Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái (Serge Miller)

Một danh sách người Do-Thái Âu châu phải bị tận diệt đã được thiết lập và con số lên đến 11 triệu người, trong số có 330.000 Do-Thái Anh, 4.000 Do-Thái Ái Nhĩ Lan, 18.000 Do-Thái Thụy Sĩ và 6.000 Do-Thái Tây Ban Nha.

Rõ ràng là Hitler và tập đoàn đã tự coi mình là chúa tể của toàn thể quả địa cầu, từ Luân-đôn đến Paletinc, từ Madrid đến Mạc-tư-khoa.

Tuy nhiên, Himmler và đồng bọn phải thừa nhận ngay lẽ đương nhiên: là ngay ở thế kỷ thứ XX, càng cần phải có thì giờ và phương tiện vật chất để tàn sát hàng chục triệu con người.

Các sự lấy mót lại quần áo, giầy, nhẫn vàng, mắt kiếng và cả đến tóc đàn bà dùng để làm đệm, thảm cũng đặt thành một vấn đề không kém quan trọng.

Các con số trung bình như sau: Tìm mua: Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái TiKi Lazada Shopee

1. Tại tập trung Belzek, nằm trên đường Lablin đi Iwou: tối đa mỗi ngày giết được 15.000 người.

2. Trại tập trung Treblin Ka, cách Varsovie 120 cây số; tối đa giết được 20.000 người mỗi ngày.

3. Trại tập trung Sobibor, cũng ở Ba Lan tối đa giết được 20.000 người mỗi ngày.

Các “cơ xưởng giết người” ấy hoạt động ra sao? Xin đọc câu chuyện sau đây của tên SS Globocnick, con người đã được nhiệt liệt ngợi khen vì đã thay thế hơi ngạt phát ra từ ống xẹc-măn của một máy Diesel bằng khí acide-prussique, hữu hiệu và nhanh chóng hơn:

“Ở Belzek, trong bầu không khí nóng bức của tháng tám, mùi hôi hám đè nặng khắp vùng đến độ không còn có thể chịu đựng được nữa. Hằng hà sa số ruồi vo ve khắp mọi nơi. Sáng sớm chuyến xe lửa đầu tiên gồm 45 toa chở đến 6.700 người Do-Thái, mà 1.450 đã chết vì đói lạnh dọc đường. Ngay khi con tàu vừa dừng lại, đám người liền được lùa xuống một cách tàn bạo. Một máy phóng thanh ra lịnh: cởi bỏ hết quần áo, mắt kiếng, răng giả, nộp nhẫn vàng và nữ trang ở một gui-sê.

Đàn bà và con gái lần lượt đi ngang qua các anh “thợ hớt tóc” các “thợ” nầy bằng hai hoặc ba nhát kéo sởn gọn các mái tóc đi qua trước một. Tóc cắt được sẽ bỏ vào các bao.

Tiếp đó, đoàn người lên đường đến trại. Tất cả mọi người đầu trần truồng. Đi đầu tôi thấy một thiếu nữ đẹp tuệt vời. Đa số người Do-Thái đã đoán trước được số phận đang chờ đợi họ: mùi hôi của thịt bị đốt cháy đã nói lên điều đó. Nhiều người lầm rầm cầu nguyện.

Các phòng hơi ngạt đầy ắp. “Dồn họ vào” Thiếu tá Wirth ra lịnh. Bọn SS nhét họ vào từ bảy đến tám trăm trong khoảng rộng 25 thước vuông. Các cánh cửa đóng lại. Tôi nhìn đồng hồ chính xác đo thời gian; 50 giây, 70 giây... Chiếc máy Diesel không chịu chạy. Người ta nghe thấy tiếng la khóc của các người bị nhốt trong phòng. Cuối cùng, sau 49 phút sửa chữa; chiếc máy bắt đầu nổ. Thêm 25 phút nữa - qua các lỗ kiếng ở cửa sổ và nhờ vào ánh sáng các bóng điện trong hành lang, tôi nhân thấy, trong phòng hơi nầy, phần lớn người Do-Thái đã lìa đời. Ở phút thứ 32 người cuối cùng chết hẳn.

“Các người trong đội lao tác, cũng người Do-Thái, mở toang các cánh cửa. Các người chết ép sát vào nhau, vẫn đứng sững như các cột trụ được trồng sát nhau. Lẹ lẹ - phải dọn dẹp căn phòng ngay để đón tiếp đoàn người kế tiếp.

“Đội lao tác nắm các xác chết lôi ra ngoài: tử thi nhơ nhuốc phân, nước tiểu, huyết kinh nguyệt. Hai mươi nha sĩ tù binh tay cầm móc sắt có nhiệm vụ cạy gỡ răng vàng. Nhiều tù binh khác lục lọi trong các nơi mật thiết nhứt của xác chết để tìm kiếm đồ trang sức hoặc các đồng tiền vàng...

Sáu lò thiêu xác vĩ đại hoạt động thường trực ngày đêm...

Các khổ hình khác đặc biệt thường được dành cho phụ nữ.

- Một tên SS để đùa giỡn đã rứt một em bé ngay trên tay người mẹ trước đôi mắt khiếp hãi của bà nầy, hắn ta quăng cục thịt sống nầy vào ang nước đang đun sôi bên cạnh. Bà nầy muốn nhào theo con, tên SS nắm đầu bà ta kéo lại vừa cười rũ rượi. Người thiếu phụ khốn khổ ấy trở nên điên loạn trước khi bị đưa vào phòng hơi ngạt.

- Một lần khác, cũng để đùa giỡn, một nhóm sĩ quan SS đã chọn 50 thiếu nữ đẹp nhứt trong số những người mới vừa được đưa đến đồng thời cho lính dẫn đến 50 cụ già. Chúng bắt buộc họ làm tình với nhau giữa sân.

- Cũng để đùa giỡn, đám lính SS đã bắt vài chục thiếu nữ xinh đẹp nhứt trong số phụ nữ đang bị giam giữ trong trại (để chờ ngày vào phòng hơi ngạt), chúng lột hết quần áo và dùng cây đánh đập các cô gái nầy để ép buộc họ chạy vòng vòng trong sân, cùng lúc một số khác đã dùng dây thòng lọng quăng bắt từng cô một, như cao bồi bắt ngựa ở Texas, và lôi xềnh xệch về phía chúng, đoạn chúng đè cứng cô gái nằm dưới đất trong khi một tên từ từ tiêm thuốc độc mã-tiền-linh vào bắp vế cô gái, cô gái rướn người lên... đôi mắt trợn trừng, bọt mép bắt đầu sùi ra...

Các y sĩ SS đã thực hiện một loại thí nghiệm về giải phẫu sinh thể (thí nghiệm ngay trên con người sống và còn tỉnh) không tưởng tượng được, ngay cả trên các người đàn bà đang mang thai…

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái PDF của tác giả Serge Miller nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bình Nguyên Lộc, Ðất Nước Và Con Người (Thụy Khuê)
Bình Nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7/3/1914 (giấy tờ ghi 1915) tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hoà (nay thuộc huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Ðồng Nai); mất ngày 7/3/1987 tại Rancho Cordova, Sacramento, California, Hoa Kỳ. Các bút hiệu khác: Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn. Sinh trưởng trong một gia đình trung lưu, mười đời ở đất Tân Uyên, cha là Tô Phương Sâm làm nghề buôn gỗ, mẹ là Dương Thị Mão. Thuở nhỏ học chữ nho với thầy đồ, tiểu học ở trường làng; trung học (1928-1934) Pétrus Ký, Sài Gòn. Rời trường không bằng cấp. 1934, kết hôn với cô Dương Thị Thiệt, 1935, vào làm công chức ở kho bạc Thủ Dầu Một. 1936, đổi về Sài Gòn làm kế toán viên ở Tổng Nha Ngân Khố. Tháng tám 1945, bỏ việc, tham gia kháng chiến. 1946, hồi cư về Lái Thiêu và 1949 rời Lái Thiêu về hẳn Sài Gòn viết văn làm báo. Bình Nguyên Lộc bắt đầu viết từ 1942, cộng tác với tạp chí Thanh Niên của Huỳnh Tấn Phát, nhưng đến 1946, mới thực sự bước vào nghề văn, nghề báo. 1950, in tập truyện ngắn Nhốt gió. 1958, chủ trương tuần báo Vui Sống và nhà xuất bản Bến Nghé. 1985, di cư sang Hoa Kỳ, hai năm sau ông mất. Bình Nguyên Lộc đã viết hàng trăm tác phẩm, nhưng bản thảo bị thất lạc cũng nhiều, phần in trên các báo, chưa xuất bản thành sách cũng lớn. Tác phẩm đã in: Thơ:Thơ tay trái, Việt sử trường ca và Thơ ba Mén (tiểu thuyết thơ). Tìm mua: Bình Nguyên Lộc, Ðất Nước Và Con Người TiKi Lazada Shopee Sưu tầm, chú giải: Thổ ngơi Ðồng Nai (ca dao miền Nam, và chú giải cổ văn, viết chung với Nguyễn Ngu Í), Chiêu hồn và Tiếc thay duyên Tấn phận Tần, Tự tình khúc và Thu dạ lữ hoài ngâm, Tỳ bà hành và Trường hận ca. Dân tộc học và ngôn ngữ học: Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam (1971), Lột trần Việt ngữ (1972)... Truyện ngắn: Nhốt gió (Thời thế, 1950), Ký thác (Bến Nghé, 1960), Tân liêu trai (Bến Nghé, 1960), Tâm trạng hồng (Sống Mới, 1963). Mưa thu nhớ tằm (Phù Sa, 1965), Tình đất (Thời Mới, 1966), Cuống rún chưa lìa (Lá Bối,1969), Nụ cười nước mắt học trò (Trương gia, 1967)... Tạp bút: Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc (Thịnh Ký, 1966). Truyện dài: Ðò dọc (Bến Nghé, 1959), Gieo gió gặt bão (Bến Nghé, 1960), Ái ân thâu ngắn cho dài tiếc thương (Thế Kỷ, 63), Mối tình cuối cùng (Thế Kỷ, 1963), Bóng ai qua ngoài song cửa (Thế Kỷ, 1963), Bí mật của nàng (Thế Kỷ, 1963), Hoa hậu Bồ Ðào (Sống Mới, 1963), Xô ngã bức tường rêu (Sống Mới, 1963), Nhện chờ mối ai (Nam Cường, 1963), Nửa đêm... Trãng sụp (Nam Cường, 1963), Ðừng hỏi tại sao (Tia Sáng, 1965), Quán tai heo (Văn Xương, 67), Một nàng hai chàng (1967), Thầm lặng (1967), Trăm nhớ ngàn thương (1967), Uống lộn thuốc tiên (1967), Ðèn Cần Giờ (1968), Diễm Phương (1968), Sau đêm bố ráp (1968), Khi Từ Thức về trần (1969), Nhìn xuân người khác (1969), Tỳ vết tâm linh (?),Lữ đoàn mông đen (Xuân Thu, Hoa Kỳ, 2001) Truyện dài chưa in: Ngụy Khôi, Ðôi giày cũ chữ Phạn, Thuyền Trưởng sông Lô, Mà vẫn chưa nguôi hình bóng cũ, Người săn ảo ảnh, Suối đổi lốt, Trử La bến cũ, Bọn xé rào, Cô sáu Nam Vang, Một chuyến ra khơi, Trọng Thủy-Mị Ðường, Sở đoản của đàn ông, Luật rừng, Trai cưới gái nào, Cuồng ca thế kỷ, Bóng ma dĩ vãng, Gái mẹ, Món nợ thiêng liêng, Khi chim lià tổ lạnh, Ngõ 25, Hột cơm Ngô chúa, Lưỡi dao cùn, Con khỉ đột trò xiếc, Con quỷ ban trưa, Quật mồ người đẹp, Nguời đẹp bến Ninh Kiều, Bưởi Biên Hoà, Giấu tận đáy lòng, Quang Trung du Bắc, Xóm Ðề bô, Hai kiếp nhả tơ, Muôn triệu năm xưa, Hổ phách thời gian,... (Theo Nguyễn Ngu Í trong Sống và viết với...( 1966), đến ngày 31/5/1966 Bình Nguyên Lộc đã viết: 820 truyện ngắn (in năm tập), 52 tiểu thuyết (in 11 quyển).Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bình Nguyên Lộc, Ðất Nước Và Con Người PDF của tác giả Thụy Khuê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Xứ Đông Dương (Paul Doumer)
Xứ Đông Dương (tên tiếng Pháp là L'Indo-Chine francaise: Souvenirs) là hồi ký của Joseph Athanase Paul Doumer (1857 - 1932). Tác giả là Toàn quyền Đông Dương từ 1897 tới 1902, là Tổng thống Pháp từ 1931 tới 1932. Cuốn hồi ký ghi lại lịch sử năm năm Paul Doumer cai quản Đông Dương qua bảy chương sách. Ở chương đầu, tác giả kể hành trình nhậm chức từ Paris tới Sài Gòn bấy giờ. Các chương tiếp theo đặt theo tên những địa danh: Tổng quan về Đông Dương, Nam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Cao Miên, Ai Lao. Bằng con mắt quan sát, tác giả dẫn người đọc đến với nhiều câu chuyện về điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế mỗi vùng. Ở chương cuối - Sự trỗi dậy của Đông Dương - tác giả tổng kết sứ mệnh toàn quyền Đông Dương của mình. Ông tự nhận đã tạo ra "một nền hòa bình vững chắc", "một bộ máy chính trị và hành chính hợp lý, nền tài chính vững mạnh, cùng hệ thống giao thông cơ bản". Theo ngòi bút của Paul Doumer, độc giả được du ngoạn qua các vùng miền khác nhau với bản sắc riêng cùng những điểm yếu của Xứ Đông Dương cuối thế kỷ XIX. Nhận định "Cuốn sách truyền tải rất nhiều thông tin về xứ Đông Dương, nhất là về một giai đoạn lịch sử mang tính bước ngoặt về nhận thức trong xã hội Việt Nam lúc đó. Những năm tháng này cùng những sự kiện diễn ra mang đậm dấu ấn lịch sử cần được nghiên cứu một cách thấu đáo, khách quan, tránh những thành kiến và phê phán một chiều". (Phó Giáo sư Dương Văn Quảng - Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Xứ Đông Dương PDF của tác giả Paul Doumer nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
5678 Bước Chân Quanh Hồ Gươm (Nguyễn Ngọc Tiến)
Với diện tích 12ha, chu vi 1820m, bằng 1/40 hồ Tây nhưng Hồ Hoàn Kiếm đã chứng kiến những thăng trầm của Thăng Long - Hà Nội. Tôi có thể chắc chắn rằng, không một nơi nào trên đất Việt Nam với diện tích như vậy lại thấm đẫm huyền thoại, lịch sử, văn hóa như quanh hồ Hoàn Kiếm. Ai viết về Hà Nội cũng không thể bỏ qua được vùng lõi này...Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 5678 Bước Chân Quanh Hồ Gươm PDF của tác giả Nguyễn Ngọc Tiến nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Huyền Thoại- Đình Kính (Đình Kính)
Cuốn sách kể lại những câu chuyện hết sức cảm động và chân thực về con người thật, sự việc thật; về ranh giới giữa sự sống và cái chết như ngàn cân treo sợi tóc; về ý chí sắt đá, ra đi là xác định cảm tử; về mối quan hệ gắn kết đồng lòng của đồng bào và chiến sĩ trong lúc nguy nan; về những con tàu mãi mãi nằm lại biển khơi, về cả những nỗi đau của người ở lại…Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Huyền Thoại- Đình Kính PDF của tác giả Đình Kính nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.