Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kỹ Năng Ra Quyết Định Hiệu Quả (Michael Nicolas)

Về phương pháp, có lẽ có một triệu hoặc thậm chí hơn, nhưng các nguyên tắc thì rất ít. Người nắm bắt được các nguyên tắc có thể thành công trong việc tìm ra phương pháp cho riêng mình. Người thử các phương pháp, nhưng lại bỏ qua các nguyên tắc, thì chắc chắn sẽ gặp rắc rối."— RALPH WALDO EMERSON

Các quyết định có tầm quan trọng đáng kể trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. Về mặt chuyên môn, chúng được cho là một thứ tạo ra sự khác biệt đối với mức độ thành công mà chúng ta đạt được, bởi vì chúng quyết định cách mà chúng ta áp dụng những kỹ năng của mình. Kỹ năng ra quyết định cũng chứng minh quy mô và thể loại vấn đề chúng ta có thể giải quyết, do đó có liên quan chặt chẽ tới việc chúng ta có thể tiến bao xa và phát triển bao nhiêu.

Không có lý do gì để nghĩ rằng tầm quan trọng của việc ra quyết định sẽ bị giảm đi trong thời gian tới. Khi tôi đang viết cuốn sách này, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã tiết lộ danh sách 10 kỹ năng hàng đầu mà họ tin là chúng ta cần có ở nơi làm việc đến năm 20201. Ba kỹ năng đầu tiên là “giải quyết vấn đề phức tạp”, “tư duy phản biện”, “sáng tạo”, tất cả đều là những yếu tố quan trọng để ra các quyết định hiệu quả (đừng lo, nếu bạn không nhận ra sự sáng tạo là một khía cạnh cơ bản của ra quyết định, bạn sẽ nhận ra ở cuối Phần 1 của cuốn sách này). Trong khi đó, “sự suy xét và quyết định” được liệt kê ở vị trí thứ sáu, và “linh hoạt trong nhận thức”, nếu thiếu nó thì không có được sự sáng tạo thì lại nằm ở vị trí số 10. Bởi vậy, nếu muốn thành công, bạn nên đảm bảo rằng mình là một người ra quyết định tốt. Hãy xem nhanh những nội dung liên quan.

Mặc dù việc ra quyết định xảy ra ở một thời điểm cụ thể, nhưng để hiểu rõ hơn về những thách thức có liên quan, chúng ta cần xem xét toàn bộ quá trình. Đây là một cách tiếp cận khá chuẩn xác:

1. Hiểu vấn đề Tìm mua: Kỹ Năng Ra Quyết Định Hiệu Quả TiKi Lazada Shopee

2. Tập hợp thông tin liên quan

3. Phân tích các thông tin đó

4. Rút ra điều gợi ý từ kết quả

5. Xác định các phương án

6. Quyết định phương án thực hiện

7. Hành động

Theo lịch sử, các chuyên gia tìm ra được kỹ năng thực hiện quá trình này một cách nhanh chóng và chắc chắn. Kinh nghiệm trước đây cho phép họ hoàn thành một cách hiệu quả ba nhiệm vụ đầu tiên, bởi vì họ biết những gì cần tìm kiếm. Họ sẽ hiểu được những thông tin và có thể áp dụng trong những tình huống khác nhau mà vẫn không vượt ra ngoài khuôn khổ. Đó là bản chất của sự hiểu biết “cách làm tốt nhất”, và nó được đánh giá cao, vì lí do chính đáng. Họ có sự đánh giá sâu sắc về cách thực hiện kế hoạch. Kỹ năng ra quyết định có vai trò quan trọng đối với tất cả các ngành nghề như luật sư, kỹ sư, nhà khoa học, bác sỹ, kiến trúc sư, tư vấn viên, doanh nhân hay những nhà lãnh đạo trong kinh doanh. Đây là con đường đến với sự công nhận và tôn trọng, và là yếu tố to lớn trong việc chứng minh giá trị của một người trong thương trường.

Hiện tại, chúng ta đang đứng giữa ranh giới của sự chuyển đổi. Tôi biết rằng, cụm từ “chuyển đổi” đã bị quá lạm dụng khi dùng để mô tả về sự thay đổi nhỏ của các công ty. Chuyển đổi thực sự là khi một tờ giấy được đặt trên một ngọn lửa - không thể quay trở lại như ban đầu. Tôi sử dụng từ “chuyển đổi” một cách có chủ ý, bởi vì sẽ không có đường lùi cho những gì đang diễn ra. Nó đã bắt đầu, và đến khi nó thực sự kết thúc, về cơ bản nó sẽ thay đổi cách chúng ta tạo nên giá trị. Câu hỏi đặt ra là, bạn sẽ theo kịp chứ?

Năm 1987, với vai trò là một sỹ quan mới tốt nghiệp ở Lực lượng Không quân Hoàng gia, chịu trách nhiệm liên lạc và trợ giúp điều hướng trong một căn cứ không quân, tôi từng cập nhật các kế hoạch dự phòng để giải quyết thiệt hại có thể gây ra bởi cuộc không kích của địch. Khi hoàn thành từng phần, nó sẽ được gửi tới cho văn phòng đánh máy; sau đó, khi nó được trả lại, tôi đọc để tìm lỗi và gửi lại trang nào có lỗi để đánh máy lại một lần nữa. Việc đó tốn nhiều thời gian, không hiệu quả và khá tẻ nhạt, nhưng tôi đã không nhận ra rằng, sau đó - tôi chỉ đang làm công việc của mình thôi.

Đó là khoảng thời gian tôi nhận được chiếc máy tính đầu tiên của mình, khi đó tôi đã nghĩ, “Mình cần làm gì với nó?” Tôi am hiểu tương đối về công nghệ khi có một tấm bằng kỹ sư, với đồ án tốt nghiệp liên quan đến việc viết mã máy tính, để tôi có thể kiểm soát một phần của hệ thống sản xuất, nhưng tôi vẫn không thể dự tính được mình sẽ sử dụng một chiếc máy tính trong công việc như thế nào, chưa kể đến việc công suất tính toán có thể thay đổi thế giới công việc ra sao (tôi sẽ nói về thách thức này đối với việc ra quyết định của chúng ta, điều được gọi là Nhận thức bị giới hạn (sẽ được đề cập ở phần sau của cuốn sách). Nhưng sự thiếu nhận thức trong những trường hợp như thế này sẽ ảnh hưởng tới kết quả làm việc, và chúng ta, đặc biệt là những nhân viên đánh máy kia, đều buộc phải thay đổi.

Sau này, khi máy tính cách mạng hóa quy trình sản xuất, sử dụng rô-bốt thay thế trong nhiều khâu, thì đối với nhiều chuyên gia và những người trong ngành công nghiệp dịch vụ, tác động của nó lại tương đối nhỏ. Không có nhiều người bị mất việc làm hay phải thay đổi bản chất công việc - họ chỉ làm việc nhanh hơn thông qua giao diện máy tính. Hiện tại với sự hỗ trợ của máy tính, chúng ta sẽ tiếp cận được với nhiều dữ liệu hơn. Tuy nhiên nếu dự đoán sai, sự thay đổi sẽ chỉ giống như một gợn sóng trên đại dương, bởi Trí tuệ nhân tạo (AI) đang đến, và với sự xuất hiện của nó, nhiều công việc sẽ nhanh chóng mất đi.

Chỉ cần nghĩ xem một cái máy thông minh sẽ làm gì để đưa ra quyết định. Chúng có thể sẽ vượt trội hơn cả những chuyên gia thuộc giai đoạn hai và ba của quá trình ra quyết định, 2 giai đoạn mà có nhiều chuyên gia có kỹ năng nhất. Chúng có thể tiếp thu nhanh hơn và chính xác hơn, không cạn kiệt năng lượng, chúng có khả năng ghi nhớ hoàn hảo, thậm chí, chúng còn có tư duy thông minh hơn cả con người trong những tình huống nguy cấp như chẩn đoán y khoa. Hơn nữa, chúng không chịu sự tác động của những vấn đề có thể ảnh hưởng đến con người. (tôi sẽ giới thiệu với bạn trong cuốn sách này). Còn bao lâu nữa trước khi các vấn đề kinh doanh phức tạp được phát hiện, các hành động được đề xuất, bởi một bộ máy.

Nếu đó là toàn bộ câu chuyện, thì chúng ta sẽ gặp rắc rối lớn. Sự suy giảm trong khả năng tạo ra giá trị của chúng ta hầu như hoàn toàn không thể tránh khỏi - câu hỏi là “khi nào”, chứ không phải “nếu”. Tuy nhiên, có những thứ mà chỉ con người mới có khả năng làm; các kỹ năng mà máy móc không có khả năng thực hiện trong một thời điểm cụ thể, hoặc là vô thời hạn. Chúng bao gồm khả năng hiểu những khái niệm và tình huống mới, khả năng kết nối với con người ở mức độ tình cảm, và khả năng sáng tạo, đổi mới và phát minh. Chúng ta cần nắm được những thế mạnh này, và điều thú vị là vì nhịp độ thay đổi của thế giới đang tăng, dẫn đầu bởi các công nghệ tiên tiến như là các hệ thống AI, cho nên yêu cầu về những khả năng này của con người cũng tăng.

Điều này đặc biệt đúng trong việc ra quyết định ở các lĩnh vực khác nhau, nơi mà việc đáp ứng được những nhu cầu và thách thức của thế giới mới sẽ không chỉ giới hạn trong những vấn đề bạn có thể xử lý mà còn nhiều hơn thế. Những biến động phức tạp và mơ hồ này, đã trở thành chủ đề phổ biến cho các bài báo về lãnh đạo và kinh doanh trong những năm qua. Trong cuốn sách này, tôi sẽ chỉ cho bạn biết tại sao những thách thức tạo ra bởi một môi trường khó lường thì không thể được đáp ứng bởi hình thức ra quyết định như đã nói ở trên, và điều mà bạn cần làm để thay thế. Chúng ta sẽ xem xét một vài khả năng mà bạn có thể làm gia tăng giá trị, cho dù công nghệ có mang tới bất cứ điều gì.

Điều mà tôi hy vọng thể hiện một điều rằng khả năng nhận thức và tư duy khác biệt nằm trong tầm tay của chúng ta đang dần trở nên quan trọng trong việc ra quyết định hơn bất cứ sự hiểu biết nào của bạn từ trước tới nay.

Đó là tin vui. Tin không vui là không có nhiều cố gắng phát triển khả năng cần có trong thế giới mới này, hoặc thậm chí biết cách để bắt đầu làm như vậy. Để thành công, bạn sẽ cần sự tập trung khác biệt vào những điều bạn được dạy từ khi còn ngồi ở ghế nhà trường, và những điều đã được xã hội công nhận và tưởng thưởng. Bạn cũng sẽ cần đến một cách tiếp cận khác với những điều chúng ta vẫn luôn được dạy. Nó không thực sự là “phương pháp” hay “kỹ thuật” - cách tiếp cận này cần một cuốn bách khoa toàn thư bao gồm tất cả các khía cạnh. Nó là sự tổng hợp của các nguyên tắc, dựa trên những kiến thức đáng tin cậy về cách trí não chúng ta hoạt động, cho bạn biết những gì đang diễn ra và những gì sẽ tới.

Tôi sẽ tìm cách giải quyết vấn đề đó trong cuốn sách này. Mỗi chương sẽ giới thiệu một nguyên tắc, tôi tin mỗi nguyên tắc đều quan trọng cho việc phát triển các kỹ năng ra quyết định cần có trong tương lai. Chúng được trình bày theo một cấu trúc khuôn khổ sẽ giúp bạn thấu hiểu sâu sắc về mối liên hệ của chúng. Với những hiểu biết ngày càng tăng cao, bạn sẽ biết phải làm gì, tại sao, còn việc thực hiện chúng “như thế nào” để dễ dàng hơn sẽ được tôi mô tả trong Phần 3.

Tôi hi vọng bạn sẽ thích cuốn sách này, thấy nó thú vị và rằng nó sẽ thách thức một số niềm tin đã hình thành trong bạn, bởi là cách hữu hiệu để thúc đẩy sự học hỏi. Quan trọng hơn, đây là thời đại chỉ biết không thôi là chưa đủ - chúng ta phải hành động - nên tôi mong cuốn sách sẽ truyền cảm hứng cho bạn thực hiện các công việc cá nhân cần thiết để đưa ra các nguyên tắc mà bạn sẽ áp dụng vào thực tế. Hãy biết rằng nếu bạn không làm gì cả, thì đó cũng vẫn là một quyết định - một quyết định ủng hộ nguyên trạng. Đó là một quyết định đặt sự thoải mái lên trước cơ hội. Và sau này bạn sẽ nhận ra rằng, đó là một quyết định sẽ đặt bạn vào nguy cơ thức dậy vào một ngày và nhận ra rằng thế giới đã và đang thay đổi, rằng bạn không tận dụng được nó. Hoặc, thay vào đó, bạn có thể quyết định đón đầu, từ đó bắt đầu tích lũy lợi ích và sẵn sàng lực lượng khi sự biến đổi sắp tới “va” vào chúng ta.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kỹ Năng Ra Quyết Định Hiệu Quả PDF của tác giả Michael Nicolas nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Nóng Giận Là Bản Năng, Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh (Tống Mặc)
Sai lầm lớn nhất của chúng ta là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, càng là người thân càng dễ gây thương tổn. Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc lộ hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu bản lĩnh. Suy cho cùng, tất cả những cảm xúc tiêu cực của con người đều là sự phẫn nộ dành cho bất lực của bản thân. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận. Đem một nắm muối bỏ vào cốc nước, cốc nước trở nên mặn chát. Đem một nắm muối bỏ vào hồ nước, hồ nước vẫn ngọt lành. Lòng người cũng vậy, càng nông cạn càng dễ biến chất, càng sâu sắc càng khó lung lay. Ý nghĩa của đời người không ngoài việc tu tâm dưỡng tính, để mở lòng ra bao la như biển hồ, trước những nắm muối thị phi của cuộc đời vẫn thản nhiên không xao động. “Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh” là từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng một trái tim trong sáng: -Từ bỏ “tham” - bớt một phần ham muốn, thêm một phần tự do. Tìm mua: Nóng Giận Là Bản Năng, Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh TiKi Lazada Shopee -Từ bỏ “sân” - bớt một phần tranh chấp, thêm một phần ung dung. -Từ bỏ “si” - bớt một phần mê muội, thêm một phần tĩnh tâm. Cuốn sách là tập hợp những bài học, lời tâm sự về nhân sinh, luận về cuộc đời của đại sư Hoằng Nhất - vị tài tử buông mọi trần tục để quy y cửa Phật, người được mệnh danh tinh thông kim cổ và cũng có tầm ảnh hưởng lớn trong Phật giáo. Trưởng thành, hãy để lòng rộng mở, tiến gần đến chữ “Người”, học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời như ngọn lửa, tưởng thiêu rụi được kẻ thù mà thực ra lại làm bỏng tay ta trước.*** Người xưa có câu: “Nổi giận là bản năng, kiểm soát nóng giận là bản lĩnh”. Con người ở vào lúc nóng giận sẽ không có lý trí và nói những lời làm tổn thương người khác. Sai lầm lớn nhất của chúng ta là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, càng là người thân càng dễ gây thương tổn. Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc lộ hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu bản lĩnh. Suy cho cùng, tất cả những cảm xúc tiêu cực của con người đều là sự phẫn nộ dành cho sự bất lực của bản thân. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận. Một người có cảm xúc ổn định thì vẻ mặt thường sẽ ôn hòa khiến người khác dễ chịu giống như được một cơn gió mát thổi qua, giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Trái lại, một người động một chút là nổi giận thì ai gặp cũng không ưa nổi, trốn tránh. Đem một nắm muối bỏ vào cốc nước, cốc nước trở nên mặn chát. Đem một nắm muối bỏ vào hồ nước, hồ nước vẫn ngọt lành. Lòng người cũng vậy, càng nông cạn càng dễ biến chất, càng sâu sắc càng khó lung lay. Ý nghĩa của đời người không ngoài việc tu tâm dưỡng tính, để mở lòng ra bao la như biển hồ, trước những nắm muối thị phi của cuộc đời vẫn thản nhiên không xao động. Con người sống đều là đang “vác nặng” Có câu nói rất hay rằng: “Con người sống đều là đang “vác nặng” mà tiến về phía trước.” Con người khi đến một độ tuổi nhất định cần phải học được cách buông bỏ những gì cần buông bỏ và giữ lấy những gì nên quý trọng. Người trưởng thành cần phải ném bỏ một số loại "đồ vật” trên hành trang của mình, như những người bạn “hư tình giả ý”, những thú vui rượu chè vô nghĩa, những câu chuyện phiếm vô dụng. Thay vào đó, phải biết nắm giữ và trân quý sự tự tin, tấm lòng lương thiện, khiêm tốn, giản dị… Từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng một trái tim trong sáng Từ bỏ “tham” - bớt một phần ham muốn, thêm một phần tự do. Từ bỏ “sân” - bớt một phần tranh chấp, thêm một phần ung dung. Từ bỏ “si” - bớt một phần mê muội, thêm một phần tĩnh tâm. Cuốn sách của Tống Mặc (Hà Giang dịch) là tập hợp những bài học, lời tâm sự về nhân sinh, luận về cuộc đời của đại sư Hoằng Nhất - vị tài tử buông mọi trần tục để quy y cửa Phật, người được mệnh danh tinh thông kim cổ và cũng có tầm ảnh hưởng lớn trong Phật giáo. Trưởng thành, hãy để lòng rộng mở, tiến gần đến chữ Người, học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời như ngọn lửa, tưởng thiêu rụi được kẻ thù mà thực ra lại làm bỏng tay ta trước. Những bài học về nhân sinh Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh là cuốn sách thiên về tư duy và sống đẹp. Chúng ta luôn có những sai lầm và sai lầm lớn nhất của chúng ta là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, nói toạc ra những lời không hay… Nội dung cuốn sách là tập hợp những bài học, lời tâm sự về nhân sinh cách loại bỏ “tam độc” (tham, sân, si) và tu dưỡng 1 trái tim trong sáng để sống 1 đời bình thản. Con người sống đều là đang “vác nặng” Từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng một trái tim trong sáng Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh 1. Đừng lo lắng, mọi chuyện sẽ ổn thôi 2. Đừng sợ, bầu trời sẽ không sụp đổ 3. Đừng hối hận, ai mà không từng làm sai 4. Đừng thất vọng, cơ hội rồi sẽ đến 5. Đừng buông bỏ, ánh sáng ở cuối đường hầm 6. Đừng tức giận, hãy học cách rộng lượng khoan hồng *** Nhắc tới đại sư Hoằng Nhất[1], nhiều người sẽ lập tức nhớ tới một cái tên khác - Lý Thúc Đồng. Ngài xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có, hồi còn trẻ ăn ngon, mặc đẹp, thích rất nhiều thứ thuộc nhiều lĩnh vực như âm nhạc, hý kịch, mỹ thuật, thơ ca, khắc ấn, vàng bạc đá quý, thư pháp, giáo dục, triết học, dù là lĩnh vực nào ngài đều có trình độ hơn người. “Trường đình ngoại, cổ đạo biên Phương thảo bích liên thiên” (Tạm dịch: Ngoài trường đình, bên đường cũ, Cỏ thơm xanh tận chân trời.) Bài thơ “Tống biệt” đã làm cảm động biết bao người. Tuy nhiên, một tài tử tuyệt thế như vậy, tới độ trung niên lại đột ngột từ bỏ hồng trần, xuất gia đi tu, sống cuộc đời tăng lữ khổ hành với một chiếc cà sa, một cây trượng, chịu đạm bạc, ôm quạnh hiu. Trong 24 năm, từ lúc đại sư xuất gia tới khi viên tịch, ngài đã chuyên tâm tu hành, dày công nghiên cứu Phật học, phát huy mạnh mẽ Phật pháp, phổ độ chúng sinh, giúp cho Phật Giáo Nam Sơn Luật Tông thất truyền nhiều năm được phục hưng. Ngài được đệ tử Phật môn tôn là thế tổ đời thứ 11 của Luật Tông, để lại cho người đời của cải tinh thần vô tận. Tại sao đại sư Hoằng Nhất lại xuất gia, là vì ngài đã chán ngán với trần thế, hay vì ngài đã nhìn thấu nhân sinh? Rất nhiều người không hiểu được. Khi còn sống, đại sư có một câu nói, “Lấy tinh thần xuất thế, để làm sự nghiệp nhập thế”, đây có thể coi là lời giải thích hay nhất cho việc ngài xuất gia. Còn nói tới duyên cớ xuất gia, chính đại sư từng nói thế này: “Có không ít người phỏng đoán nguyên nhân tôi xuất gia, hơn nữa còn tranh luận rất nhiều. Tôi không muốn đi thông cáo với thiên hạ tại sao tôi xuất gia, vì mỗi người khi làm việc gì, đều có nguyên tắc, hứng thú, phương thức và cách lý giải của riêng họ, những thứ này sẽ không bao giờ giống nhau, cũng có thể nói người khác sẽ không thể hiểu được, vậy nên dứt khoát không nói ra, dần dần người khác cũng sẽ quên nó đi. Còn về tâm tư tôi lúc đó, tôi nghĩ phần nhiều là vì tôi muốn theo đuổi một cách thức cao hơn, lý tưởng hơn, để giáo hóa bản thân và người đời!” Nửa đời trước của đại sư Hoằng Nhất, ngài đã sống rất sôi nổi, tất cả những việc mà bản thân yêu thích, ngài đều làm từng việc một; tất cả những khổ đau mà bản thân nên gánh chịu, ngài cũng đã gánh chịu hết. Từ nhỏ ngài đã mất cha, sau khi lớn lên thì mất mẹ. Ở Nhật Bản, ngài gặp được người phụ nữ làm mình động lòng và đã mạnh dạn theo đuổi. Thân là thầy giáo, ngài đã làm tốt nhất có thể, thậm chí còn nguyện từ bỏ tu hành vì học phí của học trò, nỗ lực làm việc kiếm tiền giúp cậu học trò hoàn thành sự nghiệp học tập. Có người sẽ không hiểu được tại sao đại sư lại phải từ bỏ xuất gia tu hành, chỉ có đại sư mới biết, nếu không từ bỏ sẽ không có cách nào thực hiện được lý tưởng giáo hóa bản thân và người đời. Cũng giống như việc chúng ta cầm quá nhiều thứ trong tay, nếu không biết bỏ xuống thì sẽ càng ngày càng nặng, hơn thế nếu gặp được thứ gì thấy thích hơn, sẽ phát hiện ra rằng mình không thể đưa tay đón nhận chúng nữa. Lúc này, chỉ có bỏ thứ đang cầm trong tay xuống, mới có được thứ mới. Nếu một người vừa muốn đạt tới cảnh giới cao nhất của việc tu hành, lại không nỡ buông bỏ gia đình và tất cả những thứ thuộc về trần thế, vậy chẳng qua cũng chỉ là một câu nói suông mà thôi. Sau khi xuất gia, đại sư đã buông bỏ tất cả những thứ thuộc về trần thế, tình nguyện sống một cuộc đời thanh đạm khổ hạnh mà người thường khó lòng tưởng tượng được, tự trải nghiệm lĩnh hội đời người. Chúng ta thường nói, không phải tôi muốn có nhiều phiền não như vậy, chỉ là vì đời người có quá nhiều vướng bận và nhiều chuyện bất lực. Thật ra, đời người không gì không thể buông bỏ, nhỏ thì là bất hòa giữa làng xóm với nhau, lớn thì là sống chết, bạn có buông bỏ hay không, kết cục cũng không có gì thay đổi. Cái khác biệt là, người buông bỏ được sẽ nhận về sự thoải mái và vui vẻ, còn người không buông bỏ được chỉ có thể cõng gánh nặng cả đời mà sống, không được vui vẻ. Vậy thì, hãy để đại sư dạy chúng ta làm sao để buông bỏ đi!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nóng Giận Là Bản Năng, Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh PDF của tác giả Tống Mặc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Nóng Giận Là Bản Năng, Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh (Tống Mặc)
Sai lầm lớn nhất của chúng ta là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, càng là người thân càng dễ gây thương tổn. Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc lộ hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu bản lĩnh. Suy cho cùng, tất cả những cảm xúc tiêu cực của con người đều là sự phẫn nộ dành cho bất lực của bản thân. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận. Đem một nắm muối bỏ vào cốc nước, cốc nước trở nên mặn chát. Đem một nắm muối bỏ vào hồ nước, hồ nước vẫn ngọt lành. Lòng người cũng vậy, càng nông cạn càng dễ biến chất, càng sâu sắc càng khó lung lay. Ý nghĩa của đời người không ngoài việc tu tâm dưỡng tính, để mở lòng ra bao la như biển hồ, trước những nắm muối thị phi của cuộc đời vẫn thản nhiên không xao động. “Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh” là từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng một trái tim trong sáng: -Từ bỏ “tham” - bớt một phần ham muốn, thêm một phần tự do. Tìm mua: Nóng Giận Là Bản Năng, Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh TiKi Lazada Shopee -Từ bỏ “sân” - bớt một phần tranh chấp, thêm một phần ung dung. -Từ bỏ “si” - bớt một phần mê muội, thêm một phần tĩnh tâm. Cuốn sách là tập hợp những bài học, lời tâm sự về nhân sinh, luận về cuộc đời của đại sư Hoằng Nhất - vị tài tử buông mọi trần tục để quy y cửa Phật, người được mệnh danh tinh thông kim cổ và cũng có tầm ảnh hưởng lớn trong Phật giáo. Trưởng thành, hãy để lòng rộng mở, tiến gần đến chữ “Người”, học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời như ngọn lửa, tưởng thiêu rụi được kẻ thù mà thực ra lại làm bỏng tay ta trước.*** Người xưa có câu: “Nổi giận là bản năng, kiểm soát nóng giận là bản lĩnh”. Con người ở vào lúc nóng giận sẽ không có lý trí và nói những lời làm tổn thương người khác. Sai lầm lớn nhất của chúng ta là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, càng là người thân càng dễ gây thương tổn. Cái gì cũng nói toạc ra, cái gì cũng bộc lộ hết không phải là thẳng tính, mà là thiếu bản lĩnh. Suy cho cùng, tất cả những cảm xúc tiêu cực của con người đều là sự phẫn nộ dành cho sự bất lực của bản thân. Nếu bạn đúng, bạn không cần phải nổi giận. Nếu bạn sai, bạn không có tư cách nổi giận. Một người có cảm xúc ổn định thì vẻ mặt thường sẽ ôn hòa khiến người khác dễ chịu giống như được một cơn gió mát thổi qua, giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Trái lại, một người động một chút là nổi giận thì ai gặp cũng không ưa nổi, trốn tránh. Đem một nắm muối bỏ vào cốc nước, cốc nước trở nên mặn chát. Đem một nắm muối bỏ vào hồ nước, hồ nước vẫn ngọt lành. Lòng người cũng vậy, càng nông cạn càng dễ biến chất, càng sâu sắc càng khó lung lay. Ý nghĩa của đời người không ngoài việc tu tâm dưỡng tính, để mở lòng ra bao la như biển hồ, trước những nắm muối thị phi của cuộc đời vẫn thản nhiên không xao động. Con người sống đều là đang “vác nặng” Có câu nói rất hay rằng: “Con người sống đều là đang “vác nặng” mà tiến về phía trước.” Con người khi đến một độ tuổi nhất định cần phải học được cách buông bỏ những gì cần buông bỏ và giữ lấy những gì nên quý trọng. Người trưởng thành cần phải ném bỏ một số loại "đồ vật” trên hành trang của mình, như những người bạn “hư tình giả ý”, những thú vui rượu chè vô nghĩa, những câu chuyện phiếm vô dụng. Thay vào đó, phải biết nắm giữ và trân quý sự tự tin, tấm lòng lương thiện, khiêm tốn, giản dị… Từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng một trái tim trong sáng Từ bỏ “tham” - bớt một phần ham muốn, thêm một phần tự do. Từ bỏ “sân” - bớt một phần tranh chấp, thêm một phần ung dung. Từ bỏ “si” - bớt một phần mê muội, thêm một phần tĩnh tâm. Cuốn sách của Tống Mặc (Hà Giang dịch) là tập hợp những bài học, lời tâm sự về nhân sinh, luận về cuộc đời của đại sư Hoằng Nhất - vị tài tử buông mọi trần tục để quy y cửa Phật, người được mệnh danh tinh thông kim cổ và cũng có tầm ảnh hưởng lớn trong Phật giáo. Trưởng thành, hãy để lòng rộng mở, tiến gần đến chữ Người, học được cách bao dung, học được cách khống chế cảm xúc. Đừng để những xúc động nhất thời như ngọn lửa, tưởng thiêu rụi được kẻ thù mà thực ra lại làm bỏng tay ta trước. Những bài học về nhân sinh Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh là cuốn sách thiên về tư duy và sống đẹp. Chúng ta luôn có những sai lầm và sai lầm lớn nhất của chúng ta là đem những tật xấu, những cảm xúc tiêu cực trút bỏ lên những người xung quanh, nói toạc ra những lời không hay… Nội dung cuốn sách là tập hợp những bài học, lời tâm sự về nhân sinh cách loại bỏ “tam độc” (tham, sân, si) và tu dưỡng 1 trái tim trong sáng để sống 1 đời bình thản. Con người sống đều là đang “vác nặng” Từ bỏ “tam độc”, tu dưỡng một trái tim trong sáng Nóng giận là bản năng, tĩnh lặng là bản lĩnh 1. Đừng lo lắng, mọi chuyện sẽ ổn thôi 2. Đừng sợ, bầu trời sẽ không sụp đổ 3. Đừng hối hận, ai mà không từng làm sai 4. Đừng thất vọng, cơ hội rồi sẽ đến 5. Đừng buông bỏ, ánh sáng ở cuối đường hầm 6. Đừng tức giận, hãy học cách rộng lượng khoan hồng *** Nhắc tới đại sư Hoằng Nhất[1], nhiều người sẽ lập tức nhớ tới một cái tên khác - Lý Thúc Đồng. Ngài xuất thân trong một gia đình thương nhân giàu có, hồi còn trẻ ăn ngon, mặc đẹp, thích rất nhiều thứ thuộc nhiều lĩnh vực như âm nhạc, hý kịch, mỹ thuật, thơ ca, khắc ấn, vàng bạc đá quý, thư pháp, giáo dục, triết học, dù là lĩnh vực nào ngài đều có trình độ hơn người. “Trường đình ngoại, cổ đạo biên Phương thảo bích liên thiên” (Tạm dịch: Ngoài trường đình, bên đường cũ, Cỏ thơm xanh tận chân trời.) Bài thơ “Tống biệt” đã làm cảm động biết bao người. Tuy nhiên, một tài tử tuyệt thế như vậy, tới độ trung niên lại đột ngột từ bỏ hồng trần, xuất gia đi tu, sống cuộc đời tăng lữ khổ hành với một chiếc cà sa, một cây trượng, chịu đạm bạc, ôm quạnh hiu. Trong 24 năm, từ lúc đại sư xuất gia tới khi viên tịch, ngài đã chuyên tâm tu hành, dày công nghiên cứu Phật học, phát huy mạnh mẽ Phật pháp, phổ độ chúng sinh, giúp cho Phật Giáo Nam Sơn Luật Tông thất truyền nhiều năm được phục hưng. Ngài được đệ tử Phật môn tôn là thế tổ đời thứ 11 của Luật Tông, để lại cho người đời của cải tinh thần vô tận. Tại sao đại sư Hoằng Nhất lại xuất gia, là vì ngài đã chán ngán với trần thế, hay vì ngài đã nhìn thấu nhân sinh? Rất nhiều người không hiểu được. Khi còn sống, đại sư có một câu nói, “Lấy tinh thần xuất thế, để làm sự nghiệp nhập thế”, đây có thể coi là lời giải thích hay nhất cho việc ngài xuất gia. Còn nói tới duyên cớ xuất gia, chính đại sư từng nói thế này: “Có không ít người phỏng đoán nguyên nhân tôi xuất gia, hơn nữa còn tranh luận rất nhiều. Tôi không muốn đi thông cáo với thiên hạ tại sao tôi xuất gia, vì mỗi người khi làm việc gì, đều có nguyên tắc, hứng thú, phương thức và cách lý giải của riêng họ, những thứ này sẽ không bao giờ giống nhau, cũng có thể nói người khác sẽ không thể hiểu được, vậy nên dứt khoát không nói ra, dần dần người khác cũng sẽ quên nó đi. Còn về tâm tư tôi lúc đó, tôi nghĩ phần nhiều là vì tôi muốn theo đuổi một cách thức cao hơn, lý tưởng hơn, để giáo hóa bản thân và người đời!” Nửa đời trước của đại sư Hoằng Nhất, ngài đã sống rất sôi nổi, tất cả những việc mà bản thân yêu thích, ngài đều làm từng việc một; tất cả những khổ đau mà bản thân nên gánh chịu, ngài cũng đã gánh chịu hết. Từ nhỏ ngài đã mất cha, sau khi lớn lên thì mất mẹ. Ở Nhật Bản, ngài gặp được người phụ nữ làm mình động lòng và đã mạnh dạn theo đuổi. Thân là thầy giáo, ngài đã làm tốt nhất có thể, thậm chí còn nguyện từ bỏ tu hành vì học phí của học trò, nỗ lực làm việc kiếm tiền giúp cậu học trò hoàn thành sự nghiệp học tập. Có người sẽ không hiểu được tại sao đại sư lại phải từ bỏ xuất gia tu hành, chỉ có đại sư mới biết, nếu không từ bỏ sẽ không có cách nào thực hiện được lý tưởng giáo hóa bản thân và người đời. Cũng giống như việc chúng ta cầm quá nhiều thứ trong tay, nếu không biết bỏ xuống thì sẽ càng ngày càng nặng, hơn thế nếu gặp được thứ gì thấy thích hơn, sẽ phát hiện ra rằng mình không thể đưa tay đón nhận chúng nữa. Lúc này, chỉ có bỏ thứ đang cầm trong tay xuống, mới có được thứ mới. Nếu một người vừa muốn đạt tới cảnh giới cao nhất của việc tu hành, lại không nỡ buông bỏ gia đình và tất cả những thứ thuộc về trần thế, vậy chẳng qua cũng chỉ là một câu nói suông mà thôi. Sau khi xuất gia, đại sư đã buông bỏ tất cả những thứ thuộc về trần thế, tình nguyện sống một cuộc đời thanh đạm khổ hạnh mà người thường khó lòng tưởng tượng được, tự trải nghiệm lĩnh hội đời người. Chúng ta thường nói, không phải tôi muốn có nhiều phiền não như vậy, chỉ là vì đời người có quá nhiều vướng bận và nhiều chuyện bất lực. Thật ra, đời người không gì không thể buông bỏ, nhỏ thì là bất hòa giữa làng xóm với nhau, lớn thì là sống chết, bạn có buông bỏ hay không, kết cục cũng không có gì thay đổi. Cái khác biệt là, người buông bỏ được sẽ nhận về sự thoải mái và vui vẻ, còn người không buông bỏ được chỉ có thể cõng gánh nặng cả đời mà sống, không được vui vẻ. Vậy thì, hãy để đại sư dạy chúng ta làm sao để buông bỏ đi!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Nóng Giận Là Bản Năng, Tĩnh Lặng Là Bản Lĩnh PDF của tác giả Tống Mặc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Người Nhạy Cảm Món Quà Hay Lời Nguyền (Elaine N. Aron)
“NHẠY CẢM” KHÔNG PHẢI LÀ CÁI TỘI! Bạn là người có đời sống nội tâm phức tạp? Đôi khi bạn cảm thấy dường như không ai hiểu được mình? Bạn cũng là kiểu người thường để ý đến cái nhìn của người khác? Luôn cố gắng làm mọi thứ thật tốt, nhưng cũng vì vậy mà khiến bản thân không vui? Tìm mua: Người Nhạy Cảm Món Quà Hay Lời Nguyền TiKi Lazada Shopee Vậy rất có thể bạn là kiểu người CỰC KỲ NHẠY CẢM (Highly Sensitive Person), và có đến 15-20% dân số thế giới là người giống bạn cơ, nên đừng lo, cũng đừng sợ, bạn không phải KẺ KỲ LẠ DUY NHẤT. Người nhạy cảm được sinh ra với những xúc cảm tinh tế và mãnh liệt hơn người khác: dễ khóc, dễ cười, dễ đồng cảm với người khác, đôi khi thích thu mình, đôi khi lại muốn hòa nhập cùng mọi người, suy nghĩ về nhiều thứ, dễ cảm thấy lạc lõng, chỉ một kích thích nhỏ cũng khiến tinh thần bất ổn… Bạn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày, nhất là việc kiểm soát cảm xúc. Cũng bởi vậy mà đôi khi người cực kì nhạy cảm (HSP) trở thành những kẻ lập dị trong mắt mọi người, dễ bị người khác hiểu nhầm là kiểu người thái quá, giả tạo, và bị số đông xa lánh. “Người nhạy cảm - món quà hay lời nguyền” là CUỐN SÁCH ĐẦU TIÊN CÔNG NHẬN GIÁ TRỊ CỦA SỰ NHẠY CẢM và xem đó như một điều thiết yếu cho xã hội. Cuốn sách sẽ cho bạn thấy: Bạn không phải kẻ lập dị, càng không phải giả tạo. Bạn đơn chỉ là một người nhạy cảm Thấu hiểu để đồng cảm với bản thân nhiều hơn Bạn khác biệt nhưng bạn có giá trị của riêng mình “Người nhạy cảm - món quà hay lời nguyền” với tên gốc Highly Sensitive Person đã: Tiêu thụ hàng triệu bản trên khắp thế giới, có mặt tại hàng chục quốc gia, trở thành INTERNATONAL BESTSELLER. Mang lại thành công vang dội cho tác giả - tiến sĩ Elaine N Aron với những giải thưởng, sự ghi nhận danh giá Một trong số ít những cuốn sách được nhiều người nổi tiếng trên thế giới đặc biệt đánh giá cao như tác giả John Gray, Riane Eisler, ca sĩ kiêm nhạc sĩ đình đám Alanis Morissette… Ai cũng mang trong mình những giá trị khác biệt từ khi sinh ra và điều đó tạo nên màu sắc cho thế giới này. Vậy nhạy cảm là món quà hay lời nguyền? Chắc bạn cũng đã có câu trả lời cho riêng mình rồiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Nhạy Cảm Món Quà Hay Lời Nguyền PDF của tác giả Elaine N. Aron nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Người Dám Cho Đi (Bob Burg)
Người dám cho đi là một câu chuyện của người thanh niên đầy tham vọng tên Joe. Anh là một người dám dấn thân, nhưng đôi khi Joe vẫn cảm thấy càng làm việc gấp rút và cật lực, anh càng khó đạt được những mục tiêu hơn. Để cứu lấy doanh số quý thứ 3 liên tiếp thoát khỏi cảnh tồi tệ, Joe đã được giới thiệu đến gặp Pindar. Ông đã cho Joe nhiều lời khuyên quý giá từ những “người dám cho đi”. Nhờ ông và những người-dám-cho-đi, Joe đã nhận ra rằng “cho đi” không chỉ là bí quyết giúp công việc kinh doanh của anh tốt hơn, mà nó còn là con đường duy nhất để kinh doanh tốt. Quyển sách một lần nữa khẳng định làm giàu không phải là mục tiêu làm chúng ta trở nên thành công. Quy luật thứ nhất - Quy luật về Giá trị: Giá trị thực của bạn được quyết định bởi những giá trị mà bạn cho đi chứ không phải những giá trị mà bạn nhận được Quy luật thứ 2 - Quy luật của sự Bù đắp: Thu nhập của bạn được quyết định bởi số người mà bạn phục vụ và cung cách của sự phục vụ đó. Quy luật thứ 3 - Quy luật Ảnh hưởng: Ảnh hưởng của bạn được quyết định bởi mức độ mà bạn đặt quyền lợi của người khác lên trên quyền lợi của mình. Quy luật thứ 4 - Quy luật về Sống thật: Món quà quý nhất mà bạn có thể cho người khác chính là bản thân bạn. Tìm mua: Người Dám Cho Đi TiKi Lazada Shopee Quy luật thứ 5 - Quy luật của sự tiếp nhận: Chìa khoá của việc cho đi một cách hiệu quả chính là luôn sẵn sàng nhận lấy.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Người Dám Cho Đi PDF của tác giả Bob Burg nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.