Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Định Vị Cuộc Chiến Giành Tâm Trí Khách Hàng

Định Vị Cuộc Chiến Giành Tâm Trí Khách Hàng

Khái niệm “định vị” (positioning) ra đời năm 1969, được phổ biến năm 1981 qua cuốn sách Định vị: cuộc chiến giành tâm trí khách hàng của hai bậc thầy marketing Al Ries và Jack Trout, đồng thời cũng là những người đã khai sinh ra khái niệm này, đã làm thay đổi hẳn tư duy của giới quảng cáo và tiếp thị trên khắp thế giới. Cuốn Định vị nêu lên một phương thức mới mẻ, giúp bạn thiết lập được một “vị trí” chắc chắn trong tâm trí khách hàng – một vị trí phản ánh đúng điểm mạnh-điểm yếu của bạn cũng như của các đối thủ. Một số những điểm chính được bàn đến trong cuốn sách bao gồm:

Cách kiến tạo và xác định vị trí thương hiệu đầu ngành sao cho tên và thông điệp của thương hiệu lọt được vào trong tâm trí khách hàng và để lại dấu ấn trong đó.

Cách định vị một thương hiệu xuất hiện sau, giúp thương hiệu chiếm được một vị trí “ngách” mà thương hiệu dẫn đầu chưa tiếp cận được.

Cách sử dụng các kỹ thuật quảng cáo hàng đầu để chiếm được thị phần lớn trên thị trường, đồng thời phổ quát hóa thương hiệu của bạn.

Cách xây dựng chiến lược riêng dựa trên điểm yếu của các đối thủ.

Cách tận dụng vị trí hiện tại của thương hiệu để đạt hiệu quả cao nhất.

Cách chọn tên phù hợp cho sản phẩm của bạn.

Một điểm hấp dẫn nữa của cuốn sách là các tác giả không trình bày lý thuyết khô khan mà lồng ghép vào đó vô vàn những ví dụ thực tế, sống động, đồng thời phân tích những hiện tượng thành công hay thất bại điển hình trong lịch sử quảng cáo, qua đó giúp chúng ta hiểu rõ vấn đề hơn.

Song giá trị của cuốn sách không chỉ giới hạn ở thế giới quảng cáo và tiếp thị nói riêng. Những nguyên tắc định vị trong sách còn có thể áp dụng trên mọi mặt của xã hội, từ chính trị, quân sự, cho đến cá nhân. Vì thế, đây là cuốn sách thiết thực và đáng đọc cho tất cả những ai quan tâm đến truyền thông nói chung.

Sabeco trân trọng giới thiệu tới bạn bản tiếng Việt của cuốn sách đình đám này với mong muốn đưa khái niệm này đến gần hơn với độc giả trong nước.

*** Độc giả thân mến,

Khái niệm Positioning (Định vị) lần đầu tiên được giới thiệu bởi chuyên gia chiến lược marketing người Mỹ là Jack Trout qua một bài viết đăng trên tạp chí Industrial Marketing năm 1969. Sau đó, Jack Trout cùng với Al Ries phát triển khái niệm này trong cuốn sách Định vị thương hiệu – cuôc chiến trong tâm trí khách hàng xuất bản năm 1981, và kể từ đó định vị đã làm thay đổi hẳn phương thức marketing truyền thống và đi vào cuộc sống của các doanh nghiệp.

Ai nên đọc cuốn sách này?

Đầu tiên là các giám đốc doanh nghiệp, những vị tổng tư lệnh đích thực trong thời bình. Bất kể ngành nghề, bất kể quy mô và bất kể loại hình doanh nghiệp. Tất cả đều chịu chung một thách thức khốc liệt: làm thế nào để khách hàng nhớ đến thương hiệu/ sản phẩm của mình đầu tiên, yêu thích nhất và mua thường xuyên.

Trong một ngành nghề có bao nhiêu doanh nghiệp tham gia cạnh tranh? Hàng chục, hàng trăm hoặc hàng ngàn, hàng chục ngàn. Rất nhiều. Khách hàng nhớ được bao nhiêu tên thương hiệu trong một ngành nghề? Theo lý thuyết về “thang định vị” của Al Ries & Jack Trout, thông thường chỉ có ba tên thương hiệu được nhắc đến mà thôi. Quá ít.

Chả thế mà các tác giả đã đặt tên cho cuốn sách là Cuộc chiến trong tâm trí khách hàng. Bản thân từ “cuộc chiến” đã nói lên sự khốc liệt rồi. Cuộc chiến về nhận thức còn cam go gấp bội. Bạn biết rồi đấy. Khách hàng ngày nay tinh nhạy, nhiều lựa chọn và khó tính biết chừng nào. Để giúp doanh nghiệp có được một chỗ đứng trong ngăn trí nhớ chật hẹp của họ, các tác giả đã đúc kết hàng loạt quy luật về nhận thức và tâm lý hành vi rất hữu ích. Tôi tin rằng nếu các chủ doanh nghiệp dành chút thời gian quý báu của họ đọc những ví dụ thất bại cũng như thành công trong cuốn sách họ sẽ hiểu và chia sẻ nhiều hơn với những vị tướng thân cận của họ là các giám đốc marketing và giám đốc thương hiệu.

Đối với những chiến binh trên mặt trận marketing này, đây đúng là cuốn “kinh thánh” về nhiều mặt.

Họ sẽ hiểu rằng thực tế chưa chắc đã là thực tế. Nhận thức của khách hàng mới là thực tế. Đấy là lý do tại sao xe Lexus vượt qua hàng loạt tên tuổi xe sang lừng danh của Đức để được xem là chiếc xe sang trọng nhất.

Họ sẽ hiểu rằng định vị không phải là tạo ra những cái mới mà là tối ưu hoá những gì đã có trong tâm trí của khách hàng. Đấy là lý do tại sao New Coke lại thất bại thảm hại.

Và họ sẽ hiểu rằng có những việc tưởng chừng như đơn giản như đặt tên thương hiệu hay sản phẩm lại có thể quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp nhiều đến thế. Đó là một trong những lý do tại sao bia Heineken lại chiếm giữ và duy trì được vị trí dẫn đầu là bia nhập khẩu có thị phần lớn nhất tại Mỹ.

Một lý do đáng giá khác nên đọc cuốn sách này chính là từ chính Al Ries & Jack Trout. Hai ông đã nổi danh với hàng loạt đầu sách được yêu thích khác như 22 quy luật marketing, 22 quy luật xây dựng thương hiệu và Cuộc chiến phòng họp (Al Ries viết cùng con gái Laura Ries), Khác biệt hay là chết (Jack Trout), Tập trung để khác biệt (Al Ries). Tôi không có ý nói về kiến thức uyên thâm của họ về chiến lược thương hiệu vốn đã được giới marketing khắp thế giới biết đến rộng rãi. Tôi thích phong cách viết ngắn gọn và cô đọng về hành văn của hai tác giả. Chủ yếu bạn sẽ bắt gặp những câu đơn. Kể cả những câu phức hai mệnh đề thì bao giờ cũng chỉ có một ý. Trực diện và trong sáng về ý tưởng. Bạn hầu như không phải nhíu mày tự hỏi mình liệu có hiểu ý tác giả hay không. Họ có khả năng đơn giản hoá những vấn đề học thuật để phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc vốn rất khác nhau về kiến thức về marketing. Những điều này giúp bạn có cảm giác hứng thú muốn đọc đến hết cuốn sách từ ngay những trang đặt vấn đề đầu tiên.

Tôi tin rằng những kiến thức quý báu đúc kết từ cuốn sách này sẽ cực kỳ hữu ích cho các chủ doanh nghiệp và những người làm nghề marketing tại Việt Nam. Ngay bản thân tôi làm lâu năm trong ngành tư vấn thương hiệu cũng vẫn thường xuyên nhờ cậy đến những trang trong cuốn “Kinh thánh về marketing” này trong nhiều tình huống cụ thể. Vì nhiều khi hiệu quả xây dựng thương hiệu nằm ở khả năng vận dụng những quy luật vốn đã trở thành bất biến. Những quy luật đã được đúc kết từ những sai lầm đau đớn của rất nhiều thương hiệu trên thế giới.

Cảm ơn Al Ries & Jack Trout đã viết một cuốn sách tuyệt vời như vậy.

Nguyễn Đức Sơn

Nguồn: sachhaymienphi.com

Đọc Sách

5 Nguyên Tắc Thép, 15 Thuật Bán Hàng Thành công
5 Nguyên Tắc Thép, 15 Thuật Bán Hàng Thành côngTại sao khách hàng sẽ bị ảnh hưởng?Bạn đọc thân mến, trước khi bắt đầu đọc cuốn sách, hãy vui lòng nghiêm túc trả lời câu hỏi sau:Bạn đã từng mua những thứ mình chưa thực sự cần đến chỉ vì nghe theo lời quảng cáo của nhân viên bán hàng?Nếu câu trả lời là Có, bạn hãy thử hồi tưởng lại một chút hoàn cảnh lúc ấy, nhân viên bán hàng đã làm thế nào để có thể khiến bạn quyết định mua hàng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn như vậy?Mọi hành động trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đều bị chi phối bởi não bộ. Tuy nhiên, trong quá trình tư duy, bộ não của chúng ta lại thường bị ảnh hưởng bởi các thông tin được đưa vào từ bên ngoài, từ đó nó có thể đưa ra những quyết định mang tính bốc đồng.Vậy thì, mấu chốt của vấn đề ở đây chính là, tại thời điểm đó, nhân viên bán hàng đã sử dụng phương pháp gì để quấy nhiễu quá trình tư duy bình thường của não bộ, làm ảnh hưởng đến hành động mua hàng của chúng ta?Bằng kinh nghiệm bán hàng nhiều năm của mình, cũng như dựa trên những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về tâm lí học trong bán hàng, tôi đã phát hiện ra rằng, hầu như toàn bộ các nhân viên bán hàng đều sử dụng 5 phương pháp dưới đây để tác động đến hành vi mua hàng của khách hàng:Phương pháp thứ nhất là khiến cho khách hàng không tiện từ chối và đưa ra những lời hứa hẹn của mình, từ đó “buộc” khách hàng thực hiện hành vi mua hàng, đây cũng chính là mục đích mà nhân viên bán hàng hướng tới.Lấy một ví dụ đơn giản thế này: Tôi muốn hỏi bạn một vấn đề rất quan trọng, nhưng lại không dám chắc bạn sẽ trả lời, việc đầu tiên tôi làm sẽ là mở lời hỏi: “Thưa anh, tôi có thể hỏi anh một vấn đề được không ạ?”. Trước một lời nhờ vả lịch sự như vậy, bạn thường sẽ trả lời: “Tất nhiên là được!”.Và một khi bạn đã nói là “Được”, điều đó có nghĩa là bạn đã đưa ra một lời hứa hẹn và bạn cần phải chịu trách nhiệm với lời hứa đó của mình, không thể biến mình thành một kẻ tiểu nhân chỉ nói lời mà không biết giữ lời được. Có thể những câu hỏi tiếp theo của tôi sẽ khiến bạn phật ý, nhưng mà vì lời hứa trước đó, bạn vẫn cần phải trả lời.Phương pháp thứ hai chính là các nhân viên bán hàng sẽ đánh vào nhu cầu của khách hàng, cung cấp những sản phẩm phù hợp. Khi nhân viên bán hàng nói trúng nhu cầu của mình, khách hàng có thể sẽ đưa ra những quyết định chóng vánh.Chẳng hạn như khi chúng ta đang bù đầu xoay sở với công việc của mình, đột nhiên lại có một cuộc điện thoại tiếp thị, phản ứng đầu tiên của chúng ta thường là nói với đầu dây bên kia rằng: “Tôi rất bận, không rảnh”. Nhưng nếu nhân viên bán hàng đó lại nói thế này: “Nếu như có một cách có thể giúp bạn lập tức tiết kiệm được 30% chi phí điện thoại đường dài mà không cần phải đầu tư thêm bất cứ khoản chi phí nào khác, bạn có thể dành cho tôi chút thời gian để giới thiệu ngắn gọn về nó không?”.Chỉ bằng một chút thay đổi nho nhỏ, nhân viên bán hàng đã nhanh chóng khơi gợi được sự hứng thú của chúng ta, hướng sự chú ý của chúng ta vào những sản phẩm mà họ bán. Nếu bạn hỏi nguyên nhân tại sao lại làm được điều này, chẳng có gì khác ngoài hai chữ “nhu cầu” cả.Phương pháp thứ ba chính là các nhân viên bán hàng sẽ nhắc nhở khách hàng của mình rằng, có thể hiện tại bạn đang phải đối mặt với một số rủi ro, một khi những rủi ro này trở thành hiện thực, chúng sẽ ảnh hưởng đến công việc của bạn, thậm chí còn có thể trở thành mối đe dọa to lớn đến sự an toàn trong cuộc sống của bạn. Do vậy, chúng ta buộc phải dùng một số biện pháp để tránh những rủi ro này, mà hành động tránh rủi ro đó lại chính là điều mà các nhân viên bán hàng mong muốn đạt được.Phương pháp thứ tư là nhân viên bán hàng sẽ lợi dụng người khác hoặc sử dụng sức mạnh của đám đông để tác động đến hành vi của khách hàng. Phải biết rằng, hành động của chúng ta thường xuyên bị ảnh hưởng bởi người khác. Bằng cách mượn những đánh giá của người khác, nhân viên bán hàng sẽ tạo tác động đến hành vi mua hàng của bạn.Ví dụ như khi đang đi dạo phố, chúng ta chợt nhìn thấy rất nhiều người xếp hàng để mua một cây đèn diệt muỗi, vậy là chúng ta cũng đi theo xếp hàng mua một chiếc. Nhưng, lúc mua nó, liệu bạn có từng nghĩ đến việc liệu chất lượng của chiếc đèn diệt muỗi này có đáng tin cậy hay không? Giá của nó có rẻ hơn so với ở trong siêu thị?Chúng ta thực hiện hành động mua hàng mù quáng này chủ yếu dưới tác động của một loại tâm lí được gọi là tâm lí đám đông(1).Phương pháp thứ năm chính là nhân viên bán hàng khai thác nhược điểm trong bản chất con người. Bạn biết đấy, bản tính con người luôn có một mặt nào đó không tốt, một khi bị kích thích, nó sẽ tạo ra những hành vi tiêu dùng mà khi ngẫm lại chúng ta không thể nào hiểu nổi.Việc thảo luận chi tiết về 5 phương pháp để có thể nắm bắt được tâm lí khách hàng nêu trên chính là nội dung cốt yếu của cuốn sách này.Điều cuối cùng tôi cần làm rõ với các bạn chính là bất kì lí thuyết nào cũng có tính hai mặt: Ưu điểm và nhược điểm. Nếu như bạn là một người tiêu dùng, sau khi đọc cuốn sách này rồi, tôi hi vọng trước khi mở hầu bao, bạn nên thử nghiêm túc nghĩ xem: Thứ mà mình định mua có thực sự cần thiết hay không?Nếu bạn là một người bán hàng, tôi hi vọng rằng với nhân cách cao đẹp của mình, bạn có thể sử dụng tốt những kĩ năng bán hàng mà tất cả mọi người đều có thể chấp nhận đã được mô tả trong cuốn sách này để phát triển được một thị trường rộng lớn hơn và tạo ra doanh số bán hàng tuyệt vời hơn.
Inbound Marketing – Thu Hút Thế Giới Về Bạn Trong Môi Trường Trực Tuyến
Inbound Marketing – Thu Hút Thế Giới Về Bạn Trong Môi Trường Trực TuyếnThế giới đang bước vào kỷ nguyên của những cuộc chuyển dịch. Những cách thức sử dụng các công cụ trực tuyến để tối ưu tiện ích cho người mua đồng thời tiết kiệm chi phí và thời gian cho người bán ngày càng bùng nổ, dẫn đầu trong số đó là inbound marketing. Từ việc gián đoạn hoạt động của khách hàng để phát đi những thông điệp về sản phẩm – phát tờ rơi nơi ngã tư, chen đoạn quảng cáo vào bộ phim đang chiếu, thực hiện các cuộc gọi mời chào sản phẩm… – chúng ta chuyển sang cung cấp những thông tin hấp dẫn, hữu ích trên chính trang web của mình để thu hút khách hàng truy cập, tìm đến. Với inbound marketing, chúng ta mở ra cuộc đối thoại hai chiều cùng khách hàng thay vì một chiều như cách thức truyền thống.Trong cuốn sách Inbound Marketing, bạn sẽ tìm thấy hàng loạt chiến lược phát triển dựa vào các công cụ như Instagram, Foursquare, Google+, Twitter… Những nền tảng này vẫn không ngừng được phát triển và đưa ra thị trường. Tính đến cuối năm 2018, Twitter có 330 triệu người dùng, Facebook phát triển lên đến 2,07 tỷ người dùng, Instagram cán mức 800 triệu người dù Tầm quan trọng của internet đã và đang thực sự bùng nổ với hơn 4 tỷ người truy cập trên toàn thế giới. Tiếp cận khách hàng bằng các công cụ trực tuyến chưa bao giờ dễ dàng đến thế.Bạn sẽ tìm thấy hàng trăm ý tưởng, công cụ và kỹ thuật thực tiễn có thể áp dụng ngay cho chính doanh nghiệp của mình trong Inbound Marketing. Quyển sách này được viết bởi hai chuyên gia marketing Brian Halligan và Dharmesh Shah – những người khai sinh thuật ngữ inbound marketing và ứng dụng nó để xây dựng Hubspot.Hãy khám phá những kiến thức thú vị, dễ hiểu trong Inbound Marketing để tham gia ngay vào cuộc cách mạng này và tận hưởng thành quả được tìm kiếm bởi những khách hàng tiềm năng của mình.
9 Yếu Tố Quyết Định Điểm 10 Trong Kinh Doanh
9 Yếu Tố Quyết Định Điểm 10 Trong Kinh DoanhCuốn sách này là bản tổng kết của nghiên cứu về 14 công ty cung cấp dịch vụ tốt nhất thế giới. Tác giả đã trực tiếp thực địa và phỏng vấn, thu thập và nghiên cứu những tài liệu về nền móng công ty, quan sát và sử dụng dịch vụ mà họ cung cấp bất cứ khi nào có thể, đồng thời phát triển một khung khái niệm cho cuốn sách từ những nghiên cứu thực tế và những bài học chắt lọc, đan xen từ những công ty qua nghiên cứu thứ cấp và từ chính nền tảng kiến thức của tác giả như một kinh nghiệm quý báu.Những công ty được tìm hiểu trong cuốn sách này đã dạy chúng ta những bài học quan trọng về quản lý dịch vụ, về lãnh đạo, về thành công bền vững và về cuộc đời. Họ không phải là những công ty bách chiến bách thắng, cũng có lúc họ gặp khó khăn, thách thức và cả thất bại. Nhưng họ thực sự là những tổ chức đặc biệt đã biết khơi dậy những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người để đóng góp lợi ích đáng kể cho xã hội. Họ đã thành công, rất thành công trên cả phương diện tài chính và phương diện con người. Và họ ngày càng thành công hơn nữa khi “trưởng thành” và “già dặn” hơn. Họ không thể bảo đảm chắc chắn tương lai sẽ như ra sao nhưng chắc chắn đó là một tương lai đầy hứa hẹn và triển vọng.Độc giả sẽ học được những bài học cụ thể và hấp dẫn về những công ty dịch vụ được coi là thành công nhất mọi thời đại. *** Tác giả:Leonard L. Berry là người sáng lập Texas A & M thuộc Trung tâm Nghiên cứu bán lẻ và phục vụ . Ông là cựu chủ tịch của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ.Tiến sĩ Berry là người đóng góp thường xuyên nhất với các dịch vụ tài liệu tiếp thị bằng tiếng Anh trên thế giới. Ông đã hai lần nhận được giải thưởng cao nhất trao cho A & M Texas với cương vị một giảng viên: giải thưởng Thành tựu xuất sắc trong giảng dạy và giải thưởng Thành tựu xuất sắc trong nghiên cứu. Ông cũng nhận được giải thưởng Paul D. Converse năm 2008 của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ, năm 2007 AMA/McGraw-Hill/Irwin Distinguished Marketing đã trao giải thưởng giáo dục cho ông nhờ những đóng góp của ông cho sự nghiệp tại Hiệp hội Marketing của Mỹ. v.v…Tiến sĩ Berry là một thành viên Ban giám đốc của một số công ty công lớn và các tổ chức phi lợi nhuận quốc gia. *** Cách đây vài hôm, trên một trang báo mạng có một bài thú vị với nhan đề “Bún ‘mắng’, cháo ‘chửi’, phở xếp hàng vẫn đắt khách”. Là người Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội, có lẽ các bạn cũng không quá xa lạ với những hàng ăn kiểu này. Thức ăn ở đây rất ngon nhưng dịch vụ khách hàng thì dường như hoàn toàn ngược lại, nếu không muốn nói là không hề tồn tại khái niệm này tại đây. Tuy nhiên, nếu nghĩ bạn có thể bỏ qua dịch vụ khách hàng mà chỉ tập trung vào sản phẩm để phát triển công ty thì thật sai lầm hay nói đúng hơn, bạn đã không hiểu được bản chất của dịch vụ khách hàng.Ai chắc cũng biết câu nói nổi tiếng “Khách hàng là Thượng đế”, tuy nhiên, khi phục vụ các “thượng đế”, chúng ta phục vụ bằng sự sợ hãi, nịnh bợ hay cứng nhắc đều không mang lại hiệu quả. Đó là điều không nên mà cũng không thể duy trì lâu dài. Khách hàng nên được phục vụ bằng cái tâm của người nhân viên, những người coi họ như gia đình hoặc bạn bè. Ở một góc độ nhất định, các quán ăn được nói đến ở trên đã vô tình làm được điều đó khi tạo nên hình ảnh một người chủ quán như những người bà, người mẹ, thường mắng mỏ con cháu khi con cháu mắc lỗi. Tuy không phải tất cả nhưng chắc chắn không ít khách hàng khi đến đây sẽ liên tưởng về những người phụ nữ quý giá nhất trong cuộc đời mình.Trong cuốn 9=10, tác giả đã đề cập đến 14 công ty như vậy. Họ coi khách hàng như người thân của mình để phục vụ một chân thành, do đó họ đã đạt được thành công bền vững và trở thành những công ty dịch vụ vĩ đại. Bí quyết nằm ở 9 yếu tố: tập trung chiến lược, thực thi hoàn hảo, nắm bắt số phận, mối quan hệ dựa trên lòng tin, sự hào phóng, đầu tư vào thành công của nhân viên, khiêm tốn, khai thác thương hiệu để dẫn dắt sự thỏa mãn của khách hàng, đổi mới và phát triển, mà bạn sẽ được biết đến trong cuốn sách này. Ngoài ra, dù những công ty này đều hoạt động trong các lĩnh vực hoàn toàn khác nhau, như bán lẻ (Ukrop’s Super Markets), đồ ăn nhanh (Chick-fil-A), đội bóng chày (St. Paul Saints), hàng không (Midwest Express Airlines), bảo hiểm (USAA), du lịch (Special Expeditions), khách sạn (Bergstrom Hotels), cho thuê xe (Enterprise Rent-A-Car), bán đệm qua điện thoại (Dial-A-Mattress), nhưng họ đều áp dụng những yếu tố “kỳ diệu” này vào các hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể tìm được hình mẫu của mình trong đó.
Khách Hàng Là Số 1
Khách Hàng Là Số 1Dịch vụ khách hàng luôn là một trong những vấn đề cấp thiết đối với các giám đốc kinh doanh, cũng như những người hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và bán hàng, đặc biệt là ở cấp độ bán lẻ.Trong cuốn Khách hàng là số 1, tác giả đã đề cập đến những điểm cơ bản trong dịch vụ khách hàng như xây dựng một tổ chức lấy con người làm trung tâm, lấy hiệu quả làm động lực, và luôn đặt quyền lợi của khách hàng lên cao nhất. Với những quan sát tinh tường dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của Yum!, công ty nhà hàng lớn nhất thế giới, cuốn sách đã tập trung vào bốn bước quyết định:Hướng đến mục tiêu đúng: Lợi nhuận sẽ tăng trưởng khi bạn biết quan tâm khách hàng và tạo ra cho nhân viên môi trường làm việc có động lực.Đối xử với khách hàng đúng cách: Hãy xác định bạn mong muốn đem lại cho khách hàng những trải nghiệm gì khi họ tương tác với từng bộ phận trong công ty.Đối xử với nhân viên đúng cách: Sử dụng các chiến lược thông minh, từ việc tuyển chọn, huấn luyện và phát triển nhân viên, cho đến quản lý hiệu quả công việc và tạo nên một văn hóa ghi nhận thành tích.Xây dựng phương thức lãnh đạo đúng: Bạn không thể tự mình làm tất cả. Hãy để nhân viên dùng trí tuệ của họ tham gia vào công việc giúp bạn, và trách nhiệm của bạn là luôn hỗ trợ họ.Khi làm theo những bước trên, bạn hoàn toàn có thể xây dựng một đội ngũ nhân viên tâm huyết, gắn bó để đóng góp vào thành công chung của công ty.