Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lương Văn Can - Xây Dựng Đạo Kinh Doanh Cho Người Việt (Nguyễn Hồng Dung)

Cùng bạn đọc: Kiếm tiền hay phụng sự xã hội?

Bộ sách mà bạn đọc đang cầm trên tay là kết quả của dự án nghiên cứu mang tên “Đi tìm Đạo Kinh doanh của Việt Nam và Thế giới” do Tổ Hợp Giáo Dục PACE thực hiện trong suốt 14 tháng vừa qua.

Chúng tôi đặt tên cho bộ sách này là “Đạo Kinh doanh Việt Nam và Thế giới” với mong muốn được chia sẻ cùng bạn đọc, đặc biệt là bạn đọc doanh nhân và bạn đọc quan tâm đến kinh doanh, những kiến giải về hàng loạt các câu hỏi như: “Kinh doanh là gì?”, “Doanh nhân là ai?”, “Đâu là “đạo” của nghề kinh doanh?” và “Tại sao kinh doanh là một nghề cao quý và xứng đáng được xã hội tôn vinh?”...

Từ câu chuyện của những huyền thoại doanh nhân thế giới Tìm mua: Lương Văn Can - Xây Dựng Đạo Kinh Doanh Cho Người Việt TiKi Lazada Shopee

Đội ngũ chuyên gia của PACE cùng các cộng sự đã nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của 25 doanh nhân huyền thoại, đến từ 25 tập đoàn kinh doanh dẫn đầu trong những bảng xếp hạng doanh nghiệp trên toàn thế giới, nhằm tìm kiếm “cái đạo”, cái triết lý cốt lõi trong kinh doanh của họ. Mục đích là để lý giải xem vì sao họ là những người kiếm tiền nhanh nhất, kiếm tiền nhiều nhất và kiếm tiền bền vững nhất thế giới, đồng thời họ lại được xã hội đặc biệt kính trọng?

Phân tích từng chặng đường, từng mốc sự nghiệp, từng bước thăng trầm... của những huyền thoại doanh nhân này, chúng tôi đã đúc kết được những nét chung nhất, nói chính xác hơn, là những yếu tố khiến họ trở nên vĩ đại, trở thành những doanh nhân huyền thoại.

Đó là sự khao khát, là niềm đam mê một cách mãnh liệt để sáng tạo, để đem đến thật nhiều giá trị mới cho cuộc sống và cho xã hội. Họ đã thực hiện được điều đó bằng việc cống hiến cả cuộc đời mình lẫn việc truyền đạt, dẫn đường cho hậu thế. Vì vậy mà ngày nay chúng ta đã có hàng loạt những câu chuyện về họ:

Đó là câu chuyện ông chủ hãng ô tô Ford đã “đặt cả thế giới lên bốn bánh xe”, làm cho trái đất “quay” nhanh hơn khi trao cho đông đảo mọi người trong xã hội cơ hội sở hữu chiếc xe ô tô - vốn trước đó chỉ dành riêng cho giới thượng lưu và những người giàu có. Chỉ một quyết định giải quyết “nhu cầu lưu chuyển” cho xã hội, Henry Ford đã làm thay đổi cuộc sống của tất cả chúng ta.

Đó là câu chuyện chàng trai Larry Page tin tưởng tuyệt đối vào sứ mệnh “tổ chức lại hệ thống thông tin thế giới” của mình, kiên trì cùng Google theo đuổi giấc mơ một ngày nào đó, Google sẽ là người dẫn đường cho mọi người tham gia vào thế giới mênh mông của tri thức, thông tin trực tuyến.

Đó là câu chuyện chàng thanh niên Akio Morita bằng mọi giá phải đáp ứng nguyện vọng được nghe đài phát thanh để cập nhật thông tin cuộc sống của một nước Nhật hoang tàn sau chiến tranh, đến khát vọng “kiến tạo một nền giải trí tương lai” cho cả thế giới mà Sony đang sống và sáng tạo mỗi ngày.

Đó là câu chuyện Jorma Ollila, bằng chiếc điện thoại Nokia cùng những giá trị được tạo ra trong nó, ông không những góp phần định dạng lại đất nước Phần Lan trên bản đồ toàn cầu mà còn kết nối cả thế giới này và làm cho mỗi chúng ta trở nên “gần nhau” hơn.

Đó là câu chuyện khi nhắc đến máy tính IBM, có lẽ chúng ta sẽ không thể không nghĩ đến hình ảnh chữ “Think” và người khai sinh ra nó, Thomas Watson Sr. IBM trở thành “gã khổng lồ của thế giới” trong suốt gần 100 năm qua cũng chính là nhờ chữ “Think” đó, mà theo Thomas Watson Sr. thì nó nghĩa là: “Mọi rắc rối đều có thể giải quyết nếu người ta chịu khó suy nghĩ”. Suy nghĩ để phục vụ con người chính là bí quyết thành công của các thế hệ IBM...

Đến những câu chuyện mà chúng tôi vẫn thường kể

Lời đầu của bộ sách, chúng tôi muốn kể lại với quý vị một vài câu chuyện mà PACE luôn tự hào khi tìm thấy nó trong hành trình “Khát Vọng Doanh Trí” của mình trong suốt những năm vừa qua:

Bà chủ một tiệm tạp hóa suốt ngày không vui vì buôn bán ế ẩm. Nhưng sau những ngày tháng nhìn vào “mắt” khách hàng, bà chợt nghĩ: “sao tôi không là người giải quyết vấn đề nhu yếu phẩm cho cả xóm?”. Và mọi chuyện thay đổi. Từ đó, nhiều gia đình chưa khá giả trong khu phố có thể mua một, hai gói mì tôm (mà không cần phải mua cả thùng mì), một tép bột ngọt (mà không cần phải mua cả gói bột ngọt). Bà có thể mở cửa lúc mờ sáng hay nửa đêm, khi chẳng còn nơi nào bán hàng nữa để đáp ứng nhu cầu “hết chanh đột xuất” hoặc “nhà không còn nước mắm”. Hay hơn nữa, mọi người chỉ “xẹt” một hai bước chân là có ngay những vật phẩm cần thiết nhất cho gia đình. Lại thêm chuyện giá cả của bà so với chợ và siêu thị cũng chẳng chênh lệch là bao. Ai cũng đoán ra kết quả: cửa tiệm suốt ngày người ra kẻ vào, bà thì bán hàng luôn tay và cười nói luôn miệng. Không chỉ tiền lãi thu được tăng cao, mà bà còn có “lợi nhuận” lớn nhất là sự quý mến của mọi người dành cho một người biết kinh doanh như bà.

Câu chuyện thứ hai về một cơ sở sản xuất tủ sắt. Người ta thường mua tủ của cơ sở này về để đựng hồ sơ. Một cơ sở bé xíu rất đỗi bình thường thì liệu có mang trong người “sứ mệnh xã hội”? Trong một thời gian dài, cơ sở hoạt động cầm chừng, cho đến một ngày ông chủ của nó thay đổi cách nghĩ: tôi không “bán tủ sắt” nữa, mà sẽ “bán giải pháp lưu trữ hồ sơ văn phòng”. Từ đó, ông và đồng sự tiến hành nghiên cứu để tạo ra những cái tủ sao cho có thể chống được mối, mọt, chống thấm, ngăn tủ này thì có khóa kiên cố để đựng hồ sơ quan trọng, ngăn tủ khác thì không cần khóa để dễ kéo ra kéo vào... Ông cũng chịu khó đi đến các văn phòng để nghiên cứu màu sơn, thay đổi kích cỡ, kiểu dáng... Thế là sản phẩm của ông còn thêm tính năng làm đẹp cho cả văn phòng của các công ty. Chỉ sau một thời gian ngắn, cơ sở của ông đã lột xác và phát triển rất nhanh.

Như vậy, doanh nghiệp lớn hay nhỏ tùy thuộc vào vấn đề xã hội mà họ giải quyết được. Bà chủ tạp hóa của khu phố nọ cùng Sam Walton (ông chủ tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Wal-Mart) đều giải quyết vấn đề mua sắm của xã hội thông qua việc mở cửa hàng bán lẻ. Họ chỉ khác nhau về phạm vi: xã hội của bà chủ tiệm tạp hóa là một khu phố, còn xã hội của Sam mang tầm cỡ thế giới.

Điều xã hội quan tâm không phải là doanh nghiệp đó kiếm được bao nhiêu mà là họ đã mang lại gì cho cộng đồng. Chẳng hạn, trong khi tỉ phú Nhật, Toyoda (“cha đẻ” của Toyota), với tinh thần ái quốc được người Nhật xem như anh hùng dân tộc thì tỉ phú Nga, Khodorkovsky (ông chủ của Yukos), ông ta là ai trong mắt dân Nga thì chỉ người Nga mới thấu rõ. Sự khác nhau này có lẽ do cách thức kiếm tiền của họ.

Nghề kinh doanh, xưa nay vẫn thường bị hiểu chỉ như là nghề “kiếm tiền”. Nhưng thực chất, không hề có nghề kiếm tiền, bởi nghề nào thì cũng kiếm tiền cả. Chẳng hạn, luật sư kiếm tiền bằng việc hành nghề luật, bác sĩ kiếm tiền bằng cách chữa bệnh cứu người... Và doanh nhân, người hành nghề kinh doanh, cũng kiếm tiền bằng cách lãnh đạo một doanh nghiệp và thông qua doanh nghiệp đó để giải quyết vấn đề hay đáp ứng nhu cầu nào đó của xã hội. Nhưng điều khác biệt của nghề kinh doanh là trong quá trình hành nghề của mình doanh nhân không hành động một cách đơn lẻ mà biết kiến tạo ra các chuỗi giá trị. Cụ thể hơn, họ nắm lấy một doanh nghiệp và tập hợp bên mình nhiều thành viên để cùng cộng hưởng lại nhằm hình thành một sức mạnh tổng lực, từ đó tạo ra nhiều giá trị hơn cho xã hội. Đó cũng chính là lý do mà nghề kinh doanh thường kiếm được nhiều tiền hơn so với những nghề khác và vẫn được cộng đồng xã hội ủng hộ.

Nghiên cứu 25 huyền thoại doanh nhân thế giới cho thấy, dù có quá nhiều sự khác biệt nhưng họ đều có chung một tư tưởng chủ đạo: “Kinh doanh là phụng sự xã hội”. Hay nói một cách đầy đủ hơn, “Kinh doanh là kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội, bằng cách dùng sản phẩm hay dịch vụ như là phương tiện để giải quyết những vấn đề của xã hội và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn”.

Cái “đạo” kinh doanh này đã được họ quán triệt ngay từ buổi đầu khởi nghiệp đầy gian khó cho tới lúc thành công. Và sự thật này cũng chính là lý do giúp họ kiếm tiền nhanh nhất, nhiều nhất, bền nhất, còn bản thân họ thì được xã hội tôn vinh, nể trọng, và rồi họ đi vào lịch sử kinh doanh thế giới như những huyền thoại, doanh nghiệp của họ cũng vĩ đại và trường tồn.

Như vậy, với một tâm thế luôn hướng về cộng đồng, luôn khát khao làm cho xã hội quanh mình (có thể nhỏ gọn trong một ngôi làng hoặc rộng lớn bằng cả một hệ mặt trời) tốt đẹp hơn, chính họ, những doanh nhân (dù lớn hay nhỏ, dù “Tây” hay “Ta”, dù “cổ” hay “kim”) luôn được xã hội tôn vinh không phải vì số của cải khổng lồ họ kiếm được, mà vì những đóng góp vô giá của họ vào sự đổi thay của thế giới này.

Rồi quá trình định hình của “văn hóa doanh nhân Việt Nam”

Song song với những doanh nhân lẫy lừng của thế giới, điều khác biệt ở bộ sách này là chúng tôi đã khởi sự hành trình tìm kiếm những “huyền thoại doanh nhân Việt Nam” để, như một cố gắng, “định vị” xem ông cha ta ngày xưa đã khởi sự kinh doanh như thế nào. Và thật bất ngờ, trong lịch sử Việt Nam đã từng có những Lương Văn Can, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bô... với những tư tưởng kinh doanh có thể gây ngạc nhiên cho đến tận bây giờ.

Gần 100 năm trước, một nhà yêu nước, một trí thức lớn và cũng là nhà kinh doanh Lương Văn Can đã khẳng định trên tờThực nghiệp Dân báo:

“Đương buổi thế giới cạnh tranh này, các nước phú cường không đâu là chẳng đua tài thi sức ở trong trường thương chiến, văn minh càng tiến bộ buôn bán càng thịnh đạt, buôn bán thịnh thời trong nước giàu mạnh không biết đến đâu là cùng, buôn bán suy thời trong nước nghèo yếu không biết đâu mà kể, cứ xem cái trình độ buôn bán một nước nào cao hay thấp, rộng hay hẹp thời xét được dân nước ấy giàu hay nghèo, văn hay dã. Việc buôn bán thịnh suy có quan-hệ đến quốc-dân thịnh suy như thế, ta há nên coi thường, xem khinh được sao”.

Khi đặt bút viết những dòng đầu tiên của Thương học phương châm, cuốn sách giáo khoa đầu tiên của thương giới Việt Nam, cụ Lương Văn Can đã chia sẻ:

“Bây giờ phong khí mở rộng, hoàn cầu đi lại như một nhà, đường bộ thì có hỏa xa, đường thủy thì có hỏa thuyền, không trung thì có tàu bay, lại thêm điện báo để thông thư tín, điện thoại để thông âm ngữ, tin tức đã mau, vận tải rất tiện, người mà thông buôn bán thì làm giàu rất tiện...”.

Cụ Lương Văn Can còn chỉ ra những điểm hạn chế chính của những người làm kinh doanh Việt Nam thời bấy giờ: Không có thương phẩm, không có thương đạo, không có thương học, không biết giao thiệp, không biết trọng nghề, không có kiên tâm, không có tín thực...

Gần 100 năm sau, Người Việt gia nhập kỷ nguyên toàn cầu hóa, ngẫm lại, thấy thắt lòng vì những điều người xưa nói vẫn còn nguyên giá trị. Và dẫu hiện nay chúng ta đang cùng chung sống, làm ăn trong bối cảnh toàn cầu hóa thì doanh trí Việt Nam vẫn đang có một khoảng cách quá xa so với doanh trí thế giới, cả về tư duy và tầm nhìn, cả về cái tâm và cái đạo.

Tuy nhiên, cũng trong việc lần giở những trang sử mà ông cha để lại, chúng ta bỗng vui mừng nhận ra những cột mốc quan trọng trên hành trình xây dựng đạo kinh doanh, định hình một nét văn hóa kinh doanh rất riêng của người Việt.

Đầu tiên phải kể đến dấu ấn của thời điểm Hồ Chủ Tịch gửi thư cho các giới công thương Việt Nam, vào ngày 13 tháng 10 năm 1945. Bức thư có đoạn viết: “Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng. Vậy tôi mong giới Công Thương nỗ lực và khuyên các nhà công nghiệp và thương nghiệp mau mau gia nhập “Công Thương cứu quốc đoàn” cùng đem vốn vào làm những công cuộc ích quốc lợi dân”.

Đó không chỉ là một bức thư động viên để “chấn doanh khí” mà còn là sự khẳng định bản chất cơ bản, đạo lý cốt lõi trong nghề doanh thương của nước nhà, đó là: Giới doanh thương hãy hoạt động sao cho “ích quốc lợi dân”, ích nước lợi mình.

Rồi một lần khác, tại hội chợ triển lãm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 1958, báo Nhân Dân trích đăng lời Hồ Chủ Tịch: “Những người sản xuất phải cố gắng sản xuất nhanh, nhiều, tốt và rẻ. Hàng làm ra nhanh và nhiều nhưng không tốt và rẻ thì không ai mua. Đồng bào ta nồng nàn yêu nước nên rất muốn dùng hàng của ta sản xuất, nhưng trước nhất người sản xuất phải làm hàng tốt và rẻ. Người sản xuất phải thực thà sản xuất hàng tốt cho đồng bào dùng, không nên làm hàng trưng bày thì tốt mà hàng bán thì xấu. Giá cả phải chăng, không lừa dối người mua. Sản xuất phải thiết thực và đúng hướng, đảm bảo làm nhiều loại hàng tốt và rẻ cần dùng cho đông đảo nhân dân”.

Và chắc có lẽ bạn đọc cũng chưa quên cái khoảnh khắc mà Luật công ty năm 1990 ra đời với quan điểm người dân chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Đến đúng 10 năm sau, Luật doanh nghiệp năm 2000 quy định lại: Người dân được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm.

Nghề doanh nhân đã bước sang một giai đoạn mới trong lịch sử kinh thương của nước nhà. Và thật sự, chúng ta cũng không thể quên thời khắc Thủ tướng chính phủ ra quyết định chọn ngày 13 tháng 10 hằng năm là “Ngày doanh nhân Việt Nam”; và không thể quên những hàng tin chạy dài trên trang nhất tất cả các báo: “Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X: Đảng viên được làm kinh tế tư nhân”.

Chúng ta tìm thấy gì trong những mốc son ấy? Đó chính là những bước ngoặt góp phần vào sự định hình mỗi ngày một rõ nét hơn của văn hóa doanh nhân Việt Nam.

Song cũng qua chính những mốc son ấy, chúng ta biết được rằng, “văn hóa doanh nhân Việt Nam” (còn gọi là “văn hóa kinh doanh Việt Nam” hay “Văn hóa của giới doanh nhân Việt Nam”) đang trong quá trình được định hình. Tuy nhiên, để có được một “văn hóa” như mong muốn thì trước hết cần phải có “tư tưởng”, đồng thời phải xác định được những “yếu tố hình thành” văn hóa cho giới doanh nhân của ta.

Và bằng những nghiên cứu của mình trong thời gian qua, chúng tôi nhận thấy rằng, để giải quyết vấn đề “tư tưởng” thì ta phải xác định rõ “doanh nhân là ai?” và “kinh doanh là gì?”. Và lời đáp sâu xa của hai câu hỏi này nằm ở cái “đạo” của nghề kinh doanh, hay còn gọi là “đạo kinh doanh”.

Đọc lại cuộc đời và sự nghiệp của cụ Lương Văn Can, không ít người tự hỏi: Cái “thương đạo” (hay gọi là “đạo kinh doanh”) mà cụ vẫn hay nhắc đến thực ra là gì?

Phải chăng đó là chữ “tín” trong kinh doanh, là truyền thống buôn bán ngay thẳng, thật thà không gian dối mà bản thân cụ là một điển hình?

Phải chăng đó là cách thức liên kết trong làm ăn mà cụ thường gọi là “thương hội” để cùng nhau tạo nên sức mạnh tổng lực đẩy nền kinh tế quốc gia tiến về phía trước?

Phải chăng đó là cách đối đãi với khách hàng, đồng sự hay nhân công của mình một cách thấu tình đạt lý, tôn trọng, sẻ chia theo cách đôi bên cùng có lợi?

Hay phải chăng, đó là việc cố gắng kiếm được thật nhiều tiền, rồi mang phần lớn số tiền kiếm được đó để cống hiến cho xã hội bằng việc xây trường cho trẻ nghèo, gửi tiền cho kháng chiến, cứu trợ đồng bào gặp thiên tai hay lập quỹ khuyến học, khuyến tài...?

Tất nhiên, tất cả những yếu tố đó là một phần của đạo kinh doanh, của truyền thống kinh doanh cao đẹp mà Cụ đã chỉ ra, đã đề cao và kêu gọi mọi người học theo.

Nhưng cái “lõi” của “thương đạo”, cái “lõi” của “văn hóa doanh nhân” của giới doanh nhân Việt Nam lại hoàn toàn khác, cao hơn, rộng hơn, sâu hơn và phản ánh đúng bản chất của nghề kinh doanh hơn: “Kinh doanh, nghĩa là dùng sản phẩm hay dịch vụ của mình như là phương tiện để giải quyết những vấn đề của xã hội và làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn”.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lương Văn Can - Xây Dựng Đạo Kinh Doanh Cho Người Việt PDF của tác giả Nguyễn Hồng Dung nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi (50 Cent)
LỜI MỞ ĐẦU Tôi gặp 50 Cent lần đầu tiên vào mùa đông năm 2006. Anh rất thích cuốn sách 48 nguyên tắc quyền lực của tôi, và cũng rất hứng thú với việc hợp tác trong một dự án sách mới. Trong buổi gặp gỡ đó, chúng tôi trò chuyện về chiến tranh, chủ nghĩa khủng bố, và công việc kinh doanh âm nhạc. Điều khiến tôi ấn tượng nhất là chúng tôi có cách nhìn nhận rất giống nhau về thế giới, một cách nghĩ chung vượt qua những khác biệt lớn lao về nguồn gốc xuất thân của chúng tôi. Chẳng hạn, khi trò chuyện về những trò chơi quyền lực mà anh đang tự mình trải nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh âm nhạc, cả hai chúng tôi đều gạt sang bên những lời giải thích nhẹ nhàng hiền lành của người đời về cách ứng xử của họ và cố gắng xác định xem thực ra họ đang muốn hướng tới cái gì. Anh đã tạo lập cho mình lối suy nghĩ này trên những con phố đầy rẫy hiểm nguy của khu Southside Queens, nơi nó thực sự là một kỹ năng sinh tồn; còn tôi đến với lối suy nghĩ này sau khi đã đọc không ít về lịch sử và quan sát những mánh lới xảo quyệt của nhiều loại người tại Hollywood, nơi tôi từng làm việc nhiều năm. Dù thế nào đi nữa, bức phối cảnh tổng thể vẫn chẳng có gì khác biệt. Chúng tôi kết thúc cuộc gặp gỡ hôm đó bằng một ý tưởng mở về một dự án trong tương lai. Trong khi tôi ngẫm nghĩ trong những tháng tiếp theo để tìm một đề tài triển vọng cho cuốn sách này, càng ngày tôi càng bị cuốn hút bởi ý tưởng đưa hai thế giới của chúng tôi gần lại nhau. Điều khiến tôi thích thú nhất về nước Mỹ là xã hội linh hoạt không ngừng biến đổi của nó, liên tục có những người từ dưới đáy vươn lên tới đỉnh cao và làm thay đổi nền văn hóa trong quá trình đi lên của họ. Thế nhưng ở một cấp độ khác, đây vẫn là một quốc gia sống với những cộng đồng xã hội khép kín. Những người nổi tiếng thường tụ tập lại quanh những người nổi tiếng khác; các nhà học giả, trí thức khép kín bản thân trong thế giới riêng của họ; người ta thích liên hệ với những người giống như mình. Nếu như chúng ta rời bỏ những thế giới chật hẹp này, cuộc hành trình đó thường sẽ giống như quan sát hay du lịch vào một khía cạnh khác của đời sống. Vậy nên một đề xuất có vẻ rất thú vị ở đây là hãy cố quên đi càng nhiều càng tốt sự khác biệt bề ngoài của chúng ta và hợp tác dựa trên các ý tưởng - tức là soi sáng một vài sự thật về bản chất con người vượt qua tất cả khác biệt về đẳng cấp hay sắc tộc. Với một cái nhìn mở và mong muốn xác định xem cuốn sách này cần nói về điều gì, tôi đã trao đổi với 50 Cent trong gần hết năm 2007. Tôi gần như được phép thâm nhập hoàn toàn vào thế giới của anh. Tôi đi cùng anh tới nhiều cuộc gặp gỡ bàn chuyện kinh doanh với các nhân vật quyền thế, lặng lẽ ngồi xuống ở một góc và quan sát anh hành động. Có một hôm tôi tận mắt chứng kiến một bàn so nắm đấm ngay trong văn phòng của anh giữa hai nhân viên dưới quyền, dữ dội đến mức 50 Cent đã phải đích thân can thiệp để chấm dứt. Tôi đã quan sát một cơn khủng hoảng giả tạo mà anh đã dàn dựng nên cho giới báo chí nhằm mục đích quảng cáo cho mình. Tôi đã đi theo anh trong khi anh gặp gỡ những ngôi sao khác, những người bạn thuở thiếu thời, các nhân vật hoàng gia ở châu Âu, hay các khuôn mặt trong chính giới. Tôi từng tới thăm ngôi nhà thời thơ ấu của anh ở khu Southside Queens, trò chuyện cùng những người bạn của anh từ thời còn lang thang trên đường phố, và cảm nhận được lớn lên trong thế giới đó là như thế nào. Và càng được chứng kiến anh hành động trong tất cả những bối cảnh này nhiều hơn, tôi càng cảm thấy 50 Cent chính là một ví dụ sống động của những nhân vật lịch sử mà tôi đã đề cập trong ba cuốn sách của mình. Anh chính là một tay chơi thượng thặng trong trò chơi quyền lực, một Napoleon Bonaparte của kỷ nguyên hip-hop. Khi viết về những nhân vật quyền uy khác nhau trong lịch sử, tôi đã xây dựng một lý thuyết cho rằng nguồn gốc thành công của họ gần như luôn luôn có thể tìm thấy ở một kỹ năng duy nhất, một phẩm chất độc nhất vô nhị nào đó khiến họ trở nên khác biệt so với những người khác. Với Napoleon đó là khả năng đáng nể của ông trong việc hấp thu một khối lượng khổng lồ các chi tiết và tổ chức, sắp xếp chúng lại trong đầu. Điều này đã cho phép ông hầu như luôn biết rõ hơn các tướng lĩnh đối phương về những gì đang diễn ra. Sau khi đã quan sát 50 Cent và trò chuyện về quá khứ của anh, tôi khẳng định rằng nguồn gốc sức mạnh của anh chính là hoàn toàn không hề biết sợ. Tìm mua: Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi TiKi Lazada Shopee Phẩm chất này không thể hiện công khai qua những màn gào thét hay những chiến thuật hăm dọa một cách quá lộ liễu. Bất cứ khi nào 50 Cent làm như vậy trước công chúng đều chỉ là diễn xuất đơn thuần. Phía sau cánh gà, anh là một người lạnh lùng đầy toan tính. Sự không biết sợ của anh được thể hiện qua cả thái độ lẫn hành động. Anh đã chứng kiến và sống sót qua quá nhiều cuộc chạm trán nguy hiểm trên đường phố nên không còn cảm thấy lúng túng, dù chỉ là một chút thoáng qua, trong thế giới có tổ chức. Nếu anh không thích một thỏa thuận nào đó, anh sẽ lập tức bỏ đi ngay không buồn quan tâm đến. Nếu anh cần phải chơi rắn với một đối thủ, anh lập tức thực hiện không do dự. Anh luôn cảm thấy hoàn toàn tự tin vào chính mình. Sống trong một thế giới nơi phần lớn mọi người nói chung đều rụt rè và bảo thủ, anh luôn có lợi thế ở quyết tâm muốn làm nhiều hơn, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, và hành sự bất chấp quy tắc. Xuất thân từ một môi trường nơi anh chưa bao giờ trông đợi có thể sống quá hai mươi lăm tuổi, anh cảm thấy mình chẳng có gì để mất, và điều đó mang đến cho anh sức mạnh lớn lao. Càng nghĩ nhiều về sức mạnh độc đáo này của anh, dường như tôi càng thấy nó đem đến cho tôi nhiều cảm hứng và ý tưởng. Tôi có thể thấy chính bản thân mình được hưởng lợi từ tấm gương của anh và vượt qua được nỗi sợ hãi của chính tôi. Tôi đi tới quyết định rằng không sợ hãi, dưới mọi hình thức đa dạng của nó, sẽ là chủ đề của cuốn sách. Quá trình viết Nguyên tắc 50 rất đơn giản. Trong khi quan sát và trò chuyện với 50 Cent, tôi ghi nhận một số hình thái xử thế và chủ đề mà cuối cùng trở thành mười chương của cuốn sách này. Sau khi đã xác định các chủ đề, tôi thảo luận về chúng với 50 Cent, và chúng tôi cùng nhau gọt giũa, định hình chúng cụ thể hơn nữa. Chúng tôi nói về việc vượt qua nỗi sợ cái chết, về khả năng đón nhận sự hỗn loạn và thay đổi, về sự biến đổi kỳ diệu trong tâm tưởng bạn có thể tạo ra bằng cách xem bất cứ nghịch cảnh nào như một cơ hội để nắm lấy sức mạnh. Chúng tôi liên hệ những ý tưởng này với trải nghiệm của chính bản thân mình, cũng như với thế giới nói chung. Sau đó tôi phát triển những cuộc thảo luận này bằng những nghiên cứu của chính mình, kết hợp giữa ví dụ của 50 Cent với những câu chuyện về những người khác cũng từng thể hiện phẩm chất can đảm như vậy trong suốt chiều dài lịch sử. Cuối cùng, đây là một cuốn sách về một triết lý sống cụ thể có thể được tóm lược lại như sau: những nỗi sợ hãi của bạn là một thứ nhà tù giam hãm bạn trong một ranh giới hành động chật hẹp. Càng ít sợ, bạn càng có nhiều sức mạnh hơn, và sống trọn vẹn hơn. Chúng tôi hy vọng rằng Nguyên tắc 50 sẽ là nguồn cảm hứng giúp bạn khám phá ra sức mạnh này cho chính mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi PDF của tác giả 50 Cent nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nguyên Lý 80-20 (Richard Koch)
Mục lục PHẦN 1:MỞ ĐẦU 1.Dẫn nhập về Nguyên lý 80/20 2.Tư duy theo Nguyên lý Phần 2 Tìm mua: Nguyên Lý 80-20 TiKi Lazada Shopee THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH KHÔNG NHẤT THIẾT LÀ MỘT ĐIỀU HUYỀN BÍ 3.Ngấm ngầm một làn sóng 4.Tại sao chiến lược của bạn sai lầm? 5.Đơn giản là tốt đẹp 6.Câu đúng đối tượng khách hàng 7.Mười ứng dụng hàng đầu trong kinh doanh của Nguyên lý 80/20 8.Quí hồ tinh! “Số ít quan yếu” đem lại thành công cho bạn Phần 3 LÀM ÍT, THU VÀ “THỤ” NHIỀU HƠN 9.Tự Do 10.Cách mạng thời gian 11.Bao giờ bạn 12.Với một ít hỗ trợ từ bằng hữu 13.Thông minh và lười nhác 14.Tiền, tiền, tiền 15.Bảy thói quen mang đến hạnh phúc Phần 4 MỞ RỘNG ÁP DỤNG NGUYÊN LÝ 80/20 TRONG CUỘC SỐNG 16.“Lấy lại phong độ”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguyên Lý 80-20 PDF của tác giả Richard Koch nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nguyên Lý 80-20 (Richard Koch)
Mục lục PHẦN 1:MỞ ĐẦU 1.Dẫn nhập về Nguyên lý 80/20 2.Tư duy theo Nguyên lý Phần 2 Tìm mua: Nguyên Lý 80-20 TiKi Lazada Shopee THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH KHÔNG NHẤT THIẾT LÀ MỘT ĐIỀU HUYỀN BÍ 3.Ngấm ngầm một làn sóng 4.Tại sao chiến lược của bạn sai lầm? 5.Đơn giản là tốt đẹp 6.Câu đúng đối tượng khách hàng 7.Mười ứng dụng hàng đầu trong kinh doanh của Nguyên lý 80/20 8.Quí hồ tinh! “Số ít quan yếu” đem lại thành công cho bạn Phần 3 LÀM ÍT, THU VÀ “THỤ” NHIỀU HƠN 9.Tự Do 10.Cách mạng thời gian 11.Bao giờ bạn 12.Với một ít hỗ trợ từ bằng hữu 13.Thông minh và lười nhác 14.Tiền, tiền, tiền 15.Bảy thói quen mang đến hạnh phúc Phần 4 MỞ RỘNG ÁP DỤNG NGUYÊN LÝ 80/20 TRONG CUỘC SỐNG 16.“Lấy lại phong độ”Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nguyên Lý 80-20 PDF của tác giả Richard Koch nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Một Đời Như Kẻ Tìm Đường (Phan Văn Trường)
Một đời như kẻ tìm đường Tác giả: Phan Văn Trường Hai cuốn sách đầu tay - Một Đời Thương Thuyết cùng Một Đời Quản Trị - là sự chắt lọc từ những trải nghiệm trong suốt nhiều năm tháng nghề nghiệp của bản thân. Tuy nhiên, với cuốn sách này tôi lại muốn dành một khoảng không gian riêng để có thể phản ảnh những cảm nhận cá nhân về cuộc sống với góc nhìn từ những năm tháng tuổi trẻ cho đến độ tuổi xế chiều này. Nói đến cuộc sống, đương nhiên chúng ta không thể quên những khoảnh khắc của sự lựa chọn, của những ngã rẽ - lúc mà mỗi cá nhân phải mạnh mẽ lấy những quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến việc tiến thân. Không một ai thoát khỏi những phân vân, những lần lựa, những ưu tư và đôi khi cả những nuối tiếc. Khoảnh khắc khó chịu nhất có lẽ là khi mình đã lỡ chọn một hướng đi, nhưng ngộ được rằng con đường này nhiều chông gai, lắm rào cản và lại còn không phù hợp. Trong lòng, lúc ấy chỉ muốn được quay trở lại để bắt đầu, để lựa chọn lại một hướng khôn ngoan hơn. Tìm mua: Một Đời Như Kẻ Tìm Đường TiKi Lazada Shopee Việc lựa chọn tất nhiên đòi hỏi nhiều sáng suốt, nhưng trên hết người lựa chọn phải hiểu rõ thế giới mà mình đang sống và biết rõ chính mình muốn gì, và một mặt khác phải sẵn sàng cáng đáng lấy trách nhiệm trong sự lựa chọn. Nói một cách hoa mỹ hơn, mình chỉ tìm ra hướng đi đúng đắn và phù hợp cho bản thân nếu thấu hiểu rõ bản năng, bản ngã và cả tiềm thức của chính mình, cùng một tinh thần luôn sẵn sàng đối mặt với những hệ quả tốt và xấu từ sự lựa chọn ấy. Trong một đời người, có đến hàng chục thời điểm phải lựa chọn cho đúng. Ví dụ như chọn môn học, chọn nghề, chọn cho mình người bạn trăm năm hay là chọn nơi để lập nghiệp, rồi để ổn định đời sống gia đình. Có một sự lựa chọn chúng ta cần phải đối diện mỗi ngày, mỗi giờ, thậm chí mỗi giây, đó chính là chọn sự thay đổi. Từ những thay đổi rất nhỏ như một thói quen, một mái tóc hay thay đổi nơi làm việc đang gây ra sự nhàm chán, hoặc mạnh dạn hơn thế nữa là đổi hẳn nghề nghiệp. Rồi đôi khi phải ngậm ngùi thay đổi người bạn đời đầu ấp tay gối, chọn cả ly hôn hay tái hôn. Không chỉ có vậy, từ những chuyện thường tình như lụa bạn mà chơi cũng là một sự lựa chọn phải biết đắn đo cân nhắc. Có đôi lúc trớ trêu hơn, cuộc đời đặt mình vào một tình huống éo le, mình muốn đổi hẳn đời nhưng phải đánh đổi quá nhiều thứ thân thuộc. Những lúc ấy, áp lực phải chọn lấy một quyết định khôn ngoan quả thật nhức nhối. Vào khoảnh khắc này, tâm hồn mình mới cảm nhận rõ sự mông lung và vô thường của cuộc sống. Số đông chúng ta thường đi tìm ánh sáng của Đấng Trên cao, của tâm linh, hay thấp hơn là ý kiến của cha mẹ, bạn bè thân thuộc. Mình bỗng cảm thấy cần tìm hiểu lại bản thân, rằng mình là ai, mình muốn gì, mình có còn là đúng con người mình những năm về trước không. Nếu làm xong được việc tự soi xét chăng nữa, thì ngay sau đó mình phải khẳng định lại cho bản thân biết rõ những thứ gì là chính nên được ưu tiên, còn những thứ gì chỉ là phụ. Ngày nay, không như xưa kia, quyết định nào cũng mang tính cá nhân, nhưng lại có ảnh hưởng rộng rãi trên toàn tập thể. Xưa kia, mỗi khi cần lựa chọn, nhiều gia đình họp nhau lại để cùng bàn luận và giúp cho thêm ý kiến, nhưng ngày nay không còn như thế nữa. Mình có bao nhiêu gia đình, bằng hữu chăng nữa, quyết định vẫn là của mình, một mình trơ trọi. Tại sao thế? Thứ nhất vì thế giới ngày hôm nay đa dạng hơn xưa nhiều, và những cảm nhận về cuộc sống giữa những người thân thậm chí cũng hoàn toàn khác nhau. Không ai có thể lý luận thay mình, và tất nhiên những ý kiến của mọi người chung quanh đưa ra chỉ phản ảnh những kinh nghiệm mà họ đã từng trải, khó có thể áp dụng lên bất kỳ ai. Thứ hai vì trách nhiệm trong sự quyết định là hoàn toàn cá nhân, ai chơi người ấy chịu. Iỳ dụ như có rủi ro xuất hiện, không ai khác ngoài bản thân đơn độc cần phải chấp nhận hậu quả với cuộc chơi mà mình điều khiển. Vào đúng lúc đó, không có một người bạn thật sự nào sẽ can thiệp hay chịu đòn cùng, vì họ biết rằng chẳng thể nào tự cho cái quyên tước đi những kinh nghiệm hay những bài học bạn cần phải có. Thành thử, xã hội ngày nay buộc mỗi cá nhân phải tự nhận lấy việc cáng đáng bản thân một mình. Tình huống này lại không phù hợp với văn hóa cố hữu của Việt Nam chúng ta, bất cứ cái gì là gia đình cũng can thiệp, cha mẹ mắng mỏ con cái, vợ chồng khiển trách nhau, anh chị em chỉ trích đan xen lẫn lộn. Trong khi bản chất của mỗi quyết định là hoàn toàn ở phạm vi cá nhân.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Một Đời Như Kẻ Tìm Đường PDF của tác giả Phan Văn Trường nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.