Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Gắng Sống Đến Bình Minh (Vasil Bykau)

Gắng sống đến bình minh là một truyện vừa khai thác đề tài cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (1941 - 1945) của nhà văn Vasil Bykaŭ, ra đời năm 1973.

Tác phẩm là một câu chuyện sinh động và nhiều cảm xúc về những suy nghĩ, hành động của một sĩ quan trẻ trước gian nguy thử thách, trong đó thấp thoáng hình bóng của chính tác giả.

Bối cảnh truyện diễn ra vào mùa thu năm 1941. Anh chiến sĩ 22 tuổi Igor Ivanovsky mới tốt nghiệp trường sĩ quan, chàng trai trẻ đã trải qua một mối tình tuyệt đẹp với một nữ sinh. Và tình yêu đã gắn kết họ vào lúc bình minh.

Trong một trận đánh, Igor bị thương tới mức gần như kiệt sức. Anh đành nằm phơi mình trên đường cái, chờ lúc bình minh thức giấc, chờ quân thù đi qua để tiêu diệt và họa may ra mới hoàn thành nhiệm vụ.

Chàng Trung úy trẻ chợt nhớ về những kỷ niệm xưa. Nhiều nhất là mối tình với một người, một bạn học, một đồng chí, một điệp viên Hồng quân - Yaninka. Anh bỗng nuối tiếc vì không thể nói ra tình cảm của mình khi chia tay.*** Tìm mua: Gắng Sống Đến Bình Minh TiKi Lazada Shopee

“Gắng Sống Đến Bình Minh" là một truyện vừa đầy sinh động và cảm động về hành động của một sĩ quan trẻ, trong đó thấp thoáng hình bóng của chính tác giả - một sĩ quan trẻ đã tham chiến và chứng kiến các sự việc được kể ra trong truyện. Cùng với truyện “Đài tưởng niệm”, hai truyện “Gắng Sống Đến Bình Minh" và “Đài tưởng niệm" đã đưa tác giả tới bục vinh quang: được tặng giải thưởng cao quý - Giải thưởng văn học Quốc gia Liên Xô (cũ).

Như một tiền định, chàng sĩ quan trẻ Ivanôpxki 22 tuổi, mới tốt nghiệp trường sĩ quan ra cầm quân, gặp gỡ một tình yêu bất ngờ với cô học sinh chuyên nghiệp con một họa sĩ. Và tình yêu gắn kết họ vào lúc bình minh.

“Ra tới bờ sông, chỗ này hoàn toàn yên tĩnh, chỉ thấy hơi oi bức. Ianinca chạy theo những hòn đá nhăn xuống tận mép nước. - Xuống đi anh, trong lúc bố còn đang ngủ; em sẽ chỉ cho anh xem vườn cảnh của em. Hoa rồng rồng bắt đầu nở đấy. Anh biết hoa rồng rồng không? Nó chỉ toả hương vào lúc bình minh, hương bay ngào ngạt”.

Và trước một trận đánh đơn độc chỉ còn một mình trung úy chỉ huy 22 tuổi là anh, anh chờ đợi nổ tung cả bản thân mình. Nhưng muốn làm công việc vĩ đại đó vì lòng dũng cảm hi sinh cho đất nước, anh cần chờ đến bình minh. Vì sao vậy? Anh đã bị thương kiệt quệ sức lực, không còn có thể tiến đánh hoặc nấp chờ giặc lúc đêm tối. Anh đành nằm phơi mình trên đường cái, chờ bình minh thức dậy, lúc đó kẻ địch sẽ đi trên đường và hi vọng tiêu diệt kẻ thù họa may ra mới thực hiện được.

“Khoảng thời gian đó băng giá và buốt lạnh cứ thấm dần vào nội tạng, anh cảm thấy rất rõ. Tuy đang ở trong trạng thái mơ mơ tỉnh tỉnh, nhưng anh vẫn tri giác được cái lạnh giá đột nhập vào cơ thể kiệt quệ của anh.

Anh cần cố phải sống, chờ đến bình minh”.

Tình yêu mở đầu vào lúc bình minh và cố sống - không cho phép mình được chết dù cơ thể đã cạn kiệt - tới bình minh để thực hiện nhiệm vụ cao cả của mình: hi sinh cho tổ quốc vĩ đại. Toàn bộ truyện toát lên khí thế anh hùng của lớp trẻ được rèn luyện và giáo dục, trung thành vì tổ quốc. Đất nước cần và mãi mãi cần những con người anh hùng như thế, như trung úy 22 tuổi Ivanôpxki trong truyện này.

Tác giả Vasil Bykaŭ đã từng có nhiều truyện được dịch ra tiếng Việt ở Việt Nam, như các truyện vừa đầy xúc động: Bài ca núi Anpơ, Phát tên lửa thứ ba, Xôtnhicôp... “ Gắng Sống Đến Bình Minh" cũng là một loại truyện đầy bút lực của nhà văn. Tất cả những tình huống đầy kịch tính, hiểm nghèo xảy ra với người chiến sĩ Xô Viết, tưởng chừng có thể đánh quỵ ý chí của họ. Nhưng không, bằng sức mạnh tinh thần, bằng đạo đức chân chính của người chiến sĩ vì tổ quốc - như Ivanôpxki - họ vượt khỏi sự gục ngã, không tuyệt vọng buông xuôi mà cố tìm một con đường, một cách để chiến thắng anh dũng vì tổ quốc. Truyện làm chúng ta thật sự cảm động và tin tưởng vào con người - những con người bắt nguồn từ một nền giáo dục trong sáng, rèn luyện ý chí mạnh mẽ với đạo đức của người anh hùng.

“Gắng Sống Đến Bình Minh" luôn mang tới những cảm giác mới cho mọi người chúng ta và vì vậy, truyện luôn luôn là cần thiết và có ích. Cũng cần phải nói tới nghệ thuật xây dựng nhân vật và cách kết cấu tác phẩm giúp ta có cái nhìn đầy đủ, không nhàm chán.

Nhà xuất bản xin được giới thiệu “Gắng Sống Đến Bình Minh” từ bản dịch của PGS. TS. Nguyễn Trọng Báu và Thành Châu tới các bạn đọc.

Nhà xuất bản Văn Hóa Thông tin

***

Bị cóng lạnh vì rét buốt, nhưng dù sao Ivanôpxki vẫn tỉnh lại được, anh nhớ ra ngay: anh đang ở đâu và cần phải làm gì. Mục đích cuối cùng của anh vẫn sống trong anh ngay cả khi anh bất tỉnh, anh chỉ không biết rằng anh đã bị ngất bao lâu và không biết mình có còn khả năng nữa không. Phút đầu tiên tỉnh lại anh lo sợ mình đã bị chậm: trên đường im ắng, không có một tiếng động nào vọng tới. Gió rít từng cơn trên cánh đồng và bỗng một trận gió tuyết thốc tới phủ kín đến tận vai anh, đôi cánh tay tê dại đến nỗi những ngón không sao cử động nổi. Nhưng anh vẫn nhớ phải bò cho được tới đường cái, chỉ đến tận đấy cuộc hành trình của anh mới được coi là kết thúc.

Một cuộc giao tranh tuyệt vọng với tuyết lại bắt đầu, Ivanôpxki bò chậm, chỉ mong mỗi phút được một mét, không hơn. Sức đã kiệt lắm rồi, anh không còn tựa được lên bằng khuỷu tay, mạng sườn ngập sâu vào tuyết và sức tựa chủ yếu bằng chân. Anh cũng không hiểu sao chân bị thương lúc này không cảm thấy đau. Nhưng ở ngực tất cả lại như đang bị thiêu đốt, mọi đau đớn bây giờ như tập trung cả ở đây. Anh rất sợ, một lần nữa máu lại ộc ra khỏi họng, đến lúc đó đối với anh, mọi cái sẽ kết thúc, vì thế anh tránh thở sâu, anh không cho phép mình khạc nhổ ra. Anh giữ gìn lá phổi đã bị bắn thủng như giữ một thứ cần nhất, vì những giây phút cuối cùng của đời anh hoàn toàn phụ thuộc vào nó.

Thể lực của Ivanôpxki đã giảm sút tới mức quá tồi tệ và anh rất hiểu điều đó. Còn tri giác của anh, giống như một diễn viên đi trên dây, luôn luôn đung đưa giữa cái đang tồn tại và cái mê man bất tỉnh, bát cứ lúc nào cũng sẵn sàng rơi vào cái chết, anh cố sức chịu đựng cái đau đớn quá lớn đang choán hết tâm trí. Anh không cho phép mình bị mê man bất tỉnh chừng nào chưa tới đường.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Gắng Sống Đến Bình Minh PDF của tác giả Vasil Bykau nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bí Ẩn Về Tần Thủy Hoàng (Trọng Đạt)
Tần Thủy Hoàng, tên thật là Doanh Chính, còn có tên khác là Triệu Chính, là vị vua thứ 36 của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 TCN] sau khi tiêu diệt các nước chư hầu khác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 TCN ở tuổi 49. Tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế sau khi Trung nguyên (Trung Quốc ngày nay) được thống nhất, Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, mở ra gần hai thiên niên kỷ của hoàng gia cai trị Trung Quốc. Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị. Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởi đội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả. ***Năm 13 tuổi, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh lựa chọn địa điểm và bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình. Tần Thủy Hoàng là người bị ám ảnh bởi cái chết. Đó cũng là nguyên nhân lí giải vì sao ngay từ khi lên ngôi, năm 13 tuổi, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh lựa chọn địa điểm và bắt đầu xây dựng lăng mộ cho mình. Vị vua tàn ác, giết người không ghê tay này còn là một vị vua hoang tưởng với giấc mơ bất tử. Ông từng trở nên điên khùng bởi các hóa chất kỳ dị nhằm duy trì sự bất tử để "vĩnh viên trị vì trên ngôi báu". Tìm mua: Bí Ẩn Về Tần Thủy Hoàng TiKi Lazada Shopee Điều này cũng được chứng minh bằng việc Tần Thủy Hoàng cho xây dựng cả một thế giới thu nhỏ trong lăng mộ của ông, để khi chết đi vẫn còn duy trì quyền lực ở thế giới khác. Điều có lẽ khó lí giải nhất đối với hậu thế là dường như Tần Thủy Hoàng đã định lượng được cái chết của mình, để mà xây lăng mộ xong đúng thời điểm mình qua đời? Điều này ngay lập tức gặp phải những ý kiến phủ nhận. Họ cho rằng nguồn gốc sâu xa cho cái chết của vị vua này lại chính là phương cách ông dùng để chạy trốn cái chết.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Ẩn Về Tần Thủy Hoàng PDF của tác giả Trọng Đạt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Ẩn Sự Diệt Vong Của Liên Xô - Lịch Sử Những Âm Mưu Và Phản Bội 1945-1991 (A. P. Sheviakin)
Bạn đọc không khỏi ngạc nhiên khi có thêm một cuốn sách về đề tài “cải tổ” và sự phá hoại ngay sau đó ở Liên xô. Trong 10 năm sau khi Liên Xô sụp đổ đã có quá nhiều người viết về nó. Tất cả những ai muốn bày tỏ, đều đã bày tỏ. Những người liên quan - các nhà hoạt động chính trị, các trợ lý thân cận của họ, các nhà ngoại giao, nhân viên mật vụ, - đều đã viết hồi ký. Những người nghiên cứu: các giáo sư và tiến sĩ, các nhà sử học, chính trị học, địa chính trị và triết học đều đã làm việc rất thành tâm. Như nhiều người khác, tôi cố gắng đi tìm câu trả lời cho vấn đề còn trăn trở: Về nguyên tắc, tại sao có thể xảy ra như vậy? Trong số những gì đã được viết ra vẫn có nhiều điều làm tôi băn khoăn: nhiều sự kiện còn thiếu, các phương pháp tiếp cận chưa phanh phui tới tận cùng, thường thiếu những tư liệu về việc ai và mục tiêu người đó đã theo đuổi là thế nào, các nhiệm vụ đã được giải quyết ra sao, các đòn tấn công từ bên trong và bên ngoài đã được chuyển hóa như thế nào dưới ảnh hưởng của những hoàn cảnh bị thay đổi, mối quan hệ giữa chúng thế nào. Để tìm ra câu trả lời tôi đã tìm các cuốn sách mang tiêu đề hay tên các tác giả có liên quan tới đề tài này. Song, những câu trả lời trong số sách tôi tìm được hoàn toàn không làm tôi thỏa mãn. Khi đó tôi quyết định nêu ra giả thuyết của mình và nó nằm ngay trong cuốn sách này. Sau khi phân tích những thông tin có được theo phương pháp luận của quan điểm hệ thống rất thông dụng hiện nay, tôi cho rằng nó đã đạt tới mức độ mới về chất lượng so với những gì có trước đó. Hiện tượng xảy ra với Liên Xô trong những năm cải tổ vô cùng đơn giản. Về hiện tượng này, hiện có hai quan điểm - thậm chí những nhà nghiên cứu chân thành và thiện tâm nhất cũng luôn luôn cố chỉ ra rằng những sự kiện trên lãnh thổ Liên xô hoặc là do âm mưu của Mỹ, hoặc là đổ hết mọi tội lỗi cho những nhân vật trong Ban lãnh đạo Xô Viết. Chúng tôi thấy có mối tương tác của cả nguyên nhân này lẫn nguyên nhân kia. Chúng tôi không định đưa thêm một phân tích xét lại cuộc cải tổ và giai đoạn diễn ra trước đó. Đấy là công việc của các nhà sử học. Phương án được lựa chọn đơn giản hơn nhiều. Xuất phát từ việc những phương thức được áp dụng để chống lại Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết có đặc điểm mới, đặc biệt là vào giai đoạn 1985 - 1991. Điều đó có nghĩa là cả các phương pháp nghiên cứu cũng phải hiện đại hơn. Quan điểm hệ thống và những phương thức khác đem áp dụng ở đây sẽ gây ra nhiều điều đặc biệt phức tạp. Tuy nhiên, theo tôi, nhiều điều xảy ra có thể không được liệt kê tỉ mỉ và chỉ được làm rõ khi sử dụng quan điểm hệ thống. Điều đáng tiếc là với số lượng tài liệu sưu tầm được thì chưa thể sử dụng được quan điểm hệ thống về những gì đã xảy ra với nước Nga trong những năm 1985 - 1991. Có quá nhiều sự kiện trùng lặp. Mà như Goethe (1749 - 1832. Nhà văn Đức) từng nói, dân tộc nào không mong muốn hiểu biết quá khứ của mình thì dân tộc đó đáng phải trải nghiệm lại nhiều lần nữa. Tìm mua: Bí Ẩn Sự Diệt Vong Của Liên Xô - Lịch Sử Những Âm Mưu Và Phản Bội 1945-1991 TiKi Lazada Shopee Bất cứ ý định nào tìm hiểu điều đã xảy ra trong những năm 1985 - 1991 cũng hoàn toàn vô ích, nếu chỉ phân tích các sự kiện đã diễn ra trong khuôn khổ thời gian kể trên, bởi cải tổ - đó là chu kỳ công khai của những quá trình tiêu cực tiềm ẩn từ trước. Vì vậy, cần phải mở rộng phạm vị nghiên cứu, xem xét từ chục năm trước. Cũng như cần phải hiểu rằng các quá trình phá hoại, sau sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa và Liên Xô, vẫn không không dừng lại. Chiến dịch “cải tổ” có nhiều bước và nhiều phương án. Song kế hoạch lật đổ Chính quyền Xô Viết ở Liên Xô và làm tan rã Liên bang Xô Viết một cách chi tiết, thống nhất như thế thậm chí không hề có lấy một nét đại thể. Cũng đã có những dự thảo, có bổ sung, có mục tiêu rõ ràng, các phương thức sử dụng được thảo luận kỹ lưỡng và được chuẩn y. Tùy theo kết quả thu được ban đầu mà kế hoạch và phương thức hành động lại được điều chỉnh để mong đợi kết quả mới. Vậy mà Mỹ và các “nhân viên hành động” đã thu được những kết quả vĩ đại. Còn chiến dịch “cải tổ” lại tỏ ra rất mù mờ. “Phải nói là tôi rất khâm phục cách thức phương Tây đã tiến hành toàn bộ “chiến tranh lạnh”. - Nhà phân tích A. A. Zinoviev viết, - Họ đã tiến hành rất xuất sắc và thực sự đã giành được ưu thế về trí tuệ so với giới lãnh đạo ngờ nghệch của chúng ta”. Điều đã xảy ra, ở một mức độ nào đó, là một quá trình tự nhiên đối với thế giới khắc nghiệt của chúng ta. Mục tiêu của bất cứ hệ thống xã hội nào cũng là cố gắng đạt được những thành tựu lớn hơn so với hệ thống khác. Nếu không đạt được mục tiêu đó một cách chính trực, thì dường như còn một cách là gây ra cho các láng giềng những thiệt hại nặng nề hơn. Cuốn sách này độc đáo bởi phần lớn tư liệu được sử dụng theo quan điểm tư duy sự kiện. Tôi cho rằng, trong thời gian tới, các nhà sử học có thiện tâm, có trách nhiệm mô hình hóa các tình huống theo cách thức như chính họ là những người tham gia vào các hành động đó. Có như vậy, chất lượng nghiên cứu sẽ tăng lên đáng kể. Chỉ khi đó các nhà sử học mới phát hiện ra những vấn đề mà theo cách tư duy thông thường không chú ý đến. Trong công trình này tác giả đã cố gắng dựa vào cách luận giải của triết gia hiện đại A. A. Zinoviev: “Phản cách mạng ở Liên Xô được sinh ra từ tổ hợp các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài, khách quan cũng như chủ quan. Để làm rõ cụ thể những yếu tố nào và chúng có vai trò gì trong đó, trước hết, cần tách bạch chúng ra khỏi dòng chảy của các sự kiện lịch sử - cụ thể, xác định rõ ranh giới sự kiện và thời gian của chúng. Cần xác định hành động cụ thể của những con người tạo ra chúng và xác định rằng đó chính là cái đã kết nối những hành động đó vào cái toàn thể duy nhất, vào một hành động chung phức tạp của nhiều con người khác nhau. Điểm chung của tất cả những hành động đó là họ, bằng cách này hay cách khác, đã hủy diệt chế độ xã hội của đất nước”. Tôi muốn nêu ra một số điểm tương đồng về lịch sử. Vào đầu thế kỷ XX, đã có một cuộc cách mạng diễn ra ở nước Nga. Vào nửa đầu những năm 1930, Liên Xô không chỉ thoát cơn hiểm nghèo mà còn trở nên trẻ trung và tráng kiện hơn. Để trả đũa, vào những năm 1940, phương Tây đã tiến hành một cuộc chiến công khai chống nước Nga và phải chịu thất bại. Do tính chất hai mặt của cải tổ, chúng ta thấy rằng cách mạng (chính xác hơn là “phản cách mạng”) đã đem lại sự thay đổi chế độ xã hội từ xã hội chủ nghĩa sang tư bản chủ nghĩa và có lợi cho phe chống Xô Viết. Như mọi cuộc chiến tranh khác, “chiến tranh lạnh” đã làm thay đổi cấu hình địa chính trị ở quy mô toàn cầu và thời đại, đem lại cho phương Tây một chiến thắng, dẫu tạm thời nhưng rất rõ ràng, đối với kẻ thù Xlavơ truyền kiếp của nó. Nếu như cuộc tấn công vào Liên Xô chỉ xuất phát từ bên ngoài - đó là một cuộc chiến tranh thuần túy. Nếu như giấc mơ của một bộ phận thượng lưu về sự hồi sinh chủ nghĩa tư bản trở thành hiện thực - đó cũng chỉ là một cuộc cách mạng. Nhưng vấn đề là cả hai sự kiện đó đã kết hợp làm một. Thù trong và giặc ngoài của đất nước Xô Viết và của nhân dân Liên Xô đã cấu kết với nhau. Chu kỳ năng động của chiến tranh đã xảy ra, chỉ có điểm kết thúc của nó là chưa rõ... Cuộc chiến tranh nào cũng được bắt đầu vào một ngày nhất định. Người dân của cả hai quốc gia (hai liên minh) tham chiến, bằng cách này hay cách khác, sẽ biết đến chiến tranh và việc họ sẽ là những người phải đối mặt. Cuộc chiến mà chúng ta đang xem xét chưa từng có trong lịch sử. Quy mô và tốc độ biến động của nó đã phủ định mọi cách diễn đạt - điều mà trong quá khứ phải diễn ra suốt cả thế kỷ. Phương thức tiến hành cuộc chiến này chỉ trở nên sáng tỏ sau khi giai đoạn đầu của nó đã kết thúc. Thậm chí, nhiều công dân của đất nước Xô Viết còn chưa kịp hình dung ra diện mạo của nó. Bộ máy tuyên truyền đã tỏ ra xuất sắc tới mức trong nhận thức của quần chúng, cuộc chiến tranh thế giới III chỉ xảy ra khi vũ khí hủy diệt lớn được đưa vào sử dụng và bằng chứng của sự kiện đó là một cuộc xâm lược công khai. Nhưng đây lại là một cuộc chiến mà chúng ta và nhiều người khác đã không thể nhận diện. “Tính chất bạo tàn của cuộc chiến này - cuộc chiến chống lại quân đội chúng ta, chống lại quốc gia - là thời điểm khởi đầu của nó đã diễn ra từ lâu rồi. Chúng ta đã không nhận ra cái ngày mà quân đội bắt đầu phải hứng chịu đòn tấn công mang mục đích phá hoại và hủy diệt”. A. P. Sheviakin (Thay lời nói đầu)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Ẩn Sự Diệt Vong Của Liên Xô - Lịch Sử Những Âm Mưu Và Phản Bội 1945-1991 PDF của tác giả A. P. Sheviakin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bầu Trời Chiến Tranh (Alexander Pokryshkin)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bầu Trời Chiến Tranh PDF của tác giả Alexander Pokryshkin nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bất Khuất (Nguyễn Đức Thuận)
Theo dõi bước chân Nguyễn Đức Thuận trên từng trang, từng trang "Bất Khuất", người đọc nhiều lúc nín thở, hồi hộp, xúc động đến trào nước mắt, trái tim căng lên, sôi sục máu căm thù. Tác giả dẫn chúng ta đi theo anh trên con đường đầy đau thương, khổ ải, trong hơn ba ngàn ngày, trải qua những lò giết người cực kỳ man rợ, man rợ hơn cả bọn đao phủ thời Trung cổ, hơn cả bọn phát xít Hítle. Qua gần ba nghìn cửa ải, từ Pêcarăngđơ, nhà lao Gia Định, trung tâm Thủ Đức, Tổng pha đến Côn Đảo, sa vào những chuồng cọp, địa ngục trần gian đầy rẫy ác ôn quỷ dữ là tập đoàn đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai mổ bụng ăn gan, uống máu người không biết tanh, Nguyễn Đức Thuận cũng với biết bao chiến sĩ cộng sản kiên cường, biết bao người Việt Nam yêu nước, đã đối mặt với quân thù, chống chào cờ ba que, chống học tập "tố cộng", chống "ly khai" tới cùng. Tám năm trời đằng đẵng, ba ngàn ngày mà mỗi phút, mỗi giây, mạng người bị treo bằng một sợi tóc mong manh, chơi vơi trên một vực thẳm kinh hồn. Hơn một ngàn đồng bào đồng chí chúng ta đã hy sinh. Nhưng Nguyễn Đức Thuận và những con người kiên cường như anh vẫn đứng vững trong chồng cọp, đánh bại lũ diêm vương quỷ sứ, đẩy lùi bàn tay thần chết, bắt lũ chúng phải quỳ lạy dưới chân mình. Mỗi trang "Bất khuất" là một trang thấm máu và nước mắt, tràn đầy một sức sống mãnh liệt, vang lên tiếng hát yêu đời, yêu cuộc sống, yêu con người, vang lên bài ca chiến thắng không bao giờ tắt. Với trên bốn trăm trang hồi ký, Nguyễn Đức Thuận đã phản ánh sâu sắc cuộc sống anh hùng với tinh thần cách mạng tiến công của những con người có thực, vạch trần hiện thực đen tối trong những địa ngục của xã hội miền Nam dưới gót sắt của một lũ sói lang mặt người dạ thú. "Bất Khuất" toả ra một niềm tin bất diệt vào sự nghiệp cách mạng, vào lý tưởng cộng sản chủ nghĩa giải phóng con người, nêu cao phẩm giá của những con người nhận thức được quy luật và chân giá trị cuộc sống, biết sống và biết chết xứng đáng là Người.*** Nguyễn Đức Thuận (1916 - 1985) là nhà cách mạng Việt Nam, nguyên là Phó Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ông là tác giả cuốn Bất khuất, một cuốn tự truyện từng gây tiếng vang ở miền Bắc về "sức chịu đựng kỳ diệu của một người chiến sĩ", suốt 8 năm bị tra tấn dã man vẫn không khuất phục..."). Nguyễn Đức Thuận có một cuốn tự truyện duy nhất và khá nổi tiếng tại miền Bắc lúc in lần đầu là cuốn Bất khuất. Cuốn sách này thuật lại toàn bộ thời gian ông bị bắt và chịu tù đày của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, và sách cũng từng gây chấn động miền Bắc và quốc tế về sức chịu đựng khó tin của một người chiến sĩ. Sách được xuất bản lần đầu vào tháng 4 năm 1967 với 210.000 bản in tại miền Bắc. Những năm sau đó, Nhà xuất bản Ngoại văn Việt Nam đã dịch tác phẩm Bất khuất ra 5 ngôn ngữ khác (Anh, Hoa, Nga, Pháp và quốc tế ngữ), in với số lượng lớn phát hành ra nước ngoài, nhằm gây chú ý của dư luận thế giới. Cuốn sách này có nhiều ý kiến tranh cãi về độ xác thực của một số chi tiết trong đó song vẫn được xem là một tác phẩm có giá trị nên đã được tái bản một số lần[ Tìm mua: Bất Khuất TiKi Lazada Shopee Tuy nhiên trong cuốn hồi ký Đèn cù, Trần Đĩnh cho rằng mình là người chấp bút tác phẩm này.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bất Khuất PDF của tác giả Nguyễn Đức Thuận nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.