Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Erwin Rommel Danh Tướng Đức Với Biệt Hiệu Cáo Sa Mạc Trong Thế Chiến Ii (Charles Messenger)

Trung úy Heinz Wernher Schmidt, một cựu binh từ chiến dịch Ba Lan năm 1939, đến trình diện sở chỉ huy Quân đoàn châu Phi (Deutsches Afrika Korps) của Thống chế Erwin Rommel tại Tripoli vào đầu tháng Ba năm 1941. Ấn tượng đầu tiên của ông về người đàn ông đã hai lần là huyền thoại, khi là chỉ huy trong Alpenkorps, hay đạo quân miền núi ưu tú trong Chiến tranh Thế giới thứ 1 và khi là tư lệnh một sư đoàn xe tăng tại Pháp trong chiến dịch năm 1940 như sau:

“Thống chế đứng trước mặt tôi. Thân hình ông rắn chắc và thấp. Tôi có được một chút tự tin khi nhận ra rằng, mặc dù tôi chỉ có chiều cao trung bình, nhưng thống chế còn thấp hơn cả tôi. Ông bắt tay tôi nhanh gọn và mạnh mẽ. Đôi mắt xanh xám nhìn chăm chú vào mắt tôi. Tôi nhận thấy ông có những nếp nhăn hài hước lạ thường chạy xiên từ khóe mắt xuống cạnh ngoài gò má xương xẩu. Miệng và cằm ông cân đối, mạnh mẽ, củng cố ấn tượng của tôi về một tính cách đầy nghị lực và sống động”.

Schmidt chỉ vừa rời Eritrea đến đây, và Rommel hỏi ông ta về tình hình ở đó. Khi được biết tình hình ở đó là vô vọng, Rommel vặn lại: “Thế anh biết gì về nó nào, trung úy? Chúng ta sẽ tới Nile, tạo ra một bước ngoặt, và giành lại mọi thứ”. Đây là Rommel đang ở đỉnh cao phong độ: năng động, tích cực, hoàn toàn rõ ràng và ngắn gọn về những gì ông muốn đạt được. Schmidt cũng đã phát hiện một chút thiếu kiên nhẫn. Đây không phải là người đàn ông sẵn sàng đứng yên để chờ đợi những người khác. Trong một vài ngày, ông sẽ tiếp tục hành động chống lại quân đội Anh tại Cyrenaica, miền đông Libya, và có những hoạt động mà ông khao khát.

Tất nhiên, chính Bắc Phi là nơi Rommel thực sự làm nên tên tuổi của mình. Cuộc chiến giáp lá cà ở sa mạc cung cấp môi trường lý tưởng để thực hành những phẩm chất chỉ huy của ông. Nó biến ông thành cái tên quen thuộc, không chĩ ở Đức, mà còn trong các đối thủ của ông nữa. Tuy nhiên, phải chỉ ra rằng, theo những quan tâm của người Đức, thì Bắc Phi chỉ là một sự kiện phụ, một chiến dịch nhỏ so với Mặt trận phía Đông, nơi phần lớn quân đội Đức đang tham chiến từ tháng Sáu năm 1941 trở đi. Điều đó nói rằng, phong cách chỉ huy của Rommel trong sa mạc minh họa cách làm thế nào để tiến hành một cuộc vận động chiến nhanh chóng, và những bài học của nó có âm hưởng trong các cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991 và 2003. Tương tự như vậy, kinh nghiệm của ông ở vùng núi Romania và miền bắc nước Ý trong Chiến tranh Thế giới thứ 1, trong đó ông đã mài giũa các kỹ năng của một người lính chiến, cung cấp những bài học cho cuộc xung đột sau này ở Afghanistan.

Ông cũng là một nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn. Ông tin vào việc chỉ huy từ tiền tuyến, và truyền sự tự tin cho các sĩ quan cũng như binh lính. Thật vậy, ông sẽ không mong đợi binh sĩ của mình làm bất cứ điều gì mà ông không thể tự mình làm được. Nhưng có cuộc tranh luận về việc liệu một sĩ quan chỉ huy từ tuyến đầu có nhất thiết là phương cách đúng đắn khi chỉ huy một sư đoàn hay những đơn vị lớn hơn không. Ngoài ra, không nghi ngờ gì rằng ông tự thúc ép mình quá nhiều, gây hại cho sức khỏe. Điều này chắc chắn đã xảy ra trong chiến dịch năm 1942 ở Libya và Ai Cập. Tìm mua: Erwin Rommel Danh Tướng Đức Với Biệt Hiệu Cáo Sa Mạc Trong Thế Chiến Ii TiKi Lazada Shopee

Cũng có những câu hỏi nảy sinh về quan hệ của Rommel với các chỉ huy khác. Có bằng chứng trong thời kỳ đầu sự nghiệp của ông cho thấy ông đã làm ngơ các chỉ thị của cấp trên, khá giống với Đô đốc Horatio Nelson vờ không nhìn thấy các tín hiệu từ kỳ hạm của Hạm đội Anh trong trận Hải chiến Copenhagen năm 1801. Giống như Nelson, ông có một ý tưởng rõ ràng hơn nhiều về tình huống, vì ông gần gũi hơn với nó và có thể nhìn thấy những cơ hội mà các cấp trên của ông không thể thấy. Thái độ này khiến cho các tướng lĩnh cao cấp khác của Đức bực bội, và hình thành nhận xét rằng ông là một kẻ mới nổi không có kinh nghiệm của cuộc chiến tranh thực sự trên Mặt trận phía Đông và được thăng lên cấp bậc cao nhất chỉ đơn giản vì là người theo Quốc xã. Tại Bắc Phi, ông cũng trải qua những vấn đề về chiến tranh liên quân khi xử lý với các đồng minh Ý. Tài ngoại giao và xử lý khéo léo thường là cần thiết để khuyến khích người Ý đồng ý với kế hoạch của mình tương tự như Tướng Norman Schwarzkopf đã phải kết hợp các đơn vị khác nhau để tạo thành liên quân Đồng minh trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Câu chuyện của Rommel cũng phản ánh một tình thế tiến thoái lưỡng nan mà những người lính luôn phải đối mặt trong lịch sử. Điều này xảy ra khi ngày càng rõ ràng rằng chế độ mà ông phục vụ đang dẫn đất nước đến thảm họa. Rommel, giống như tất cả các chỉ huy Đức đồng nghiệp, đã thề trung thành với Hitler, một lời thề mà không một sĩ quan Đức tự trọng nào có thể hủy bỏ. Đúng là Rommel trở nên thân thiết với Hitler trong thời gian cuối những năm 1930, nhưng đến giữa cuộc chiến tranh, sự vỡ mộng đã hình thành đối với việc chỉ đạo chiến tranh của Hitler. Tình trạng nguy hiểm tăng lên sau khi quân Đồng minh đổ bộ vào Normandy vào tháng Sáu năm 1944 và thất bại dường như không tránh khỏi. Ông có nên tham gia với những người ông biết đang âm mưu loại bỏ Hitler và cố gắng kết thúc chiến tranh hay không? Ngoài ra, làm thế nào ông có thể bỏ mặc quân đội của mình khi họ đang tham gia vào một cuộc chiến tuyệt vọng nhằm ngăn chặn quân Đồng minh đột phá ra khỏi vùng Normandy? Như đã xảy ra, nỗ lực ám sát Hitler vào tháng tiếp theo thất bại và cuối cùng đã đóng dấu cho số phận của Rommel.

Thống chế Erwin Rommel là một nhân vật luôn gây mê hoặc và chắc chắn vẫn sẽ là như vậy. Nhìn lại cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2 sẽ là thích hợp để đem lại bức chân dung sáng tỏ về con người có sức lôi cuốn này và xác định xem chúng ta có thể học được những gì cho tương lai từ sự nghiệp phi thường của ông.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Erwin Rommel Danh Tướng Đức Với Biệt Hiệu Cáo Sa Mạc Trong Thế Chiến Ii PDF của tác giả Charles Messenger nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Kết Thúc Vòng Thiêng (Rostislav Kinjalov)
Cho đến ngày nay nền văn minh Olmec cổ ít được người biết đến, nhất là ở Việt Nam. Trong cuốn tiểu thuyết lịch sử “Kết thúc vòng thiêng” giáo sư dân tộc học người Nga R. Kinjalov đã vẽ lại bức tranh cổ xưa sinh động của người Olmec huyền bí, một dân tộc da đỏ đã sống ở Mexico cách đây hơn 3.200 năm. Dựa vào những chứng cứ lịch sử-khảo cổ, Kinjalov giới thiệu với chúng ta cuộc sống của một dân tộc vào loại cổ xưa nhất của hành tinh. Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ thấy được sinh hoạt của người Olmec cổ: điều kiện thiên nhiên, tổ chức xã hội, tình yêu, phong tục tập quán, tín ngưỡng tôn giáo, quyền lực và tham vọng của những người cầm quyền.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kết Thúc Vòng Thiêng PDF của tác giả Rostislav Kinjalov nếu chưa có điều kiện. Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa (Kim Thức)
Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa. Là tiểu thuyết chắt lọc các dữ liệu lịch sử đáng tin cậy nhất về Tần Thủy Hoàng, cùng với khả năng miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo khiến cho các sự kiện và nhân vật lịch sử trở nên sáng tỏ. - Tiểu thuyết loại bỏ sự huyền bí quanh nhân vật Tần Thủy Hoàng trong truyền thuyết, đưa ông trở về là một con người rất hiện thực có những suy nghĩ tâm lý đặc thù do hoàn cảnh sinh trưởng ảnh hưởng tạo thành một bản tính cô độc khác lạ. - Lối kể chuyện dẫn dắt diễn biến tâm lý logic là điều lôi cuốn người đọc. - Đề cao tính tin cậy của các dữ liệu lịch sử, gạt bỏ tính cảm giác thiên lệch hoặc cứng nhắc mù quáng. *** N ăm thứ bốn mươi sáu triều vua Chiêu Vương nhà Tần, tức năm 261 trước Công nguyên, một hội chợ rất lớn được tổ chức tại quảng trường chung quanh Tùng Đài, nơi thường diễn ra các yến tiệc, các buổi triều chính nghị sự và đón tiếp tân khách của vua Hiếu Thành nhà Triệu. Triều đình cho mở hội chợ là để mừng được mùa. Trời mới vào đông nên hơi se lạnh. Màn đêm đang buông dần. Hàng trăm ngọn nến rực sáng chiếu rọi trên một biển hàng hoá: nông sản, gia súc, gia cầm, lương thực, thực phẩm, rau quả, tơ lụa, gấm vóc, vàng bạc, đồ trang sức bằng ngọc ngà châu báu, cung tên, kiếm kích, vải vóc, da lông thú… muôn vàn thứ cần thiết cho con người, từ người giàu sang đến người bình thường, từ nhu cầu đời sống hàng ngày đến trận mạc chinh chiến. Nghe nói đây là một hội chợ lớn chưa từng có, người xe tấp nập, ồn ào náo nhiệt cả một vùng. Ở chính giữa chợ là một “nhà lán” rất lớn vì hàng hóa trong nhà này được bày thành vòng tròn. Khách mua hàng vừa đi vòng quanh vừa xem hàng và lựa chọn, ưng mua cái gì thì có thể tiện tay cầm lấy, rất dễ dàng và nhanh chóng. Xem thế đủ biết chủ hàng là một tay cao thủ trong nghề buôn, biết tạo ra một môi trường bán hàng rất thuận tiện cho khách hàng. Ở trước cửa chính của “nhà lán” có dựng một cột cờ rất cao, trên đó treo một lá cờ viền sóng lượn nền trắng với bốn chữ rất lớn: “Họ Lã. Dương Địch”. Nét chữ rắn rỏi sắc sảo, thể hiện một trình độ văn hóa cao siêu. Gió đưa lá cờ phấp phới tung bay, càng tăng thêm vẻ oai phong ngạo nghễ. Người họ Lã, đất Dương Định (nay là huyện Ngu tỉnh Hà Nam) đó không ai khác, chính là Lã Bất Vi, một nhà buôn lớn lúc bấy giờ. Tuy tuổi đã ngoài bốn mươi, nhưng trông vẫn còn rất trẻ trung cường tráng, trán rộng, khuôn mặt nhẵn bóng và mồ hôi nhễ nhại, bước chân rất dài nhưng khoan thai. Lã Bất Vi nhã nhặn tiễn đưa một đoàn khách đi ra đến cửa, chắp tay và nói với khách như xin lỗi họ: - Thưa các vị vương hầu, công khanh, cao nha, đại hộ [1], kẻ tiểu thương này vừa mới chở hàng từ quê nhà ở Dương Địch đến đây hôm qua. Sở dĩ đến chậm như vậy là vì đường xá bị chiến tranh liên miên tàn phá, xe cộ đi lại rất khó khăn chậm trễ. Vừa đến nơi đã phải vội vàng bày biện để kịp chào đón quý khách, cho nên hàng hóa chưa thật dồi dào, mẫu mã chưa thật đầy đủ. Hôm nay được chư vị thượng khách không quản ngại thì giờ vẫn chiếu cố đến dự, chúng tôi thật vô cùng cảm kích và vinh dự. Chỉ rất đáng tiếc là lúc này còn quá ít những thứ thượng hảo hạng, chúng tôi rất áy náy trong lòng. Đợi vài ngày nữa, sẽ chọn một ít hàng tinh xảo quý hiếm và đích thân mang đến tận nhà quý vị… - Xin đa tạ, xin đa tạ. Đã nhận được quá nhiều rồi. - Một số vị khách, một tay cầm đồ trang sức hoặc da lông thú, một tay khoát về phía Lã Bất Vi, tỏ ý cảm ơn chủ hàng. Lã Bất Vi nói tiếp: - Các vị đã có tấm lòng thịnh tình như vậy, chúng tôi nhất định còn đến hầu hạ. Một vị khách đáp lại: - Ngài Lã hậu đãi như vậy, tôi cũng áy náy vô cùng. Không nhận thì bất kính, mà nhận thì rất phân vân. Một người khách khác lên tiếng: - Theo tôi thì cứ nên trả tiền cho ông chủ theo giá gốc của hàng hóa; không nên để cho nhà buôn cao quý ấy quá thiệt thòi! Lã Bất Vi vội nói: - Khỏi! Khỏi! Khỏi! Chư vị đều là các yếu nhân của quý quốc nhà Triệu, nay họ Lã tôi đây được may mắn gặp mặt làm quen, là điều vinh hạnh vô cùng to lớn cho kẻ tiểu thương này rồi. Những thứ mà chư vị đã chọn, chỉ là một chút lễ mọn của họ Lã. Chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình chứ không dám lấy tiền, không thể lấy tiền… Các vị khách cũng không khách sáo mãi nữa. Họ nói: - Quý nhau không bằng nghe lời nhau. Xin đa tạ tấm thịnh tình của ông chủ cao quý! Xin cáo từ. Xin ngài khỏi phải tiễn chân nữa. - Xin chào quý khách. Xin tha lỗi, không tiễn chân xa hơn nữa! Sau khi tiễn khách, Lã Bất Vi thấy trời đã tối hẳn, bèn dặn dò đám người giúp việc: - Hôm nay chỉ bày hàng đến đây thôi, bây giờ phải thu dọn, đem phân loại và chất lên xe đưa về nhà!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa PDF của tác giả Kim Thức nếu chưa có điều kiện. Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa (Kim Thức)
Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa. Là tiểu thuyết chắt lọc các dữ liệu lịch sử đáng tin cậy nhất về Tần Thủy Hoàng, cùng với khả năng miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo khiến cho các sự kiện và nhân vật lịch sử trở nên sáng tỏ. - Tiểu thuyết loại bỏ sự huyền bí quanh nhân vật Tần Thủy Hoàng trong truyền thuyết, đưa ông trở về là một con người rất hiện thực có những suy nghĩ tâm lý đặc thù do hoàn cảnh sinh trưởng ảnh hưởng tạo thành một bản tính cô độc khác lạ. - Lối kể chuyện dẫn dắt diễn biến tâm lý logic là điều lôi cuốn người đọc. - Đề cao tính tin cậy của các dữ liệu lịch sử, gạt bỏ tính cảm giác thiên lệch hoặc cứng nhắc mù quáng. *** N ăm thứ bốn mươi sáu triều vua Chiêu Vương nhà Tần, tức năm 261 trước Công nguyên, một hội chợ rất lớn được tổ chức tại quảng trường chung quanh Tùng Đài, nơi thường diễn ra các yến tiệc, các buổi triều chính nghị sự và đón tiếp tân khách của vua Hiếu Thành nhà Triệu. Triều đình cho mở hội chợ là để mừng được mùa. Trời mới vào đông nên hơi se lạnh. Màn đêm đang buông dần. Hàng trăm ngọn nến rực sáng chiếu rọi trên một biển hàng hoá: nông sản, gia súc, gia cầm, lương thực, thực phẩm, rau quả, tơ lụa, gấm vóc, vàng bạc, đồ trang sức bằng ngọc ngà châu báu, cung tên, kiếm kích, vải vóc, da lông thú… muôn vàn thứ cần thiết cho con người, từ người giàu sang đến người bình thường, từ nhu cầu đời sống hàng ngày đến trận mạc chinh chiến. Nghe nói đây là một hội chợ lớn chưa từng có, người xe tấp nập, ồn ào náo nhiệt cả một vùng. Ở chính giữa chợ là một “nhà lán” rất lớn vì hàng hóa trong nhà này được bày thành vòng tròn. Khách mua hàng vừa đi vòng quanh vừa xem hàng và lựa chọn, ưng mua cái gì thì có thể tiện tay cầm lấy, rất dễ dàng và nhanh chóng. Xem thế đủ biết chủ hàng là một tay cao thủ trong nghề buôn, biết tạo ra một môi trường bán hàng rất thuận tiện cho khách hàng. Ở trước cửa chính của “nhà lán” có dựng một cột cờ rất cao, trên đó treo một lá cờ viền sóng lượn nền trắng với bốn chữ rất lớn: “Họ Lã. Dương Địch”. Nét chữ rắn rỏi sắc sảo, thể hiện một trình độ văn hóa cao siêu. Gió đưa lá cờ phấp phới tung bay, càng tăng thêm vẻ oai phong ngạo nghễ. Người họ Lã, đất Dương Định (nay là huyện Ngu tỉnh Hà Nam) đó không ai khác, chính là Lã Bất Vi, một nhà buôn lớn lúc bấy giờ. Tuy tuổi đã ngoài bốn mươi, nhưng trông vẫn còn rất trẻ trung cường tráng, trán rộng, khuôn mặt nhẵn bóng và mồ hôi nhễ nhại, bước chân rất dài nhưng khoan thai. Lã Bất Vi nhã nhặn tiễn đưa một đoàn khách đi ra đến cửa, chắp tay và nói với khách như xin lỗi họ: - Thưa các vị vương hầu, công khanh, cao nha, đại hộ [1], kẻ tiểu thương này vừa mới chở hàng từ quê nhà ở Dương Địch đến đây hôm qua. Sở dĩ đến chậm như vậy là vì đường xá bị chiến tranh liên miên tàn phá, xe cộ đi lại rất khó khăn chậm trễ. Vừa đến nơi đã phải vội vàng bày biện để kịp chào đón quý khách, cho nên hàng hóa chưa thật dồi dào, mẫu mã chưa thật đầy đủ. Hôm nay được chư vị thượng khách không quản ngại thì giờ vẫn chiếu cố đến dự, chúng tôi thật vô cùng cảm kích và vinh dự. Chỉ rất đáng tiếc là lúc này còn quá ít những thứ thượng hảo hạng, chúng tôi rất áy náy trong lòng. Đợi vài ngày nữa, sẽ chọn một ít hàng tinh xảo quý hiếm và đích thân mang đến tận nhà quý vị… - Xin đa tạ, xin đa tạ. Đã nhận được quá nhiều rồi. - Một số vị khách, một tay cầm đồ trang sức hoặc da lông thú, một tay khoát về phía Lã Bất Vi, tỏ ý cảm ơn chủ hàng. Lã Bất Vi nói tiếp: - Các vị đã có tấm lòng thịnh tình như vậy, chúng tôi nhất định còn đến hầu hạ. Một vị khách đáp lại: - Ngài Lã hậu đãi như vậy, tôi cũng áy náy vô cùng. Không nhận thì bất kính, mà nhận thì rất phân vân. Một người khách khác lên tiếng: - Theo tôi thì cứ nên trả tiền cho ông chủ theo giá gốc của hàng hóa; không nên để cho nhà buôn cao quý ấy quá thiệt thòi! Lã Bất Vi vội nói: - Khỏi! Khỏi! Khỏi! Chư vị đều là các yếu nhân của quý quốc nhà Triệu, nay họ Lã tôi đây được may mắn gặp mặt làm quen, là điều vinh hạnh vô cùng to lớn cho kẻ tiểu thương này rồi. Những thứ mà chư vị đã chọn, chỉ là một chút lễ mọn của họ Lã. Chúng tôi muốn bày tỏ lòng kính trọng của mình chứ không dám lấy tiền, không thể lấy tiền… Các vị khách cũng không khách sáo mãi nữa. Họ nói: - Quý nhau không bằng nghe lời nhau. Xin đa tạ tấm thịnh tình của ông chủ cao quý! Xin cáo từ. Xin ngài khỏi phải tiễn chân nữa. - Xin chào quý khách. Xin tha lỗi, không tiễn chân xa hơn nữa! Sau khi tiễn khách, Lã Bất Vi thấy trời đã tối hẳn, bèn dặn dò đám người giúp việc: - Hôm nay chỉ bày hàng đến đây thôi, bây giờ phải thu dọn, đem phân loại và chất lên xe đưa về nhà!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tần Thủy Hoàng Diễn Nghĩa PDF của tác giả Kim Thức nếu chưa có điều kiện. Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hành Trình Qua Cánh Đồng Chết (Chanrithy Him)
Lần đầu tiên tôi gặp Chanrithy Him là sau khi mời cô đến nói chuyện tại trường Đại học của tôi về những kinh nghiệm cô đã trải qua với tư cách là một đứa trẻ sống sót dưới chế độ Khmer Đỏ, đã được cô miêu tả lại trong cuốn hồi ký được giải thưởng, Hành trình qua cánh đồng chết - Lớn lên dưới chế độ Khmer Đỏ. Kể từ đó Chanrithy và tôi đã trở thành bạn thân, cô cũng gắn bó với tổ chức phi lợi nhuận của tôi, Quỹ giáo dục Đông Dương của Mỹ (U.S. - Indochina Educational Foundation, www.usief.org mà một trong những sứ mạng của nó là giúp người Mỹ hiểu biết về Đông Nam Á, bao gồm Cambodia, Lào và Việt Nam). Chanrithy là một con người nồng ấm, dịu dàng và thiết tha với đầu óc tinh nghịch, hài hước. Cô yêu thương cuộc sống và có một tấm lòng bao dung hầu như ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Và điều đó thật thích hợp khi nhan đề cuốn sách sắp tới của cô, tiếp theo Hành trình qua cánh đồng chết, có tên là Linh hồn không tan vỡ. Vào tháng tư năm 1970, lần đầu tiên người Mỹ mới chính thức biết rằng chính quyền của họ đã mở rộng quy mô chiến tranh ở Việt Nam bằng cách xâm nhập vào nước láng giềng trung lập Cambodia. Đối với phần lớn người Mỹ, Cambodia là một “màn phụ” tăm tối của một cuộc chiến tranh không được ai tán đồng. Tuy nhiên đối với người Cambodia, cuộc leo thang xung đột bên trong lãnh thổ của họ đã đánh dấu cho buổi bắt đầu của sự kết thúc bất cứ cái gì tương tự như một xã hội công dân. Trong năm năm tiếp theo đó, Khmer Đỏ củng cố thế lực ở các tỉnh, rồi đưa hoạt động khủng bố vào thủ đô Phnom Penh và cuối cùng lật đổ chế độ thối nát một thời là đồng minh của Hoa Kỳ. Hành trình qua cánh đồng chết là một bài học lịch sử được kể lại từ một cái nhìn của kẻ sống sót, một kẻ chân thật với khát vọng của mình, và với lời hứa phải sống xứng đáng với những khổ đau mà mình phải chịu đựng khi còn là một đứa bé. Hồi ức của Chanrithy là một câu chuyện về lòng ngây thơ bị đánh mất, một cuộc đời bị vỡ nát, về sự huỷ diệt của một nền văn hoá và cũng là câu chuyện buồn đau, thương tâm, phẫn nộ, để giác ngộ, cảm hứng và, rất có thể, để biến đổi. Cuốn sách cũng còn là một lời nhắc nhở đau đớn và tỉnh táo về cái di hoạ mà nước Mỹ để lại ở Đông Nam Á, một món nợ sẽ không bao giờ trả được. Chanrithy Him nhớ lại “Suốt cả một thời thơ ấu bị chiến tranh chế ngự, tôi đã học cách để sống sót. Trong một xứ sở đối diện với đổi thay dữ dội, cốt lõi của tâm hồn tôi quyết định không bao giờ để cho những hoàn cảnh khủng khiếp lấy đi phần tốt đẹp trong tôi. Về mặt tinh thần, tôi cưỡng chống lại những sức mạnh mà tôi xem là những cái ác bằng cách làm người ghi chép, lặng lẽ quan sát người chung quanh, ghi chú trong tâm trí về những chuyện chung quanh mình. Rồi sẽ có một ngày nào đó tôi sẽ chia xẻ những ký ức đó, cất tiếng nói của tôi nói thay cho những đứa bé không thể tự nói cho chúng được. Tôi cũng cất tiếng nói cho cha mẹ, chị em, anh em và những thành viên khác trong gia đình đã chết, và cho những người mà những gì còn lại nằm trong các nấm mồ tập thể vô danh rải rác khăp Cambodia, mảnh đất vốn thật dịu hiền”. Cho đến khi người Việt Nam giúp giải phóng Cambodia vào năm 1979, đã có gần hai triệu người Cambodia đã chết vì bị Khmer Đỏ giết, vì đói, vì bệnh tật và vì làm việc quá độ. Từ một gia đình 12 người, chỉ còn năm đứa trẻ nhà Him sống sót. Chanrithy chỉ mới được mười sáu tuổi khi cô và các anh chị em cô di cư sang Hoa Kỳ để bắt đầu cuộc đời mới dưới sự bảo trợ của một người chú ở Portland, bang Oregon. Tôi có vinh dự được đóng một vai trò nhỏ trong việc mang câu chuyện của Chanrithy đến với độc giả Việt Nam, thông qua cầu nối là nhà xuất bản Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh và công ty văn hóa Phương Nam. Tôi hiểu rằng Chanrithy biết ơn sâu sắc vì có cơ hội nói chuyện với các bạn, các độc giả Việt Nam của cô, nhân danh những đồng bào còn sống sót của mình và những người đã chết trong cuộc diệt chủng ở Cambodia. Nói cho cùng, chính Việt Nam đã nhanh chóng chấm dứt cuộc tàn sát man rợ của kỷ nguyên Khmer Đỏ trong khi phần còn lại của thế giới đang che mặt làm ngơ..Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hành Trình Qua Cánh Đồng Chết PDF của tác giả Chanrithy Him nếu chưa có điều kiện. Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.