Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lịch Sử Dân Tộc Mỹ (Howard Zinn)

Khác với nhiều cuốn sách về lịch sử nước Mỹ luôn nhìn nhận sự phát triển và tiến bộ thông qua những vĩ nhân, những sự kiện lớn, Howard Zinn (1920-2010), nhà sử học, nhà hoạt động xã hội, kịch tác gia người Mỹ đã viết về lịch sử của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ dưới một góc nhìn khác. Lịch sử dân tộc Mỹ theo quan điểm của Howard Zinn, phải là một lịch sử không lệ thuộc vào nhãn quan chính trị, quyền lực; không che giấu những xung đột lợi ích giữa kẻ đi chinh phạt và người bị xâm lược, giữa ông chủ và nô lệ, giữa các nhà tư bản và công nhân, giữa kẻ áp bức và người bị áp bức, cả về chủng tộc và giới tính…

Giống một người kể chuyện tài ba, ông đã dẫn dắt người đọc ngược thời gian, quay về thời điểm Christopher Columbus phát hiện châu Mỹ năm 1492. Sự kiện có sức ảnh hưởng thay đổi cả thế giới và tốn rất nhiều bút mực ấy đối với thổ dân Arawak chỉ là cuộc diệt chủng và chiếm hữu nô lệ không hơn không kém. Trong chương tiếp theo, viết về chế độ nô lệ của người Mỹ gốc Phi và người Anh nghèo tại mười ba thuộc địa, Zinn đã lý giải rằng “phương tiện” phân biệt chủng tộc được tạo ra là nhằm thực thi “mục đích” kinh tế. Bởi lẽ vấn đề phân biệt chủng tộc không phải “tự nhiên” khi có những bằng chứng rõ ràng về tình bạn và sự hợp tác giữa các nô lệ da đen và da trắng nhằm chống lại sự nô dịch.

Howard Zinn cũng miêu tả công cuộc chống đói nghèo và phong trào bình đẳng kinh tế tại các thuộc địa khi đó. Zinn cũng có cái nhìn khác về cội nguồn của cuộc Chiến tranh giành độc lập của Mỹ. Về những tác động của cuộc chiến đối với người Mỹ bản địa và sự bất bình đẳng tiếp tục tồn tại trong lòng Liên bang mới, Zinn chỉ ra “các chính phủ, bao gồm cả chính phủ liên bang, không hề trung lập, họ đại diện cho phía chi phối về lợi ích kinh tế, và hiến pháp của Mỹ được lập ra để phục vụ những lợi ích đó…”

Lần lượt, Zinn phác họa nên bức tranh chân thực về các cuộc tranh đấu: từ cuộc xung đột giữa chính phủ Mỹ với người Mỹ bản địa da đỏ khiến họ buộc phải di cư trong suốt thế kỷ XIX đến phong trào đấu tranh cho nữ quyền; cuộc chiến giữa Mexico và Mỹ, mà ông không ngần ngại kết luận rằng mục đích cuối cùng là nhằm bành trướng lãnh thổ; là những cuộc đấu tranh đòi chấm dứt chế độ nô lệ, mà theo ông, sau này sẽ phát triển thành phong trào chống lại chủ nghĩa tư bản; những lạm dụng và lũng đoạn quyền lực chính phủ của các tập đoàn và nỗ lực của giai cấp công nhân nhằm chống lại sự lũng đoạn đó; sự phát triển của các tập đoàn công nghiệp như đường sắt và ngân hàng đã chi phối nước Mỹ đồng hành với nạn tham nhũng của chính phủ…; những tranh đấu đòi đảm bảo mức lương tối thiểu, quy định ngày làm việc 8 giờ, cấm lao động trẻ em… Tất cả những cuộc đấu tranh đó đã góp phần định hình nên một nước Mỹ, một xã hội Mỹ như ngày nay.

Trong một bức thư trả lời phỏng vấn trên tờ New York Times, Zinn đã nói: “Tôi muốn những người trẻ tuổi hiểu rằng, chúng ta có một nước Mỹ tươi đẹp, nhưng nó đã được xây dựng từ những con người không được tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do trong Hiến pháp. Về cơ bản, người dân Mỹ được chăm sóc và bảo đảm, và lý tưởng cao nhất của chúng ta đã được chỉ rõ trong bản Tuyên ngôn Độc lập, rằng tất cả chúng ta đều có quyền bình đẳng trong ‘cuộc sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc’”… Tìm mua: Lịch Sử Dân Tộc Mỹ TiKi Lazada Shopee

Năm 2005, trên tờ The Progressive, Zinn viết: “Chúng ta không sinh ra để chỉ trích xã hội chúng ta đang tồn tại. Nhưng vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống của chúng ta (một tháng hay một năm), khi những sự kiện nhất định nào đó xuất hiện trước chúng ta, thức tỉnh và đưa ra cho ta câu hỏi về niềm tin vốn vẫn xác tín trong tâm trí, từ những thành kiến trong gia đình, nền giáo dục chính thống, các quan điểm của báo chí, truyền thông… Tất cả những điều đó dẫn đến một kết luận đơn giản rằng: chúng ta có một trách nhiệm lớn lao là phải đem lại sự thức tỉnh cho những người khác về thông tin mà họ không được biết, đó chính là tiềm năng giúp họ cân nhắc lại những ý tưởng vẫn tồn tại bấy lâu.”

Vì thế, Zinn cho rằng trong cuộc chiến tại Việt Nam, Hoa Kỳ đã vẽ ra một chiến thắng không tưởng, và kết quả tất yếu của những tham vọng chiến tranh đó, chính nhân dân Mỹ phải gánh chịu. Cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 cũng là hệ quả tất yếu từ những chính sách của chính phủ Hoa Kỳ tại nước ngoài, như việc chiếm đóng của quân đội Hoa Kỳ tại Arap Saudi, việc trừng phạt Iraq… Nhưng nỗi đau khổ và sự tàn bạo, như chính Zinn từng nói, đã thuộc về quá khứ, không phải là để xót thương nạn nhân và buộc tội những kẻ bạo tàn mà quan trọng là phải dành nước mắt và sự phẫn nộ cho hiện tại trước mắt, để tiếp tục sống, sáng tạo và phát triển không ngừng.

Lịch sử dân tộc Mỹ được đề cử cho giải thưởng American Book Award năm 1981, và kể từ lần xuất bản đầu tiên năm 1980, cuốn sách này đã được sử dụng làm giáo trình cho học sinh trung học và đại học Mỹ, đồng thời là một trong những tác phẩm đầy đủ nhất về lịch sử Mỹ. Lần theo dòng chảy lịch sử sống động trong cuốn sách, người đọc sẽ được tiếp cận lịch sử bằng thái độ quan sát của một người am hiểu, để biết thêm về những góc khuất trong lịch sử nước Mỹ, những điều người ta vẫn che giấu, lảng tránh hoặc bao phủ lên nó một bức màn bí ẩn… để hiểu rõ hơn về đất nước và con người Mỹ, để hiểu về Giấc mơ Mỹ chứ không chỉ là phán xét, bởi cả nước mắt, nỗi đau, căm hờn đều đã thuộc về quá khứ. Con đường từ dã man đến văn minh không bao giờ là con đường bằng phẳng. H. Balzac từng nói “Đằng sau mỗi gia tài vĩ đại bao giờ cũng là một tội ác lớn”, có lẽ đằng sau một quốc gia hùng mạnh là những khoảng tối chưa từng được biết đến. Và như chính Howard Zinn viết, nước Mỹ xây dựng trên máu và những tổn thương của người nghèo, người thiểu số… Với ông, nước Mỹ không chỉ được xây dựng bởi người da trắng mà cả người da đỏ, người da đen, người da màu; không chỉ được xây dựng bởi những vĩ nhân như George Washington, như Thomas Jefferson mà còn được xây dựng bởi cả những người dân bình thường… Quá khứ đau buồn đấy không mất đi, không bị quên lãng nhưng không phải là nỗi ám ảnh người Mỹ, và thử hỏi liệu có quốc gia nào không xây dựng trên những mất mát và đau thương đó? Sự khác biệt là, các thế hệ Mỹ đã xây dựng một đất nước trên tinh thần tiến bộ và phát triển: “Mỗi thế hệ Mỹ có một cam kết bất thành văn rằng, họ sẽ trao lại cho thế hệ sau một nước Mỹ tốt đẹp hơn mà họ nhận được từ thế hệ trước.”

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Dân Tộc Mỹ PDF của tác giả Howard Zinn nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

100 Nhà Quân Sự Có Ảnh Hưởng Nhất Đến Lịch Sử Thế Giới (Michael Lee Lanning)
Nhìn suốt dòng lịch sử nhân loại, thế giới đã trải qua biết bao cuộc chiến tranh khốc liệt, đẫm máu, để sau đó một trật tự mới được hình thành trên chính những đổ nát, đau thương đã trải qua. Cho nên dù nhìn dưới lăng kính nào chăng nữa, không thể không nhận ra vai trò vô cùng quan trong của các nhà quân sự lỗi lạc, như Hermutte F. Mawki đã nhấn mạnh: "Thống soái quân sự là người đứng đầu, nắm giữ vận mệnh quốc gia". Chính các vị thống soái có khả năng xoay chuyển cục diện chính trị, mang đến hòa bình và tự do cho hàng triệu con người, đã chứng tỏ nghệ thuật lãnh đạo quân sự xuất chúng, có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ tướng lĩnh thời sau. Một cách khách quan và chân thực, tác giả đã nêu bật những đặc điểm về cuộc đời, sự nghiệp, tính cách, chiến công tiêu biểu và những đóng góp về mặt chiến thuật chiến tranh, cũng như mưu lược lãnh đạo của 100 nhà quân sự tài ba lỗi lạc trải dài từ thế kỷ từ V TCN đến những năm 90 của thế kỷ XX, có ảnh hưởng lâu bền và xuyên suốt trong lịch sử chính trị thế giới.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 100 Nhà Quân Sự Có Ảnh Hưởng Nhất Đến Lịch Sử Thế Giới PDF của tác giả Michael Lee Lanning nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
100 Cuộc Chiến Lẫy Lừng Trong Lịch Sử Thế Giới (Lý Giải Nhân)
Theo dòng lịch sử, biết bao cuộc chiến tranh đã xảy ra, Có những cuộc chiến kéo dài hàng trăm năm, có những cuộc chiến chỉ diễn ra trong thời gian ngắn; có những cuộc chiến tranh lan rộng trên phạm vi toàn thế giới, cũng có những cuộc chiến chỉ nổ ra ở một khu vực cục bộ. Dù quy mô của các cuộc chiến lớn hay nhỏ, thời gian dài hay ngắn, cũng đều có chung một kết luận: Chiến tranh là tàn khốc. Những con số thống kê thương vong được tính hàng chục ngàn trở lên không chỉ là những con số mà chính là sinh mệnh. Trong cuốn sách này, điểm quan trọng nhất mà chúng ta cần lĩnh hội và nghiên cứu là làm thế nào để duy trì và bảo vệ hòa bình. Chiến tranh tàn khốc luôn có kể thắng người thua, Có ý kiến cho rằng, trong các cuộc chiến, nhân tố quyết định nhất là thống soái quân sự của hai bên. Chẳng hạn, Hạng Vũ và Lưu Bang cùng dấy binh chống lại vương triều nhà Tần, nhưng Lưu Bang biết người biết ta, tài trí mưu lược, nên đã chiến thắng được Hạng Vũ; cuộc chiến tranh cách mạng Trung Quốc cũng nhờ sự tài ba mưu lược vĩ đại của Mao Trạch Đông mới giành được thắng lợi. Chính nhờ những nhà lãnh đạo ưu tú này mới giành được chiến thắng nổi bật trong lịch sử. Lại có ý kiến cho rằng, trong chiến tranhs trang bị vũ khí mới là điều quan trọng nhất. Ngày xưa chiến đấu, thường sử dụng những vũ khí thô sơ như đao, kiếm, mâu...; sau khi phát minh ra thuốc súng, tác dụng và uy lực sát thương của vũ khí đã có sự vượt bậc về chất lượng; trong Chiến tranh thế giới lần 2, máy bay, rada, xe tăng, bom nguyên tử được sử dụng tối đa. Cùng với sự phát triển nhảy vọt về khoa học kỹ thuật hiện đại, thuyền bè, máy bay, vệ tinh nhân tạo đã được ứng dụng rộng rãi vào lĩnh vực quân sự, kẻ thắng người thua trong chiến tranh cũng được xác định nhờ vào khoa học kỹ thuật cao. Đương nhiên, nhân tố quyết định thắng thua trong chiến tranh có rất nhiều, ngoài năng lực tướng lĩnh chỉ huy và tầm quan trọng của các thiết bị vũ khí, còn có sự so sánh tương quan lực lượng hai bên về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật... Những cuộc chiến tranh liên miên dồn dập, sự thay thế của triều đại này bằng triều đại khác đã ảnh hưởng đến diễn tiến lịch sử và tiến trình phát triển của xã hội và văn minh nhân loại. Do đó, chúng ta đọc những câu chuyện chiến tranh chính là tìm hiểu quá trình phát triển của lịch sử thế giới. Đây cũng là lý do chính để chúng tôi biến soạn cuốn sách này, miêu tả tiến trình và sự phát triển lịch sử thành những câu chuyện chiến tranh, bằng lời lẽ sinh động, khái niệm chính xác và nội dung phù hợp để tái hiện lại toàn cảnh chiến tranh, đồng thời có ý nghĩa phân tích vị trí của các cuộc chiến tranh trong lịch sử quân sự. Tìm mua: 100 Cuộc Chiến Lẫy Lừng Trong Lịch Sử Thế Giới TiKi Lazada Shopee Lịch sử thôi thúc con người tiến bộ. Chúng ta đọc những câu chuyện về chiến tranh, tìm hiểu nguyên nhân khởi nguồn, sự phát triển và kết cục của chiến tranh, để từ đó làm phong phú vốn kiến thức bằng nền văn hóa quân sự quý báu cũng là điều hết sức cần thiết. *** Trận Kassas Cuộc Chiến Thành Troy Trận Marathon Trận Thermopylae Trận Hải Chiến Sarames Trận Peloponesus Cuộc Bao Vây Tấn Công Siracusa Trận Hải Chiến Tại Cửa Vịnh Corinth Cuộc Đông Chinh Của Alexandre Trận Chiến Ở Sông Jeherame Trận Keny Cuộc Khởi Nghĩa Spartacus Chiến Dịch Fasaro Trận Hải Chiến Acksin Trận Hestinse Trận Hải Chiến Sleis Trận Cressi Cuộc Chiến Giải Vây Orleans Cuộc Chiến Tranh Hurs Cuộc Chiến Tranh Bảo Vệ Thành Cruya Cuộc Chiến Tranh Hoa Hồng Trắng Và Hoa Hồng Đỏ Cuộc Hải Chiến Giữa Anh Và Tây Ban Nha Cuộc Chiến Tranh 30 Năm Cuộc Nội Chiến Nước Anh Cuộc Chiến Tranh Phương Bắc Trận Louisen Thắng Lợi Saratoca Chiến Dịch Yorktown Trận Pháo Valmir Những Cuộc Chiến Của Napoleon Trận Trên Biển Trafalgar Trận Austerlitz Trận Wateloo Cuộc Chiến Tranh Crimea Cuộc Bao Vây Sevastopol Cuộc Chiến Tranh Nam - Bắc Mỹ Trận Gettysburg Chiến Tranh Phổ - Pháp Cuộc Chiến Sedan Cuộc Khởi Nghĩa Công Xã Paris Cuộc Chiến Vịnh Manila Cuộc Chiến Tranh Anh - Bull Cuộc Chiến Trên Cảng Arthur Cuộc Chiến Trên Biển Tsuchima Chiến Tranh Thế Giới Lần Thứ Nhất Chiến Dịch Sông Marne Chiến Dịch Verdun Chiến Dịch Sông Somme Chiến Dịch Đông Phổ Cuộc Tấn Công Mùa Hè Năm 1916 Của Quân Nga Trận Hải Chiến Jutland Cuộc Chiến Tranh Tàu Ngầm Không Giới Hạn Cách Mạng Tháng 10 Nga Cuộc Nội Chiến Tây Ban Nha Chiến Tranh Thế Giới Thứ Ii Cuộc Chiến Tranh Đức-ba Lan Cuộc Rút Lui Dunkerque Trận Bristish Cuộc Chiến Tranh Liên Xô-đức Cuộc Chiến Tranh Bảo Vệ Moscow Trận Stalingrad Trận Chiến Kursk Trận Chiến Leningrad Chiến Dịch Alamein Trận Trân Châu Cảng Trận Hải Chiến Đảo Midway Trận Tranh Giành Đảo Guadalcana Cuộc Hải Chiến Vịnh Lirte Chiến Dịch Đảo Taryukyu Trận Đổ Bộ Vào Normandy Tấn Công Bằng Tên Lửa V Chiến Dịch Berlin Cuộc Tấn Công Vào Berlin Ném Bom Nguyên Tử Xuống Hiroshima Cuộc Chiến Tranh Liên Xô Và Nhật Phát Xít Nhật Đầu Hàng Cuộc Chiến Tranh Triều Tiên Viện Trợ Triều Tiên Chống Mỹ Chống Lại “trận Đồ Sát” Trên Chiến Trường Triều Tiên Chiến Dịch Núi Thượng Cam Chiến Dịch Kumsong Chiến Dịch Điện Biên Phủ Cuộc Chiến Tranh Chống Mỹ Cứu Nước Của Việt Nam Giải Phóng Sài Gòn Đập Tan Âm Mưu Phản Loạn Tại Tiệp Khắc Cuộc Chiến Tranh Tháng 10 Cuộc Chiến Tranh Iran - Iraq Cuộc Chiến Đảo Malvinas Giữa Anh Và Argentina Trận Phong Tỏa Đảo Malvinas Cuộc Đổ Bộ Lên Đảo Malvinas Cuộc Chiến Tranh Trung Đông Lần Thứ 5 Trận Trên Không Ở Thung Lũng Beika Trận Tấn Công Vào Beyruth Cuộc Chiến Tranh Xâm Lược Panama Của Mỹ Cuộc Chiến Tranh Vùng Vịnh Chiến Dịch Bão Táp Sa Mạc Hành Động Mã Tấu Sa Mạc Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 100 Cuộc Chiến Lẫy Lừng Trong Lịch Sử Thế Giới PDF của tác giả Lý Giải Nhân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
72 Kế Của Quỷ Cốc Tiên Sinh (Hồng Khánh)
QUỶ CỐC TỬ CUỐN SÁCH LẠ KỲ XƯA NAY I. Chân và nguỵ Quỷ Cốc tử vừa là hiệu của Quỷ Cốc, đồng thời cũng là tên gọi của một cuốn sách Con người kỳ lạ bao nhiêu thì cuốn sách cũng kỳ lạ bấy nhiêu! Gọi là thiên cổ kỳ thư Quỷ Cốc tử là một cuốn sách chân hay nguỵ? Thật hay giả? Tìm mua: 72 Kế Của Quỷ Cốc Tiên Sinh TiKi Lazada Shopee Chân tức là chính tay Quỷ Cốc viết. Giả là người đời sau viết và gán cho Quỷ Cốc Cuộc tranh luận cũng đã tốn rất nhiều giấy mực và không ngừng nghỉ. Hàng trăm cuốn sách nghiên cứu, mỗi cuốn sách đều nêu giả thuyết khác nhau nhưng quy về ba giả thuyết chính: Cuốn Quỷ Cốc tử là do Quỷ Cốc viết (Trung hưng thư mục, Đàm thư chí…) Cuốn Quỷ Cốc tử là do Tô Tần, đại đệ tử của Quỷ Cốc viết (Tân Dường thư, Nghệ văn chí…) Cuốn sách này do người đời Lục triều là Ngụy Trát viết và gán cho Quỷ cốc (Cổ nguỵ kim thư khảo). Gọi là nguỵ thư Mỗi tác giả đều đưa ra nhiều chứng cứ để bênh vực cho giả thuyết của mình. Cuộc tranh luận chắc vẫn còn sôi nổi. Người ta chỉ chờ môn khảo cổ làm trọng tài, khi tìm ra được chứng liệu xác thực II. Tứ đại gia chú giải Cuốn Quỷ Cốc tử được nhiều học giả quan tâm và chú giải rất sớm. Nhưng có bốn người nổi tiếng, gọi tứ đại gia về chú giải 1. Lạc Phong là người chú giải cuốn Quỷ Cốc tử sớm nhất trong lịch sử. Không rõ niên đại nhưng người ta ước tính vào thời Nguỵ -Tấn 2. Hoàng Phủ Thuỵ khoảng 215 - 282 3. Doãn Tri Chương, không rõ năm sinh 4. Đào Hoằng Cảnh khoảng vào năm 452 - 536 III. Quyển và chương mục Sự phân chia quyển và, thiên, chương mục cũng khá phức tạp Theo các nhà nghiên cứu thì cách phân chia của Đào Hoằng Cảnh là tương đối hợp lý. Gồm ba quyển, thượng, trung và hạ 1. Quyển thượng có 4 thiên: Bãi hạp, Phản ứng, Nội kiện, Đê 2. Quyển trung gồm 8 thiên: Phi kiềm, Ngỗ hợp, Suỷ, Ma, Quyền, Mưu, Quyết, Phù ngôn 3. Quyển hạ gồm hai phần: Bản kinh âm phù và Trung kinh (Trì khu) Riêng trong sách này được chia làm 13 chương. Gồm 47 mưu kế. Phần bản Kinh âm phù và Trung kinh gọi là Trì khu được tóm lược ở phần giới thiệu chung *** Quỷ Cốc Tử theo sách Đông Chu liệt quốc, hạo tên là Vương Hủ bạn thân của Tôn Vũ và Mặc Địch. Từ khi ông về ẩn cư ở Quỷ Cốc, đất Dương Thành thuộc địa phận nhà Chu, được người đời xưng tụng là Quỷ Cốc tiên sinh. Tư tưởng của ông thiên về âm đạo, có phần giống tư tửơng của Lão Tử. Tuy vậy,cho tới ngày nay các học giả vẫn chưa khảo chứng được tiểu sử của ông một cách chính xác. Lai lịch của ông huyền ảo như chính danh hiệu của ông. Có ngưởi còn cho rằng sách Quỷ Cốc Tử là ngụy thư, nhưng dù phải hay không thì tư tưởng trong sách Quỷ Cốc Tử vẫn có một ảnh hưởng rộng lớn đối với các học phái như Tung Hoành gia, Pháp gia và Binh Pháp gia về sau...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 72 Kế Của Quỷ Cốc Tiên Sinh PDF của tác giả Hồng Khánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
72 Kế Của Quỷ Cốc Tiên Sinh (Hồng Khánh)
QUỶ CỐC TỬ CUỐN SÁCH LẠ KỲ XƯA NAY I. Chân và nguỵ Quỷ Cốc tử vừa là hiệu của Quỷ Cốc, đồng thời cũng là tên gọi của một cuốn sách Con người kỳ lạ bao nhiêu thì cuốn sách cũng kỳ lạ bấy nhiêu! Gọi là thiên cổ kỳ thư Quỷ Cốc tử là một cuốn sách chân hay nguỵ? Thật hay giả? Tìm mua: 72 Kế Của Quỷ Cốc Tiên Sinh TiKi Lazada Shopee Chân tức là chính tay Quỷ Cốc viết. Giả là người đời sau viết và gán cho Quỷ Cốc Cuộc tranh luận cũng đã tốn rất nhiều giấy mực và không ngừng nghỉ. Hàng trăm cuốn sách nghiên cứu, mỗi cuốn sách đều nêu giả thuyết khác nhau nhưng quy về ba giả thuyết chính: Cuốn Quỷ Cốc tử là do Quỷ Cốc viết (Trung hưng thư mục, Đàm thư chí…) Cuốn Quỷ Cốc tử là do Tô Tần, đại đệ tử của Quỷ Cốc viết (Tân Dường thư, Nghệ văn chí…) Cuốn sách này do người đời Lục triều là Ngụy Trát viết và gán cho Quỷ cốc (Cổ nguỵ kim thư khảo). Gọi là nguỵ thư Mỗi tác giả đều đưa ra nhiều chứng cứ để bênh vực cho giả thuyết của mình. Cuộc tranh luận chắc vẫn còn sôi nổi. Người ta chỉ chờ môn khảo cổ làm trọng tài, khi tìm ra được chứng liệu xác thực II. Tứ đại gia chú giải Cuốn Quỷ Cốc tử được nhiều học giả quan tâm và chú giải rất sớm. Nhưng có bốn người nổi tiếng, gọi tứ đại gia về chú giải 1. Lạc Phong là người chú giải cuốn Quỷ Cốc tử sớm nhất trong lịch sử. Không rõ niên đại nhưng người ta ước tính vào thời Nguỵ -Tấn 2. Hoàng Phủ Thuỵ khoảng 215 - 282 3. Doãn Tri Chương, không rõ năm sinh 4. Đào Hoằng Cảnh khoảng vào năm 452 - 536 III. Quyển và chương mục Sự phân chia quyển và, thiên, chương mục cũng khá phức tạp Theo các nhà nghiên cứu thì cách phân chia của Đào Hoằng Cảnh là tương đối hợp lý. Gồm ba quyển, thượng, trung và hạ 1. Quyển thượng có 4 thiên: Bãi hạp, Phản ứng, Nội kiện, Đê 2. Quyển trung gồm 8 thiên: Phi kiềm, Ngỗ hợp, Suỷ, Ma, Quyền, Mưu, Quyết, Phù ngôn 3. Quyển hạ gồm hai phần: Bản kinh âm phù và Trung kinh (Trì khu) Riêng trong sách này được chia làm 13 chương. Gồm 47 mưu kế. Phần bản Kinh âm phù và Trung kinh gọi là Trì khu được tóm lược ở phần giới thiệu chung *** Quỷ Cốc Tử theo sách Đông Chu liệt quốc, hạo tên là Vương Hủ bạn thân của Tôn Vũ và Mặc Địch. Từ khi ông về ẩn cư ở Quỷ Cốc, đất Dương Thành thuộc địa phận nhà Chu, được người đời xưng tụng là Quỷ Cốc tiên sinh. Tư tưởng của ông thiên về âm đạo, có phần giống tư tửơng của Lão Tử. Tuy vậy,cho tới ngày nay các học giả vẫn chưa khảo chứng được tiểu sử của ông một cách chính xác. Lai lịch của ông huyền ảo như chính danh hiệu của ông. Có ngưởi còn cho rằng sách Quỷ Cốc Tử là ngụy thư, nhưng dù phải hay không thì tư tưởng trong sách Quỷ Cốc Tử vẫn có một ảnh hưởng rộng lớn đối với các học phái như Tung Hoành gia, Pháp gia và Binh Pháp gia về sau...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 72 Kế Của Quỷ Cốc Tiên Sinh PDF của tác giả Hồng Khánh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.