Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Cuộc Trò Chuyện Với Nostradamus - Quyển 1 (Dolores Cannon)

Cái tên Dolores Cannon có lẽ không được quen thuộc với nhiều độc giả, nhưng nào giờ cô ấy đã làm việc trong mảng thôi miên hồi quy được nhiều năm rồi. Dolores không phải là một học giả, nhưng cô ấy có sự tận tụy của một học giả, đối với chi tiết, sự chính xác, và sự thật. Cô không hề mệt mỏi trong việc theo đuổi tri thức, điều mà độc giả của cô sẽ biết khi họ đã đi theo con đường không ngừng nghỉ của cô ấy xuyên qua những mê cung tinh thần và tâm trí của con người. Không có gì đáng ngạc nhiên khi cô ấy đã có được một lượng lớn người theo dõi trong số những người am hiểu, những người bạn đồng nghiên cứu về những hiện tượng huyền bí. Tại nhà của Dolores, như bạn sẽ thấy, có rất nhiều chỗ ở (*).

Tôi gặp Dolores cách đây một vài năm, và cô ấy đã kể với tôi về công việc mà cô ấy đang làm. Cô ấy đã không hề tuyên bố là mình hiểu được toàn bộ những tài liệu mà cô ấy thu thập được từ những thân chủ của mình trong khi họ đang ở trong trạng thái thôi miên. Cô ấy không tuyên bố rằng mình biết tất cả các câu trả lời, nhưng với một tư duy cởi mở, cô ấy đã tin rằng những linh hồn tự cho rằng họ đang trò chuyện với cô thông qua miệng của những người đang sống, có thể là những sinh thể có thực, có lẽ là nằm ngoài thời đại của chúng ta, tồn tại ở một cảnh giới khác với cảnh giới của chúng ta.

Là một người đã quen thuộc với thuật thôi miên, tôi hứng khởi nhất là khi nghe những gì cô Cannon nói. Tôi đã học kỹ thuật thôi miên nhiều năm trước từ một bác sĩ nổi tiếng ở Florida. Sau đó, tôi có vinh dự được làm việc với một trong những người tiên phong hàng đầu trong lĩnh vực thôi miên lâm sàng, William S. Kroger, Bác sĩ Y khoa của Beverly Hills.

Tôi đã hỏi Dolores kỹ càng về những kỹ thuật của cô ấy và tin chắc rằng cô ấy không dẫn dắt các thân chủ của mình trong khi họ đang được thôi miên dưới sự hướng dẫn của cô, cũng như không cung cấp bất kỳ tài liệu nào mà được tiết lộ dưới sự thôi miên. Tôi đã nghe rất kỹ một số đoạn băng, tìm kiếm bất kỳ sai sót hay những phương pháp luận đáng nghi vấn nào đó. Tôi nhận thấy cô ấy cực kỳ cẩn thận, không hướng dẫn các thân chủ cũng như không nhắc nhở họ. Nếu có điều gì, thì cô ấy là người chuyên chú đứng sang một bên và để cho những tài liệu được truyền đạt lại mà không bị ảnh hưởng bởi những câu hỏi của cô ấy. Cô ấy không đưa ra những câu trả lời, lý thuyết, xác suất hay giả thiết nào. Thay vào đó, cô ấy để thân chủ dẫn dắt cô ấy qua suốt những buổi thôi miên, với những giọng nói khác trong các căn phòng khác kia.

Dolores Cannon là một người thực hành nghệ thuật thôi miên một cách nghiêm túc, và đặc biệt thành thạo kỹ thuật hồi quy. Tôi đã yêu cầu được đọc một số phần của một trong những bản thảo của cô ấy. Cô ấy đã gởi nó cho tôi và tôi đã rất ấn tượng với tài liệu mà cô ấy đã khám phá ra. Theo tôi, dường như cô ấy có hơi ngạc nhiên bởi tài liệu và cả bởi cách mà nó được đưa ra ánh sáng. Tài liệu của cô ấy rất hấp dẫn, ít nhất phải nói rằng, chúng được tổ chức rất tốt. Tìm mua: Cuộc Trò Chuyện Với Nostradamus - Quyển 1 TiKi Lazada Shopee

Có những lý do chính đáng khiến cô ấy bị giật mình bởi những gì mà các thân chủ của cô ấy phải nói trong khi được thôi miên. Tôi đã hỏi cô về những thân chủ này. Nhiều người là những bà nội trợ ở nông thôn, sinh ra trong những gia đình nông dân, ít được học hành. Đây là những người mà người ta hẳn sẽ không coi là người trí thức. Do vậy, tài liệu dường như ấn tượng hơn là nếu nó đến từ ai đó mà vốn đã biết về những nghiên cứu siêu nhiên.

Dolors đã biết rằng cô ấy có được một số tài liệu thú vị. Cô ấy là một nhà văn rất giỏi. Cô ấy viết rõ ràng và rành mạch về những vấn đề phi thường. Tôi tin rằng những tác phẩm của cô ấy sẽ đạt được những tầm vóc lớn hơn nữa, khi bạn xem xét đến những gì cô ấy đã làm để xác minh những nguồn tài liệu mà không có ghi chép lại gì về chúng cả. Không giống như những nhà thôi miên khác, những người khám phá ra những sự thật đáng kinh ngạc hoặc khối kiến thức trong suốt những buổi thôi miên, cô ấy không hề vội vàng in lại những phát hiện của mình. Cô ấy cũng không đưa ra những phán đoán quá sớm, về những khám phá của mình. Thay vào đó, cô ấy kiểm tra chéo tài liệu mà cô ấy đã tìm kiếm từ tiềm thức, trong sự nỗ lực lớn nhất có thể, nhằm chứng minh rằng những dữ kiện có thể xác minh được đã được thu thập từ những thân chủ của cô ấy. Cô ấy làm điều này bằng hai cách.

Khi một linh hồn nói chuyện từ một thời đại khác, chẳng hạn như nhân chứng của vụ thảm sát ở Hiroshima, Dolores đã nghiên cứu những sự việc thông qua các nguồn được công bố. Điều này đã cho cô ấy cái nhìn có giá trị trong việc đánh giá tài liệu của cô ấy. Nhưng với một nét xuất sắc, cô ấy đã còn tiến xa hơn nữa. Cô ấy đã bắt đầu khám phá cùng một khoảng thời gian và trải nghiệm (hoặc kiến thức) tiền kiếp với những thân chủ khác, không ai trong số họ biết về nhau, biết về tài liệu kia, và thậm chí còn không sống cùng thị trấn hay khu vực với thân chủ là nguồn chính.

Cần phải lưu ý rằng các thân chủ của cô ấy đến từ mọi tầng lớp trong cuộc sống. Một số có trình độ học vấn cao hơn những người khác, sinh viên đại học, cũng như những người lao động. Một số giàu có, và một số đang sống một cuộc sống nghèo khổ. Tôi chắc chắn rằng một ngày nào đó công chúng của cô ấy sẽ muốn biết thêm về những người ẩn danh này, và dĩ nhiên là họ phải tiếp tục được giữ ẩn danh như vậy. Tuy nhiên, Dolores đã ghi lại đầy đủ tất cả các buổi thôi miên của cô ấy, ghi chú, giữ gìn các bình luận riêng của cô ấy, và lưu trữ các băng ghi âm của cô.

Hơn thế nữa, Dolores đã đi sâu vào lịch sử, xem xét các bản đồ và truy xuất tài liệu mà dường như đã củng cố các cuộc đối thoại của những người đã sống cách đây nhiều năm và hiện giờ đang nói chuyện với chúng ta thông qua những đối tượng mà không biết chút gì về những thời đại đó, hay các dân tộc đã sống trong những thời cổ đại. Điều này đưa chúng ta đến với Nostradamus.

Theo những gì tôi biết, thì Dolores Cannon đã chưa bao giờ đọc một bài thơ bốn câu nào của Nostradamus, và hầu như đã không biết gì về người đàn ông hoặc những lời tiên tri của ông ta trước khi phát hiện ra ông ta, trong khi đang đưa một thân chủ quy hồi về tiền kiếp. Khi tài liệu bắt đầu xuất hiện thông qua các thân chủ của cô ấy, mặc dù sự cám dỗ là rất lớn, cô ấy cũng đã không thực hiện bất kỳ nghiên cứu nào về người đàn ông và những ghi chép của ông ấy, cho tới khi dự án được hoàn thành. Trong những quyển sách của cô ấy, có liên quan đến những lời tiên tri của nhân vật lịch sử hấp dẫn này, Dolores cẩn thận phát họa nên những vấn đề mà đã nảy sinh thông qua việc thôi miên hồi quy của các thân chủ của cô ấy, và những gì cô ấy đã học được thông qua những nghiên cứu bên ngoài của mình.

Nostradamus đã hấp dẫn các học giả và những người hiếu kỳ trong nhiều thế kỷ. Những bài thơ bốn câu của ông ấy, mặc dầu phức tạp, dường như mời gọi những cuộc nghiên cứu sâu hơn, bởi vì ông ấy tuyên bố mình là một người có thể nhìn thấy tương lai. Trong nhiều năm, những học giả đã cố gắng giải thích những bài thơ tiên tri tối nghĩa của ông ấy, được viết bằng tiếng Pháp cổ, Latin và các ngôn ngữ khác, những ám chỉ của ông ấy về các sự kiện đã xảy từ thời ông ấy và sẽ xảy ra trong tương lai, thậm chí còn vượt xa hơn cả thế kỷ thứ 20.

Một cách ngắn gọn thì người đàn ông mà chúng ta gọi là Nostradamus là một thầy thuốc và một nhà chiêm tinh. Ông là người Pháp, sinh ra ở Saint Remi, tỉnh Provence, năm 1503. Ông học ở cả Avignon và Montpellier, và đã trở thành một thầy thuốc giỏi. Tên thật của ông là Michel de Notredame, nhưng khi sự quan tâm của ông dành cho chiêm tinh học tăng lên, ông đã Latin hóa tên mình, để rồi sau đó, ông được biết với danh xưng Nostradamus.

Ông được biết đến rộng khắp nhờ vào tài chữa trị cho những nạn nhân bị bệnh dịch hạch, đặc biệt là ở miền nam nước Pháp. Ông đã làm việc không mệt mỏi ở Aix và Lyons năm 1545 khi dịch bệnh hoành hành ở các thành phố đó. Chính trong suốt thời gian chết chóc này, Nostradamus đã bắt đầu thu hút sự chú ý của người ta với tư cách là một nhà tiên tri, một người tuyên bố rằng mình có thể dự báo được tương lai. Mười năm sau, vào năm 1555, ông xuất bản một tập hợp những lời tiên tri của mình dưới dạng các bài thơ bốn câu có vần điệu. Ông ấy gọi cuốn sách là Những Thế Kỷ.

Tài năng của ông với tư cách là một nhà chiêm tinh được biết đến rộng rãi và được ưa chuộng trong giới thượng lưu. Không ai khác ngoài Catherine de Medici, Nữ hoàng Pháp, đã mời ông đến triều của bà. Ở đó, ông đã xem lá số tử vi cho những người con trai của bà. Khi Charles đệ IX lên ngôi vua, ông ấy đã bổ nhiệm Nostradamus làm thầy thuốc của triều đình. Người đàn ông được biết đến với cái tên Nostradamus đã qua đời vào năm 1566, khi ông 63 tuổi. Đáng chú ý là, ông đã sống lâu hơn nhiều người đồng hương của mình, và ông ấy đã đạt được sự bất tử thông qua việc xuất bản những bài thơ tiên tri của mình. Ông là một người đàn ông bí ẩn trong thời đại của mình và vẫn như vậy mãi cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, Dolores Cannon đã làm sáng tỏ một cách đáng kể về người đàn ông và những lời tiên tri của ông ấy thông qua công việc của cô ấy và những cuốn sách hiện đang được xuất bản, chính là kết quả của công việc đó.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Dolores Cannon":Ba Làn Sóng Tình Nguyện Viên Và Trái Đất MớiCon Người Đa ChiềuVũ Trụ Đa ChiềuVũ Trụ Xoắn - Quyển 2Vũ Trụ Xoắn - Quyển 3Những Người Trông Nom Trái ĐấtNhững Người Giám HộTừ Sau Khi Chết Đến Tái SinhVũ Trụ Xoắn - Quyển 1Vũ Trụ Xoắn - Quyển 4Vũ Trụ Xoắn - Quyển 5Cuộc Trò Chuyện Với Nostradamus - Quyển 1Họ Đã Dạo Bước Cùng Chúa JesusCuộc Trò Chuyện Với Nostradamus - Quyển 2Cuộc Trò Chuyện Với Nostradamus - Quyển 3Di Sản Từ Các Vì SaoMột Linh Hồn Nhớ Về HiroshimaNăm Cuộc Đời Được Ghi NhớTìm Kiếm Tri Thức Thiêng Liêng Còn Ẩn GiấuJesus Và Những Người Essense

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Trò Chuyện Với Nostradamus - Quyển 1 PDF của tác giả Dolores Cannon nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo (Hoang Phong)
Khi viết về Phật Giáo, ông Patrick Carré một học giả uyên bác và cũng là một trong những nhà dịch thuật kinh sách Phật Giáo lỗi lạc nhất của Pháp hiện nay, đã phát biểu về tánh không như sau: “Quả thật đấy là một khái niệm kỳ lạ, nếu như thế giới này và chính “cái tôi”, những thực thể đầy màu sắc đó, đang hiện diện, đang hiện hữu một cách không chối cãi được, nhưng thật ra lại không có, chỉ là hư không: thì phải là điên rồ một cách thật tàn bạo mới dám chủ trương một sự phi lý đến như vậy! Nhất định cái khái niệm đáng nể ấy, cái chủ thuyết hư vô ấy của phương Đông có thể chỉ là “một trào lưu thời đại” mang tánh cách tạm thời trên xứ sở chúng ta, bởi vì nó còn đang phải tự vạch ra cho nó một lối đi trong khu rừng gồm toàn là những khái niệm rỗng tuếch của chúng ta để tìm ra một vị thế rõ rệt thiết lập trên một sự xác thực hoàn toàn mới mẻ! ” Lời phát biểu này đã xuất hiện cách đây không lâu trong tạp chí Le Nouvel Observateur của Pháp, ấn bản đặc biệt dành riêng cho chủ đề “Phật Giáo” - số tam cá nguyệt tháng tư, năm và sáu, năm 2003. Thừa hưởng một gia tài triết học lâu đời và một nền khoa học kỹ thuật tân tiến thế mà thế giới Tây Phương đã không ngừng kinh ngạc trước một khái niệm mà Đức Phật đã khám phá ra cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ. Thật vậy suốt trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại chưa hề có một nền tư tưởng, văn hóa hay khoa học nào đã biết và nói đến khái niệm này, ngoài Phật Giáo. Khái niệm về tánh không có hai khía cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ nhất mang tính cách triết học và khoa học nói lên bản chất tối hậu của hiện thực, và khía cạnh thứ hai là tính cách thực dụng của nó, và cũng được xem như là một phương tiện hữu hiệu nhất giúp người tu tập hóa giải mọi sự bám víu, nguyên nhân mang lại mọi thứ xúc cảm bấn loạn và khổ đau. Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát, và chính Ngài cũng đã xác nhận rằng mình luôn thường trú trong tánh không ngày càng sâu xa hơn. Tìm mua: Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo TiKi Lazada Shopee Tóm lại Đức Phật chỉ nêu lên khía cạnh thực dụng đó của tánh không nhưng không hề mổ xẻ nó trên phương diện trí thức, lý do là có thể vào thời bấy giờ không mấy người hội đủ kiến thức để có thể hiểu được tánh không trên phương diện triết học siêu hình là gì. Dù sao thì Đấng Tịch Tĩnh cũng luôn giữ sự yên lặng trước những cuộc biện luận vô ích, chỉ gây ra thêm tranh cãi. Ngài chỉ thuyết giảng duy nhất về những gì thật thiết thực nhằm trực tiếp loại bỏ khổ đau mà thôi. Tánh không qua các khía cạnh mở rộng, liên quan đến tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, chỉ được triển khai như là một khái niệm siêu hình, song song với sự hình thành của Đại Thừa Phật Giáo kể từ thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch, và nhất là với sự xuất hiện của Trung Quán Tông do Long Thụ chủ xướng vào thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch. Tóm lại tánh không đã được người sau diễn đạt và giải thích bao quát hơn dưới nhiều khía cạnh triết học căn cứ vào các phép biện luận mang tính cách trừu tượng, và đã được đặt vào vị trí trung tâm của Đạo Pháp. Sự chuyển hướng của tánh không lại còn trở nên dứt khoát hơn nữa kể từ thế kỷ thứ III và thứ IV với sự xuất hiện của vô số kinh sách và nhất là sự hình thành của Duy Thức Học do Vô Trước sáng lập. Sự chuyển hướng này đã đưa đến sự hình thành của Kim Cương Thừa và Thiền Học để mở ra một giai đoạn cực thịnh cho Phật Giáo kéo dài suốt nhiều thế kỷ sau đó, đồng thời cũng đã ghép thêm cho Đạo Pháp một vài khía cạnh thiêng liêng và từ đó cũng đã biến Đạo Pháp của Đức Phật thành một “tô giá” như ngày nay. Nếu sự mở rộng trên đây đã góp phần giúp cho đạo Phật trở nên phong phú và đa dạng hơn thì nó cũng đã khiến cho đạo Phật trở thành phức tạp và mang lại nhiều khó khăn hơn cho một số người khi phải áp dụng Tánh Không vào việc tu tập của họ. Có thể cũng vì lý do đó mà một loạt các khái niệm mớo mang tính cách “cụ thể” và “dễ hiểu” hơn, chẳng hạn như các khái niệm về Phật Tính, Bản Thể của Phật, Như Lai Tạng, Chân Như, Hiện Thực, Trí Tuệ của Phật, Pháp Thân... đã được hình thành hầu giúp cho việc tu tập được dễ dàng hơn. Dù sao thì người tu tập Phật Giáo cũng cần hiểu rằng giáo lý “không có cái tôi” và cũng “chẳng có gì thuộc vào cái tôi cả” mà chúng ta thường quen gọi là giáo lý “vô ngã”, luôn giữ vai trò chủ yếu trong mọi phương pháp tu tập cũng như việc tìm hiểu Phật Giáo. Thật vậy tu tập cũng chỉ có thế, tức là phải làm thế nào để thoát ra khỏi sự kiềm toả và chi phối của ảo giác về “cái tôi” và “cái của tôi” hầu giúp mình loại bỏ tận cội rễ mọi trói buộc của sự hiện hữu. Thiết nghĩ dù sao cũng phải mạnh dạn nói lên một điều - dù có thể khiến cho một số người sẽ phải phật lòng đi nữa - rằng cốt lõi của Phật Giáo chính là tánh không và việc tu tập cũng nhất thiết phải hướng vào tánh không - dù dưới hình thức nào - như một phương tiện hữu hiệu nhất. Bất cứ một phép tu tập nào mang chút dấu vết của sự bám víu vào “cái tôi” và “cái của tôi” đều ít nhiều đã tách rời ra khỏi Đạo Pháp và chỉ có thể xem đấy như là những phương tiện “thiện xảo” giúp người tu tập có thể đến “gần hơn” với Đạo Pháp thế thôi. Quyển sách này gom góp một số bài dịch từ kinh sách và một số bài viết của một vài tác giả liên quan đến chủ đề tánh không nhằm giúp người đọc tìm hiểu thêm về khái niệm thật chủ yếu này trong Phật Giáo: 1. Đức Phật thuyết giảng về Tánh Không: Kinh Culasunnata-sutta và kinh Mahasunnnata-sutta 2. Đức Phật thuyết giảng về vô ngã: Kinh Anattalakkhana-sutta và kinh Samyuktagama-sutra 3. Tìm hiểu Tánh Không (Đức Đạt-lai Lạt-ma) 4. Tánh Không là gì? (Buddhadasa Bikkhu) 5. Tánh Không (John Blofeld) 6. Bản-thể-của-Phật (Daisetz Teitaro Zuzuki) 7. Ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo (Hoang Phong) Bures-sur-Yvette, 05.03.13 Hoang PhongĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo PDF của tác giả Hoang Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo (Hoang Phong)
Khi viết về Phật Giáo, ông Patrick Carré một học giả uyên bác và cũng là một trong những nhà dịch thuật kinh sách Phật Giáo lỗi lạc nhất của Pháp hiện nay, đã phát biểu về tánh không như sau: “Quả thật đấy là một khái niệm kỳ lạ, nếu như thế giới này và chính “cái tôi”, những thực thể đầy màu sắc đó, đang hiện diện, đang hiện hữu một cách không chối cãi được, nhưng thật ra lại không có, chỉ là hư không: thì phải là điên rồ một cách thật tàn bạo mới dám chủ trương một sự phi lý đến như vậy! Nhất định cái khái niệm đáng nể ấy, cái chủ thuyết hư vô ấy của phương Đông có thể chỉ là “một trào lưu thời đại” mang tánh cách tạm thời trên xứ sở chúng ta, bởi vì nó còn đang phải tự vạch ra cho nó một lối đi trong khu rừng gồm toàn là những khái niệm rỗng tuếch của chúng ta để tìm ra một vị thế rõ rệt thiết lập trên một sự xác thực hoàn toàn mới mẻ! ” Lời phát biểu này đã xuất hiện cách đây không lâu trong tạp chí Le Nouvel Observateur của Pháp, ấn bản đặc biệt dành riêng cho chủ đề “Phật Giáo” - số tam cá nguyệt tháng tư, năm và sáu, năm 2003. Thừa hưởng một gia tài triết học lâu đời và một nền khoa học kỹ thuật tân tiến thế mà thế giới Tây Phương đã không ngừng kinh ngạc trước một khái niệm mà Đức Phật đã khám phá ra cách nay hơn hai mươi lăm thế kỷ. Thật vậy suốt trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại chưa hề có một nền tư tưởng, văn hóa hay khoa học nào đã biết và nói đến khái niệm này, ngoài Phật Giáo. Khái niệm về tánh không có hai khía cạnh khác nhau. Khía cạnh thứ nhất mang tính cách triết học và khoa học nói lên bản chất tối hậu của hiện thực, và khía cạnh thứ hai là tính cách thực dụng của nó, và cũng được xem như là một phương tiện hữu hiệu nhất giúp người tu tập hóa giải mọi sự bám víu, nguyên nhân mang lại mọi thứ xúc cảm bấn loạn và khổ đau. Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát, và chính Ngài cũng đã xác nhận rằng mình luôn thường trú trong tánh không ngày càng sâu xa hơn. Tìm mua: Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo TiKi Lazada Shopee Tóm lại Đức Phật chỉ nêu lên khía cạnh thực dụng đó của tánh không nhưng không hề mổ xẻ nó trên phương diện trí thức, lý do là có thể vào thời bấy giờ không mấy người hội đủ kiến thức để có thể hiểu được tánh không trên phương diện triết học siêu hình là gì. Dù sao thì Đấng Tịch Tĩnh cũng luôn giữ sự yên lặng trước những cuộc biện luận vô ích, chỉ gây ra thêm tranh cãi. Ngài chỉ thuyết giảng duy nhất về những gì thật thiết thực nhằm trực tiếp loại bỏ khổ đau mà thôi. Tánh không qua các khía cạnh mở rộng, liên quan đến tất cả mọi hiện tượng trong vũ trụ, chỉ được triển khai như là một khái niệm siêu hình, song song với sự hình thành của Đại Thừa Phật Giáo kể từ thế kỷ thứ nhất trước Tây Lịch, và nhất là với sự xuất hiện của Trung Quán Tông do Long Thụ chủ xướng vào thế kỷ thứ hai sau Tây Lịch. Tóm lại tánh không đã được người sau diễn đạt và giải thích bao quát hơn dưới nhiều khía cạnh triết học căn cứ vào các phép biện luận mang tính cách trừu tượng, và đã được đặt vào vị trí trung tâm của Đạo Pháp. Sự chuyển hướng của tánh không lại còn trở nên dứt khoát hơn nữa kể từ thế kỷ thứ III và thứ IV với sự xuất hiện của vô số kinh sách và nhất là sự hình thành của Duy Thức Học do Vô Trước sáng lập. Sự chuyển hướng này đã đưa đến sự hình thành của Kim Cương Thừa và Thiền Học để mở ra một giai đoạn cực thịnh cho Phật Giáo kéo dài suốt nhiều thế kỷ sau đó, đồng thời cũng đã ghép thêm cho Đạo Pháp một vài khía cạnh thiêng liêng và từ đó cũng đã biến Đạo Pháp của Đức Phật thành một “tô giá” như ngày nay. Nếu sự mở rộng trên đây đã góp phần giúp cho đạo Phật trở nên phong phú và đa dạng hơn thì nó cũng đã khiến cho đạo Phật trở thành phức tạp và mang lại nhiều khó khăn hơn cho một số người khi phải áp dụng Tánh Không vào việc tu tập của họ. Có thể cũng vì lý do đó mà một loạt các khái niệm mớo mang tính cách “cụ thể” và “dễ hiểu” hơn, chẳng hạn như các khái niệm về Phật Tính, Bản Thể của Phật, Như Lai Tạng, Chân Như, Hiện Thực, Trí Tuệ của Phật, Pháp Thân... đã được hình thành hầu giúp cho việc tu tập được dễ dàng hơn. Dù sao thì người tu tập Phật Giáo cũng cần hiểu rằng giáo lý “không có cái tôi” và cũng “chẳng có gì thuộc vào cái tôi cả” mà chúng ta thường quen gọi là giáo lý “vô ngã”, luôn giữ vai trò chủ yếu trong mọi phương pháp tu tập cũng như việc tìm hiểu Phật Giáo. Thật vậy tu tập cũng chỉ có thế, tức là phải làm thế nào để thoát ra khỏi sự kiềm toả và chi phối của ảo giác về “cái tôi” và “cái của tôi” hầu giúp mình loại bỏ tận cội rễ mọi trói buộc của sự hiện hữu. Thiết nghĩ dù sao cũng phải mạnh dạn nói lên một điều - dù có thể khiến cho một số người sẽ phải phật lòng đi nữa - rằng cốt lõi của Phật Giáo chính là tánh không và việc tu tập cũng nhất thiết phải hướng vào tánh không - dù dưới hình thức nào - như một phương tiện hữu hiệu nhất. Bất cứ một phép tu tập nào mang chút dấu vết của sự bám víu vào “cái tôi” và “cái của tôi” đều ít nhiều đã tách rời ra khỏi Đạo Pháp và chỉ có thể xem đấy như là những phương tiện “thiện xảo” giúp người tu tập có thể đến “gần hơn” với Đạo Pháp thế thôi. Quyển sách này gom góp một số bài dịch từ kinh sách và một số bài viết của một vài tác giả liên quan đến chủ đề tánh không nhằm giúp người đọc tìm hiểu thêm về khái niệm thật chủ yếu này trong Phật Giáo: 1. Đức Phật thuyết giảng về Tánh Không: Kinh Culasunnata-sutta và kinh Mahasunnnata-sutta 2. Đức Phật thuyết giảng về vô ngã: Kinh Anattalakkhana-sutta và kinh Samyuktagama-sutra 3. Tìm hiểu Tánh Không (Đức Đạt-lai Lạt-ma) 4. Tánh Không là gì? (Buddhadasa Bikkhu) 5. Tánh Không (John Blofeld) 6. Bản-thể-của-Phật (Daisetz Teitaro Zuzuki) 7. Ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo (Hoang Phong) Bures-sur-Yvette, 05.03.13 Hoang PhongĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Khái Niệm Tánh Không Trong Phật Giáo PDF của tác giả Hoang Phong nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Thích Trí Tịnh)
Tam Tạng kinh điển của nhà Phật mênh mông như rừng, nhưng tất cả đều có cùng một mục đích là từng bước, chỉ chochúng sinh con đường tháo bỏ gông cùm của vô minh phiền não tham sân si, vượt qua dòng sinh tử luân hồi, đến được bờ hoàn toàn giải thoát, hội nhập lại bản thể chân như giác tánh. Tùy theo tâm bệnh của chúng sinh, mỗi bộ kinh lại nhấn mạnh về một vấn đề, cũng như tùy bệnh cơ thể mà người lương y lại cho một loại thuốc đặc chế theo loại vi trùng của bệnh đó. Cho nên, cũng có những bộ kinh đặc biệt để trị bệnh chúng sinh ở một giai đoạn nào đó. Ðại Bát Niết Bàn là tên bộ kinh do Phật Thích Ca thuyết trước khi Ngài Niết Bàn. Có hai bản Kinh Niết Bàn của Phật GiáoNam Tông và Phật Giáo Bắc Tông. Kinh Ðại Bát Niết bàn của Nam Tông, được tìm thấy trong Kinh Trường Bộ, [Kinh Ðại Bát Niết Bàn, (Hệ Pali), Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1991]. Còn Kinh Ðại Bát Niết Bàn của Phật Giáo Bắc Tông bao gồm hai bản: (1) Phật Thuyết Phương Ðẳng Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Dharmaaksa (265-316), đời Tây Tấn dịch và (2) Ðại Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Pháp Hiển và Buddhabadhra đời Ðông Tấn (317-420) dịch. Bản Việt ngữ của Phật Giáo Bắc Tông do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ bản Hán văn, Tịnh Xá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ tái Xuất Bản năm 1990, dầy 1500 trang gồm tất cả hai mươi chín phẩm (chương), được phân ra làm hai quyển, quyển 1 từ phẩm 1 đến phẩm thứ 21 và quyển hai từ phẩm 22 đến phẩm 29. Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh. Vì thời gian có hạn nên lời Ngài dạy rất cô đọng, nhưng minh bạch, rõ ràng. Thí dụ như nơi Phẩm Kim Cang Thân thứ năm và Phẩm Như Lai Tánh thứ mười hai, ngài giải thích cặn kẽ về Chân Ngã hay Phật Tánh, đó chính là bản thể thanh tịnh thường hằng bất biến của tất cả mọi loài chúng sinh, mênh mông như hư không, thường trụ bất hoại, tuy vậy bản thể ấy không phải tất cả chúng sinh là một, nhưng cũng không phải là khác, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thông thường của đời sống tương đối hiện tượng, cho nên gọi là bất khả tư nghị, tức không thể nghĩ bàn, nhưng chính là cái chân thật của mọi chúng sinh, không phải là cái "Tôi" ô nhễm tham sân si, đầy vướng mắc khổ vui vô thường này. Bản thể ấy tràn ngập khắp nơi nhưng chúng sinh bị trói buộc vì phiền não, tham sân si nhiễm ô che mờ nên không thấy được. Bản thể ấy luôn luôn sẵn sàng, tịch tĩnh hiện diện, nên gọi là Như Lai.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Trí Tịnh":Kinh Hoa Nghiêm Giản GiảiKinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn NguyệnKinh Đại Bát Niết BànKinh Pháp HoaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Đại Bát Niết Bàn PDF của tác giả Thích Trí Tịnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Thích Trí Tịnh)
Tam Tạng kinh điển của nhà Phật mênh mông như rừng, nhưng tất cả đều có cùng một mục đích là từng bước, chỉ chochúng sinh con đường tháo bỏ gông cùm của vô minh phiền não tham sân si, vượt qua dòng sinh tử luân hồi, đến được bờ hoàn toàn giải thoát, hội nhập lại bản thể chân như giác tánh. Tùy theo tâm bệnh của chúng sinh, mỗi bộ kinh lại nhấn mạnh về một vấn đề, cũng như tùy bệnh cơ thể mà người lương y lại cho một loại thuốc đặc chế theo loại vi trùng của bệnh đó. Cho nên, cũng có những bộ kinh đặc biệt để trị bệnh chúng sinh ở một giai đoạn nào đó. Ðại Bát Niết Bàn là tên bộ kinh do Phật Thích Ca thuyết trước khi Ngài Niết Bàn. Có hai bản Kinh Niết Bàn của Phật GiáoNam Tông và Phật Giáo Bắc Tông. Kinh Ðại Bát Niết bàn của Nam Tông, được tìm thấy trong Kinh Trường Bộ, [Kinh Ðại Bát Niết Bàn, (Hệ Pali), Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành năm 1991]. Còn Kinh Ðại Bát Niết Bàn của Phật Giáo Bắc Tông bao gồm hai bản: (1) Phật Thuyết Phương Ðẳng Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Dharmaaksa (265-316), đời Tây Tấn dịch và (2) Ðại Bát Nê Hoàn Kinh, do ngài Pháp Hiển và Buddhabadhra đời Ðông Tấn (317-420) dịch. Bản Việt ngữ của Phật Giáo Bắc Tông do Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ bản Hán văn, Tịnh Xá Minh Ðăng Quang, Hoa Kỳ tái Xuất Bản năm 1990, dầy 1500 trang gồm tất cả hai mươi chín phẩm (chương), được phân ra làm hai quyển, quyển 1 từ phẩm 1 đến phẩm thứ 21 và quyển hai từ phẩm 22 đến phẩm 29. Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh. Vì thời gian có hạn nên lời Ngài dạy rất cô đọng, nhưng minh bạch, rõ ràng. Thí dụ như nơi Phẩm Kim Cang Thân thứ năm và Phẩm Như Lai Tánh thứ mười hai, ngài giải thích cặn kẽ về Chân Ngã hay Phật Tánh, đó chính là bản thể thanh tịnh thường hằng bất biến của tất cả mọi loài chúng sinh, mênh mông như hư không, thường trụ bất hoại, tuy vậy bản thể ấy không phải tất cả chúng sinh là một, nhưng cũng không phải là khác, vượt ra khỏi tư tưởng suy nghĩ thông thường của đời sống tương đối hiện tượng, cho nên gọi là bất khả tư nghị, tức không thể nghĩ bàn, nhưng chính là cái chân thật của mọi chúng sinh, không phải là cái "Tôi" ô nhễm tham sân si, đầy vướng mắc khổ vui vô thường này. Bản thể ấy tràn ngập khắp nơi nhưng chúng sinh bị trói buộc vì phiền não, tham sân si nhiễm ô che mờ nên không thấy được. Bản thể ấy luôn luôn sẵn sàng, tịch tĩnh hiện diện, nên gọi là Như Lai.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thích Trí Tịnh":Kinh Hoa Nghiêm Giản GiảiKinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn NguyệnKinh Đại Bát Niết BànKinh Pháp HoaĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kinh Đại Bát Niết Bàn PDF của tác giả Thích Trí Tịnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.