để tìm can Cách tìm mạng Coi giờ liệm - Giờ trùng tang liên táng - Liệm chôn kỵ người còn sống - Tùy ngày lựa giờ tốt để liệm - Tính giờ Nguyệt tiên Lựa ngày giờ an táng Cách chọn ngày, giờ Huỳnh đạo: - Ngày Huỳnh đạo - Giờ Huỳnh đạo - Thái tuế áp bổn mạng - Coi ngày xả tang - Bảng định giờ - Cách chiếm giờ đại kiết Bảng chọn ngày (quan trọng) Cách tìm cung: - Cung sanh (hay cung ký) - Cung phi Bát trạch: - Cách tìm cung phi bát trạch theo xưa - Cách tìm cung phi bát trạch theo nay Cách thứ nhứt Cách thứ hai Cách thứ ba Cách thứ tư - Cách tìm các cung biến - Cữu tinh ngũ hình - Cữu tinh chế phục - Hôn nhơn, tu tạo kiết hung biểu - Tám cung kiết hung ca - Bảng lập thành phi cung Bát trạch - Cung phi BÁT TỰ Cách tìm phi cung Bát tự Bảng lập thành phi cung Bát tự - Cung biến kiết hung của Bát tự Cung tử - Bảng lập thành về cung tử Bàn tay Huỳnh long thệ-thế Coi bịnh: Lâu mạnh, mau mạnh hay chết Hóa cầm chưởng Ngày hung không kỵ - Vài bài thơ cổ: Ngày sát chủ Sát chủ Âm Ngày Thọ-tử Sát chủ mùa Phép thả đòn tay nhà - Tìm trực chủ nhà - Trực thuộc ngũ hành Bàn tay Hoanh ốc và Kim lâu Tuổi hạp kỵ ngày, tháng Bảng lập thành ngày nào kỵ tuổi nào Phép chọn người xuất-gia Phép chọn ngày xuống tóc và thâu đồ: - Ngày xuống tóc kiết hung - Ngày Truyền pháp, thâu đồ kiết hung Phép tính sao, hạn - Coi sao - Sao nào cúng đêm nào - Coi hạn - Bảng lập thành về sao - Bảng lập thành về hạn - Ảnh hưởng tốt xấu của mỗi sao - Ảnh hưởng tốt xấu của các hạn Bao nhiêu tuổi gặp việc tốt xấu ra sao Liễn tang Vài loại thước cần nên biết Bàn về 3 kiết tinh: Sát cống, trực tinh và Nhơn chuyên Đổng Công Tuyển Trạch Nhựt Yếu Lãm Ngày hung kỵ dùng Lữ-Tài hiệp hôn Phương hướng tu tạo: - Về hướng nhà - Cách đặt Lò, Bếp: Hỏa môn (miệng lò) Táo tòa (vị trí đặt lò) Điều cấm kỵ nên tránh - Phép để cửa: Đại môn 8 đồ Bát quái lập thành Huỳnh tuyền quyết Đô thiên Xuyên tỉnh quyết (phép đào giếng) Phép tính sanh trai hay gái Chọn ngày đám cưới cần chú ý - Bảng lập thành ngày Bất tương Những tuổi bị lương duyên trắc trở Chọn ngày sửa chữa, xây cất nên biết Vài nguyên tắc chọn ngày tốt Cách làm tương Huế Bát san giao chiến Bát san tuyệt mạng Hung niên (kỵ cưới gả) Tháng đại lợi Tháng cô Hư sát Ích tài thối tài Tuổi phá sản vợ Tuổi phá sản chồng Coi nghề nghiệp Năm tam tai Ngày thánh đản Ngày trai kỳ Các ngày kỷ niệm Cách viết bài vị sao hạnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nghi Lễ Phật Giáo PDF của tác giả Thích Hoàn Thông nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cẩm Nang Tu Ðạo (Quảng Khâm)
Mục Lục Dẫn Nhập Tiểu Sử Hòa Thượng Quảng Khâm Chương I: Tu Hành 1. Tu Hành: Tìm Lại "Bản Lai Diện Mục" Tìm mua: Cẩm Nang Tu Ðạo TiKi Lazada Shopee 2. Cục Ðá Cột Chân Người Tu A. Tham, Sân, Si B. Ngã Mạn C. Thiện Ít, Ác Nhiều 3. Nẻo Chánh Ðể Tu Hành A. Trừ Trướng B. Xã Bỏ Tâm Phân Biệt C. Tâm Kiên Cố D. Canh Gác Sáu Căn E. Tâm Trường Viễn 4. Bản Sắc Của Việc Tu Chương II: Khổ Hạnh 1. Vững Lòng Tin, Tu Khổ Hạnh A. Khuyến Khích Tu Hành B. Hạnh Nguyện 2. Làm Sao Tu Khổ Hạnh 3. Buông Xã Túi Da Thối Này! Chương III: Rõ Nghĩa 1. Hiểu Biết, Lập Hạnh 2. Công Phu Khuya và Tối 3. Gõ Chuông Chương IV: Pháp Môn Tịnh Ðộ 1. Tây Phương Có Phật Hiệu A-Di-Ðà 2. Niệm Phật 3. Niệm Phật Có Thể Thấy Phật Không? 4. Thầy Quảng-Hóa Tới Tham Phỏng Chương V: Việc Làm Ba-La-Mật 1. Thẳng Thắn 2. Nhẫn Nại 3. Khéo Léo Chương VI: Hạnh Xuất Gia 1. Xuất Gia Ðể Làm Gì? 2. Con Ðường Siêu Thoát Của Người Tu A. Trước và Sau Khi Thọ Giới B. Vất Bỏ Danh Lợi C. Điều Cái Tâm Nầy 3. Tự Ðộ A. Chùa Thập Phương B. Chỗ Lầm Lẫn C. Thăm Viếng Học Hỏi D. Quan Hệ Giữa Kẻ Đồng Tu E. Nhẫn Nhục F. Một Niệm Cách Biệt 4. Ðộ Người A. Biết điều tốt của thí chủ B. Tiếp đãi tín đồ C. Sự nghiệp của Bồ-tát 5. Ðiểm Tốt Của Việc Tu 6. Ðạo Cao Một Tấc, Ma Cao Một Thước 7. Ni Chúng Chương VII: Xuất Gia Và Tại Gia 1. Tại Gia 2. Xuất Gia: Báo Ðền Bốn Ân Lớn 3. Ở Ðời và Ði Tu Chương VIII: Cảnh Giới Của Chúng Sanh 1. Tâm Chúng Sanh 2. Thói Quen, Tập Khí 3. Danh Lợi và Chậm Chạp Chương IX: Nhân Quả Và Sám Hối 1. Nhân Quả 2. Sám Hối Chương X: Lời Cuối 1. Thời Ðại Ðã Thay Ðổi Rồi! 2. Khai Thị - Ngộ Nhập 3. Pháp Ngữ 4. Lời Của Thầy Truyền-Văn Tám Quy Luật của Viện Phiên Dịch Kinh Ðiển ________________________ Dẫn Nhập Tập Cẩm-Nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh, khiến ta giác ngộ như Ngài. Kinh Hoa-Nghiêm dạy rằng: "Chúng sanh như người bệnh, Thiện-tri-thức như bác-sĩ, lời dạy của Thiện-tri-thức như thuốc hay. Thuốc hay thì đắng, song trị lành được bệnh." Bởi vậy, trong tập Cẩm-Nang này, bạn sẽ thấy mỗi lời dạy của Ngài đều vô cùng sâu sắc, trực tiếp song đơn giản; ngắn gọn, dễ hiểu mà hàm súc. Ðây là điểm then chốt dị biệt giữa lời nói của người đã ngộ Ðạo và kẻ chưa tỉnh giác. Kẻ còn mê muội thì cần lời giảng cao xa, sâu sắc, dùng trò chơ trí thức chữ nghĩa, song thiếu thực dụng nội tại. Những lời dạy của Hòa-Thượng QuảngKhâm là những lời mà không ai có thể bắt chước đặng, bởi vì những lời ấy được lưu xuất từ một nội tâm thâm chứng và một cuộc đời chân thật thực nghiệm, "sống" trong sự thâm chứng ấy mỗi ngày. Ngài chỉ ăn một bửa ngọ và chỉ ăn trái cây; ngủ thì ngủ ngồi; áo mặc thì chỉ một vài bộ. Ngài rất ít lời, không nói chuyện dông dài, bàn luận thế sự tạp nhạp. Cả đời, vật sở hữu của Ngài hoàn toàn không! Chẳng có xe hơi, chẳng có trương mục ngân hàng hay thẻ tín dụng, nhà riêng, Tivi, tủ lạnh, radio. tất cả Ngài đều không có. Chính bởi vì, và chỉ có, cuộc sống rỗng không như vậy nên Ngài mới thực sự an trụ trong cảnh giới Chân Không của tự tâm. Ðây thật là điều quý báu để chúng ta, kẻ hậu học, nhất là người xuất gia, phản tỉnh và thức tỉnh. Ðối tượng trọng tâm của tập Cẩm-Nang này là người xuất gia, song hoàn toàn ứng dụng cho kẻ tại gia. Khi đọc Cẩm-Nang, bạn hãy hình dung như có một vị Tăng già hiền từ, chín mươi tuổi ngoài, đang nói chuyện cùng mình vậy. Sách này, đọc là để áp dụng; đây không phải là tiểu thuyết; truyện, hay sách nghiên cứu để tăng kiến thức. Khi được đọc để áp dụng như thuốc lành trị bệnh hay như gậy đỡ chân, thì tập Cẩm-Nang này sẽ giúp chúng ta đổi cái nhìn, sửa thói hư tật xấu, trừ suy nghĩ lầm lẫn, hướng dẫn bước tu đúng đắn. Khi đó, ánh sáng bất tận của Chánh Pháp sẽ chắc chắn tràn ngập nơi nơi - trong tâm bạn và những gì quanh bạn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cẩm Nang Tu Ðạo PDF của tác giả Quảng Khâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cẩm Nang Tu Ðạo (Quảng Khâm)
Mục Lục Dẫn Nhập Tiểu Sử Hòa Thượng Quảng Khâm Chương I: Tu Hành 1. Tu Hành: Tìm Lại "Bản Lai Diện Mục" Tìm mua: Cẩm Nang Tu Ðạo TiKi Lazada Shopee 2. Cục Ðá Cột Chân Người Tu A. Tham, Sân, Si B. Ngã Mạn C. Thiện Ít, Ác Nhiều 3. Nẻo Chánh Ðể Tu Hành A. Trừ Trướng B. Xã Bỏ Tâm Phân Biệt C. Tâm Kiên Cố D. Canh Gác Sáu Căn E. Tâm Trường Viễn 4. Bản Sắc Của Việc Tu Chương II: Khổ Hạnh 1. Vững Lòng Tin, Tu Khổ Hạnh A. Khuyến Khích Tu Hành B. Hạnh Nguyện 2. Làm Sao Tu Khổ Hạnh 3. Buông Xã Túi Da Thối Này! Chương III: Rõ Nghĩa 1. Hiểu Biết, Lập Hạnh 2. Công Phu Khuya và Tối 3. Gõ Chuông Chương IV: Pháp Môn Tịnh Ðộ 1. Tây Phương Có Phật Hiệu A-Di-Ðà 2. Niệm Phật 3. Niệm Phật Có Thể Thấy Phật Không? 4. Thầy Quảng-Hóa Tới Tham Phỏng Chương V: Việc Làm Ba-La-Mật 1. Thẳng Thắn 2. Nhẫn Nại 3. Khéo Léo Chương VI: Hạnh Xuất Gia 1. Xuất Gia Ðể Làm Gì? 2. Con Ðường Siêu Thoát Của Người Tu A. Trước và Sau Khi Thọ Giới B. Vất Bỏ Danh Lợi C. Điều Cái Tâm Nầy 3. Tự Ðộ A. Chùa Thập Phương B. Chỗ Lầm Lẫn C. Thăm Viếng Học Hỏi D. Quan Hệ Giữa Kẻ Đồng Tu E. Nhẫn Nhục F. Một Niệm Cách Biệt 4. Ðộ Người A. Biết điều tốt của thí chủ B. Tiếp đãi tín đồ C. Sự nghiệp của Bồ-tát 5. Ðiểm Tốt Của Việc Tu 6. Ðạo Cao Một Tấc, Ma Cao Một Thước 7. Ni Chúng Chương VII: Xuất Gia Và Tại Gia 1. Tại Gia 2. Xuất Gia: Báo Ðền Bốn Ân Lớn 3. Ở Ðời và Ði Tu Chương VIII: Cảnh Giới Của Chúng Sanh 1. Tâm Chúng Sanh 2. Thói Quen, Tập Khí 3. Danh Lợi và Chậm Chạp Chương IX: Nhân Quả Và Sám Hối 1. Nhân Quả 2. Sám Hối Chương X: Lời Cuối 1. Thời Ðại Ðã Thay Ðổi Rồi! 2. Khai Thị - Ngộ Nhập 3. Pháp Ngữ 4. Lời Của Thầy Truyền-Văn Tám Quy Luật của Viện Phiên Dịch Kinh Ðiển ________________________ Dẫn Nhập Tập Cẩm-Nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh, khiến ta giác ngộ như Ngài. Kinh Hoa-Nghiêm dạy rằng: "Chúng sanh như người bệnh, Thiện-tri-thức như bác-sĩ, lời dạy của Thiện-tri-thức như thuốc hay. Thuốc hay thì đắng, song trị lành được bệnh." Bởi vậy, trong tập Cẩm-Nang này, bạn sẽ thấy mỗi lời dạy của Ngài đều vô cùng sâu sắc, trực tiếp song đơn giản; ngắn gọn, dễ hiểu mà hàm súc. Ðây là điểm then chốt dị biệt giữa lời nói của người đã ngộ Ðạo và kẻ chưa tỉnh giác. Kẻ còn mê muội thì cần lời giảng cao xa, sâu sắc, dùng trò chơ trí thức chữ nghĩa, song thiếu thực dụng nội tại. Những lời dạy của Hòa-Thượng QuảngKhâm là những lời mà không ai có thể bắt chước đặng, bởi vì những lời ấy được lưu xuất từ một nội tâm thâm chứng và một cuộc đời chân thật thực nghiệm, "sống" trong sự thâm chứng ấy mỗi ngày. Ngài chỉ ăn một bửa ngọ và chỉ ăn trái cây; ngủ thì ngủ ngồi; áo mặc thì chỉ một vài bộ. Ngài rất ít lời, không nói chuyện dông dài, bàn luận thế sự tạp nhạp. Cả đời, vật sở hữu của Ngài hoàn toàn không! Chẳng có xe hơi, chẳng có trương mục ngân hàng hay thẻ tín dụng, nhà riêng, Tivi, tủ lạnh, radio. tất cả Ngài đều không có. Chính bởi vì, và chỉ có, cuộc sống rỗng không như vậy nên Ngài mới thực sự an trụ trong cảnh giới Chân Không của tự tâm. Ðây thật là điều quý báu để chúng ta, kẻ hậu học, nhất là người xuất gia, phản tỉnh và thức tỉnh. Ðối tượng trọng tâm của tập Cẩm-Nang này là người xuất gia, song hoàn toàn ứng dụng cho kẻ tại gia. Khi đọc Cẩm-Nang, bạn hãy hình dung như có một vị Tăng già hiền từ, chín mươi tuổi ngoài, đang nói chuyện cùng mình vậy. Sách này, đọc là để áp dụng; đây không phải là tiểu thuyết; truyện, hay sách nghiên cứu để tăng kiến thức. Khi được đọc để áp dụng như thuốc lành trị bệnh hay như gậy đỡ chân, thì tập Cẩm-Nang này sẽ giúp chúng ta đổi cái nhìn, sửa thói hư tật xấu, trừ suy nghĩ lầm lẫn, hướng dẫn bước tu đúng đắn. Khi đó, ánh sáng bất tận của Chánh Pháp sẽ chắc chắn tràn ngập nơi nơi - trong tâm bạn và những gì quanh bạn.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cẩm Nang Tu Ðạo PDF của tác giả Quảng Khâm nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.