Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lá Cờ Thêu 6 Chữ Vàng (Nguyễn Huy Tưởng)

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912 - 1960) là nhà văn, nhà viết kịch Việt Nam nổi tiếng. Ông là tác giả của những tiểu thuyết lịch sử, vở kịch lớn như: Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Bắc Sơn, Sống mãi với thủ đô... Ông là hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957) và được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật (1996).

"Lá cờ thêu sáu chữ vàng xoay quanh nhân vật trung tâm là người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản. Là nhà văn làm văn nghệ về đề tài lịch sử, Nguyễn Huy Tưởng còn làm luôn cả công việc của nhà nghiên cứu sử học. Tác phẩm của ông vỗ cánh trên cái nền vững chắc của sử học, để lấp lánh, tỏa sáng bằng một thứ ánh sáng rạng rỡ bởi sự trung thực, khả tín. Ở Lá cờ thêu sáu chữ vàng, không chỉ nhân vật chính là Trần Quốc Toản, mà cả những nhân vật phụ, không phải chỉ cốt truyện chung chung, mà cả những tình tiết, chi tiết, đều có những hiệu quả kèm độ tin cậy như thế."

(Lê Văn Lan, Nguồn sáng của một nhà văn đi trước). Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng cho biết, thuở nhỏ từng say mê đọc các truyện Nguyễn Huy Tưởng viết cho thiếu nhi, mà ấn tượng nhất là Lá cờ thêu sáu chữ vàng.

Nhà văn Lê Phương Liên nhớ lại “Trẻ con hàng phố ngày ấy, chuyền tay nhau đọc Lá cờ thêu sáu chữ vàng, say sưa đến nỗi, còn đóng vai Trần Quốc Toản, Trần Nhật Duật, rồi cả Ô Mã Nhi, Thoát Hoan... chia phe ra tỷ thí bên bãi cỏ rộng ở vườn hoa đền Bà Kiệu”...

(Hồng Minh, Nguyễn Huy Tưởng với Hà Nội ) Tìm mua: Lá Cờ Thêu 6 Chữ Vàng TiKi Lazada Shopee

Và thông tin thêm từ wikipedia.org:

Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản (chữ Hán: 陳國瓚, 1267-1285) là một nhân vật lịch sử, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ông đã có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.

Tháng 10 năm 1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ:"Phá cường địch, báo hoàng ân" (Phá giặc mạnh, báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương.

Tháng 4 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành vương, Hoài Văn hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết.

Ngày 10 tháng 5 năm đó có người về báo cho hai vua Trần là thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ lớn... Thoát Hoan, Bình chương A Lạt rút chạy qua sông Lô.

Trong các sử sách của Việt Nam như Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án và các quyển sử soạn gần đây như Việt sử tân biên của Phạm Văn Sơn, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Trần Hưng Đạo của Hoàng Thúc Trâm đều không thấy đề cập đến cái chết của Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản. Chỉ có ĐVSKTT bản kỷ quyển V có viết: "... Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương". Nhưng các quyển sử của nhà Nguyên lại có đề cập đến cái chết của ông. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a10 có ghi: Quan quân đến sông Như Nguyệt, thì Nhật Huyên sai Hoài Văn hầu đến đánh... Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27b 1-2 có viết:... Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đuổi thì bị giết. Theo sách Việt sử kỷ yếu của Trần Xuân Sinh thì khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực thì quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống đỡ kịch liệt. Quốc Toản hăng hái cự địch, không may qua đời ngày 2-2 âm lịch.

Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Khí phách ấy đã được nói rõ trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông; nguyên văn sáu chữ (phiên sang Hán-Việt) là: Phá cường địch, báo hoàng ân (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).

Hồ Chí Minh trong tác phẩm "Lịch sử nước ta" có ca ngợi về Trần Quốc Toản như sau:

Quốc Toản là trẻ có tài,

Mới mười sáu tuổi ra oai trận tiền,

Mấy lần đánh thắng quân Nguyên,

Được phong làm tướng cầm quyền binh nhung

Thật là một đấng anh hùng,

Trẻ con Nam Việt nên cùng noi theo.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lá Cờ Thêu 6 Chữ Vàng PDF của tác giả Nguyễn Huy Tưởng nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại (Quốc Ấn)
Suốt lịch sử Việt Nam, một nhân vật lỗi lạc nhứt trong thời đại của người từ Đông sang Tây lại bị hậu thế đối xử thật bất công, đó là HỒ QUÍ LY. Nói đến HỒ QUÍ LY, đại đa số người Việt Nam đã đọc qua lịch sử nước nhà, đều nghĩ ngay đến một kẻ soán nghịch, một gian thần cướp ngôi nhà Trần. Nền luân lý Khổng Mạnh, vị thần giữ nhà của chế độ quân chủ, đã đầu độc dân ta hằng bao nhiêu thế kỷ, dạy người dân thần thánh hóa vua chúa, trung quân một cách mù quáng, và từ đó nảy sanh thành kiến trọng chính thống, thẳng tay kết án tất cả những ai nắm quyền bằng một đường lối khác hơn là truyền tử lưu tôn trong một triều đại đã có sẳn, dầu những ông vua cuối triều - con cháu của một đấng anh hùng dân tộc hoặc của một kẻ đoạt ngôi cũng thế - đã bị hủ hóa, trở thành những cá nhân vô giá trị, gian dâm vô đạo, ngu xuẩn hay tàn bạo, hại dân hại nước. Một LÊ CHIÊU THỐNG dắt voi về dầy mồ, suýt dâng tổ quốc cho quân Thanh xâm lăng chà đạp nếu không có một chiến lược gia thần tốc, một NẢ PHÁ LUÂN Việt Nam - một NẢ PHÁ LUÂN bất bại - đứng lên đánh đuổi bọn ngoại xâm tham tàn trong vài trận đánh chớp nhoáng sáng chói vào bực nhứt lịch sử, thì một ông vua tâm địa nhỏ nhen hèn hạ, ông vua đầy tội lỗi với dân tộc như vậy, vẫn được đẳng cấp sĩ phu đương thời, trong đó có những nhà đại trí thức, triệt để trung thành, sẳn lòng chết cho cá nhân tồi tệ ấy. Cả một đám di thần, thà chịu mai một tài danh, tức là hủy bỏ, phá hoại một phần quan trọng của nguồn tài nguyên quốc gia là nhân lực - hơn là mang tài sức phụng sự đất nước dưới một triệu đại khác xứng đáng hơn. Một đại thi hào như NGUYỄN DU, vẫn mang cái mặc cảm di thần nhà Lê nghĩa là trung với ông vua phản quốc kia - cho đến chết. Chính cái tinh thần hẹp hòi trọng chính thống của đẳng cấp nho sĩ thời Trần Mạt - cũng là giai cấp thống trị trong xã hội Việt Nam thời ấy - trong một thời đại mà trình độ trưởng thành chính trị của quần chúng quá thấp kém, và quần chúng lại chịu ảnh hưởng nặng nề của giai cấp thống trị ấy, đã nối giáo cho giặc Minh, tiêu diệt cha con họ Hồ, làm sụp đổ cả một chương trình cải cách quốc gia tiến bộ nhứt thời đại, xuất phát từ một bộ óc thông minh nhứt thế kỷ từ Đông sang Tây và cũng vì đó mà nước Việt Nam mất một dịp canh tân, có thể biến cái quốc gia nhỏ bé nầy thành một cường quốc lãnh đạo cả Á Châu, nếu trình độ giác ngộ quyền lợi của quần chúng Việt Nam thời ấy chấp nhận được « hiện tượng HỒ QUÍ LY. » Nhưng nếu đẳng cấp nho sĩ xem HỒ QUÍ LY là một kẻ thoán đoạt không hơn không kém, chẳng cần kể đến chân tài và tính cách tiến bộ vượt bực của chương trình họ Hồ, là vì quyền lợi của họ bị đụng chạm, địa vị của họ bị lung lay; nếu nhân dân thời bấy giờ không tán thành nhà Hồ là vì họ chịu ảnh hưởng trực tiếp của đẳng cấp nho sĩ - cũng là giai cấp lãnh đạo - mà họ xem như khuôn vàng thước ngọc; nếu các sử thần và sử gia thời sau vẫn xem Hồ Quí Ly là kẻ giựt ngôi là vì truyền thống tinh thần đẳng cấp hoặc vì họ đang phục vụ chế độ quân chủ; nhưng chúng ta ngày nay, những người dân chủ, không có bổn phận triệt để trung thành với một cá nhân nào cả, chúng ta phải có thái độ nào đối với tiền nhân? Tìm mua: Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại TiKi Lazada Shopee Quan niệm về luân lí, về công và tội của chúng ta khác biệt hẳn với các thời đại trước. Hồ Quí Ly có đoạt ngôi nhà Trần hay không? Điều đó đối với chúng ta không quan trọng. Điều quan trọng là động cơ nào đã thúc đẩy Hồ Quí Ly lật đổ nhà Trần? Tìm hiểu được động cơ này, xét qua chân giá trị của họ Hồ và toàn bộ sự nghiệp của con người lịch sử ấy, ta mới có thể quả quyết Hồ Quý Ly có công hay có tội với đất nước và nhân dân Việt Nam. Người xưa, vì những quan niệm luân lý hẹp hòi, vì những thành kiến khắc khe của xã hội, vì những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đã chịu quá nhiều bất công và thiệt thòi rồi. Các bậc anh hùng, nghĩa sĩ hành động oanh oanh liệt liệt, nhưng tài bất thắng thời, hy sinh cả thân thể, sự nghiệp, tánh mạng của mình và có khi của cả gia tộc; những bậc chân tài cặm cụi cả đời họ phụng sự cho một lý tưởng, chịu nghèo khó, khổ cực nhục nhã; tất cả những người đó đều muốn ghi tên trong lịch sử để lại danh thơm cho đời sau. Bổn phận của hậu thế là phải công bình đối với họ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại PDF của tác giả Quốc Ấn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại (Quốc Ấn)
Suốt lịch sử Việt Nam, một nhân vật lỗi lạc nhứt trong thời đại của người từ Đông sang Tây lại bị hậu thế đối xử thật bất công, đó là HỒ QUÍ LY. Nói đến HỒ QUÍ LY, đại đa số người Việt Nam đã đọc qua lịch sử nước nhà, đều nghĩ ngay đến một kẻ soán nghịch, một gian thần cướp ngôi nhà Trần. Nền luân lý Khổng Mạnh, vị thần giữ nhà của chế độ quân chủ, đã đầu độc dân ta hằng bao nhiêu thế kỷ, dạy người dân thần thánh hóa vua chúa, trung quân một cách mù quáng, và từ đó nảy sanh thành kiến trọng chính thống, thẳng tay kết án tất cả những ai nắm quyền bằng một đường lối khác hơn là truyền tử lưu tôn trong một triều đại đã có sẳn, dầu những ông vua cuối triều - con cháu của một đấng anh hùng dân tộc hoặc của một kẻ đoạt ngôi cũng thế - đã bị hủ hóa, trở thành những cá nhân vô giá trị, gian dâm vô đạo, ngu xuẩn hay tàn bạo, hại dân hại nước. Một LÊ CHIÊU THỐNG dắt voi về dầy mồ, suýt dâng tổ quốc cho quân Thanh xâm lăng chà đạp nếu không có một chiến lược gia thần tốc, một NẢ PHÁ LUÂN Việt Nam - một NẢ PHÁ LUÂN bất bại - đứng lên đánh đuổi bọn ngoại xâm tham tàn trong vài trận đánh chớp nhoáng sáng chói vào bực nhứt lịch sử, thì một ông vua tâm địa nhỏ nhen hèn hạ, ông vua đầy tội lỗi với dân tộc như vậy, vẫn được đẳng cấp sĩ phu đương thời, trong đó có những nhà đại trí thức, triệt để trung thành, sẳn lòng chết cho cá nhân tồi tệ ấy. Cả một đám di thần, thà chịu mai một tài danh, tức là hủy bỏ, phá hoại một phần quan trọng của nguồn tài nguyên quốc gia là nhân lực - hơn là mang tài sức phụng sự đất nước dưới một triệu đại khác xứng đáng hơn. Một đại thi hào như NGUYỄN DU, vẫn mang cái mặc cảm di thần nhà Lê nghĩa là trung với ông vua phản quốc kia - cho đến chết. Chính cái tinh thần hẹp hòi trọng chính thống của đẳng cấp nho sĩ thời Trần Mạt - cũng là giai cấp thống trị trong xã hội Việt Nam thời ấy - trong một thời đại mà trình độ trưởng thành chính trị của quần chúng quá thấp kém, và quần chúng lại chịu ảnh hưởng nặng nề của giai cấp thống trị ấy, đã nối giáo cho giặc Minh, tiêu diệt cha con họ Hồ, làm sụp đổ cả một chương trình cải cách quốc gia tiến bộ nhứt thời đại, xuất phát từ một bộ óc thông minh nhứt thế kỷ từ Đông sang Tây và cũng vì đó mà nước Việt Nam mất một dịp canh tân, có thể biến cái quốc gia nhỏ bé nầy thành một cường quốc lãnh đạo cả Á Châu, nếu trình độ giác ngộ quyền lợi của quần chúng Việt Nam thời ấy chấp nhận được « hiện tượng HỒ QUÍ LY. » Nhưng nếu đẳng cấp nho sĩ xem HỒ QUÍ LY là một kẻ thoán đoạt không hơn không kém, chẳng cần kể đến chân tài và tính cách tiến bộ vượt bực của chương trình họ Hồ, là vì quyền lợi của họ bị đụng chạm, địa vị của họ bị lung lay; nếu nhân dân thời bấy giờ không tán thành nhà Hồ là vì họ chịu ảnh hưởng trực tiếp của đẳng cấp nho sĩ - cũng là giai cấp lãnh đạo - mà họ xem như khuôn vàng thước ngọc; nếu các sử thần và sử gia thời sau vẫn xem Hồ Quí Ly là kẻ giựt ngôi là vì truyền thống tinh thần đẳng cấp hoặc vì họ đang phục vụ chế độ quân chủ; nhưng chúng ta ngày nay, những người dân chủ, không có bổn phận triệt để trung thành với một cá nhân nào cả, chúng ta phải có thái độ nào đối với tiền nhân? Tìm mua: Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại TiKi Lazada Shopee Quan niệm về luân lí, về công và tội của chúng ta khác biệt hẳn với các thời đại trước. Hồ Quí Ly có đoạt ngôi nhà Trần hay không? Điều đó đối với chúng ta không quan trọng. Điều quan trọng là động cơ nào đã thúc đẩy Hồ Quí Ly lật đổ nhà Trần? Tìm hiểu được động cơ này, xét qua chân giá trị của họ Hồ và toàn bộ sự nghiệp của con người lịch sử ấy, ta mới có thể quả quyết Hồ Quý Ly có công hay có tội với đất nước và nhân dân Việt Nam. Người xưa, vì những quan niệm luân lý hẹp hòi, vì những thành kiến khắc khe của xã hội, vì những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đã chịu quá nhiều bất công và thiệt thòi rồi. Các bậc anh hùng, nghĩa sĩ hành động oanh oanh liệt liệt, nhưng tài bất thắng thời, hy sinh cả thân thể, sự nghiệp, tánh mạng của mình và có khi của cả gia tộc; những bậc chân tài cặm cụi cả đời họ phụng sự cho một lý tưởng, chịu nghèo khó, khổ cực nhục nhã; tất cả những người đó đều muốn ghi tên trong lịch sử để lại danh thơm cho đời sau. Bổn phận của hậu thế là phải công bình đối với họ.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồ Quý Ly - Nhân Vật Lỗi Lạc Nhất Thời Đại PDF của tác giả Quốc Ấn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồ Chí Minh - Chân Dung Một Cuộc Đời (William J. Duiker)
Giáo sư William J. Duiker, cựu cán bộ tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn từ những năm 1960s, sau gần 30 năm sưu tầm tài liệu, ông lần theo dấu vết người thanh niên Nguyễn Tất Thành từ thời thơ ấu, quá trình học tập thuở thiếu thời đến khi rời cảng Nhà Rồng làm phụ bếp, sang Pháp tìm con đường giải phóng dân tộc, trở thành điệp vụ Đệ Tam Quốc Tế với cái tên Nguyễn Ái Quốc, lang thang đây đó qua châu Phi, Anh, Nga, Mỹ, Thái Lan…về Trung Quốc hoạt động với nhiệm vụ của đặc vụ Đệ Tam Quốc tế. Trở về Việt Nam lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sau 9 năm kháng chiến, trận thắng Điện Biên Phủ đã đưa đến Hội Nghị Generva 1954, chấm dứt chiến tranh, tạm thời chia cắt hai miền ở vĩ tuyến 17 bên bờ sông Bến Hải, chờ cuộc tổng tuyển cử và những năm cuối đời trong căn nhà sàn cạnh Phủ Chủ tịch sống và làm việc như thế nào phác họa lại chân dung Hồ Chí Minh một cách trung thực và rõ nét nhất so với những cuốn tiểu sử Hồ Chí Minh đã xuất bản trong và ngoài nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồ Chí Minh - Chân Dung Một Cuộc Đời PDF của tác giả William J. Duiker nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hồ Chí Minh - Chân Dung Một Cuộc Đời (William J. Duiker)
Giáo sư William J. Duiker, cựu cán bộ tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Sài Gòn từ những năm 1960s, sau gần 30 năm sưu tầm tài liệu, ông lần theo dấu vết người thanh niên Nguyễn Tất Thành từ thời thơ ấu, quá trình học tập thuở thiếu thời đến khi rời cảng Nhà Rồng làm phụ bếp, sang Pháp tìm con đường giải phóng dân tộc, trở thành điệp vụ Đệ Tam Quốc Tế với cái tên Nguyễn Ái Quốc, lang thang đây đó qua châu Phi, Anh, Nga, Mỹ, Thái Lan…về Trung Quốc hoạt động với nhiệm vụ của đặc vụ Đệ Tam Quốc tế. Trở về Việt Nam lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sau 9 năm kháng chiến, trận thắng Điện Biên Phủ đã đưa đến Hội Nghị Generva 1954, chấm dứt chiến tranh, tạm thời chia cắt hai miền ở vĩ tuyến 17 bên bờ sông Bến Hải, chờ cuộc tổng tuyển cử và những năm cuối đời trong căn nhà sàn cạnh Phủ Chủ tịch sống và làm việc như thế nào phác họa lại chân dung Hồ Chí Minh một cách trung thực và rõ nét nhất so với những cuốn tiểu sử Hồ Chí Minh đã xuất bản trong và ngoài nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồ Chí Minh - Chân Dung Một Cuộc Đời PDF của tác giả William J. Duiker nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.