Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chặng Đường Mười Nghìn Ngày (Hoàng Cầm)

Thượng tướng Hoàng Cầm xuất thân trong một gia đình cố nông không một tấc đất cắm dùi thuộc vùng quê Ứng Hoà, tỉnh Hà Tây (Hà Đông cũ) đến nay đã qua tuổi 80. Mẹ mất sớm, cha bị bọn thực dân phong kiến ức hiếp dồn đẩy vào bước đường cùng phải thắt cổ tự tử. Năm 17 tuổi, đồng chí bỏ làng đi nhiều nơi, làm nhiều việc cực nhọc, vất vả để kiếm sống nhưng vẫn không thoát cảnh nghèo đói; có lúc phải ngửa tay cầu xin lòng thương cảm của khách đi đường vì tìm không ra việc làm trong cái xã hội đầy nhiễu nhương, bất công hồi đó.

Tháng 7 năm 1945, ông gia nhập Đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội, tham gia khời nghĩa đánh chiếm Bắc phủ, làm nhiệm vụ đứng dưới lễ đài bảo vệ Bác Hồ đọc tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 tại vườn hoa Ba Đình lịch sử. Đồng chí đã qua thuở ban đầu Tây Tiến; cỏ mặt hầu hết các chiến dịch lớn ở chiến trường Bắc Bộ thời kháng chiến chống Pháp.

Năm 1965, theo điện yêu cầu trực tiếp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Bí thư Trung ương Cục, đại tá Hoàng Cầm lên đường vào Nam với nhiệm vụ đặc cách ban đầu là xây dựng và huấn luyện bộ đội chủ lực phục vụ yêu cầu đánh lớn. Ông đã qua các chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 9, Tư lệnh Quân đoàn 4 (các đơn vị chủ lực lớn đầu tiên của Nam Bộ), Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân Giải phóng miền Nam, uỷ viên Quân uỷ miền; đồng chí cũng là chỉ huy trưởng các trận đánh Mỹ đầu tiên ở Bầu Bàng, Dầu Tiếng, Nhà Đỏ, Bông Trang, các chiến dịch lớn Phước Long, Đồng Xoài, Dầu Tiếng, Bù Bông, Kiến Đức, Nguyễn Huệ,v.v.

Trình độ văn hoá ban đầu ở mức thoát nạn mù chữ, nhưng do sự nỗ lực học tập vươn lên của bản thân, học bạn bè, học trường thực tế, sau hết là được Đảng và quan đội giáo dục, bồi dưỡng năng khiếu quân sự bẩm sinh được thăng hoa là những điều kiện không thể thiếu giúp đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quân sự được giao, góp phần vào thắng lợi chung của quân đội.

Năm 1995, nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn Chặng đường mười nghìn ngày, hồi ửc của Thượng tướng Hoàng Cầm (do Nhật Tiến thể hiện) nhân kỉ niệm 20 năm Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, đã được đông đảo bạn đọc hoan nghênh và đón đọc. Tìm mua: Chặng Đường Mười Nghìn Ngày TiKi Lazada Shopee

Chặng đường mười nghìn ngày in lần thứ hai này có sửa chữa, bổ sung, hy vọng mang đến bạn đọc những tâm đắc những cảm xúc, cảm thụ của người trong cuộc về những chi tiết lịch sử hiện thực mà huyển thoại chưa nói đến trong chính sử.***

Thế là rõ, nửa tháng trước đây, Toàn là một trong số ít ỏi các viên tướng chống lại chủ trương co cụm, tin vào kế hoạch phòng thủ từ xa có khả năng thắng đối phương vì trong tay Toàn còn có ba sư đoàn “tinh nhuệ” và nhiều lữ đoàn phối hợp, thì giờ đây lại xuống giọng rất nhanh, đưa ra một cầu cứu mà trước đó y chống lại. Và không chờ hồi âm của cấp trên. Ngay hôm đó Toàn và sở chỉ huy của y đã lui về căn cứ thiết giáp Gò Vấp gần sân bay Tân Sơn Nhất để thực hiện ý đồ từ sân bay này đào tẩu, bỏ mặc quân sĩ dưới quyền sau khi gọi điện ra lệnh cho Lê Minh Đảo tư lệnh sư đoàn 18 phải bằng mọi giá thực hiện kế hoạch “trì hoãn chiến”.

Từ thực tế bi hài kịch này, tôi quyết định thông tin kịp thời xuống động viên các đơn vị nhân thời cơ này tiến nhanh vào Biên Hòa, trù trừ là ân hận suốt đời nếu vào Sài Gòn chậm.

Thấy thời cơ quyết định đã tới, Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh tổng công kích trên toàn mặt trận, thì Quân đoàn 4 vẫn đang vật lộn với địch mở đường vào Biên Hòa. Quân đoàn vừa động viên vừa ra lệnh bổ sung, các đơn vị đều chuyển động với khí thế mới, thi đua nước rút với một mong ước chung về đích đúng thời gian.

Ngày 29 tháng 4, Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 tiếp tục đột phá trận địa địch theo trục đường từ Hố Nai đi Biên Hòa. Ngay khi trời vừa sáng, Sư đoàn 341 tiến công luôn với năm xe tăng dẫn đầu đập tan nhiều ổ đề kháng của địch. Mười giờ, đội hình sư đoàn tiến đến ngã ba Hố Nai đi Biên Hòa, phải dừng lại vì gặp bốn tuyến hào(7) phía trước, xe tăng không qua được. Sư đoàn 6 tiến công căn cứ thiết giáp của sư đoàn 18 ở Yên Thế, đến 17 giờ làm chủ căn cứ, địch bỏ chạy, sư đoàn tiếp tục phát triển vào Hố Nai, bị địch chặn lại. (7) Sau đó mới biết, đây là trận địa chống tăng thuộc loại rắn chắc của địch. Ngoài bốn tuyến hào chống tăng, ở đây còn có sáu mươi tăng từ các nơi dồn về để chặn bộ binh và xe tăng ta, bảo vệ Biên Hòa. Bọn địch ở đây không nhận được lệnh của cấp trên trưa 29 tháng 4 rút về bờ tây sông Đồng Nai để phòng thủ Thủ Đức.

Sư đoàn 7 mãi 23 giờ ngày 29 tháng 4 mới đến cách Hố Nai một nghìn năm trăm mét, phải dừng lại triển khai chiến đấu, diệt một tiểu đoàn thủy quân lục chiến, một bộ phận trung đoàn 52 (sư đoàn 18) và 22 xe tăng địch. Lúc này tuyến phòng thủ Hố Nai đã bị Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 đập tan, nhưng vẫn còn tàn quân địch lẩn trốn, trà trộn vào dân, chia thành từng tốp nhỏ chống lại theo kiểu đánh “du kích”. Chúng dùng tiểu liên M.16, súng M.79, M.72 từ trên các nhà cao tầng, các gác chuông nhà thờ bắn lén vào đội hình hành quân, làm cháy một số xe, pháo, buộc Sư đoàn 7 phải xuống xe tổ chức chiến đấu, ảnh hưởng đến tốc độ hành quân.

Khi được tin sở chỉ huy nhẹ của quân đoàn 3 chuyển về Gò Vấp tối 29 tháng 4, qua đài kỹ thuật Lê Minh Đảo cầu cứu Bộ Tổng Tham mưu ngụy, rút quân sang bờ tây sông Đồng Nai, trong khi các lực lượng ta vẫn còn bị địch chặn ở ngã ba Hố Nai đi Biên Hòa, Phó tư lệnh Quân đoàn Bùi Cát Vũ ở sở chỉ huy tiền phương lệnh cho pháo bắn chặn hai bên đầu cầu, không cho địch phá cầu. Đó là một xử trí rất kịp thời.

Sau khi Bộ tư lệnh Quân đoàn thống nhất quyết tâm bằng bất cứ giá nào phải đánh chiếm cho được Biên Hòa trước 0 giờ ngày 30 tháng 4, tôi lệnh cho các đơn vị:

- Sư đoàn 6 bỏ các vị trí, các căn cứ còn lại ở Hố Nai, tiến theo bên trái đường số 1, đánh chiếm sở chỉ huy quân đoàn 3 và cầu Ghềnh, thọc sang bờ tây sông đánh chiếm đầu cầu, giữ bàn đạp.

- Sư đoàn 341 vòng qua phía bắc, đánh chiếm sân bay Biên Hòa.

- Sư đoàn 7 đột phá từ Hố Nai, đập vỡ lá chắn địch ở ngã ba Tam Hiệp, cố gắng đưa đội hình sang tây sông Đồng Nai trong đêm.

Súng nổ dữ dội suốt đêm từ phía Biên Hòa dội về sở chỉ huy quân đoàn và ở đó ánh hỏa châu hắt lên một quầng sáng. Đúng là trận chiến đấu căng thẳng để đưa đội hình qua sông. Khu vực xảy ra trận đánh ác liệt ở ngã ba Tam Hiệp. Ở đây cũng là một trận địa chống tăng, với tuyến hào chống tăng vắt qua đường, bao lấy căn cứ. Lúc ấy đã là 2 giờ sáng 30 tháng 4. Trời sáng mà không thanh toán được cái “lá chắn” này thì làm sao vào được Sài Gòn sớm. Ý thức rõ được vai trò, ý nghĩa của nhiệm vụ thọc sâu, Sư đoàn 7 đã giải quyết xong căn cứ này khi trời sáng.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chặng Đường Mười Nghìn Ngày PDF của tác giả Hoàng Cầm nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Biết Tất Tần Tật Chuyện Trong Thiên Hạ (Nhiều Tác Giả)
Đây là loại sách có tính chất bách khoa tri thức, tập hợp những câu chuyện thú vị từ xưa đến nay trong cuộc sống, trong mọi lĩnh vực văn hoá, khoa học, lịch sử. ở khắp năm châu bốn biển, mà trước hết là ở Trung Quốc và phương Đông. -Tại sao người Trung Quốc thời cổ coi Kì lân, Phượng hoàng, Rùa và Rồng là những con vật tượng trưng cho điều tốt lành? -Tại sao trong tên gọi các công trình kiến trúc thời cổ thường có chữ "cửu”? -Tại sao mặt tiền các kiến trúc cổ Trung Quốc thường có một đôi sư tử đá? -Tại sao phần mộ của các đế vương được gọi là lăng? Tìm mua: Biết Tất Tần Tật Chuyện Trong Thiên Hạ TiKi Lazada Shopee -Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"? -Tại sao đến tiết Thanh minh người ta phải đi tảo mộ? -Dịp tết Đoan ngọ tại sao người ta ăn bánh tét? -Tại sao đến rằm tháng Tám người ta ăn bánh Trung thu? -Tại sao tết Người Già và tết Trùng dương trùng hợp với nhau? -Đêm cuối năm tại sao lại phải thức qua giao thừa? -Tại sao người miền Bắc Trung Quốc có phong tục ăn mằn thắn trong tết Nguyên đán? -Đêm giao thừa, tại sao người lớn tặng tiền mừng tuổi cho trẻ con? -Năm mới đánh vỡ đồ vật có phải là điềm không may hay không? -Tục mùa xuân múa rồng và múa sư tử -Tại sao tết Nguyên tiêu còn gọi là "Tết Đèn"? -Tại sao vợ chồng kết hôn lần đầu gọi là "vợ chồng kết tóc”? -Đời xưa tại sao gọi các nhà giam là "ban phòng '? -"Thượng phương bảo kiếm” là cái gì? -Tại sao trong xã hội.phong kiến Trung Quốc đàn bà phải bó chân? -Tại sao trong các cuộc hôn nhân nhà mối được gọi là "Nguyệt lão"? -Tại sao sinh con lại phát quả trứng đỏ? -Tại sao phải cho con trẻ mặc áo trăm mảnh?Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Biết Tất Tần Tật Chuyện Trong Thiên Hạ PDF của tác giả Nhiều Tác Giả nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thằng Tơ Tưởng (Nguyễn Công Kiệt)
"Thằng Tơ Tưởng" dựng lại sống động quang cảnh đất nước ta những năm đánh Mỹ. Những năm Mỹ thả bom xuống miền Bắc rất khốc liệt, người dân thành phố phải đi sơ tán đến các vùng nông thôn và miền núi. Hai anh em Thanh đi sơ tán tận làng Nậm, Thái Nguyên. Trên đó, cùng với đám trẻ trong làng, các em đã dựng lên một trận địa pháo đánh giặc, học tập các chú các anh, với một tinh thần yêu nước mãnh liệt. Nhưng pháo của các em là giả mà bom của địch lại là thật. Bởi vậy dù các em rất quả cảm, làm việc rất tốt, nhưng vẫn không tránh khỏi thương vong. Cũng từ đó, các em đã trưởng thành, đã chính thức được trở thành anh bộ đội cụ Hồ, góp được công sức của mình vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thằng Tơ Tưởng PDF của tác giả Nguyễn Công Kiệt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thằng Tơ Tưởng (Nguyễn Công Kiệt)
"Thằng Tơ Tưởng" dựng lại sống động quang cảnh đất nước ta những năm đánh Mỹ. Những năm Mỹ thả bom xuống miền Bắc rất khốc liệt, người dân thành phố phải đi sơ tán đến các vùng nông thôn và miền núi. Hai anh em Thanh đi sơ tán tận làng Nậm, Thái Nguyên. Trên đó, cùng với đám trẻ trong làng, các em đã dựng lên một trận địa pháo đánh giặc, học tập các chú các anh, với một tinh thần yêu nước mãnh liệt. Nhưng pháo của các em là giả mà bom của địch lại là thật. Bởi vậy dù các em rất quả cảm, làm việc rất tốt, nhưng vẫn không tránh khỏi thương vong. Cũng từ đó, các em đã trưởng thành, đã chính thức được trở thành anh bộ đội cụ Hồ, góp được công sức của mình vào cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thằng Tơ Tưởng PDF của tác giả Nguyễn Công Kiệt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đường, Tống Bát Đại Gia (Nguyễn Hiến Lê)
Tuỳ cũng như Tần, thống nhất được Trung Quốc mà không giữ ngôi được bao lâu (581-621); Đường (618-907) cũng như Hán hưởng cảnh tương đối thịnh trị suốt ba thế kỉ, nhờ vậy văn học phát triển cực kì rực rỡ. Hết Đường, đến Ngũ Đại (907-960), loạn lạc nửa thế kỉ; rồi đến Tống (960-1299) tạm yên được trên ba trăm năm nữa. Đường và Tống là những thời đại mà văn hóa Trung Quốc phát huy đến cực điểm. Phật học thịnh ở đời Đường, lí học ở đời Tống; Đường là hoàng kim thời đại của thơ, Tống là hoàng kim thời đại của từ. Về sử học và triết học, Đường không có tác phẩm nào lớn; phải tới Tống mới có những bộ sử: Tân Đường thư, Tân Ngũ Đại sử của Âu Dương Tu, Tư trị thông giámcủa Tư Mã Quang; và những tác phẩm về triết học dung hoà Lão, Khổng, Phật của Chu Đôn Di, Trương Hoành Cử, Trình Minh Đạo, Trình Y Xuyên, Chu Hi. Nhưng xét riêng về những tiểu phẩm bằng tản văn thì Đường, Tống thịnh ngang nhau và đều lưu lại nhiều viên ngọc rất quí. Phong trào duy mĩ đến Lục Triều là cực thịnh. Chính lúc nó cực thịnh, đã có một số người vạch ra những sở đoản của nó như Tô Xước triều Nguỵ; nhưng phải đợi tới đời Thịnh Đường (thế kỉ VIII) mới có một phong trào mạnh mẽ phản đối nó, phong trào phục cổ, mà người mở màn là Trần Tử Ngang, người tiếp tục cổ suý là Lí Bạch, Đỗ Phủ, người hăng hái thực hiện và gặt được kết quả là Hàn Dũ và Liễu Tôn Nguyên. Tìm mua: Đường, Tống Bát Đại Gia TiKi Lazada Shopee Những nhà đó đả đảo lối văn biền ngẫu diễm lệ, du dương phù bạc, vô ích cho nhân sinh, hô hào trở lại lối văn thời cổ (từ Hán trở về trước), bình dị, không tô chuốt, có mục đích tải đạo. Hàn Dũ bảo: “Không phải là sách của thời Tam Đại (tức Hạ, Thương, Chu) và Lưỡng Hán (tức Tây Hán và Đông Hán, cũng gọi là Tiền Hán và Hậu Hán) thì không dám xem, không phải là cái chí của thánh nhân thì không dám giữ… Theo con đường nhân nghĩa mà đi, theo cái nguồn Thi, Thư mà lội thì suốt đời sẽ không lạc đường, không tuyệt cái nguồn”. Nhưng phục cổ không phải là mô phỏng cổ nhân, phải có tinh thần sáng tác, không nô lệ một cây bút nào. Cho nên Hàn Dũ lại viết thêm: “Có kẻ hỏi làm văn thì theo ai? Xin kính cẩn đáp: Theo cổ thánh hiền. Lại hỏi: Sách của cổ thánh hiền thì còn đủ nhưng nội dung không giống nhau, vậy bắt chước ai? Xin đáp: Theo ý mà không theo lời”. Nhờ chủ trương đó mà tản văn Đường có rất nhiều vẻ: bình dị, chân thành mà cảm động, tươi đẹp mà không uỷ mị, hùng hồn mà trang nghiêm. Ảnh hưởng lan qua cả tới thơ, gây ảnh hưởng tả thực trong những tác phẩm xã hội của Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. Tuy nhiên, biền văn vẫn còn sức cám dỗ văn nhân, đến đời Ngũ Đại, một thời hắc ám như đời Lục Triều lại thịnh lên, mặc dầu những bài thực có giá trị mỗi ngày một hiếm. Do đó, tới đời Tống, phong trào phục cổ thứ nhì lại xuất hiện, mà người cổ suý là Âu Dương Tu. Ông lớn tiếng hô hào khẩu hiệu “Theo Hàn Dũ”, rồi Vương An Thạch, Tô Thức, Tăng Củng… hưởng ứng, chê bọn tô chuốt lời lẽ mà không dụ đạo đức là hạng thợ văn. Tương truyền hồi làm chánh chủ khảo các kì thi tiến sĩ, gặp bài nào đẽo gọt quá, ông đều bỏ, không thèm chấm. Nổi danh nhất trong hai đời Đường, Tống là tám nhà dưới đây mà trong văn học sử người ta gọi là “Đường, Tống bát đại gia”: Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên (Đường) Âu Dương Tu, Vương An Thạch, Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt, Tăng Củng (Tống). Trong cuốn này chúng tôi trích dịch nhiều bài của tám nhà đó, nhất là của Hàn Dũ, Âu Dương Tu và Tô Thức…. Nguyễn Hiến LêDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên LýĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đường, Tống Bát Đại Gia PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.