Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sự An Ủi Của Triết Học (Ngô Thu Hương)

Mấy năm trước, vào một mùa đông New York lạnh buốt, có một chiều rảnh rỗi trước khi bay đi London, tôi lang thang trong một phòng tranh vắng vẻ nằm ở tầng trên của Bảo tàng Nghệ thuật

Metropolitan. Căn phòng sáng trưng và ngoài tiếng kêu ro ro của hệ thống sưởi dưới sàn thì nó hoàn toàn yên tĩnh. Sau khi đã chán những bức họa trong các bộ sưu tập trường phái Ấn tượng, tôi đi tìm quán cà phê với hy vọng sẽ được uống một cốc sữa sô cô la kiểu Mỹ mà thời đó tôi cực kỳ thích. Đúng lúc ấy, tôi bắt gặp một bức tranh sơn dầu, phần chú thích ghi nó được vẽ tại Paris mùa thu năm 1786 bởi họa sĩ 83 tuổi Jacques-Louis David.

Socrates, sau khi bị dân chúng Athens kết án tử hình, đang chuẩn bị cầm cốc thuốc độc, vây quanh ông là những người bạn đang đau khổ. Mùa xuân năm 399 trước Công nguyên, ba công dân Athens đã khởi kiện dân sự chống lại nhà triết học này. Họ buộc tội ông không tôn thờ các vị thần của thành quốc, truyền bá những tôn giáo mới và làm hư hỏng thanh niên Athens - và với những tội nghiêm trọng như vậy, họ yêu cầu kết án tử hình.

Socrates đáp lại với sự thanh thản đã trở thành huyền thoại. Mặc dù được cho cơ hội để từ bỏ triết lý của mình tại tòa, ông đã kiên định với điều mình tin là đúng hơn những điều mà ông biết là phổ biến.

Theo Plato, Socrates đã ngạo nghễ nói với bồi thẩm đoàn: Tìm mua: Sự An Ủi Của Triết Học TiKi Lazada Shopee

Miễn là tôi còn thở và còn khả năng, tôi sẽ không bao giờ ngừng thực hành triết học, khuyến khích các vị và làm sáng tỏ sự thật cho tất cả những người tôi gặp... Và thưa các quý ông... dù các vị có tuyên bố tôi trắng án hay không thì các vị cũng biết rằng tôi sẽ không thay đổi những gì tôi làm, kể cả khi tôi có phải chết cả trăm lần.

Và như thế, Socrates bị đưa đến một nhà tù của Athens, cái chết của ông đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử triết học.

Một dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của nó có lẽ là mức độ thường xuyên mà nó xuất hiện trong hội họa. Năm 1650, họa sĩ Pháp

Charles-Alphonse Dufresnoy vẽ bức Cái chết của Socrates, hiện được trưng bày tại Galleria Palatina ở Florence (phòng tranh này thì không có quán cà phê).

Thế kỷ 18 là thời kỳ đỉnh cao của mối quan tâm đối với cái chết của Socrates, nhất là khi Diderot thu hút sự chú ý đến tiềm năng hội họa của nó trong một đoạn của tác phẩm Luận thuyết về Kịch thơ của mình.

Jacques-Louis David nhận vẽ bức tranh vào mùa xuân năm 1786 theo đặt hàng của Charles-Michel Trudaine de la Sablière, một Nghị viên giàu có và là một học giả Hy Lạp tài năng. Tiền công rất hào phóng, với 6.000 livre tạm ứng và 3.000 livre thanh toán khi giao tranh (Louis XVI trả có 6.000 livre cho bức tranh lớn hơn Lời thề của Horatii). Khi được trưng bày tại cuộc triển lãm tranh thường niên năm 1787, nó lập tức được đánh giá là bức tranh đẹp nhất về cái chết của Socrates. Đức ông Joshua Reynolds cho rằng đó là “tác phẩm nghệ thuật tinh tế và đáng ngưỡng mộ nhất từng xuất hiện kể từ Capella Sistina*, và Stanza của Raphael. Bức tranh này có thể làm rạng danh Athens trong thời đại Pericles.”

Tôi mua năm tấm bưu thiếp có tranh của David trong khu bán đồ lưu niệm của bảo tàng và sau đó, khi máy bay bay ngang qua những cánh đồng đóng băng của Newfoundland (có màu xanh nhạt khi trăng tròn và trời trong), tôi giở một tấm bưu thiếp ra xem trong khi ăn bữa tối nhạt nhẽo mà cô tiếp viên đặt trên bàn khi tưởng tôi đang ngủ. Plato ngồi ở chân giường với chiếc bút và cuộn giấy bên cạnh, một nhân chứng lặng lẽ cho sự bất công của nhà nước. Khi Socrates chết thì Plato mới 29 tuổi nhưng David biến ông thành một ông già với mái tóc bạc và vẻ nghiêm nghị. Trên lối đi, vợ của Socrates là

Xanthippe đang được cai ngục đưa vào phòng giam. Bảy người bạn với những biểu hiện đau khổ khác nhau. Crito, người bạn thân thiết nhất của Socrates, ngồi cạnh ông, ngước nhìn thầy với sự tôn kính và lo lắng. Nhưng nhà triết học với dáng ngồi thẳng, thân thể và cơ bắp của một vận động viên, không biểu hiện bất kỳ sự sợ hãi hay hối tiếc nào. Việc rất nhiều người Athens cho rằng ông là kẻ ngu ngốc không làm lay chuyển niềm tin của Socrates. David định vẽ Socrates đang uống thuốc độc nhưng nhà thơ André Chenier gợi ý rằng bức tranh sẽ kịch tính hơn nhiều nếu Socrates được thể hiện ở động tác đang kết thúc một luận điểm triết học trong khi bình thản đưa tay cầm cốc thuốc độc sẽ kết liễu cuộc đời mình, điều này vừa thể hiện sự tuân thủ của ông đối với luật pháp Athens, vừa thể hiện lòng trung thành với niềm tin của mình. Chúng ta đang chứng kiến những khoảnh khắc đầy tính khai trí cuối cùng của một con người siêu việt.

Tấm bưu thiếp để lại cho tôi ấn tượng mạnh như vậy có lẽ vì cái thái độ mà nó mô tả trái ngược hoàn toàn với tôi. Khi trò chuyện, tôi ưu tiên việc được người khác yêu mến hơn là nói sự thật. Mong muốn làm hài lòng người khác khiến tôi cười trước những câu đùa bình thường giống như các bậc cha mẹ khi xem buổi diễn mở màn vở kịch ở trường học của bọn trẻ. Với người lạ, tôi cư xử theo cách mà nhân viên tiếp tân chào những vị khách giàu có trong khách sạn - sự nhiệt tình đầu môi xuất phát từ mong muốn bừa bãi, bệnh hoạn được yêu mến. Tôi không công khai nghi ngờ những tư tưởng mà số đông tin theo. Tôi muốn được những nhân vật quyền lực chấp nhận, và rất lâu sau khi gặp họ, tôi vẫn lo lắng không biết họ có thấy chấp nhận được tôi hay không. Khi đi qua cửa hải quan hay lái xe bên cạnh xe cảnh sát, tôi có mong muốn kỳ cục là được những nhân viên mặc đồng phục nghĩ tốt về mình.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sự An Ủi Của Triết Học PDF của tác giả Ngô Thu Hương nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã (Hae Min)
Mở Đầu ý do tôi bắt đầu sử dụng trang cá nhân Twitter là bởi, khi sống ở Mỹ, phải dùng tiếng Anh, tôi bỗng dưng thấy nhớ tiếng mẹ đẻ. Sau khi kết thúc bài giảng, còn lại một mình trong phòng nghiên cứu trống trải, có khi tôi thèm nói tiếng mẹ đẻ vô cùng, như kẻ bị mắc bệnh nhớ nhà. Mỗi lúc như thế, tôi lại viết những suy nghĩ về cuộc sống thường ngày của mình lên Twitter, và nhờ có những cuộc trò chuyện với những người cùng nói tiếng mẹ đẻ, tôi đã cảm thấy mình được an ủi rất nhiều. Trong khi tôi nghĩ rằng mình đang được an ủi, thì thật không ngờ, mọi người bắt đầu để lại bình luận ở các bài viết của tôi, rằng họ cũng nhận được sự động viên từ chính những bài viết ấy. Họ nói rằng trái tim bị tổn thương của họ như được chữa lành, rằng họ dần hiểu được nỗi lòng của những người mà tưởng như không thể nào tha thứ, rằng họ quyết tâm sẽ yêu chính bản thân mình hơn, rằng họ như được tiếp thêm sức mạnh trên đường về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi... Đến khi ấy tôi mới nhận ra một câu nói của mình cũng có thể trở thành dũng khí và sự động viên cho người khác. Kể từ đó tôi quyết định đăng những bài viết ấm áp có thể vỗ về trái tim của chúng ta. Tôi muốn góp chút sức nhỏ để giúp những ai đọc bài viết của tôi sẽ nhận ra được sự quan trọng của bản thân mình, yêu bản thân mình hơn và có thể bước ra thế giới, yêu thương đùm bọc cả những người khác nữa. Và cuối cùng tôi đã nhận ra. Nhận ra sau khi trò chuyện với nhiều người, có được những cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa. Rằng có rất nhiều bạn trẻ đang khổ sở với nỗi lo tiền học phí, nỗi lo thất nghiệp, nỗi lo kiếm việc làm ổn định trong xã hội bị phân cực hóa. Rằng có rất nhiều người đang đau khổ, cô đơn trong các mối quan hệ giữa người với người, thể hiện rõ nhất qua tỉ lệ ly hôn và tự sát cao. Rằng có nhiều người vì quá để ý đến suy nghĩ của người khác mà luôn chìm đắm trong ý nghĩ mình bị bỏ lại, mình thiếu sót và thua kém người khác. Rằng đại đa số mọi người luôn ở trong tâm trạng căng thẳng và lo lắng. Rằng đang có rất nhiều người đau đớn như thế. Có thể vì tôi học hành chưa đủ nhiều, cũng như chưa hiểu hết được bổn phận của người tu hành, nên phải đến lúc ấy tôi mới nhận ra những điều này. Nhưng tôi không thể nào không bắt chuyện với những người đang đau khổ ấy. Tôi bắt đầu trò chuyện với họ thông qua Phật giáo, qua cả những phương tiện trực tuyến như Twitter, Facebook, Blog... Tôi bảo họ cùng dừng lại một chút. Tôi bảo họ tạm gác qua những hối tiếc về quá khứ cùng những tưởng tượng về tương lai đầy bất an sang một bên, dành chút thời gian để có thể thảnh thơi hít thở trong hiện tại. Và tôi bảo họ rằng nếu cứ liên tục bước đi thật nhanh như thế, thì sẽ có lúc họ để vuột mất những thứ thực sự quan trọng với mình. Tôi bảo họ cùng tôi, tạm dừng chân một chút trong hiện tại để ngắm nhìn rõ hơn chính bản thân mình. Tìm mua: Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã TiKi Lazada Shopee Trí tuệ của cuộc sống không nhất thiết phải là thứ mà ta đạt được nhờ cố làm gì đó thật nhiều, mà đôi khi nó lại xuất hiện trong những lúc ta dừng lại và lòng ta thanh tịnh. Tôi muốn truyền đạt chân lý đơn giản này đến thật nhiều người. À không, dù chỉ nói thêm với một người nữa thôi cũng được. Nếu biết được điều này, thì ta có thể nhìn rõ hơn chính bản thân mình cũng như hoàn cảnh hiện tại của mình. Và tự nhiên, ta sẽ biết được mình phải đi về hướng nào, và đi như thế nào. Khi đó, ta cũng sẽ cảm nhận được sự bình yên. Quyển sách này là những ghi chép của tôi về khao khát ấy. Khao khát “dù chỉ thêm một người nữa...” Khao khát này khiến tôi nói được rất nhiều điều. Tôi chỉ mong sao những vị sư đang làm cho thế giới này tươi sáng hơn bằng cách tu hành trong tĩnh lặng sẽ không nghĩ rằng những lời của tôi là vô nghĩa. Và tôi muốn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến những ai đã nói rằng họ nhận được sự động viên, an ủi từ những bài viết của tôi. Họ là những người thầy của tôi. Nhờ có họ mà tôi biết đến nỗi đau của người khác, những người làm hai công việc cùng một lúc chỉ kịp ngủ bốn tiếng một ngày, những học sinh u buồn đến mức muốn tự chấm dứt cuộc đời, những thanh niên tuyệt vọng vì mãi trượt tuyển dụng... Tôi muốn dành tặng quyển sách này cho những người thầy ấy. Với những ai đang kiệt sức vì cuộc sống bộn bề, những ai muốn sống bớt lo âu phiền não mà chưa được toại nguyện, những ai đang khổ sở vì khó chịu và ghét bỏ người nào đó, những ai đang mong mỏi một cuộc sống tràn đầy tình yêu thương, tôi hy vọng cuốn sách này sẽ trở thành một phần sức mạnh, dù là nhỏ bé, cho họ. Tôi thật lòng cầu mong hạnh phúc sẽ đến với mọi người. Hae MinĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã PDF của tác giả Hae Min nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã (Hae Min)
Mở Đầu ý do tôi bắt đầu sử dụng trang cá nhân Twitter là bởi, khi sống ở Mỹ, phải dùng tiếng Anh, tôi bỗng dưng thấy nhớ tiếng mẹ đẻ. Sau khi kết thúc bài giảng, còn lại một mình trong phòng nghiên cứu trống trải, có khi tôi thèm nói tiếng mẹ đẻ vô cùng, như kẻ bị mắc bệnh nhớ nhà. Mỗi lúc như thế, tôi lại viết những suy nghĩ về cuộc sống thường ngày của mình lên Twitter, và nhờ có những cuộc trò chuyện với những người cùng nói tiếng mẹ đẻ, tôi đã cảm thấy mình được an ủi rất nhiều. Trong khi tôi nghĩ rằng mình đang được an ủi, thì thật không ngờ, mọi người bắt đầu để lại bình luận ở các bài viết của tôi, rằng họ cũng nhận được sự động viên từ chính những bài viết ấy. Họ nói rằng trái tim bị tổn thương của họ như được chữa lành, rằng họ dần hiểu được nỗi lòng của những người mà tưởng như không thể nào tha thứ, rằng họ quyết tâm sẽ yêu chính bản thân mình hơn, rằng họ như được tiếp thêm sức mạnh trên đường về nhà sau một ngày làm việc mệt mỏi... Đến khi ấy tôi mới nhận ra một câu nói của mình cũng có thể trở thành dũng khí và sự động viên cho người khác. Kể từ đó tôi quyết định đăng những bài viết ấm áp có thể vỗ về trái tim của chúng ta. Tôi muốn góp chút sức nhỏ để giúp những ai đọc bài viết của tôi sẽ nhận ra được sự quan trọng của bản thân mình, yêu bản thân mình hơn và có thể bước ra thế giới, yêu thương đùm bọc cả những người khác nữa. Và cuối cùng tôi đã nhận ra. Nhận ra sau khi trò chuyện với nhiều người, có được những cuộc gặp gỡ đầy ý nghĩa. Rằng có rất nhiều bạn trẻ đang khổ sở với nỗi lo tiền học phí, nỗi lo thất nghiệp, nỗi lo kiếm việc làm ổn định trong xã hội bị phân cực hóa. Rằng có rất nhiều người đang đau khổ, cô đơn trong các mối quan hệ giữa người với người, thể hiện rõ nhất qua tỉ lệ ly hôn và tự sát cao. Rằng có nhiều người vì quá để ý đến suy nghĩ của người khác mà luôn chìm đắm trong ý nghĩ mình bị bỏ lại, mình thiếu sót và thua kém người khác. Rằng đại đa số mọi người luôn ở trong tâm trạng căng thẳng và lo lắng. Rằng đang có rất nhiều người đau đớn như thế. Có thể vì tôi học hành chưa đủ nhiều, cũng như chưa hiểu hết được bổn phận của người tu hành, nên phải đến lúc ấy tôi mới nhận ra những điều này. Nhưng tôi không thể nào không bắt chuyện với những người đang đau khổ ấy. Tôi bắt đầu trò chuyện với họ thông qua Phật giáo, qua cả những phương tiện trực tuyến như Twitter, Facebook, Blog... Tôi bảo họ cùng dừng lại một chút. Tôi bảo họ tạm gác qua những hối tiếc về quá khứ cùng những tưởng tượng về tương lai đầy bất an sang một bên, dành chút thời gian để có thể thảnh thơi hít thở trong hiện tại. Và tôi bảo họ rằng nếu cứ liên tục bước đi thật nhanh như thế, thì sẽ có lúc họ để vuột mất những thứ thực sự quan trọng với mình. Tôi bảo họ cùng tôi, tạm dừng chân một chút trong hiện tại để ngắm nhìn rõ hơn chính bản thân mình. Tìm mua: Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã TiKi Lazada Shopee Trí tuệ của cuộc sống không nhất thiết phải là thứ mà ta đạt được nhờ cố làm gì đó thật nhiều, mà đôi khi nó lại xuất hiện trong những lúc ta dừng lại và lòng ta thanh tịnh. Tôi muốn truyền đạt chân lý đơn giản này đến thật nhiều người. À không, dù chỉ nói thêm với một người nữa thôi cũng được. Nếu biết được điều này, thì ta có thể nhìn rõ hơn chính bản thân mình cũng như hoàn cảnh hiện tại của mình. Và tự nhiên, ta sẽ biết được mình phải đi về hướng nào, và đi như thế nào. Khi đó, ta cũng sẽ cảm nhận được sự bình yên. Quyển sách này là những ghi chép của tôi về khao khát ấy. Khao khát “dù chỉ thêm một người nữa...” Khao khát này khiến tôi nói được rất nhiều điều. Tôi chỉ mong sao những vị sư đang làm cho thế giới này tươi sáng hơn bằng cách tu hành trong tĩnh lặng sẽ không nghĩ rằng những lời của tôi là vô nghĩa. Và tôi muốn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến những ai đã nói rằng họ nhận được sự động viên, an ủi từ những bài viết của tôi. Họ là những người thầy của tôi. Nhờ có họ mà tôi biết đến nỗi đau của người khác, những người làm hai công việc cùng một lúc chỉ kịp ngủ bốn tiếng một ngày, những học sinh u buồn đến mức muốn tự chấm dứt cuộc đời, những thanh niên tuyệt vọng vì mãi trượt tuyển dụng... Tôi muốn dành tặng quyển sách này cho những người thầy ấy. Với những ai đang kiệt sức vì cuộc sống bộn bề, những ai muốn sống bớt lo âu phiền não mà chưa được toại nguyện, những ai đang khổ sở vì khó chịu và ghét bỏ người nào đó, những ai đang mong mỏi một cuộc sống tràn đầy tình yêu thương, tôi hy vọng cuốn sách này sẽ trở thành một phần sức mạnh, dù là nhỏ bé, cho họ. Tôi thật lòng cầu mong hạnh phúc sẽ đến với mọi người. Hae MinĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bước Chậm Lại Giữa Thế Gian Vội Vã PDF của tác giả Hae Min nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Người Thông Minh Không Làm Việc Một Mình (Rodd Wagner)
Mục lục Lời nói đầu Chương 1 - Sức mạnh cộng hưởng Chương 2 - Sứ mệnh chung Chương 3 - Công bằng Tìm mua: Người Thông Minh Không Làm Việc Một Mình TiKi Lazada Shopee Chương 4 - Tín nhiệm Chương 5 - Chấp nhận Chương 6 - Tha Thứ Chương 7 - Trao đổi thông tin Chương 8 - Sẵn sàng cho đi Lời kết Phần phụ lục - Dành cho cấp quản lý - Sếp hay cộng sự? Về tác giả LỜI NÓI ĐẦU Sinh ra để hợp tác cùng nhau ** Hãy nhận thức điều đó. Nó sẽ giúp ích cho các mối quan hệ hợp tác của bạn. húng ta lầm tưởng tất thảy chúng ta đang ở cạnh nhau, tương tác với nhau qua các phương tiện liên lạc như tivi, thư điện tử, máy nghe nhạc cá nhân, điện thoại di động, radio gắn trên xe và máy tính, song kỳ thực mỗi người vẫn là một ốc đảo riêng biệt. Ta chen chúc ở nơi làm việc, sân bay, tàu điện ngầm, chỉ cách mọi người một tầm tay với, thế nhưng ta lại thường hoạt động đơn lẻ. Chúng ta có điện thoại không? Có chứ. Chúng ta có kết nối Internet? Dĩ nhiên rồi. Thế còn việc hợp tác với nhau thì sao? Chẳng nhiều nhặn cho lắm. Con người sinh ra là để hợp tác cùng nhau. Chúng ta thích âm nhạc bởi những bài dân ca đã giúp ông cha ta đồng lòng hăng say làm việc. Huyết áp của chúng ta tăng cao hay xuống thấp tùy thuộc vào tâm trạng người bên cạnh. Chúng ta ăn nhiều hay ít tùy thuộc vào hành động của người cùng bàn. Chúng ta cười đôi khi không phải vì một lý do gì vui vẻ, mà bởi vì nụ cười là chất keo giúp gắn kết con người lại với nhau - khi ở bên người khác, người ta có xu hướng cười nhiều gấp 30 lần so với khi ở một mình. Khi bạn quan sát một người, các tế bào trong não bộ của bạn sẽ phản chiếu lại việc người đó đang làm, giúp bạn hiểu được cách nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của họ. Ví dụ như trong cuộc đối thoại, một người sử dụng từ xanh ngọc lam để chỉ màu sắc đồ vật thì những người khác cũng sẽ có xu hướng sử dụng tính từ đó thay vì xanh lục. Như vậy, một cách vô thức, chúng ta đang điều chỉnh từ ngữ của mình sao cho phù hợp với người kia. Điều đó ngầm phát ra thông điệp “Tôi đồng ý với bạn”. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc bắt chước này “mang tính tự động và trên thực tế, con người vốn được sinh ra là để đối thoại hơn là độc thoại”. Việc có một cộng sự cùng chung tay gánh vác trách nhiệm sẽ làm thay đổi nhận thức của chúng ta về hiện thực. Trong một thí nghiệm, các tình nguyện viên được đề nghị ước tính trọng lượng của giỏ khoai tây trước khi nhấc nó lên. Những ai được rỉ tay rằng “sẽ có người giúp” thì ước lượng giỏ khoai nhẹ hơn so với những người được biết rằng họ phải tự nhấc lấy. “Kế hoạch hành động ta đưa ra một phần được quyết định bởi ý nghĩ ta có thể đạt được gì cùng với người khác”, - một nhà nghiên cứu tiến hành cuộc thử nghiệm trên kết luận. Trong một thế giới luôn chú trọng và đề cao những thành tựu cá nhân - với các mĩ từ như vị giám đốc điều hành thành công, chuyên gia hàng đầu, hoặc ngôi sao - chúng ta thường có xu hướng quên rằng lý do tổ tiên ta sinh tồn được là vì họ không hành động đơn độc. Trải qua hàng ngàn năm tôi luyện bản năng con người, họ không chỉ cần đến trí khôn và sức mạnh cá nhân mà còn cần cả khả năng hợp tác để phân định, tin tưởng, hy sinh, đồng cảm và cùng chung lưng đấu cật một cách khôn ngoan. Một nhà bình luận đã viết: “Quá trình tiến hóa của loài người diễn ra phần lớn là do con người biết điều chỉnh, thích nghi với nhau”. Những người thợ săn biết đồng tâm hợp lực sẽ sớm mang được chiến lợi phẩm về. Các thành viên biết tương trợ lẫn nhau có thể cộng hưởng sức mạnh để chống lại kẻ thù chung. Tuy vậy, qua thời gian, con người đã tạo ra nhiều tiện nghi đến nỗi giờ đây chúng ta có thể sống mà không cần đến người khác. Chúng ta ở trong nhà nhiều hơn là bước chân ra môi trường bên ngoài. Chúng ta ăn những bữa tối được hâm nóng bằng lò viba và không cùng với bạn bè, người thân đi cắm trại, bắt cá. Chúng ta không còn quây quần trò chuyện bên bếp lửa mà bật tivi xem những người xa lạ đóng phim, diễn kịch. Văn phòng làm việc lúc trước dù chật hẹp, không lấy gì làm thoải mái, nhưng chí ít chúng ta vẫn gặp gỡ nhau ở hành lang hay tụ tập vào giờ ăn trưa. Còn giờ đây, ai nấy đều làm việc tại nhà, trao đổi qua điện thoại và báo cáo công việc qua thư điện tử. Một vị giám đốc đang tuyển nhân sự phàn nàn rằng các ứng viên “quá lạm dụng văn bản, và họ thậm chí không biết cách chuyện trò, thăm hỏi người khác”. Chúng ta là những sinh vật cộng sinh trong một thế giới tự-ai-nấy-làm. Sự đơn độc có hại cho bạn. Theo nghiên cứu, sự đơn độc gây nguy hiểm cũng nghiêm trọng như hút thuốc, bệnh huyết áp cao, nồng độ cholesterol cao, chứng béo phì, hay thói quen thiếu luyện tập thể dục. Việc đơn độc làm việc hoặc các mối quan hệ gay gắt của những người chủ chốt trong công ty, nhất là trong những tập đoàn lớn, còn có thể gây ra nhiều hệ lụy cho toàn thể nhân viên và cổ đông công ty. Ngược lại, càng có nhiều mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, bạn càng có thể trải nghiệm nhiều niềm vui, học được nhiều điều thú vị và luôn cười đùa vui vẻ. Đó là thước đo hạnh phúc của bạn. Ở nơi làm việc, trong số các nhân viên có sự hợp tác thì 29% nói rằng họ sẽ tiếp tục cống hiến cho công ty vào năm tới và hơn 42% dự định gắn bó với vị sếp hiện tại trong suốt sự nghiệp của mình. Những người cảm nhận được tình đồng đội sẽ gắn bó hơn trong công việc, duy trì năng suất làm việc cao, phát huy tính sáng tạo, tạo ra lợi nhuận cho công ty, đồng thời nâng cao mức độ hạnh phúc cho chính bản thân họ. Câu hỏi đặt ra là tại sao có một số người làm việc ăn ý với nhau, trong khi số khác lại bất hòa, xung đột? Tại sao một số người có rất nhiều mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, trong khi số khác lại không? Những mối quan hệ hợp tác tốt đẹp không tự nhiên mà có. Dù sứ mệnh chung của bạn là giúp xây dựng doanh nghiệp thành công, huấn luyện các thành viên trong nhóm, nâng cao hệ thống quản lý, thu hút sự chú ý trong công tác từ thiện, hay bất kỳ mục tiêu tốt đẹp nào khác, thì tất cả các mối quan hệ hợp tác thành công đều chứa đựng những thành tố quan trọng giống nhau. Cuộc nghiên cứu của Gallup đã xác định được 8 yếu tố của một mối quan hệ hợp tác bền vững. Đó là: 1. Sức mạnh cộng hưởng: Một trong những lý do thuyết phục nhất của việc lập nhóm là bạn sẽ làm việc với những người giỏi những lĩnh vực mà bạn còn yếu kém, và ngược lại. Cả hai có thể cùng nhau vượt qua rào cản mà tự mỗi người không thể nào làm được. Một người khó mà giỏi toàn diện, nhưng một đôi thì có thể. 2. Sứ mệnh chung: Khi mối quan hệ hợp tác thất bại, nguyên nhân gốc rễ thường là do hai người theo đuổi hai vấn đề riêng biệt. Ngược lại, khi cả hai cùng có chung một mục tiêu, họ sẽ có xu hướng hy sinh nhu cầu cá nhân để thực hiện điều đó đến cùng. 3. Công bằng: Con người có nhu cầu bản năng về lẽ công bằng và không ai thích bị lợi dụng hay thua thiệt trong giao dịch. Đó cũng là một đặc tính quan trọng trong mối quan hệ cộng tác bền vững. 4. Tín nhiệm: Hợp tác với người khác đồng nghĩa với việc mạo hiểm. Bạn không thể dốc hết sức nếu cho là người cộng sự chưa làm hết mình. Cả hai cần đặt niềm tin vào nhau rằng mỗi người đều vì quyền lợi của người kia. Nếu không có sự tín nhiệm, tốt hơn là hãy làm việc một mình. 5. Chấp nhận: Mỗi người nhìn thế giới qua một lăng kính riêng. Điều bình thường với người này rất có thể lại là sai lầm nghiêm trọng đối với người khác. Vì thế, sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn nếu cả hai không học cách chấp nhận các đặc tính của nhau. 6. Tha thứ: Con người không ai là hoàn hảo cả. Họ mắc lỗi và đôi khi làm điều sai trái. Nếu không có sự tha thứ, mối thù hằn xuất phát từ bản năng bạn-hoặc-thù của chúng ta sẽ che lấp mọi lý do để cả hai có thể tiếp tục mối quan hệ hợp tác, và không sớm thì muộn mối quan hệ ấy cũng sẽ sụp đổ. 7. Trao đổi thông tin: Biện pháp duy nhất để hai cách suy nghĩ có thể nhất quán trong cùng một nhiệm vụ phụ thuộc vào chất lượng mối giao tiếp giữa họ. Ban đầu, việc giao tiếp giúp tránh hiểu lầm và bảo đảm sự tin cậy nơi đối tác, còn về sau là giúp hai thành viên trong nhóm hòa hợp, mang lại hiệu quả cho công việc. 8. Sẵn sàng cho đi: Nhiều người bắt đầu các mối quan hệ hợp tác vì quyền lợi riêng, bởi khi cộng tác, họ sẽ hoàn thành công việc tốt hơn khi làm việc độc lập. Tuy nhiên, một khi mối lo ngại bản năng về quyền lợi biến thành sự hài lòng khi thấy người cộng sự thành công, thì điều đó trở thành mối quan hệ “tương hỗ”. Người đạt đến cấp độ này cho hay mối quan hệ hợp tác như vậy trở thành khía cạnh thỏa mãn nhất trong cuộc sống của họ. Theo họ, một người có thể hoàn thành được mục tiêu lớn lao, nhưng thành tựu cá nhân không thể đem so sánh với thành tựu to lớn mà một đội cùng nhau thực hiện. Khi tất cả những yếu tố trên kết hợp với nhau, mối quan hệ hợp tác phát huy hiệu quả không chỉ trong việc hoàn thành nhiệm vụ chung mà còn trong các thành quả cá nhân. Rich Karlgaard, chủ bút của tờ Forbes, đã viết: “Nếu tôi vẫn còn giảng dạy về điều kiện làm chủ doanh nghiệp, tôi sẽ chỉ cho các em sinh viên thấy rằng rất nhiều doanh nghiệp lớn trong 30 năm trở lại đây đã khởi sự chỉ với hai người. Đằng sau hiện tượng này ẩn chứa một quy luật: Lấy điểm mạnh làm nền tảng. Bằng cách lấy ưu bổ khuyết từ những người cộng sự, chúng ta sẽ giảm bớt những điểm yếu mà ai trong chúng ta cũng có”. Nếu có thể khai thác bản năng cộng sinh giúp tổ tiên xa xưa tồn tại và phát triển, bạn sẽ còn tận hưởng được niềm hạnh phúc to lớn hơn. Bạn có thể giảm nhẹ trách nhiệm, tận dụng được điểm mạnh của bản thân và đạt được thành công chưa từng có chỉ bằng cách chia sẻ sứ mệnh với một người khác. Hãy tháo bỏ tai nghe, rời mắt khỏi màn hình máy tính, bước ra khỏi phòng làm việc và giải phóng sức mạnh của một đội hai người.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Thông Minh Không Làm Việc Một Mình PDF của tác giả Rodd Wagner nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tự Luyện Phương Pháp Đọc Nhanh (Trần Ngọc Vĩnh)
LỜI NHÀ XUẤT BẢN Hiện nay thế giới đang ở trong thời kỳ bùng nổ về thông tin, sách báo, tạp chí xuất bản ngày càng nhiều, cung cấp một khối lượng thông tin khổng lồ mà nếu không có cách xử lý thông tin thích hợp thì không thể nào nắm bắt kịp. Nhiều nhà chuyên môn về tin học, các giáo sư, tiến sĩ ở khắp nơi đã đưa ra nhiều phương pháp xử lý thông tin khác nhau nhằm giúp giải quyết vấn đề này. Trong nước và ở thành phố ta, cùng với sự phát triển của kinh tế, của khoa học kỹ thuật và tin học, sách báo được xuất bản hàng loạt, cộng với một khối lượng lớn sách báo, tạp chí nhập từ nước ngoài, khiến chúng ta không thể nào theo dõi kịp. Trước tình hình đó, nhằm giúp bạn đọc có được một phương pháp đọc giải quyết được mối mâu thuẫn giữa yêu cầu nắm bắt thông tin càng nhiều càng tốt và thời gian, khả năng đọc bị hạn chế, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu cùng bạn đọc cuốn Khoa học cho mọi người: Tự luyện Phương pháp đọc nhanh do Trần Ngọc Vĩnh biên soạn theo Tiến sĩ Giáo dục Norman C. Maberley, nguyên Giám đốc Viện nghiên cứu và dạy đọc nhanh, ở New York (Mỹ). Cuốn sách giới thiệu quá trình phát triển, lợi ích của phương pháp đọc nhanh, cách học và những bài học từng bước, đi từ dễ đến khó, đồng thời phân biệt cách đọc theo các mục đích đọc giải trí hay đọc đế học tập, để nghiên cứu, nhằm giúp bạn đọc có điều kiện lựa chọn phương pháp thích hợp với mình. Đây là một phương pháp tập đọc nhanh không cần dùng đến những thủ thuật hay máy móc nào mà chỉ đơn giản dựa vào sự phát triển những kỹ năng tự nhiên của bất cứ bạn đọc nào bằng những bài tập luyện tuần tự. Mong rằng cuốn sách sẽ giúp ích bạn đọc, với tính cách là một tài liệu tham khảo, trong việc rèn luyện cho mình có được một phương pháp đọc đáp ứng yêu cầu của bạn. Tìm mua: Tự Luyện Phương Pháp Đọc Nhanh TiKi Lazada Shopee NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tự Luyện Phương Pháp Đọc Nhanh PDF của tác giả Trần Ngọc Vĩnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.