Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Con Đường Tuổi Trẻ (Daisaku Ikeda)

Con đường tuổi trẻ là tập hợp những bài viết ở dạng tâm sự - hướng dẫn của một người đã góp phần giáo dục nên một thế hệ trẻ của Nhật Bản ngày hôm nay, được chia làm tám mục ở tám lĩnh vực với tám mươi lăm câu hỏi đáp về gia đình, bạn bè, tình yêu, học tập, hướng nghiệp, lòng nhân ái. Tất cả những lời hướng dẫn của ông đều nhắm tới một cuộc sống có ích cho xã hội, cho tha nhân và toàn môi trường này.***

Trong những trang sau đây, bạn sẽ đọc một loạt những câu hỏi được đặt ra cho Daisaku Ikeda, và những mối quan tâm của những người trẻ, được bày tỏ ra với ông. Mặc dù một vài trong số những vấn đề được nêu lên có thể dường như đơn giản, có những ý tưởng rất sâu xa ẩn chứa bên trong những câu trả lời thẳng thắn của Daisaku Ikeda. Đó là những lời khuyên từ ái, có sức thuyết phục mạnh mẽ. Theo những lời khuyên đó, ta đi tới chỗ nhận ra khả năng của ta trong việc kiểm soát vận mệnh cá nhân của mình. Riêng với bản thân tôi, tôi thấy rằng, ông đã đưa ra những lời khuyên sâu sắc liên quan đến tình yêu và những mối quan hệ, mà 10 năm về trước, nếu đã nghe thấy nó, chắc hẳn tôi đã tránh được nhiều phiền muộn.

May thay, những lời khuyên mà tôi đã thực sự nghe theo, đã củng cố quyết tâm của tôi trong việc thay đổi những điều về chính mình, những điều mà đã kìm hãm, ngăn cản tôi thành tựu những mục đích có tính sáng tạo của bản thân tôi. Trước khi tôi được đọc những lời khuyên của Daisaku Ikeda, tôi không chịu được việc hát nơi công chúng - tôi không thích âm thanh giọng hát của chính mình và ngượng ngùng một cách khổ sở trên sân khấu. Không phải là chuyện tình cờ ngẫu nhiên, mà 7 năm sau, album đầu tiên của tôi đoạt huy chương vàng, và tôi được giải Grammy về Giọng Nam Hay Nhất; tôi cũng đã đi lưu diễn vòng quanh thế giới, trình diễn trước hằng triệu người.

Gần đây, tôi đọc nhiều về computer, về tầm quan trọng ngày càng tăng của nó trong thế giới của chúng ta. Chỉ cần nói rằng, theo mọi nguồn thông tin có thẩm quyền, thì trong những thập niên sắp tới, sẽ có những thay đổi mà thậm chí chúng ta không thể nào tưởng tượng nỗi - những thay đổi mà sẽ hoàn toàn biến đổi bộ mặt xã hội chúng ta - về mặt xã hội, văn hóa, và chính trị. Dĩ nhiên, sự sống chính nó được đặt nền tảng trên sự thay đổi liên tục. Như nhiều người đã chỉ ra, cái thường hằng duy nhất là sự thay đổi. Đây là lý do tại sao cấp thiết phải tìm thấy một triết lý có thể đưa ta đi qua những giai đoạn lịch sử này, để đón nhận những thay đổi tích cực và xử trí với những thay đổi tiêu cực.

Điểm thực sự quan trọng mà Ikeda thường xuyên nhấn mạnh, là việc định hướng cho những thay đổi này và tạo ra thế giới mới này - việc ấy tùy thuộc vào chúng ta, thế hệ trẻ. Tất cả chúng ta không chỉ có cái khả năng bản hữu (vốn có) để tạo ra những thay đổi này, mà chúng ta còn có trách nhiệm làm như thế, trong một cách thức từ ái, khôn ngoan. Tìm mua: Con Đường Tuổi Trẻ TiKi Lazada Shopee

Và tôi nghĩ, đây là mục đích của cuộc sống: Hạnh phúc, sáng tạo và trân quý sự sống trong mọi biểu hiện kỳ diệu của nó.

— DUNCAN SHEIK

***

“Tôi có một giấc mơ!”, đó là lời của Tiến sĩ Martin Luther King Jr.[1] Những giấc mơ của bạn là gì? Những hy vọng của bạn là gì? Không có gì mạnh mẽ hơn một cuộc sống đầy hy vọng.

Hằng ngày, tôi nhận được những lá thư từ những người trẻ khắp thế giới, và tôi nói chuyện với những chàng trai và những cô gái trẻ bất cứ khi nào tôi có dịp. Tôi thấy có nhiều người trẻ tràn đầy hy vọng và nhiệt huyết, song những người khác mà tôi tình cờ gặp, thì lại có vẻ như trĩu nặng những ưu phiền thuộc loại này hay loại khác. Tuổi trẻ là một thời cho sự phát triển và thay đổi, nhưng nó cũng có thể là một thời của những lo âu to lớn.[2] Những người trẻ nhiều khi cảm thấy bất an trong xã hội, như thể là họ bị bỏ rơi một mình trong một vùng hoang dã hay một bãi chiến trường nào đó. Họ có thể cảm thấy không có ai mà họ có thể tin cậy; rằng không ai quan tâm đến họ; rằng họ không có mục đích nào trong đời.

Nhưng hãy đợi! Bạn hiểu chính mình như vậy là có đúng không? Bạn có nên đánh giá quá thấp những khả năng của bạn? Không có ai mà lại không có sứ mệnh nào đó, mục đích nào đó trên thế gian này. Và cảm thức này về sứ mệnh và mục đích là cái đem lại ý nghĩa và sự thoả mãn chân thực cho đời người.

Khi tôi 19 tuổi, tôi gặp Josei Toda, người đã trở thành vị ân sư suốt đời của tôi. Ngay cả bây giờ tôi vẫn chưa thể quên, và sẽ không bao giờ quên, những lời nói từ ái mà ông đã nói với tôi cách đây hơn 40 năm, khi tôi đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn. “Daisaku,” ông nói, “những người trẻ phải có những rắc rối của họ. Những rắc rối là cái biến ta thành một con người hạng nhất!”

Mỗi buổi sáng, ngay cả vào Chủ Nhật, ông Toda đóng vai như là gia sư của tôi, dạy tôi về mọi loại đề tài. Và theo cách tương tự, tôi đã cố gắng nói chuyện với những người trẻ bất cứ khi nào tôi có cơ hội. Từ những cuộc thảo luận đó mà có ra chất liệu trong cuốn sách sau đây. Phần lớn những cuộc thảo luận này, dĩ nhiên, là với những người trẻ Nhật Bản. Song những đề tài mà chúng tôi thảo luận - gia đình, bạn bè, những ước mơ, những mục đích trong đời - tôi chắc rằng, đó là những mối quan tâm chung của những người trẻ khắp mọi nơi trên thế giới.

Nicheren[3] đã dạy rằng, một đời người có một tiềm năng vô hạn, và ông đã phát hiện ra một con đường có thể tiếp cận dễ dàng; theo con đường đó, mọi người có thể nuôi dưỡng tiềm năng này và tìm thấy hạnh phúc thực thụ trong đời.

Triết lý này, được dạy bởi Nicheren, đặt nền tảng trên việc tuyệt đối kính trọng sự sống và giá trị của mỗi cá nhân. Và bởi vì tôi hy vọng chia sẻ triết lý có giá trị phổ quát này với những bạn đọc bình thường tại Mỹ, và tại những nước nói tiếng Anh khác, nên tôi đã yêu cầu những nhà biên tập của ấn quán Middle Way Press giúp tôi sắp xếp lại cuốn sách này, và dịch ra Anh ngữ, dựa trên một loạt những buổi nói chuyện mà tôi đã có với những học sinh trung học.

Đương nhiên là một vài trong những câu hỏi được nêu ra trong những cuộc thảo luận này tỏ ra rất khó trả lời - bởi vì tôi không phải là một chuyên gia trong những lãnh vực mà họ đề cập. Ước chi tôi đã có thể trực tiếp nói chuyện với mỗi người trẻ và thấu hiểu cái đang gây khó khăn cho họ; rồi sau đó, có lẽ tôi sẽ có thể hiến tặng một câu trả lời triệt để hơn cho mỗi câu hỏi. Nhưng tôi hy vọng rằng, những ý tưởng của tôi trên những vấn đề được nêu ra, sẽ giúp mang đến cho bạn đọc một cái nhìn mới mẻ trên từng vấn đề, một cách nghĩ mới mẻ về nó. Và nơi nào liên quan đến những vấn đề có tính chất đặc biệt, tôi động viên những người trẻ tìm kiếm lời khuyên của những người lớn tuổi hơn mà họ có thể tin cậy.

Những thiên tài và những người có tài năng xuất chúng chỉ là một thiểu số nhỏ; đại đa số của xã hội, là những người bình thường, mộc mạc. Tôi là một người bình thường, với một hoàn cảnh không có gì đặc biệt. Trong tuổi trẻ, tôi đã đối mặt với cùng những vấn đề mà phần lớn những người trẻ đối mặt - mặc dù, bởi vì thuở đó tôi đang sống tại Nhật trong giai đoạn ngay sau Thế Chiến II, tôi đã trưởng thành trong một môi trường bị chiến tranh tàn phá. Cuốn sách này được viết ra với hy vọng rằng, những người trẻ có thể thu được lợi lạc từ lời khuyên của một ai đó giống như tôi, có một chút kinh nghiệm nhiều hơn họ. Thay vì là những bài giảng đạo, được thuyết giảng bởi một người tự cho rằng mình có sự hiểu biết nào đó ưu việt hơn, tôi hy vọng bạn đọc sẽ chấp nhận những điều tôi đã viết như là lời khuyên từ một kẻ mà đã đi xa hơn họ một chút trên đường đời.

Một trong những mục đích của tôi trong đời, là giúp những người trẻ tìm thấy niềm hy vọng và lòng tự tin vào tương lai của họ. Chính bản thân tôi có niềm tin tưởng vô hạn vào thế hệ trẻ, và do vậy tôi nói với họ: “Bạn là niềm hy vọng của nhân loại! Mỗi người trong các bạn có một tương lai tươi sáng ở phía trước. Mỗi người trong các bạn có một tiềm năng quý giá đang chờ đợi được phát triển. Thành công của bạn, sự chiến thắng của bạn sẽ là sự chiến thắng của tất cả mọi chúng ta. Chiến thắng của bạn sẽ dẫn đường trong thế kỷ này,[4] thế kỷ của hòa bình và nhân ái, thế kỷ quan trọng nhất cho toàn nhân loại". Xin gởi đến bạn lời chúc chân thành nhất của tôi: Chúc bạn mạnh khỏe, tiến bước vững vàng, và luôn thành công trong mọi nỗ lực của bạn.

— DAISAKU IKEDA

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Tuổi Trẻ PDF của tác giả Daisaku Ikeda nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tôi Tự Học (Thu Giang)
TỰA Tôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn Ả Rập rất ngộ nghĩnh sau đây do văn sĩ Anatole France thuật lại: Có một nhà vua gọi các bậc trí giả trong nước, bảo tìm tòi và mang lại cho ông sự khôn ngoan. Các nhà bác học ấy sưu tầm tất cả sách vở hay nhất trong nước để chở đến cho nhà vua. Nhà vua đang bận vui chơi trong một yến tiệc nên không có ngày giờ đọc: “Nhiều quá! Làm sao đọc hết được? Suốt đời ta cũng không đọc hết. Các người hãy tuyển lại trong đống sách ấy những quyển nào hay nhất và cần thiết nhất thôi”. Các nhà bác học ngày đêm tuyển chọn, còn được một số sách hay nhất, bèn đem chở đến nhà vua. Bấy giờ, nhà vua đang mơ màng buồn ngủ, bèn bảo: “Vẫn còn nhiều quá! Các khanh cố gắng thêm lên, đọc lại thật kỹ các sách này và tóm tắt lại tinh hoa của nó, viết lại thành một quyển sách thôi, rồi ta sẽ đọc quyển ấy để thu thập sự hiểu biết của những bậc thông minh nhất thế giới từ cổ chí kim, có phải tiện hơn không?”. Các nhà bác học uyên thâm nhất cặm cụi cả năm trường mới rút đặng tinh hoa vào một bộ sách duy nhất. Lòng mừng khấp khởi, vị cao niên nhất trong các nhà thông thái ôm bộ sách quí ấy vào đền. Nhà vua cũng vẫn chê là còn dài dòng lắm: “Khanh hãy cố gắng rút tất cả tinh hoa bộ sách này làm thành một câu thôi, như thế ta chỉ học lấy câu ấy để biết được tất cả cái biết của con người từ xưa đến nay, trong khắp thiên hạ”. Nhà thông thái trở về, và sau một tháng trở vào đền, cầm theo câu tư tưởng chứa đựng tinh hoa tất cả sự hiểu biết của con người, viết trên một tấm lụa ngà: “Con người sinh ra, yếu đuối, trần truồng. Càng ngày càng lớn hơn, về sức mạnh cũng như về dục vọng, nhưng lòng tham muốn lại không bao giờ thỏa mãn. Rồi tàn tạ, rồi tiêu vong”. Tìm mua: Tôi Tự Học TiKi Lazada Shopee Nhà vua đang bận sửa soạn ra quân, tỏ vẻ giận dữ nói: “Điều ấy có gì mà phải nói. Ta đã biết dư rồi! Các anh toàn là bọn láo cả!” ❉❉❉ Câu chuyện này muốn nói gì thế? Theo Charles Baudoin, trong những ý kiến các trí giả xưa nay, ý kiến này của Alain có lẽ là đúng nhất: “Văn hóa là điều không thể truyền được mà cũng không thể tóm tắt lại được”. Tôi cũng nhìn nhận lối nhận xét trên đây của Alain là đúng. Như thế, sao lại còn viết ra quyển Tôi tự học để làm gì? Tự học là một nghệ thuật. Là nghệ thuật thì không thể truyền được. Trang Tử cũng có câu chuyện ngụ ngôn sau đây, gẫm rất là ý vị: “Hoàn công đọc sách ở trên lầu. Có người thợ mộc đang đẽo bánh xe ở nhà dưới, nghe tiếng đọc, bỏ tràng, đục, chạy lên thưa với nhà vua: - Cả dám hỏi nhà vua học những câu gì thế? Hoàn công nói: - Ta đọc những câu của Thánh nhân. - Thánh nhân hiện còn sống không? - Đã chết cả rồi? - Thế thì những câu nhà vua đọc chỉ là những cặn bã của cổ nhân đấy thôi. - À! Anh thợ! Ta đang đọc sách, sao dám được nghị luận. Hễ nói có lý thì ta tha, bằng không có lý ta bắt tội. Người thợ mộc nói: - Tôi xin cứ lấy việc tôi làm mà suy luận. Khi đẽo bánh xe, rộng, hẹp, vừa vặn, đúng mực thì thật là tự tâm tôi liệu mà nảy ra tay tôi làm, như đã có phép nhất định, chứ miệng tôi không thể nói ra được. Cái khéo ấy, tôi không thể dạy được cho con tôi, con tôi không thể học được của tôi. Bởi vậy, năm nay tôi đã bảy mươi tuổi rồi mà vẫn giữ nghề đẽo bánh xe. Người xưa đã chết thì cái hay của họ khó truyền lại được, tưởng cũng như đã chết cả rồi. Thế thì những câu nhà vua học, thực ra chỉ là những cặn bã của người xưa mà thôi”. Thật có đúng như lời của Alain đã nói: “Văn hóa là một cái gì không thể truyền, cũng không thể tóm tắt lại được”. ❉❉❉ Văn hóa tuy không thể truyền được cái hay nhưng có thể khêu gợi và giúp cho người ta đi đến chỗ hay. Cũng như nguyên tắc dạy vẽ, tuy không truyền lại được cái thiên tài của họa sĩ, nhưng cũng giúp cho người người có thể có được những lề lối làm việc để thành một nhà họa sĩ chân tài. ❉❉❉ Tác giả là người đã vất vả rất nhiều trong con đường học vấn. Trước đây, tác giả là người rất kém về trí nhớ, lại cũng kém cả thông minh và sức khỏe, sau khi ra trường cảm thấy mình bơ vơ, ngơ ngác trước con đường học vấn mênh mông. Thú thật, ở trường tác giả không học được gì hơn là những ý thức thông thường, nhưng không “tiêu hóa” được bao nhiêu. Là vì chương trình quá nặng mà thời gian “tiêu hóa” rất ngắn. Cho nên ra trường được vài năm thì dường như đã quên gần hết những gì mình đã học. Sở dĩ sau này có được chút ít học vấn, dù nông cạn đến đâu, cũng đều nhờ công phu tự học cả. Tác giả nhận thấy câu nói này của Gibbon rất đúng: “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy”. Đó là trường hợp của tác giả. Và, như bác sĩ Gustave Le Bon đã nói, tác giả cũng đã “dùng phần thứ hai của đời mình để đả phá những ảo vọng, những sai lầm và những nếp suy tưởng hẹp hòi lạc hậu mà mình đã hấp thụ được trong khoảng đời thứ nhất” của mình ở nhà trường.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thu Giang":Óc Sáng SuốtThuật Tư TưởngTôi Tự HọcDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển ThượngDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển HạĐể Trở Thành Nhà VănMột Nghệ Thuật SốngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Tự Học PDF của tác giả Thu Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Tự Học (Thu Giang)
TỰA Tôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn Ả Rập rất ngộ nghĩnh sau đây do văn sĩ Anatole France thuật lại: Có một nhà vua gọi các bậc trí giả trong nước, bảo tìm tòi và mang lại cho ông sự khôn ngoan. Các nhà bác học ấy sưu tầm tất cả sách vở hay nhất trong nước để chở đến cho nhà vua. Nhà vua đang bận vui chơi trong một yến tiệc nên không có ngày giờ đọc: “Nhiều quá! Làm sao đọc hết được? Suốt đời ta cũng không đọc hết. Các người hãy tuyển lại trong đống sách ấy những quyển nào hay nhất và cần thiết nhất thôi”. Các nhà bác học ngày đêm tuyển chọn, còn được một số sách hay nhất, bèn đem chở đến nhà vua. Bấy giờ, nhà vua đang mơ màng buồn ngủ, bèn bảo: “Vẫn còn nhiều quá! Các khanh cố gắng thêm lên, đọc lại thật kỹ các sách này và tóm tắt lại tinh hoa của nó, viết lại thành một quyển sách thôi, rồi ta sẽ đọc quyển ấy để thu thập sự hiểu biết của những bậc thông minh nhất thế giới từ cổ chí kim, có phải tiện hơn không?”. Các nhà bác học uyên thâm nhất cặm cụi cả năm trường mới rút đặng tinh hoa vào một bộ sách duy nhất. Lòng mừng khấp khởi, vị cao niên nhất trong các nhà thông thái ôm bộ sách quí ấy vào đền. Nhà vua cũng vẫn chê là còn dài dòng lắm: “Khanh hãy cố gắng rút tất cả tinh hoa bộ sách này làm thành một câu thôi, như thế ta chỉ học lấy câu ấy để biết được tất cả cái biết của con người từ xưa đến nay, trong khắp thiên hạ”. Nhà thông thái trở về, và sau một tháng trở vào đền, cầm theo câu tư tưởng chứa đựng tinh hoa tất cả sự hiểu biết của con người, viết trên một tấm lụa ngà: “Con người sinh ra, yếu đuối, trần truồng. Càng ngày càng lớn hơn, về sức mạnh cũng như về dục vọng, nhưng lòng tham muốn lại không bao giờ thỏa mãn. Rồi tàn tạ, rồi tiêu vong”. Tìm mua: Tôi Tự Học TiKi Lazada Shopee Nhà vua đang bận sửa soạn ra quân, tỏ vẻ giận dữ nói: “Điều ấy có gì mà phải nói. Ta đã biết dư rồi! Các anh toàn là bọn láo cả!” ❉❉❉ Câu chuyện này muốn nói gì thế? Theo Charles Baudoin, trong những ý kiến các trí giả xưa nay, ý kiến này của Alain có lẽ là đúng nhất: “Văn hóa là điều không thể truyền được mà cũng không thể tóm tắt lại được”. Tôi cũng nhìn nhận lối nhận xét trên đây của Alain là đúng. Như thế, sao lại còn viết ra quyển Tôi tự học để làm gì? Tự học là một nghệ thuật. Là nghệ thuật thì không thể truyền được. Trang Tử cũng có câu chuyện ngụ ngôn sau đây, gẫm rất là ý vị: “Hoàn công đọc sách ở trên lầu. Có người thợ mộc đang đẽo bánh xe ở nhà dưới, nghe tiếng đọc, bỏ tràng, đục, chạy lên thưa với nhà vua: - Cả dám hỏi nhà vua học những câu gì thế? Hoàn công nói: - Ta đọc những câu của Thánh nhân. - Thánh nhân hiện còn sống không? - Đã chết cả rồi? - Thế thì những câu nhà vua đọc chỉ là những cặn bã của cổ nhân đấy thôi. - À! Anh thợ! Ta đang đọc sách, sao dám được nghị luận. Hễ nói có lý thì ta tha, bằng không có lý ta bắt tội. Người thợ mộc nói: - Tôi xin cứ lấy việc tôi làm mà suy luận. Khi đẽo bánh xe, rộng, hẹp, vừa vặn, đúng mực thì thật là tự tâm tôi liệu mà nảy ra tay tôi làm, như đã có phép nhất định, chứ miệng tôi không thể nói ra được. Cái khéo ấy, tôi không thể dạy được cho con tôi, con tôi không thể học được của tôi. Bởi vậy, năm nay tôi đã bảy mươi tuổi rồi mà vẫn giữ nghề đẽo bánh xe. Người xưa đã chết thì cái hay của họ khó truyền lại được, tưởng cũng như đã chết cả rồi. Thế thì những câu nhà vua học, thực ra chỉ là những cặn bã của người xưa mà thôi”. Thật có đúng như lời của Alain đã nói: “Văn hóa là một cái gì không thể truyền, cũng không thể tóm tắt lại được”. ❉❉❉ Văn hóa tuy không thể truyền được cái hay nhưng có thể khêu gợi và giúp cho người ta đi đến chỗ hay. Cũng như nguyên tắc dạy vẽ, tuy không truyền lại được cái thiên tài của họa sĩ, nhưng cũng giúp cho người người có thể có được những lề lối làm việc để thành một nhà họa sĩ chân tài. ❉❉❉ Tác giả là người đã vất vả rất nhiều trong con đường học vấn. Trước đây, tác giả là người rất kém về trí nhớ, lại cũng kém cả thông minh và sức khỏe, sau khi ra trường cảm thấy mình bơ vơ, ngơ ngác trước con đường học vấn mênh mông. Thú thật, ở trường tác giả không học được gì hơn là những ý thức thông thường, nhưng không “tiêu hóa” được bao nhiêu. Là vì chương trình quá nặng mà thời gian “tiêu hóa” rất ngắn. Cho nên ra trường được vài năm thì dường như đã quên gần hết những gì mình đã học. Sở dĩ sau này có được chút ít học vấn, dù nông cạn đến đâu, cũng đều nhờ công phu tự học cả. Tác giả nhận thấy câu nói này của Gibbon rất đúng: “Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy”. Đó là trường hợp của tác giả. Và, như bác sĩ Gustave Le Bon đã nói, tác giả cũng đã “dùng phần thứ hai của đời mình để đả phá những ảo vọng, những sai lầm và những nếp suy tưởng hẹp hòi lạc hậu mà mình đã hấp thụ được trong khoảng đời thứ nhất” của mình ở nhà trường.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Thu Giang":Óc Sáng SuốtThuật Tư TưởngTôi Tự HọcDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển ThượngDịch Kinh Tường Giải (Di Cảo) - Quyển HạĐể Trở Thành Nhà VănMột Nghệ Thuật SốngĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Tự Học PDF của tác giả Thu Giang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Chọn Hôm Nay, Tôi Chọn Hạnh Phúc (Taketoshi Ozawa)
Hôm nay Những tháng ngày vinh quang nhất cũng không thể so sánh được với những ngày tháng bình yên nhất. Được sống đã là điều có giá trị nhất trong cuộc đời! Lời Nói Đầu Khoảng 20 năm trước, tôi bắt đầu làm việc tại trung tâm điều dưỡng Kousei ở Yokohama, một trong mười trung tâm chăm sóc bệnh nhân lúc cuối đời trên toàn nước Nhật thời bấy giờ. Tôi đã chăm sóc rất nhiều bệnh nhân cho đến khi họ qua đời. Và ai cũng có cách riêng để đón nhận nấc thang cuối của cuộc đời mình. Có người cha phải đeo mặt nạ thở oxy để đến dự lễ cưới của con trai. Có bà lão nói với tôi rằng, cha bà đang đợi bà ở thế giới bên kia nên bà không hề sợ hãi cái chết. Hay còn có người nói đây là cách để gặp lại người con trai sau 20 năm âm dương đôi ngả. Tìm mua: Tôi Chọn Hôm Nay, Tôi Chọn Hạnh Phúc TiKi Lazada Shopee Nhưng sự thật là, không phải ai cũng có thể ra đi thanh thản trong niềm hạnh phúc. Có những người không rượu chè, thuốc lá, họ đạt được mục tiêu mua một ngôi nhà mơ ước, và rồi họ phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư. Họ phẫn nộ hét lên: “Tại sao người mắc bệnh lại là tôi?”. Hay có những bệnh nhân không thể tự mình vệ sinh cá nhân nói với tôi rằng: “Xin bác sĩ hãy để cho tôi chết sớm, bởi lẽ nếu tôi cứ tiếp tục sống như thế này thì chỉ càng thêm đau đớn mà thôi!”. Đối với “mong muốn” như vậy, những y bác sĩ như chúng tôi không thể cho họ một câu trả lời thỏa đáng. Tôi chỉ biết ngồi cạnh những người bệnh đang bị giày vò, tự dằn vặt vì bản thân không thể làm được gì cho họ. Thế rồi vào một ngày nọ, tôi nhận ra rằng, cho dù tôi không thể làm gì giúp họ giảm bớt sự giày vò bởi bệnh tật, nhưng chỉ cần ở bên họ và cùng họ trải qua đau khổ, đó chẳng phải là đã giúp đỡ họ rồi sao!? Có nhiều bệnh nhân cho tôi thấy sự thay đổi của họ, và họ muốn nó được gọi là “kỳ tích”. Trong quãng thời gian điều trị tại bệnh viện, không ít bệnh nhân trước đó từng nói “Xin hãy cho tôi chết sớm”, nhưng giờ lại có những suy nghĩ tích cực như: “Cho dù mình không thể đi lại được nữa nhưng được sống đã là một điều may mắn rồi”. Cũng có những bệnh nhân từng than: “Sống đến bây giờ nhưng tôi chưa làm được điều gì lớn lao cả”, nhưng trước khi chết họ lại nhận ra rằng: “À, những điều mình đã làm được cho gia đình, cho công ty, cho xã hội đều là những điều có ích.” Nhiều bệnh nhân đã tìm thấy cơ hội để tự khẳng định mình. Tận cùng của đau khổ là khi ta tiến gần tới nấc thang cuối của cuộc đời. Nhưng từ những đau khổ đó, con người lại học được rất nhiều điều. Được sống đến giờ phút này thôi đã là một điều vô cùng ý nghĩa rồi. Hãy khiến bản thân mình luôn cảm thấy thanh thản. Hãy buông bỏ những điều mà chúng ta đang cố chấp níu giữ, hãy mạnh dạn chia sẻ cuộc đời với người mà chúng ta tin tưởng. Khi nhận ra những điều đó, chúng ta sẽ hiểu được hạnh phúc thật sự. Những ai nhận thấy mình đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời cũng là một điều quan trọng. Điều đó không có nghĩa rằng họ phải chuẩn bị cho cái chết mà để họ có động lực sống và trân trọng giây phút hiện tại. Cả tôi và các bạn đều có những điều mà chúng ta coi đó là nguồn động lực sống. Thật khó để con người xóa bỏ mọi khổ đau, nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta hiểu được rằng, điểm tựa của ta là gì, chắc chắn những ngày tháng tiếp theo trong cuộc đời chúng ta sẽ phần nào bình thản và hạnh phúc hơn. Hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của bạn. Hãy chọn hôm nay, hãy chọn hạnh phúc.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Chọn Hôm Nay, Tôi Chọn Hạnh Phúc PDF của tác giả Taketoshi Ozawa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tôi Chọn Hôm Nay, Tôi Chọn Hạnh Phúc (Taketoshi Ozawa)
Hôm nay Những tháng ngày vinh quang nhất cũng không thể so sánh được với những ngày tháng bình yên nhất. Được sống đã là điều có giá trị nhất trong cuộc đời! Lời Nói Đầu Khoảng 20 năm trước, tôi bắt đầu làm việc tại trung tâm điều dưỡng Kousei ở Yokohama, một trong mười trung tâm chăm sóc bệnh nhân lúc cuối đời trên toàn nước Nhật thời bấy giờ. Tôi đã chăm sóc rất nhiều bệnh nhân cho đến khi họ qua đời. Và ai cũng có cách riêng để đón nhận nấc thang cuối của cuộc đời mình. Có người cha phải đeo mặt nạ thở oxy để đến dự lễ cưới của con trai. Có bà lão nói với tôi rằng, cha bà đang đợi bà ở thế giới bên kia nên bà không hề sợ hãi cái chết. Hay còn có người nói đây là cách để gặp lại người con trai sau 20 năm âm dương đôi ngả. Tìm mua: Tôi Chọn Hôm Nay, Tôi Chọn Hạnh Phúc TiKi Lazada Shopee Nhưng sự thật là, không phải ai cũng có thể ra đi thanh thản trong niềm hạnh phúc. Có những người không rượu chè, thuốc lá, họ đạt được mục tiêu mua một ngôi nhà mơ ước, và rồi họ phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư. Họ phẫn nộ hét lên: “Tại sao người mắc bệnh lại là tôi?”. Hay có những bệnh nhân không thể tự mình vệ sinh cá nhân nói với tôi rằng: “Xin bác sĩ hãy để cho tôi chết sớm, bởi lẽ nếu tôi cứ tiếp tục sống như thế này thì chỉ càng thêm đau đớn mà thôi!”. Đối với “mong muốn” như vậy, những y bác sĩ như chúng tôi không thể cho họ một câu trả lời thỏa đáng. Tôi chỉ biết ngồi cạnh những người bệnh đang bị giày vò, tự dằn vặt vì bản thân không thể làm được gì cho họ. Thế rồi vào một ngày nọ, tôi nhận ra rằng, cho dù tôi không thể làm gì giúp họ giảm bớt sự giày vò bởi bệnh tật, nhưng chỉ cần ở bên họ và cùng họ trải qua đau khổ, đó chẳng phải là đã giúp đỡ họ rồi sao!? Có nhiều bệnh nhân cho tôi thấy sự thay đổi của họ, và họ muốn nó được gọi là “kỳ tích”. Trong quãng thời gian điều trị tại bệnh viện, không ít bệnh nhân trước đó từng nói “Xin hãy cho tôi chết sớm”, nhưng giờ lại có những suy nghĩ tích cực như: “Cho dù mình không thể đi lại được nữa nhưng được sống đã là một điều may mắn rồi”. Cũng có những bệnh nhân từng than: “Sống đến bây giờ nhưng tôi chưa làm được điều gì lớn lao cả”, nhưng trước khi chết họ lại nhận ra rằng: “À, những điều mình đã làm được cho gia đình, cho công ty, cho xã hội đều là những điều có ích.” Nhiều bệnh nhân đã tìm thấy cơ hội để tự khẳng định mình. Tận cùng của đau khổ là khi ta tiến gần tới nấc thang cuối của cuộc đời. Nhưng từ những đau khổ đó, con người lại học được rất nhiều điều. Được sống đến giờ phút này thôi đã là một điều vô cùng ý nghĩa rồi. Hãy khiến bản thân mình luôn cảm thấy thanh thản. Hãy buông bỏ những điều mà chúng ta đang cố chấp níu giữ, hãy mạnh dạn chia sẻ cuộc đời với người mà chúng ta tin tưởng. Khi nhận ra những điều đó, chúng ta sẽ hiểu được hạnh phúc thật sự. Những ai nhận thấy mình đang ở giai đoạn cuối của cuộc đời cũng là một điều quan trọng. Điều đó không có nghĩa rằng họ phải chuẩn bị cho cái chết mà để họ có động lực sống và trân trọng giây phút hiện tại. Cả tôi và các bạn đều có những điều mà chúng ta coi đó là nguồn động lực sống. Thật khó để con người xóa bỏ mọi khổ đau, nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta hiểu được rằng, điểm tựa của ta là gì, chắc chắn những ngày tháng tiếp theo trong cuộc đời chúng ta sẽ phần nào bình thản và hạnh phúc hơn. Hãy sống như thể hôm nay là ngày cuối cùng của bạn. Hãy chọn hôm nay, hãy chọn hạnh phúc.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tôi Chọn Hôm Nay, Tôi Chọn Hạnh Phúc PDF của tác giả Taketoshi Ozawa nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.