Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Con Đường Tuổi Trẻ (Daisaku Ikeda)

Con đường tuổi trẻ là tập hợp những bài viết ở dạng tâm sự - hướng dẫn của một người đã góp phần giáo dục nên một thế hệ trẻ của Nhật Bản ngày hôm nay, được chia làm tám mục ở tám lĩnh vực với tám mươi lăm câu hỏi đáp về gia đình, bạn bè, tình yêu, học tập, hướng nghiệp, lòng nhân ái. Tất cả những lời hướng dẫn của ông đều nhắm tới một cuộc sống có ích cho xã hội, cho tha nhân và toàn môi trường này.***

Trong những trang sau đây, bạn sẽ đọc một loạt những câu hỏi được đặt ra cho Daisaku Ikeda, và những mối quan tâm của những người trẻ, được bày tỏ ra với ông. Mặc dù một vài trong số những vấn đề được nêu lên có thể dường như đơn giản, có những ý tưởng rất sâu xa ẩn chứa bên trong những câu trả lời thẳng thắn của Daisaku Ikeda. Đó là những lời khuyên từ ái, có sức thuyết phục mạnh mẽ. Theo những lời khuyên đó, ta đi tới chỗ nhận ra khả năng của ta trong việc kiểm soát vận mệnh cá nhân của mình. Riêng với bản thân tôi, tôi thấy rằng, ông đã đưa ra những lời khuyên sâu sắc liên quan đến tình yêu và những mối quan hệ, mà 10 năm về trước, nếu đã nghe thấy nó, chắc hẳn tôi đã tránh được nhiều phiền muộn.

May thay, những lời khuyên mà tôi đã thực sự nghe theo, đã củng cố quyết tâm của tôi trong việc thay đổi những điều về chính mình, những điều mà đã kìm hãm, ngăn cản tôi thành tựu những mục đích có tính sáng tạo của bản thân tôi. Trước khi tôi được đọc những lời khuyên của Daisaku Ikeda, tôi không chịu được việc hát nơi công chúng - tôi không thích âm thanh giọng hát của chính mình và ngượng ngùng một cách khổ sở trên sân khấu. Không phải là chuyện tình cờ ngẫu nhiên, mà 7 năm sau, album đầu tiên của tôi đoạt huy chương vàng, và tôi được giải Grammy về Giọng Nam Hay Nhất; tôi cũng đã đi lưu diễn vòng quanh thế giới, trình diễn trước hằng triệu người.

Gần đây, tôi đọc nhiều về computer, về tầm quan trọng ngày càng tăng của nó trong thế giới của chúng ta. Chỉ cần nói rằng, theo mọi nguồn thông tin có thẩm quyền, thì trong những thập niên sắp tới, sẽ có những thay đổi mà thậm chí chúng ta không thể nào tưởng tượng nỗi - những thay đổi mà sẽ hoàn toàn biến đổi bộ mặt xã hội chúng ta - về mặt xã hội, văn hóa, và chính trị. Dĩ nhiên, sự sống chính nó được đặt nền tảng trên sự thay đổi liên tục. Như nhiều người đã chỉ ra, cái thường hằng duy nhất là sự thay đổi. Đây là lý do tại sao cấp thiết phải tìm thấy một triết lý có thể đưa ta đi qua những giai đoạn lịch sử này, để đón nhận những thay đổi tích cực và xử trí với những thay đổi tiêu cực.

Điểm thực sự quan trọng mà Ikeda thường xuyên nhấn mạnh, là việc định hướng cho những thay đổi này và tạo ra thế giới mới này - việc ấy tùy thuộc vào chúng ta, thế hệ trẻ. Tất cả chúng ta không chỉ có cái khả năng bản hữu (vốn có) để tạo ra những thay đổi này, mà chúng ta còn có trách nhiệm làm như thế, trong một cách thức từ ái, khôn ngoan. Tìm mua: Con Đường Tuổi Trẻ TiKi Lazada Shopee

Và tôi nghĩ, đây là mục đích của cuộc sống: Hạnh phúc, sáng tạo và trân quý sự sống trong mọi biểu hiện kỳ diệu của nó.

— DUNCAN SHEIK

***

“Tôi có một giấc mơ!”, đó là lời của Tiến sĩ Martin Luther King Jr.[1] Những giấc mơ của bạn là gì? Những hy vọng của bạn là gì? Không có gì mạnh mẽ hơn một cuộc sống đầy hy vọng.

Hằng ngày, tôi nhận được những lá thư từ những người trẻ khắp thế giới, và tôi nói chuyện với những chàng trai và những cô gái trẻ bất cứ khi nào tôi có dịp. Tôi thấy có nhiều người trẻ tràn đầy hy vọng và nhiệt huyết, song những người khác mà tôi tình cờ gặp, thì lại có vẻ như trĩu nặng những ưu phiền thuộc loại này hay loại khác. Tuổi trẻ là một thời cho sự phát triển và thay đổi, nhưng nó cũng có thể là một thời của những lo âu to lớn.[2] Những người trẻ nhiều khi cảm thấy bất an trong xã hội, như thể là họ bị bỏ rơi một mình trong một vùng hoang dã hay một bãi chiến trường nào đó. Họ có thể cảm thấy không có ai mà họ có thể tin cậy; rằng không ai quan tâm đến họ; rằng họ không có mục đích nào trong đời.

Nhưng hãy đợi! Bạn hiểu chính mình như vậy là có đúng không? Bạn có nên đánh giá quá thấp những khả năng của bạn? Không có ai mà lại không có sứ mệnh nào đó, mục đích nào đó trên thế gian này. Và cảm thức này về sứ mệnh và mục đích là cái đem lại ý nghĩa và sự thoả mãn chân thực cho đời người.

Khi tôi 19 tuổi, tôi gặp Josei Toda, người đã trở thành vị ân sư suốt đời của tôi. Ngay cả bây giờ tôi vẫn chưa thể quên, và sẽ không bao giờ quên, những lời nói từ ái mà ông đã nói với tôi cách đây hơn 40 năm, khi tôi đang trải qua một giai đoạn rất khó khăn. “Daisaku,” ông nói, “những người trẻ phải có những rắc rối của họ. Những rắc rối là cái biến ta thành một con người hạng nhất!”

Mỗi buổi sáng, ngay cả vào Chủ Nhật, ông Toda đóng vai như là gia sư của tôi, dạy tôi về mọi loại đề tài. Và theo cách tương tự, tôi đã cố gắng nói chuyện với những người trẻ bất cứ khi nào tôi có cơ hội. Từ những cuộc thảo luận đó mà có ra chất liệu trong cuốn sách sau đây. Phần lớn những cuộc thảo luận này, dĩ nhiên, là với những người trẻ Nhật Bản. Song những đề tài mà chúng tôi thảo luận - gia đình, bạn bè, những ước mơ, những mục đích trong đời - tôi chắc rằng, đó là những mối quan tâm chung của những người trẻ khắp mọi nơi trên thế giới.

Nicheren[3] đã dạy rằng, một đời người có một tiềm năng vô hạn, và ông đã phát hiện ra một con đường có thể tiếp cận dễ dàng; theo con đường đó, mọi người có thể nuôi dưỡng tiềm năng này và tìm thấy hạnh phúc thực thụ trong đời.

Triết lý này, được dạy bởi Nicheren, đặt nền tảng trên việc tuyệt đối kính trọng sự sống và giá trị của mỗi cá nhân. Và bởi vì tôi hy vọng chia sẻ triết lý có giá trị phổ quát này với những bạn đọc bình thường tại Mỹ, và tại những nước nói tiếng Anh khác, nên tôi đã yêu cầu những nhà biên tập của ấn quán Middle Way Press giúp tôi sắp xếp lại cuốn sách này, và dịch ra Anh ngữ, dựa trên một loạt những buổi nói chuyện mà tôi đã có với những học sinh trung học.

Đương nhiên là một vài trong những câu hỏi được nêu ra trong những cuộc thảo luận này tỏ ra rất khó trả lời - bởi vì tôi không phải là một chuyên gia trong những lãnh vực mà họ đề cập. Ước chi tôi đã có thể trực tiếp nói chuyện với mỗi người trẻ và thấu hiểu cái đang gây khó khăn cho họ; rồi sau đó, có lẽ tôi sẽ có thể hiến tặng một câu trả lời triệt để hơn cho mỗi câu hỏi. Nhưng tôi hy vọng rằng, những ý tưởng của tôi trên những vấn đề được nêu ra, sẽ giúp mang đến cho bạn đọc một cái nhìn mới mẻ trên từng vấn đề, một cách nghĩ mới mẻ về nó. Và nơi nào liên quan đến những vấn đề có tính chất đặc biệt, tôi động viên những người trẻ tìm kiếm lời khuyên của những người lớn tuổi hơn mà họ có thể tin cậy.

Những thiên tài và những người có tài năng xuất chúng chỉ là một thiểu số nhỏ; đại đa số của xã hội, là những người bình thường, mộc mạc. Tôi là một người bình thường, với một hoàn cảnh không có gì đặc biệt. Trong tuổi trẻ, tôi đã đối mặt với cùng những vấn đề mà phần lớn những người trẻ đối mặt - mặc dù, bởi vì thuở đó tôi đang sống tại Nhật trong giai đoạn ngay sau Thế Chiến II, tôi đã trưởng thành trong một môi trường bị chiến tranh tàn phá. Cuốn sách này được viết ra với hy vọng rằng, những người trẻ có thể thu được lợi lạc từ lời khuyên của một ai đó giống như tôi, có một chút kinh nghiệm nhiều hơn họ. Thay vì là những bài giảng đạo, được thuyết giảng bởi một người tự cho rằng mình có sự hiểu biết nào đó ưu việt hơn, tôi hy vọng bạn đọc sẽ chấp nhận những điều tôi đã viết như là lời khuyên từ một kẻ mà đã đi xa hơn họ một chút trên đường đời.

Một trong những mục đích của tôi trong đời, là giúp những người trẻ tìm thấy niềm hy vọng và lòng tự tin vào tương lai của họ. Chính bản thân tôi có niềm tin tưởng vô hạn vào thế hệ trẻ, và do vậy tôi nói với họ: “Bạn là niềm hy vọng của nhân loại! Mỗi người trong các bạn có một tương lai tươi sáng ở phía trước. Mỗi người trong các bạn có một tiềm năng quý giá đang chờ đợi được phát triển. Thành công của bạn, sự chiến thắng của bạn sẽ là sự chiến thắng của tất cả mọi chúng ta. Chiến thắng của bạn sẽ dẫn đường trong thế kỷ này,[4] thế kỷ của hòa bình và nhân ái, thế kỷ quan trọng nhất cho toàn nhân loại". Xin gởi đến bạn lời chúc chân thành nhất của tôi: Chúc bạn mạnh khỏe, tiến bước vững vàng, và luôn thành công trong mọi nỗ lực của bạn.

— DAISAKU IKEDA

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Tuổi Trẻ PDF của tác giả Daisaku Ikeda nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Phớt Lờ Tất Cả, Bơ Đi Mà Sống (Hugh Macleod)
Hugh Macleod, nghệ sĩ người Mỹ được biết đến như một tác giả nổi tiếng, một họa sĩ vẽ tranh biếm họa, một blogger và thậm chí còn là một nhân viên tiếp thị. Ông sáng tạo ra kiểu vẽ tranh biếm họa lên mặt sau tấm danh thiếp để có thể vẽ bất cứ lúc nào. Với những tấm danh thiếp đầy trong túi áo, ông có thể vẽ ngay khi ý tưởng vừa xuất hiện mà không phải ba chân bốn cẳng chạy về xưởng vẽ như trước đây. Như chính ông thú nhận, ban đầu, đây chỉ trò giải trí khi ngồi trong quán bar, xen giữa những câu chuyện vô thưởng vô phạt. Khán giả cũng chỉ là những bạn bè thân thiết, những chiến hữu cùng ngồi nhậu với nhau. Có người lắc đầu, có người thích thú. Nhiều người bảo ông hãy làm gì đó với chúng. Nhưng ông không có ý định làm gì cả, chỉ là một trò tiêu khiển để ông mặc sức sáng tạo - viết, vẽ bất cứ thứ gì mình thích. Năm 2001, ông lập ra blog gapingvoid.com, đưa lên đó cả tranh biếm họa và các bài viết của mình. Năm 2004, ông viết How to Be Creative (Làm sao Để Sáng Tạo) với khoảng 13.000 từ, gồm nhiều bài viết được đưa dần lên blog, kết hợp giữa tranh biếm họa và những chỉ dẫn thiết thực về những bí kíp thúc đẩy sáng tạo. Đây là thời kì bùng nổ các blog, giống như giai đoạn từ 2005 tới 2009 ở Việt Nam. Tìm mua: Phớt Lờ Tất Cả, Bơ Đi Mà Sống TiKi Lazada Shopee Vì thế, blog của ông đã được bạn đọc đón nhận nhiệt tình với số lần tải về lên tới hàng chục triệu lượt. Và đây cũng chính là nền tảng cho Ignore Everybody mà các bạn đang cầm trên tay. Mặc dù, Hugh chỉ luôn coi đây là sự kết hợp đầy bất ngờ giữa biếm họa và Internet, nhưng thực chất đây là thành quả của những nỗ lực không mệt mỏi trên con đường sáng tạo của ông. Với 40 phần, thực ra là 40 bài học ngắn gọn, súc tích, kết hợp với tranh biếm họa và các “châm ngôn” hài hước nhưng ý nghĩa, cuốn sách chính là câu trả lời cho các câu hỏi không ngừng đặt ra trong đầu chúng ta suốt quá trình làm việc. Làm thế nào để những ý tưởng mới xuất hiện được trong thế giới đầy hoài nghi và e sợ rủi ro này? Làm thế nào để khơi nguồn cảm hứng? Làm thế nào để xác định được ranh giới giữa những điều sẵn sàng thực hiện và những gì không? *** Mỗi câu hỏi đều có câu trả lời thỏa đáng. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc độc giả ngấu nghiến cuốn sách này xong là có thể khơi mở được ngay lập tức nguồn lực sáng tạo trong mình và tung trải nó ra ngoài thế giới. Những bí kíp đó chỉ tiếp thêm cho bạn nguồn năng lượng để làm việc chăm chỉ hơn, sáng tạo hơn, nghiêm túc hơn. Để những bạn trẻ không ảo tưởng rằng nghệ sĩ được phép la cà ở các quán bar suốt ngày, mong đợi Nàng Thơ bất ngờ gõ cửa, ban cho một nguồn cảm hứng vô tận, khiến họ viết ngay ra được tác phẩm bất hủ và một bước lên đỉnh vinh quang. Mà sáng tạo là lao động chân chính, nảy sinh trong quá trình làm việc chứ không phải trong lúc ngủ mơ chờ Thần Tài gõ cửa. Những bí kíp này cũng dạy các bạn có một thái độ sống can đảm, dám đương đầu với dư luận, chịu trách nhiệm về hành động của mình. Nhất là khi bạn còn trẻ tuổi và sống ở những đô thị lớn đắt đỏ và đầy cạnh tranh. Đó là phải biết đứng ra ngoài đám đông, tạo dấu ấn của riêng mình thay vì hòa lẫn vào đó. Đó là chỉ ra những con đường dẫn tới cánh cửa sáng tạo đã được Hugh ví von rất hình tượng rằng giống như 6 tỉ cánh cửa dẫn tới cõi Niết Bàn, và nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra được cánh cửa của riêng mình. Ông cũng là người đặt vấn đề sáng tạo cạnh bản năng sinh tồn, bằng việc đưa ra Lý thuyết Tình và Tiền, muốn thành công chúng ta phải dung hòa được cả hai thứ đó. Chúng ta vẫn phải duy trì nghề kiếm cơm đồng thời vẫn sáng tạo không ngừng nghỉ. Như tại Việt Nam, nhiều người cũng vẫn đang loay hoay lựa chọn giữa nghệ thuật chân chính và kiếm sống. Chúng tôi cũng từng đứng trước bài toán đau đầu là làm ra những cuốn sách bán chạy hay là những cuốn sách hay. Nếu chỉ đuổi theo niềm đam mê thì có lẽ nghệ sỹ đã chết đói trước khi đạt được điều gì đó, còn nếu chỉ chạy theo thị trường thì rồi chúng ta sẽ bế tắc bởi cùn mòn trong sáng tạo. Giống như Hugh đã chỉ ra, chúng tôi theo đuổi giải pháp dung hòa cả hai thứ đó - sách vừa hay vừa bán chạy - đảm bảo nhu cầu cuộc sống bên cạnh tôn chỉ “Tri thức là sức mạnh”. Cuốn sách này có thể sẽ là câu trả lời hoặc giúp các bạn trẻ khẳng định lựa chọn của mình về việc có nên đánh đuổi công việc hiện thời để theo đuổi sở thích cá nhân hay ngược lại; để không rơi vào tình cảnh lúng túng, băn khoăn giữa hai con đường đó rồi để chẳng được cái gìĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phớt Lờ Tất Cả, Bơ Đi Mà Sống PDF của tác giả Hugh Macleod nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phớt Lờ Tất Cả, Bơ Đi Mà Sống (Hugh Macleod)
Hugh Macleod, nghệ sĩ người Mỹ được biết đến như một tác giả nổi tiếng, một họa sĩ vẽ tranh biếm họa, một blogger và thậm chí còn là một nhân viên tiếp thị. Ông sáng tạo ra kiểu vẽ tranh biếm họa lên mặt sau tấm danh thiếp để có thể vẽ bất cứ lúc nào. Với những tấm danh thiếp đầy trong túi áo, ông có thể vẽ ngay khi ý tưởng vừa xuất hiện mà không phải ba chân bốn cẳng chạy về xưởng vẽ như trước đây. Như chính ông thú nhận, ban đầu, đây chỉ trò giải trí khi ngồi trong quán bar, xen giữa những câu chuyện vô thưởng vô phạt. Khán giả cũng chỉ là những bạn bè thân thiết, những chiến hữu cùng ngồi nhậu với nhau. Có người lắc đầu, có người thích thú. Nhiều người bảo ông hãy làm gì đó với chúng. Nhưng ông không có ý định làm gì cả, chỉ là một trò tiêu khiển để ông mặc sức sáng tạo - viết, vẽ bất cứ thứ gì mình thích. Năm 2001, ông lập ra blog gapingvoid.com, đưa lên đó cả tranh biếm họa và các bài viết của mình. Năm 2004, ông viết How to Be Creative (Làm sao Để Sáng Tạo) với khoảng 13.000 từ, gồm nhiều bài viết được đưa dần lên blog, kết hợp giữa tranh biếm họa và những chỉ dẫn thiết thực về những bí kíp thúc đẩy sáng tạo. Đây là thời kì bùng nổ các blog, giống như giai đoạn từ 2005 tới 2009 ở Việt Nam. Tìm mua: Phớt Lờ Tất Cả, Bơ Đi Mà Sống TiKi Lazada Shopee Vì thế, blog của ông đã được bạn đọc đón nhận nhiệt tình với số lần tải về lên tới hàng chục triệu lượt. Và đây cũng chính là nền tảng cho Ignore Everybody mà các bạn đang cầm trên tay. Mặc dù, Hugh chỉ luôn coi đây là sự kết hợp đầy bất ngờ giữa biếm họa và Internet, nhưng thực chất đây là thành quả của những nỗ lực không mệt mỏi trên con đường sáng tạo của ông. Với 40 phần, thực ra là 40 bài học ngắn gọn, súc tích, kết hợp với tranh biếm họa và các “châm ngôn” hài hước nhưng ý nghĩa, cuốn sách chính là câu trả lời cho các câu hỏi không ngừng đặt ra trong đầu chúng ta suốt quá trình làm việc. Làm thế nào để những ý tưởng mới xuất hiện được trong thế giới đầy hoài nghi và e sợ rủi ro này? Làm thế nào để khơi nguồn cảm hứng? Làm thế nào để xác định được ranh giới giữa những điều sẵn sàng thực hiện và những gì không? *** Mỗi câu hỏi đều có câu trả lời thỏa đáng. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc độc giả ngấu nghiến cuốn sách này xong là có thể khơi mở được ngay lập tức nguồn lực sáng tạo trong mình và tung trải nó ra ngoài thế giới. Những bí kíp đó chỉ tiếp thêm cho bạn nguồn năng lượng để làm việc chăm chỉ hơn, sáng tạo hơn, nghiêm túc hơn. Để những bạn trẻ không ảo tưởng rằng nghệ sĩ được phép la cà ở các quán bar suốt ngày, mong đợi Nàng Thơ bất ngờ gõ cửa, ban cho một nguồn cảm hứng vô tận, khiến họ viết ngay ra được tác phẩm bất hủ và một bước lên đỉnh vinh quang. Mà sáng tạo là lao động chân chính, nảy sinh trong quá trình làm việc chứ không phải trong lúc ngủ mơ chờ Thần Tài gõ cửa. Những bí kíp này cũng dạy các bạn có một thái độ sống can đảm, dám đương đầu với dư luận, chịu trách nhiệm về hành động của mình. Nhất là khi bạn còn trẻ tuổi và sống ở những đô thị lớn đắt đỏ và đầy cạnh tranh. Đó là phải biết đứng ra ngoài đám đông, tạo dấu ấn của riêng mình thay vì hòa lẫn vào đó. Đó là chỉ ra những con đường dẫn tới cánh cửa sáng tạo đã được Hugh ví von rất hình tượng rằng giống như 6 tỉ cánh cửa dẫn tới cõi Niết Bàn, và nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra được cánh cửa của riêng mình. Ông cũng là người đặt vấn đề sáng tạo cạnh bản năng sinh tồn, bằng việc đưa ra Lý thuyết Tình và Tiền, muốn thành công chúng ta phải dung hòa được cả hai thứ đó. Chúng ta vẫn phải duy trì nghề kiếm cơm đồng thời vẫn sáng tạo không ngừng nghỉ. Như tại Việt Nam, nhiều người cũng vẫn đang loay hoay lựa chọn giữa nghệ thuật chân chính và kiếm sống. Chúng tôi cũng từng đứng trước bài toán đau đầu là làm ra những cuốn sách bán chạy hay là những cuốn sách hay. Nếu chỉ đuổi theo niềm đam mê thì có lẽ nghệ sỹ đã chết đói trước khi đạt được điều gì đó, còn nếu chỉ chạy theo thị trường thì rồi chúng ta sẽ bế tắc bởi cùn mòn trong sáng tạo. Giống như Hugh đã chỉ ra, chúng tôi theo đuổi giải pháp dung hòa cả hai thứ đó - sách vừa hay vừa bán chạy - đảm bảo nhu cầu cuộc sống bên cạnh tôn chỉ “Tri thức là sức mạnh”. Cuốn sách này có thể sẽ là câu trả lời hoặc giúp các bạn trẻ khẳng định lựa chọn của mình về việc có nên đánh đuổi công việc hiện thời để theo đuổi sở thích cá nhân hay ngược lại; để không rơi vào tình cảnh lúng túng, băn khoăn giữa hai con đường đó rồi để chẳng được cái gìĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phớt Lờ Tất Cả, Bơ Đi Mà Sống PDF của tác giả Hugh Macleod nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phi Lý Một Cách Hợp Lý (Dan Ariely)
LỜI GIỚI THIỆU ây là lời giải thích mà tôi cho là hợp lý: khả năng quan sát và suy ngẫm về bản chất con người của tôi bắt nguồn từ chấn thương của bản thân và những ảnh hưởng kéo dài của nó. Việc bị tước mất thời niên thiếu, chịu đựng những vết bỏng độ 3 trên khoảng 70% cơ thể, phải nằm viện gần ba năm, nếm trải đau đớn mỗi ngày, chịu đựng những yếu kém của hệ thống y tế hết lần này đến lần khác và những vết sẹo lớn trên cơ thể khiến tôi cảm thấy lạc lõng gần như trong mọi hoàn cảnh xã hội. Kết hợp lại, những yếu tố này (theo cảm nhận của tôi) đã giúp tôi trở thành người quan sát cuộc sống tốt hơn. Đó cũng là điều đã đưa tôi đến với lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội. Xin đừng hiểu lầm; tôi không có ý nói rằng những vết thương của tôi là cần thiết. Chẳng ai có thể hợp lý hóa nỗi đau và sự khốn khổ lớn như thế. Song, những trải nghiệm phức tạp về vết thương, thời gian nằm viện và cuộc sống với những vết sẹo nặng nề cùng những khuyết tật của cơ thể đã trở thành chiếc kính hiển vi để tôi nhìn vào cuộc sống. Qua lăng kính này, tôi có thể quan sát được nỗi thống khổ của con người. Tôi đã nhìn thấy những người chế ngự được nỗi đau của họ và chiến thắng; đồng thời, tôi cũng nhìn thấy những người chịu khuất phục trước khó khăn. Tôi từng trải nghiệm nhiều thủ tục y tế khác nhau và những tương tác kỳ lạ của con người. Từ giường bệnh, tôi có thể quan sát mọi người xung quanh sống cuộc sống đời thường của họ, thắc mắc về thói quen của con người và suy xét về những lý do tại sao chúng ta lại hành động theo cách chúng ta vẫn thường làm. Những vết sẹo, nỗi đau, những chiếc kẹp y tế kỳ dị và băng ép bao phủ từ đầu tới chân khiến cảm giác sống một cuộc đời cách biệt với cuộc sống hằng ngày vẫn đeo bám tôi sau khi ra viện. Khi tôi bước những bước chân đầu tiên trở lại thực tại mà tôi từng cho là hiển nhiên, tầm nhìn của tôi đã mở rộng, bao quát cả những hoạt động hằng ngày như cách chúng ta đi chợ, lái xe, làm tình nguyện, tương tác với đồng nghiệp, chịu rủi ro, xung đột và cư xử thiếu chín chắn. Và tất nhiên, tôi không thể không chú ý tới kết cấu phức tạp chi phối cuộcsống tình ái của mỗi người. Với lăng kính đó, tôi quay sang nghiên cứu tâm lý học. Chẳng mấy chốc, đời sống riêng tư và nghề nghiệp của tôi trở nên liên quan mật thiết với nhau. Tôi nhớ những liều thuốc giảm đau giả trị của mình và tôi tiến hành nhiều thử nghiệm để hiểu rõ hơn tác động của sự kỳ vọng lên những phương pháp điều trị đau đớn. Tôi nhớ vài tin xấu mà tôi từng nhận được khi nằm viện và cố gắng tìm hiểu cách tốt nhất để thông báo tin xấu cho các bệnh nhân. Có rất nhiều chủ đề khác vượt qua ranh giới cá nhân/nghề nghiệp và càng ngày tôi càng học hỏi được nhiều hơn từ những quyết định của chính mình và cách cư xử của những người xung quanh. Đó là thời điểm cách đây hơn 25 năm và kể từ đó tôi đã dành phần lớn thời gian của mình để cố gắng hiểu rõ hơn về bản chất con người, chủ yếu tập trung vào những khía cạnh mà chúng ta thường mắc sai lầm cũng như những điều có thể làm để cải thiện quyết định, hành động và kết quả của chúng ta. Tìm mua: Phi Lý Một Cách Hợp Lý TiKi Lazada Shopee 1 Thuốc giả trị (placebo): thuốc mang tính trấn an về tâm lý chứ không thật sự chữa được bệnh. (BT) Sau khi viết các bài luận mang tính học thuật về những chủ đề này trong nhiều năm, tôi bắt đầu viết về nghiên cứu của tôi cùng những hàm ý của nó theo phong cách đàm thoại nhiều hơn và ít hàn lâm hơn. Có lẽ vì tôi đã kể rằng lý do để tôi bắt đầu những nghiên cứu của mình là những trải nghiệm của bản thân nên nhiều người đã bắt đầu chia sẻ với tôi cuộc đấu tranh của riêng họ. Đôi khi họ tò mò muốn biết quan điểm của khoa học xã hội về một trải nghiệm cụ thể, nhưng đa phần là các câu hỏi về những thử thách và quyết định của mỗi người. Trong thời gian tôi phản hồi nhiều nhất có thể những yêu cầu được gửi đến, tôi nhận thấy một số câu hỏi được nhiều người cùng quan tâm. Năm 2012, với sự cho phép của những người hỏi, tôi bắt đầu trả lời công khai một số câu hỏi mang tính khái quát trong chuyên mụcAsk Ariely (tạm dịch: Hãy hỏi Ariely) trên tờ Wall Street Journal. Quyển sách mà bạn đang cầm trên tay là tuyển tập những câu trả lời đã được biên tập và mở rộng từ chuyên mục này cùng một số câu hỏi và câu trả lời chưa từng được đăng báo. Quan trọng nhất, quyển sách này còn bao gồm một số bức biếm họa tuyệt vời của họa sĩ tài năng William Haefeli mà theo tôi là đã làm sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn và bao quát hơn các câu trả lời của tôi. Giờ bạn đã có quyển sách này. Ngoài khả năng lý giải của tôi, còn điều gì khiến những lời khuyên của tôi có giá trị hơn, chính xác hơn hay hữu ích hơn nữa không? Tôi sẽ để bạn là người nhận xét. Thân, Dan ArielyDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Dan Ariely":Lẽ Phải Của Phi Lý TríPhi Lý Một Cách Hợp LýBản Chất Của Dối TráPhi Lý TríĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phi Lý Một Cách Hợp Lý PDF của tác giả Dan Ariely nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Phi Lý Một Cách Hợp Lý (Dan Ariely)
LỜI GIỚI THIỆU ây là lời giải thích mà tôi cho là hợp lý: khả năng quan sát và suy ngẫm về bản chất con người của tôi bắt nguồn từ chấn thương của bản thân và những ảnh hưởng kéo dài của nó. Việc bị tước mất thời niên thiếu, chịu đựng những vết bỏng độ 3 trên khoảng 70% cơ thể, phải nằm viện gần ba năm, nếm trải đau đớn mỗi ngày, chịu đựng những yếu kém của hệ thống y tế hết lần này đến lần khác và những vết sẹo lớn trên cơ thể khiến tôi cảm thấy lạc lõng gần như trong mọi hoàn cảnh xã hội. Kết hợp lại, những yếu tố này (theo cảm nhận của tôi) đã giúp tôi trở thành người quan sát cuộc sống tốt hơn. Đó cũng là điều đã đưa tôi đến với lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội. Xin đừng hiểu lầm; tôi không có ý nói rằng những vết thương của tôi là cần thiết. Chẳng ai có thể hợp lý hóa nỗi đau và sự khốn khổ lớn như thế. Song, những trải nghiệm phức tạp về vết thương, thời gian nằm viện và cuộc sống với những vết sẹo nặng nề cùng những khuyết tật của cơ thể đã trở thành chiếc kính hiển vi để tôi nhìn vào cuộc sống. Qua lăng kính này, tôi có thể quan sát được nỗi thống khổ của con người. Tôi đã nhìn thấy những người chế ngự được nỗi đau của họ và chiến thắng; đồng thời, tôi cũng nhìn thấy những người chịu khuất phục trước khó khăn. Tôi từng trải nghiệm nhiều thủ tục y tế khác nhau và những tương tác kỳ lạ của con người. Từ giường bệnh, tôi có thể quan sát mọi người xung quanh sống cuộc sống đời thường của họ, thắc mắc về thói quen của con người và suy xét về những lý do tại sao chúng ta lại hành động theo cách chúng ta vẫn thường làm. Những vết sẹo, nỗi đau, những chiếc kẹp y tế kỳ dị và băng ép bao phủ từ đầu tới chân khiến cảm giác sống một cuộc đời cách biệt với cuộc sống hằng ngày vẫn đeo bám tôi sau khi ra viện. Khi tôi bước những bước chân đầu tiên trở lại thực tại mà tôi từng cho là hiển nhiên, tầm nhìn của tôi đã mở rộng, bao quát cả những hoạt động hằng ngày như cách chúng ta đi chợ, lái xe, làm tình nguyện, tương tác với đồng nghiệp, chịu rủi ro, xung đột và cư xử thiếu chín chắn. Và tất nhiên, tôi không thể không chú ý tới kết cấu phức tạp chi phối cuộcsống tình ái của mỗi người. Với lăng kính đó, tôi quay sang nghiên cứu tâm lý học. Chẳng mấy chốc, đời sống riêng tư và nghề nghiệp của tôi trở nên liên quan mật thiết với nhau. Tôi nhớ những liều thuốc giảm đau giả trị của mình và tôi tiến hành nhiều thử nghiệm để hiểu rõ hơn tác động của sự kỳ vọng lên những phương pháp điều trị đau đớn. Tôi nhớ vài tin xấu mà tôi từng nhận được khi nằm viện và cố gắng tìm hiểu cách tốt nhất để thông báo tin xấu cho các bệnh nhân. Có rất nhiều chủ đề khác vượt qua ranh giới cá nhân/nghề nghiệp và càng ngày tôi càng học hỏi được nhiều hơn từ những quyết định của chính mình và cách cư xử của những người xung quanh. Đó là thời điểm cách đây hơn 25 năm và kể từ đó tôi đã dành phần lớn thời gian của mình để cố gắng hiểu rõ hơn về bản chất con người, chủ yếu tập trung vào những khía cạnh mà chúng ta thường mắc sai lầm cũng như những điều có thể làm để cải thiện quyết định, hành động và kết quả của chúng ta. Tìm mua: Phi Lý Một Cách Hợp Lý TiKi Lazada Shopee 1 Thuốc giả trị (placebo): thuốc mang tính trấn an về tâm lý chứ không thật sự chữa được bệnh. (BT) Sau khi viết các bài luận mang tính học thuật về những chủ đề này trong nhiều năm, tôi bắt đầu viết về nghiên cứu của tôi cùng những hàm ý của nó theo phong cách đàm thoại nhiều hơn và ít hàn lâm hơn. Có lẽ vì tôi đã kể rằng lý do để tôi bắt đầu những nghiên cứu của mình là những trải nghiệm của bản thân nên nhiều người đã bắt đầu chia sẻ với tôi cuộc đấu tranh của riêng họ. Đôi khi họ tò mò muốn biết quan điểm của khoa học xã hội về một trải nghiệm cụ thể, nhưng đa phần là các câu hỏi về những thử thách và quyết định của mỗi người. Trong thời gian tôi phản hồi nhiều nhất có thể những yêu cầu được gửi đến, tôi nhận thấy một số câu hỏi được nhiều người cùng quan tâm. Năm 2012, với sự cho phép của những người hỏi, tôi bắt đầu trả lời công khai một số câu hỏi mang tính khái quát trong chuyên mụcAsk Ariely (tạm dịch: Hãy hỏi Ariely) trên tờ Wall Street Journal. Quyển sách mà bạn đang cầm trên tay là tuyển tập những câu trả lời đã được biên tập và mở rộng từ chuyên mục này cùng một số câu hỏi và câu trả lời chưa từng được đăng báo. Quan trọng nhất, quyển sách này còn bao gồm một số bức biếm họa tuyệt vời của họa sĩ tài năng William Haefeli mà theo tôi là đã làm sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn và bao quát hơn các câu trả lời của tôi. Giờ bạn đã có quyển sách này. Ngoài khả năng lý giải của tôi, còn điều gì khiến những lời khuyên của tôi có giá trị hơn, chính xác hơn hay hữu ích hơn nữa không? Tôi sẽ để bạn là người nhận xét. Thân, Dan ArielyDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Dan Ariely":Lẽ Phải Của Phi Lý TríPhi Lý Một Cách Hợp LýBản Chất Của Dối TráPhi Lý TríĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Phi Lý Một Cách Hợp Lý PDF của tác giả Dan Ariely nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.