Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tuyết Đen

Tuyết Đen

Tuyết Đen

Từ một blog đơn giản giữa thế giới blog đa sắc màu, Giao Chi đã gây nên hiện tượng trong cơn sốt truyện kiếm hiệp.

Một tác phẩm với cách hành văn mạch lạc, không hề đơn điệu, đã vượt lên nhiều tác phẩm khác. Cách diễn tiến câu truyện, xử lý tình huống cuốn hút người đọc. Tuyết Đen đã thể hiện sức manh ngòi bút của Giao Chi.

Tuyết Đen kể về câu chuyện tình của Lưu Đông Tử – vốn là con gái lớn của võ đường nhà Lưu gia và Vạn Độc Vương (tên thật là Bạch Phong). Từ một nụ hôn đầy bất ngờ và cũng đầy nguy hiểm, hai con người trái ngược nhau ấy vô tình gặp nhau.

Thần Điêu Hiệp Lữ Anh Hùng Xạ Điêu Tam Quốc Diễn Nghĩa

Tình yêu đến với họ ,nhưng là một thứ tình cảm kì lạ. Đông Tử vốn chỉ là cô bé võ đường tầm thường, còn vạn Độc Vương vốn là kẻ quen với sự cô đôc, lạnh lùng, toàn thân hắn luôn tỏa ra chất độc, ai chạm phải hắn sẽ bị trúng đôc mà chết.

Liệu rằng hai người ấy có thể có một kết thúc tốt đẹp hay không? Mời các bạn đón đọc Tuyết Đen.

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Thổ Phỉ (Đoàn Hữu Nam)
Sắn đã một lần được mang chân mệnh đế vương trùm lên thiên hạ. Đó là vào mấy năm đầu của những năm năm mươi. Phòng Tô là miệng của trời, là mường trời thét, song trước đây chỉ có sấm sét từ trời, từ thổ ty họ Đèo, thủ lĩnh họ Giàng nối nhau chứ làm gì đến lượt những người Dao thấp cổ bé họng. Việt Minh tràn qua, mấy đại đội lính khố đỏ, khố xanh trấn giữ ở các nơi hiểm yếu phải đội lốt vịt lạch bạch chạy về phía Lai Châu, Điện Biên. Các thổ ty - những kẻ cùng nhau uống máu ăn thề, hứa cùng nhau quyết tử với Việt Minh trông trước trông sau rồi mạnh thằng nào thằng ấy chạy. Từ ngày bị Việt Minh đánh bật ra khỏi Sán Chải, phải chui vào rừng sâu nương náu Sắn luôn sống trong tiếc nuối, nhục nhã. Trong hơn ba mươi năm nhận biết được ở cõi đời chưa bao giờ hắn biết đến gục ngã. Vậy mà lần này…, hắn đau. Đau lắm. Đau như bị cắt mất bộ truyền giống. Thất bại trước những kẻ trên không chằng dưới không rễ đã là nỗi đau quá lớn, nhưng chưa thấm vào đâu với cảnh như con chó bị đuổi khỏi nhà. Cùng bị bứng theo hắn có hơn ba trăm đàn ông, trai tráng người Dao sinh sống quanh thung lũng Sán Chải mà thường ngày hắn vẫn gọi là chiến binh. Trong số hơn ba trăm chiến binh ấy chỉ có hơn hai mươi người thực sự làm con chó chuyên nghiệp giữ cửa. Số còn lại là những dân binh nửa vời. Người thì dây mơ rễ má trong dòng tộc. Người bị sợi dây luật tục buộc chặt. Người bị ruộng đất, nợ nần trói từ đời này sang đời khác. Thường năm, ngoài việc mùa vụ, có công việc của bản, của châu phải đến làm tập trung, còn bình thường, ban ngày họ được cầy thuê cấy rẽ, ban đêm thay nhau vác súng, vác kiếm đến nhà họ Triệu gác sách, tuần tra, hoặc ban ngày tuần tra, canh giữ, ban đêm về nhà uống rượu, ôm vợ. Họ là những kẻ đầy tớ trung thành, bảo canh giữ thì canh giữ, bảo đi theo thì đi theo. Cái đích của họ là được làm thuê, làm mướn, là được ăn cơm, mặc áo nhà họ Triệu. Làm cho nhà họ Triệu giầu có là được nương nhờ, dứt khỏi nhà họ Triệu là dứt khỏi con đường sống. Đời ông họ thế, đời cha họ thế, bây giờ họ là sợi dây nối tiếp mà thôi. Bộ đội Việt Minh tràn vào, theo tù và hiệu lệnh của Sắn, họ vội bỏ dở bữa cơm, bỏ dở đường cày vác súng đến đón đánh Việt Minh bảo vệ bản làng, thực chất là bảo vệ nhà họ Triệu. Bộ đội Việt Minh như lốc như bão khiến cả vùng chưa đánh đã vỡ, họ phải chạy theo họ Triệu vào rừng. Những kẻ theo Sắn càng đơn giản bao nhiêu thì Sắn càng đau đớn bấy nhiêu. Dẫu đau, dẫu bực, dẫu xót Sắn vẫn tỏ ra mình là một thủ lĩnh cứng rắn. Không cứng rắn không được, mấy trăm con người bại trận vây quanh Sắn tỏ rõ sự ô hợp cả bên trong lẫn bên ngoài. Bình thường là một đám nông phu, lúc tập hợp giống như một nồi thắng cố, thua trận lại càng thảm bại hơn. Trước đây tiền bạc, quyền lực nhà họ Triệu thít chặt sợi dây vào cổ họ, tưởng như họ Triệu bảo sống là sống, bảo chết là chết, ai ngờ lúc lâm trận chúng mới phô ra sự hốt hoảng, bạc nhược. Cả đội quân toàn những kẻ nghe tiếng súng mắt đã dáo dác như gà con mất mẹ gặp diều hâu, vào rừng rồi mà hồn lúc nào cũng đau đáu phía gà gáy, bụng dạ lúc nào cũng như kiến cắn. Vậy mà vẫn phải nuôi nấng, vẫn phải phỉnh nịnh không nuôi, không phỉnh nịnh thì lấy gì mà chiến đấu, mà lấy lại cơ nghiệp, lấy lại uy thế. Giữa lúc Sắn đang điên lên thì quan Ba Đờ ri nhô thân chinh đến tận hang ổ của Sắn tính kế lâu dài. Quan Ba Đờ ri nhô là người Sắn mang ơn suốt đời. Là người coi việc cháy trước mặt, lửa cháy sau lưng là ghẻ lở, hòn than ủ trong bếp mới là gan ruột, quan Ba đã lấy việc người địa phương trị người địa phương làm trọng, coi việc huấn luyện, nuôi dưỡng người địa phương làm kế sách lâu dài. Có chính sách của quan các thổ ty họ Đèo, họ Giàng, họ Lù mới có cái thế để cát cứ, hoành hành. Có nuôi dưỡng, dạy bảo của quan dọc biên giới Tây Bắc mới có lớp chiến binh áo đen, áo chàm khét tiếng. Khi Sắn xung lính, có sự dẫn dắt, nuôi dưỡng của quan, Sắn mới leo lên được chức Đội, mới có thực lực lập nên đội quân người Dao ở Sán Chải. Tháng tư năm Ất Dậu, quân Nhật theo đường Sa Pa tiến đánh Phòng Tô, quân Pháp kháng cự không nổi phải bỏ đất chạy lấy người. Trước khi vượt cửa khẩu để chạy sang bên kia biên giới lánh nạn quan Ba đã kịp giao cho Sắn nhiệm vụ ở lại xây dựng lực lượng. Lúc đó bao nhiêu giá trị lộn nhào, mạnh ai nấy xưng hùng xưng bá, song dẫu hùng, dẫu bá, dẫu đội lốt mèo, lốt hổ, kẻ nào cũng phải nghe theo sự chỉ bảo ngầm của quan thầy, nhất là khi âm mưu tái chiếm Tây Bắc của người Pháp đang sôi sục. Trong cây gậy từ mẫu quốc những người Pháp bại trận ở Côn Minh đã lập ra Phái đoàn Năm nhằm cài cắm, xây dựng lực lượng tình báo, biệt kích tinh nhuệ chống phá Việt Minh. Ở Phòng Tô, người mà Đờ ri nhô nhớ tới đầu tiên là Sắn. Từ súng ống, đạn dược, từ chỉ đạo chiến thuật, chiến lược của quan thầy, Sắn đã đứng lên đánh tan bọn Quốc dân Đảng. Từ khích lệ tinh thần của quan thầy, Sắn đã đưa đội quân của mình ngẩng cao đầu sánh ngang với những thổ ty người Thái, người Hmông, người Pú Nả, những kẻ bao đời làm mưa làm gió ở đất này. Tìm mua: Thổ Phỉ TiKi Lazada Shopee Lần ấy, theo lệnh của quan Ba Đờ ri nhô, Sắn cùng đám thuộc hạ thân tín đi Mường Xo để cùng tri châu họ Đèo, thủ lĩnh họ Giàng, họ Lù thành lập liên minh chống Việt Minh. Thực ra lúc đó các chúa đất mỗi người hùng cứ mỗi phương, có kẻ nào chịu kẻ nào mà liên minh, đứt minh, có chăng chỉ là dịp để các thủ lĩnh thăm dò lực lượng của nhau, thực lực của người Pháp ra sao, lo được gì cho mình. Đúng như Sắn dự đoán, cuộc họp của liên minh lộn nhộn chẳng khác gì một nồi thắng cố. Khác chăng nồi thắng cố ấy đáng lẽ được đặt giữa chợ thì nó lại được đặt trong cái hang tối tăm giáp biên giới Việt Trung. Khác nữa thầy cúng Đờ ri nhô không điều khiển các âm binh mà để cho các âm binh tự điều khiển lẫn nhau. Cuộc họp đi quá nửa ngày mà vẫn lùng nhùng, mọi nghi thức xã giao, mọi lối mở bị chôn cứng trong những cái đầu u mê, tham vọng, chỉ đến khi quan Ba tuyên bố các thủ lĩnh vùng nào sẽ chỉ huy kháng chiến vùng ấy. Căn cứ vào quân số và khả năng tác chiến của từng vùng máy bay Pháp sẽ thả dù súng ống, đạn dược, lương thực, thực phẩm cho các thủ lĩnh thoải mái chi dùng trong năm năm, mười năm, lúc đó các thủ lĩnh mới hồ hởi như những kẻ đói khát được chia phần. Trong cảnh mập mờ sáng tối những kẻ ma lanh có ưu thế của con rắn trong đêm. Chuyến đi đó Sắn bắt được vàng mười. Còn hơn cả vàng mười. Lấy lại được Sán Chải là thông lại được huyết mạch, là chặn đứng một hướng Tây tiến của Việt Minh, là nòng cốt để lan tỏa ra cả vùng, là… là… Những lời có cánh từ miệng quan Ba thổi vào tai Sắn. Cùng với những lời có cánh ấy, Sắn được hứa cấp súng đạn, lương thực, thực phẩm, bạc trắng gấp đôi vùng khác, nhận thêm hai trăm tàn quân Tưởng Giới Thạch chạy sang nương trú, có quân Pháp, quân các thủ lĩnh khác hỗ trợ để đủ sức đương đầu với bọn Kinh thật, Kinh giả…. Đặc biệt là Sắn được phép chuẩn bị mọi điều kiện để xưng vua. Sắn ngỡ ngàng, hắn không tin vào tai mình. Làm vua thì phải có uy, có tín, có tôi hiền, tướng giỏi, hoặc chí ít phải có đám dân đen mê muội đến quên thân. Còn hắn, đức là cái mo nang trôi sấp trên suối; uy mới đủ khuất phục những kẻ lệ thuộc; quân là một đám nhộn nhạo, ô hợp; tiền bạc, kho lẫm vào cả trong tay kẻ thù thì làm sao đã đủ sức xưng vương, xưng vua. Triệu Tá Sắn - Đội Sắn được quan Ba tiếp rượu thông đêm. Qua quan Ba, Sắn vỡ ra bao nhiêu điều mà chính hắn đã từng làm, từng nghĩ. Sán Chải - Mảnh đất hiểm yếu, núi giữ chân người, người giữ chân núi. Sán Chải - Trước đây các tộc người sinh sống nơi đây vốn cùng một gốc. Cũng chọc lỗ bỏ hạt. Cũng xe lanh dệt vải. Cũng lấy rừng làm nhà. Cưới cheo cô dâu theo hướng Đông vào nhà. Ma chay linh hồn theo thầy dẫn dắt về phương Đông tụ hội. Trước đây vì không hiểu nhau nên tay phải chém vào tay trái, máu đổ, đầu rơi. Bây giờ Việt Minh tràn đến. Thôn tính đất đai, vơ vét tài sản, làm cho bần hàn, cơ cực rồi đồng hóa là mục tiêu của bọn thống trị. Rồi đây con cháu người Dao sẽ chẳng còn biết đến Bàn Hồ, chẳng còn biết đến tổ tiên. Muốn Sán Chải này, Phòng Tô này, Tây Bắc này không thành rừng cây bị vặt trụi lá thì các bộ tộc phải quấn lấy nhau, phải tạo nên sức mạnh quét sạch bọn Việt Minh. Xưng vua trong lúc cùng đường là việc làm điên rồ. Dù ta - Triệu Tá Sắn có chân mạng dẫn dắt thiên hạ đi chăng nữa thì lâu nay ta vẫn chỉ là kẻ a dua, là con dao trong tay kẻ khác, vòng hào quang trên đầu ta vẫn là mượn, là giả. Giữ chặt bọn nửa lính tráng nửa đầy tớ trong tay là chuyện đương nhiên, song nuôi chúng, gây dựng chúng thành công cụ lúc này là phải cho chúng lòng tin. Chúng không trực tiếp làm rối loạn lòng quân, không lôi kéo bè cánh, song ta đang ở tình cảnh chúng tin thì theo, không tin thì bỏ. Chúng mà bỏ thì sự nghiệp của ta sẽ là mô đất giữa lòng suối, lở được một sẽ lở mười và cuối cùng tất cả sẽ rữa ra rồi trôi theo dòng nước. Trong vòng xoáy của thời cuộc ta có muốn đứng ngoài, có cố tránh nó thì nó vẫn xoáy vào, hoặc phải dạt vào bờ bên này, hoặc phải dạt vào bờ bên kia. Nhưng dạt vào bến bờ nào? Theo Việt Minh ư? Bánh vẽ làm cho cái tai, con mắt no đủ nhưng cái bụng sẽ như cần cối đói nước. Làm người nước Pháp ư? Bao nhiêu năm đàn áp, mua chuộc, dụ dỗ, gây dựng trật tự sắt, vậy mà chỉ một cơn gió tràn qua người Pháp đã bị lật gốc trốc ngọn. Không! Một ngàn lần không! Tiền nhân đã dạy, Hà Bá mong mùa nước lũ để lấp cái dạ dày; hổ báo mong rừng động để khỏi phải khổ sở rình mồi, còn ta…. Biến hóa ư! Ta còn nguyên cái khéo léo của tổ tiên. Sức mạnh ư! Uy vũ của ta có cái thế của kẻ làm chủ núi rừng. Xưng vua là danh chính ngôn thuận, là tăng thêm sức mạnh, là dẫn dắt bọn dân đen chui sâu vào con đường mê muội, là nghiệp lớn sẽ thành. Quan Ba Đờ ri nhô muôn năm! Vua Dao Triệu Tá Sắn muôn năm!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thổ Phỉ PDF của tác giả Đoàn Hữu Nam nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đối Cực (Trần Đức Tĩnh)
Câu chuyện trong “Đối cực” mở đầu bằng một cuộc đụng độ giữa các nhóm xã hội đen và cái chết bí ẩn của nhân vật chính tên Thạch Sơn. Chuyên án khép lại, nhưng Trung úy Hưng quyết tâm tìm cho ra sự thật… Không cố gắng làm mệt mỏi độc giả bằng những ngôn từ hoa mỹ, không lảng tránh những chi tiết vụn vặt của đời sống hằng ngày, Đối cực kể hành trình phiêu lưu của bóng ma Thạch Sơn khám phá quá khứ của mình và bản thể người với những nhu cầu nguyên thủy nhất. Cuốn tiểu thuyết dẫn ta qua mê lộ của thế giới ngầm cùng các tầng địa ngục, và mở ra một diễn ngôn rộng hơn về triết học nhân sinh. Cuộc đời các nhân vật và bí mật chuyên án dần hé lộ qua từng chương đan xen giữa hiện thực và hoang đường, với một ngòi bút tỉnh táo đến lạnh lùng và một cái nhìn bao quát khiến người đọc có cảm giác như đang xem một bộ phim. Đối cực- Trần Đức Tĩnh cuốn sách đậm phong cách và lôi cuốn tới từng trang cuối cùng. Sơ lược về tác phẩm: Đối cực là một tác phẩm mang nhiều “cái khác”. Tiểu thuyết này vừa có chất suy tư, chiêm nghiệm, nhưng lại không nặng nề và thuyết lý, lại được viết dưới hình thức một tác phẩm hình sự với không ít những thủ pháp, “gia vị”, “chiêu trò” ăn khách thời thượng như bạo lực, tính dục, phi lý, thế giới ngầm, xã hội đen. Tìm mua: Đối Cực TiKi Lazada Shopee Tuy nhiên, theo chúng tôi, tất cả những “gia vị” ấy chỉ là cái vỏ bọc hình thức bên ngoài, nhằm giúp tác giả triển khai cấu trúc và quan niệm nghệ thuật sâu xa về những thế giới song hành, những thế giới khác, hiện thực khác, tồn tại dưới cái thế giới và hiện thực mà chúng ta đang sống. Cái thế giới ấy là siêu thực, là hư vô, nhưng nó mang ý nghĩa cho thực tại, giúp chúng ta truy tầm bản ngã và chiêu tuyết cho những giá trị nhân bản bị đánh mất trong thực tại. Ai dám vượt qua ranh giới thực tại siêu thực ấy, sẽ được đắm mình trong thế giới mà Plutarque từng miêu tả: “vượt qua ranh giới này chỉ còn là vùng đất của những con quái vật và những truyền thuyết, nơi trú ngụ của các thi sĩ và các nhà viết huyền thoại, không thể chắc chắn về điều gì hết”. Hẳn chúng ta khi đọc cuốn tiểu thuyết này sẽ ấn tượng với những hình tượng siêu thực, phi lý như: đàn sâu nhiều khủng khiếp đến nỗi khi chết đi biến thành nước suýt ngập chết Thạch Sơn trong hang đá, lũ quỷ hút máu người, con trăn đứt làm đôi vẫn nuốt chửng được người để rồi nạn nhân chui ra từ phía thân bị đứt. Đối cực là một cuốn tiểu thuyết không dễ đọc, có thể vượt ngưỡng tâm lý của một số người đọc thông thường, nhưng lại là một tác phẩm dung hợp nhiều thể loại khác nhau, một tác phẩm nằm trên những lằn ranh thể loại. Tác giả Trần Đức Tĩnh có cái nhìn nhân đạo về hiện thực. Tác giả từ chối chấp nhận sự thất bại của con người trước cái ác, bởi đằng sau nó là giấc mơ thoát ra khỏi vòng danh lợi, sự sám hối luôn thường trực trong Sơn. Cuối cùng Sơn đã chấp nhận chết nhằm cứu vớt thiện ngã cuối cùng trong lòng mình. Đối cực dù thế nào vẫn luôn thấm đẫm chất nhân văn, có thể dẫn dắt con người làm quen cái thiện.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đối Cực PDF của tác giả Trần Đức Tĩnh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hãy Tin Tôi (Lesley Pearse)
Lesley Pearse là một nữ nhà vǎn đầy cá tính. Các cuốn tiểu thuyết của bà luôn lôi cuốn người đọc bởi sự dịu dàng, rất nữ tính, nhưng bản lĩnh mạnh mẽ không kém giới mày râu. Tiểu thuyết Hãy tin tôi là một câu chuyện hấp dẫn về hai đứa trẻ được gửi đến từ một trại trẻ mồ côi ở Australia vào những nǎm nǎm mươi. Hai chị em cô bé Dulcie và May sống với người bố chǎm chỉ, vui tính và rất yêu các con; với một người mẹ tuy không hoàn hảo, nhưng dẫu sao đó cũng là mẹ. Với chúng, cuộc sống như thế cũng rất dễ chịu, hạnh phúc. Nhưng tai hoạ bất ngờ ập đến cái gia đình nhỏ bé ấy. Mẹ cô thú nhận May không phải là con của bố và mẹ không muốn sống cùng bố con cô nữa. Trong lúc cáu giận không tự chủ được, bố mẹ cô cãi lộn, xô xát; mẹ cô ngã va vào tường và chết. Toà án buộc tội bố cô ngộ sát mẹ và kết án ông hai mươi nǎm tù. Hai chị em cô bé được gửi vào trại trẻ mồ côi trong tu viện. Cuộc sống ở trại trẻ mồ côi thật khắc nghiệt. Không được yêu thương, không ai quan tâm, nhưng Dulcie vẫn có đủ nghị lực để vượt qua số phận, giành lấy hạnh phúc, điều mà cô xứng đáng được hưởng. Con May thì sao, liệu Dulcie có bảo vệ được em gái mình không? Đó còn là điều bí mật đang chỏ bạn trong cuốn tiểu thuyết của Lesley Pearse.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hãy Tin Tôi PDF của tác giả Lesley Pearse nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tuổi Thơ Dữ Dội (Phùng Quán)
Tuổi thơ dữ dội là tác phẩm dài bảy phần của Nhà văn Phùng Quán. Cuốn truyện xoay quanh cuộc sống và chiến đấu của các em thiếu niên tuổi 13, 14 trong trung đoàn Trần Cao Vân tại Huế. Từ khi đọc cuốn truyện này, nhắc đến Huế, nói đến Huế là tôi nhớ đến chợ Đông Ba, nhớ đến cây cầu nơi Tư dát mải bắn chim để Lượm bị bắt vô ngục, nơi Quỳnh sơn ca được cõng trên lưng với lời nựng "nặng như con gà con" rồi vẻ mặt đanh lại của em khi quyết không nhận quà từ gia đình gửi lên, nhà ngục nơi có Lượm lanh lẹ, nhân hậu cảm hóa Lép-sẹo rồi cánh đồng lúa rập rờn lẩn khuất bóng hình trốn chạy nhà ngục tụi Tây của Lượm, của Thúi, của Lép-sẹo... Câu chuyện xoay quanh cuộc đấu tranh tư tưởng, cách ứng xử của Mừng, Quỳnh sơn ca, Lượm, Bồng da rắn, Kim điệu, Vịnh sưa... Bao nhiêu năm rồi tôi vẫn khắc ghi câu nói trước khi chết của Mừng "Anh ơi, đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí!" Một lời khẩn cầu của em được gửi đến Trung đội trưởng, không biết người mẹ vừa nằm xuống của em có nghe thấy câu nói đó không! Em gia nhập Vê-cu-đê, Vệ quốc đoàn là vì trong sân của khu này có cây tầm gửi có thể chữa được bệnh hen suyễn cho mẹ em. Em không dám hỏi xin, chưa dám trèo lên cây để hái lá cho mẹ! Em thật thà, ngô nghê, thương mẹ hết mực, nghe lời cấp trên hết mực nhưng tội cho em, em không biết em bị một đồng ngũ của em đã phản bội lý tưởng các em đi theo - Kim điệu - đã cài bẫy để đồng đội nghĩ em là Việt gian và đối xử với em theo cách đối xử với Việt gian. Không bị khuất phục bởi người cha tệ bạc là Việt gian dùng mơ tưởng về giàu sang, em chạy trốn. Nhưng hoàn cảnh không chiều người. Nơi kia, Kim điệu đã trở về, Kim điệu và kẻ địch đã lập mưu và trung đoàn mắc bẫy địch. Mẹ Mừng đi tìm Mừng, nghe tin con đi theo Việt gian, người mẹ đau xót quyết tâm theo kháng chiến để chuộc tội cho con mình. Em trở về. Tất cả bằng chứng chống lại em. Mẹ em giận em, không tin em. Em vẫn không khuất phục, vẫn cố hết sức để hoàn thành nhiệm vụ của một Vệ quốc đoàn. Mất mát lớn nhất trong cuộc chiến có lẽ là mẹ con em Mừng! Hai mẹ con em Mừng ra đi để lại trăn trối thiết tha "Anh ơi, đừng nghi em là Việt gian nữa anh hí!" và đỉnh đồi 96 ngày ấy được mang tên mới là núi mẹ con em Mừng. Quỳnh "sơn ca" là con trai cưng duy nhất của Phó tổng trấn Trung Kỳ, giỏi đàn piano, nhẹ nhàng như con gái. Yêu những bài hát của Vệ quốc đoàn và con người trong đó, em bỏ nhà đi theo Vệ quốc đoàn. Giẫm phải mảnh chai, bị nhiễm trùng, phải nằm Viện quân y em vẫn mang tiếng đàn của mình đi phục vụ bệnh nhân khác, vẫn sáng tác bài ca "Sông Ô Lâu kháng chiến", vẫn viết bản nhạc kịch Đi tìm thuốc cho mẹ,... em đã sống như con chim kia trong rừng - trước khi chết nó bay vụt lên hát một bài ca tuyệt hay rồi rơi xuống. "Mà em thì thích sông Ô Lâu, thích xê-ca, thích bạn em hơn. Còn ba thứ đồ ni - em ngẩng lên, khoát tay chỉ đống đồ lề bày ngổn ngang trên sạp nứa - vú với chị dẹp hết vô bị mang về, một viên thuốc em cũng không uống, một cái bánh em cũng không ăn mô!". Tinh thần em kiên quyết, thư em gửi về cho ba mạ em cho Phó tổng chấn Trung kỳ là tinh thần của em, là quyết tâm của em ngày đó, là "sông Ô Lâu kháng chiến". Có người nói rằng em đã uất ức vì những hành động của cha, đã vỡ tim mà chết ở tuổi 13. Tìm mua: Tuổi Thơ Dữ Dội TiKi Lazada Shopee Còn đó Lượm, Châu - sém, Bồng da rắn... xin để các bạn đọc cùng tôi viết tiếp cảm xúc về thế hệ thiếu niên bất tử của ngày ấy!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tuổi Thơ Dữ Dội PDF của tác giả Phùng Quán nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.