Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chim Việt Nam - Hình Thái Và Phân Loại 2 Tập [PDF]

Trước đây, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về chim - do các cá nhân hoặc nhóm tác giả trong nước và quốc tế thực hiện, nhưng cuốn “Chim Việt Nam” (dày 1.200 trang) thực sự là ấn phẩm giới thiệu hoàn chỉnh nhất về khu hệ chim Việt Nam nói riêng và thế giới các loài chim nói chung, là tư liệu hữu ích trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

Trên thế giới hiện biết được có 10.964 loài chim - thuộc 36 bộ, 243 họ. Còn trong cuốn sách nói trên của cặp tác giả Võ Quý - Nguyễn Lân Hùng Sơn, thể hiện “dung nhan” của 906 loài chim (tính đến năm 2015) hiện biết có tại Việt Nam - kết quả nghiên cứu công phu qua nhiều năm của 2 nhà khoa học này.

Ở Việt Nam, dù đã được thiên nhiên ban tặng một sự đa dạng sinh học cao với nhiều loại rừng, nhiều hệ sinh thái tự nhiên và nhiều tài nguyên quý giá, nhưng bởi nhiều nguyên nhân (trong đó có phần tác động của con người) nên nhiều loài sinh vật, cả động vật lẫn thực vật, đã giảm nhanh số lượng, hoặc đã bị diệt vong, trong vài thập kỷ qua.

Với 906 loài chim hiện biết ở Việt Nam, được miêu tả trong cuốn “Chim Việt Nam”, mỗi loài đều ẩn chứa nhiều sự quyến rũ không chỉ là vẻ sặc sỡ của bộ lông vũ, tiếng hót lảnh lót, du dương mà còn cả những câu chuyện về tập tính kỳ lạ của chúng. Với những bức ảnh màu minh họa (được trích xuất từ nhiều nguồn), người đọc có thể nhận diện được vẻ đẹp của nhiều loài chim mà không dễ gì gặp được ở ngoài tự nhiên.

PGS-TS Nguyễn Lân Hùng Sơn sinh năm 1976, là Trưởng Khoa Sinh học (ĐH Sư phạm Hà Nội), Phó Chủ tịch Hội Sinh thái học Việt Nam. Vẻ đẹp lộng lẫy của các loài chim đã mê hoặc ông ngay từ thời sinh viên. Với sự dẫn dắt của người thầy, nhà bảo tồn thiên nhiên và môi trường tiên phong của Việt Nam - GS Võ Quý, ông đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu chim ở Việt Nam.

Không chỉ dừng ở việc công bố các công trình khoa học liên quan đến khu hệ chim Việt Nam, ông còn góp phần truyền lửa cho các thế hệ sinh viên, cao học, nghiên cứu sinh và cả cộng đồng về niềm đam mê nghiên cứu và bảo tồn thiên nhiên nói chung và các loài chim hoang dã nói riêng. Theo ông, để mọi người yêu thiên nhiên, thì phải cho mọi người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên và từ đó sống thân thiện với thiên nhiên, với động vật hoang dã và tạo nên tình người.

Ông Đặng Ngọc Sâm Thương sinh năm 1969, tốt nghiệp ĐH Bách khoa Đà Nẵng, mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Những bức ảnh về chim Việt Nam qua góc nhìn của ông được chộp bắt rất kỳ công, đều tựa như những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp, thu hút sự chiêm ngưỡng của những người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp.

Với việc ra mắt cuốn “Chim Việt Nam”, các tác giả đã tạo dựng được một công trình nghiên cứu khoa học quý, đồ sộ, đồng thời góp phần truyền đi thông điệp kêu gọi công chúng chung tay bảo vệ sự đa dạng sinh học để cuộc sống phát triển bền vững.

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

TRƯƠNG CHI - NGUYỄN HUY THIỆP
Bấy giờ có một chàng trai làm nghề chài lưới tên là Trương Chi. Hàng ngày Trương Chi chèo thuyền đến quãng sông đó quăng chài, giăng lưới để kiếm sống. Trương Chi xấu người nhưng hát thì tuyệt hay. Trương Chi, khi chàng vừa cất lời vừa gõ mái chèo cho động cá thì tiếng hát chàng hãy còn khoan nhặt, khi chàng ngừng gõ mái chèo rồi thì cả quãng sông chỉ còn thiết tha tiếng hát… Bấy giờ có một chàng trai làm nghề chài lưới tên là Trương Chi. Hàng ngày Trương Chi chèo thuyền đến quãng sông đó quăng chài, giăng lưới để kiếm sống. Trương Chi xấu người nhưng hát thì tuyệt hay. Trương Chi, khi chàng vừa cất lời vừa gõ mái chèo cho động cá thì tiếng hát chàng hãy còn khoan nhặt, khi chàng ngừng gõ mái chèo rồi thì cả quãng sông chỉ còn thiết tha tiếng hát… Truyện cổ tích Việt Nam  là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật thông minh,ngốc nghếch, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người quái hình dị dạng và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động bình thường như con người.nó còn là chuyện từ ngày xưa chưa biết là có thật hay không.Truyện cổ tính thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ươc mơ của nhân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện và cái ác, sự công bằng và bất công.Truyện cổ tích Việt Nam
CÕI ĐÁ VÀNG - NGUYỄN THỊ THANH SÂM
Trần thả ngòi bút trên trang giấy chi chít những dòng chữ, trận đánh cuối mùa chiến dịch Đông Xuân với những hình ảnh sống động độc đáo nhất được chàng trần thuật lại trên mười trang giấy bằng một giọng văn thâm trầm sắc sảo. Chàng đứng dậy vuôn vai, sự mệt nhọc xâm chiếm cơ thể, chàng bước tới đẩy liếp cửa ra sân, mảnh trăng khuyết còn lơ lửng góc trời, ánh sáng mờ đục bàng bạc khắp nơi, Trần mỉm cười với trăng, nghĩ bâng quơ: “Ờ, thế mà tưởng là đã lặn rồi chứ.”  Khí núi mát lạnh làm chàng tỉnh táo, người cảm thấy nhẹ nhàng, chàng bách bộ quanh sân, tận hưởng phút giao hòa của Trời Đất bên triền đồi núi này, một chút kinh ngạc thích thú thoáng hiện trong mắt chàng. “Thế ra trời sắp sáng chứ không phải là nửa đêm, ánh sáng này pha lẫn bình minh chứ không phải là ánh trăng khuya, ra mình đã thức trắng đêm nay, đã viết triền miên như vô cùng tận, vậy mà vẫn không kịp, không đủ, không hề đủ. Cuộc sống quả là kỳ diệu, ta mãi mãi ngạc nhiên mà vẫn không vơi những chuyện lạ, ta nghĩ hoài về nó mà không hề mãn ý, ta sẽ sống hoài những đêm tràn đầy như đêm nay, mười năm, hai mươi năm, một trăm, một ngàn năm sau nữa, có lẽ cũng không hề đủ.
AI CÓ VỀ QUY NHƠN - TRẦN ĐÌNH THÁI
Ấn tượng về “tư thế 100 năm Quy Nhơn” còn là hình ảnh của những con đường : mạng lưới đường bê tông nhựa đang hoàn chỉnh ở phía Đông sân bay Quy nhơn, đại lộ xuyên thành phố trên cơ sở đường băng cũ đang vươn mình; các đường ngang như Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu đã được làm mới... Những con đường mới không chỉ dừng lại ở nội thành. Thành phố còn vươn xa hơn trên những công trình đường Nguyễn Huệ , đoạn đường Quy Nhơn – Sông Cầu đang mở... Ấn tượng về “tư thế 100 năm Quy Nhơn” còn là hình ảnh của những con đường : mạng lưới đường bê tông nhựa đang hoàn chỉnh ở phía Đông sân bay Quy nhơn, đại lộ xuyên thành phố trên cơ sở đường băng cũ đang vươn mình; các đường ngang như Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu đã được làm mới... Những con đường mới không chỉ dừng lại ở nội thành. Thành phố còn vươn xa hơn trên những công trình đường Nguyễn Huệ , đoạn đường Quy Nhơn – Sông Cầu đang mở... Những con đường phóng ngang phóng dọc trên bản đồ như những mạch máu căng tràn sức sống, nuôi sống cơ thể thành phố. Mới đây khi tìm tư liệu ở thư viện Bình Định, tình cờ tôi có trong tay tập sách “ Ai có về Quy Nhơn” của Trần Đình Thái xuất bản năm 1973, giá trị của nó có lẽ còn nhiều điều để bàn nhưng từ sự mô tả đường phố, đời sống môi trường... Quy Nhơn lúc ấy, bất chợt tôi ra đứng ở ban công nhìn ra con đường Trần Phú, chỉ nhìn thôi và với chừng âý so sánh giữa hai thời điểm 1973 với 1997 đã thấy cả một sự thay đổi đến diệu kỳ.
TRUYỆN CỔ NƯỚC NAM - ÔN-NHƯ NGUYỄN VĂN NGỌC
Xưa có một anh chàng ngu dại quá mà yêu thương vợ cũng quá. Gặp khi vợ đang nằm bếp anh cứ lại luôn bên giường hỏi : « Mình ăn gì ? Mình ăn gì để tôi mua ». Xưa có một anh chàng ngu dại quá mà yêu thương vợ cũng quá. Gặp khi vợ đang nằm bếp anh cứ lại luôn bên giường hỏi : « Mình ăn gì ? Mình ăn gì để tôi mua ».Đang lúc mệt không buồn nói, lại được ông chồng cứ kè kè hỏi đi, hỏi lại mãi vợ tức mình, khùng lên đáp rằng : « Ăn gì ? Ăn gì ? Ăn cái con tù lì ». Chồng nghe nói, ngỡ thật, vội vàng đi kiếm được tám tiền, xăm xăm ra chợ để mua tù lì. Đi khắp chợ dưới, chợ trên, chợ đông, chợ đoài, thấy ai bán con gì cũng hỏi, nhưng không thấy ai nói là bán tù lì cả. Chiều đã xế bóng, trong bụng đang băn khoăn, không biết mua đâu cho ra tù lì, thì chợt nó trông thấy bên đường có một con sông nước trong leo lẻo. Nó liền cởi khố để trên bờ, rồi nhảy xuống sông tắm. Lúc tắm xong lên, thì cái khố không cánh đã bay đi đằng nào mất. Nó hốt hoảng cứ tồng ngồng thế đi tìm khố. Đi vào làng kia, nó thấy một người đang cầm cái cờ đi dẫn đám ma. Quáng mắt, nó tưởng cái khố của nó, nó mởi rảo cẳng chạy lại kêu to lên rằng : « Cha tổ bây ! Ơi bây ! Sao dám lấy khố của ông mà dẫn người chết ? » Nhà đám thấy thằng láo xược, bảo nhau đánh nó. Nó ù té chạy về nhà, vừa khóc, vừa mếu, kể lể với vợ rằng : « Tôi đem tiền đi mua tù lì về cho u nó ăn. Tù lì mua chẳng được, tôi cởi khố xuống sông, tôi tắm mát. Thì đến lúc lên, cái khố của tôi nó mất biến đi đâu mất. Tôi vào làng kia, tìm khố thì chẳng may bị người một nhà đám nó đánh tôi đau lắm… » Vợ hỏi : « Khổ chưa ! Sao lại để nó đánh cho ? » Chồng vừa quệt nước mắt, vừa nói : « Tôi tưởng nó lấy khố của tôi, nó làm cờ dẫn ma, nên tôi chửi nó, tôi đòi lại ». ... Đang lúc mệt không buồn nói, lại được ông chồng cứ kè kè hỏi đi, hỏi lại mãi vợ tức mình, khùng lên đáp rằng : « Ăn gì ? Ăn gì ? Ăn cái con tù lì ». Chồng nghe nói, ngỡ thật, vội vàng đi kiếm được tám tiền, xăm xăm ra chợ để mua tù lì. Đi khắp chợ dưới, chợ trên, chợ đông, chợ đoài, thấy ai bán con gì cũng hỏi, nhưng không thấy ai nói là bán tù lì cả.Chiều đã xế bóng, trong bụng đang băn khoăn, không biết mua đâu cho ra tù lì, thì chợt nó trông thấy bên đường có một con sông nước trong leo lẻo. Nó liền cởi khố để trên bờ, rồi nhảy xuống sông tắm.Lúc tắm xong lên, thì cái khố không cánh đã bay đi đằng nào mất. Nó hốt hoảng cứ tồng ngồng thế đi tìm khố. Đi vào làng kia, nó thấy một người đang cầm cái cờ đi dẫn đám ma. Quáng mắt, nó tưởng cái khố của nó, nó mởi rảo cẳng chạy lại kêu to lên rằng : « Cha tổ bây ! Ơi bây ! Sao dám lấy khố của ông mà dẫn người chết ? »Nhà đám thấy thằng láo xược, bảo nhau đánh nó. Nó ù té chạy về nhà, vừa khóc, vừa mếu, kể lể với vợ rằng : « Tôi đem tiền đi mua tù lì về cho u nó ăn. Tù lì mua chẳng được, tôi cởi khố xuống sông, tôi tắm mát. Thì đến lúc lên, cái khố của tôi nó mất biến đi đâu mất. Tôi vào làng kia, tìm khố thì chẳng may bị người một nhà đám nó đánh tôi đau lắm… »Vợ hỏi : « Khổ chưa ! Sao lại để nó đánh cho ? »Chồng vừa quệt nước mắt, vừa nói : « Tôi tưởng nó lấy khố của tôi, nó làm cờ dẫn ma, nên tôi chửi nó, tôi đòi lại »....