Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại (Jack Weatherford)

THÀNH CÁT TƯ HÃN là nhà chinh phạt vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Không nhà chinh phạt phương Tây nào chinh phục được dù chỉ một nửa số dân hay đất đai của Thành Cát Tư Hãn. Sau khi đế quốc của ông ra đời vào năm 1206, nó tiếp tục mở rộng suốt gần một thế kỷ, và cuối cùng kéo từ Thái Bình Dương tới Địa Trung Hải, và từ Bắc Băng Dương tới Biển Ả-rập. Đế quốc Mông Cổ là đế quốc duy nhất trong lịch sử bao gồm cả Trung Quốc và Nga, cũng như nhiều đất nước nhỏ hơn từ Triều Tiên tới Iran, Afghanistan, Syria, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Với một đội quân chỉ vỏn vẹn mười vạn lính, quân Mông Cổ đánh bại các đế quốc hàng triệu lính. Dường như không đất nước nào có thể chống lại đội quân Mông Cổ hùng mạnh.

Chỉ có một thất bại lớn duy nhất trong các cuộc chinh phục của Mông Cổ: Việt Nam. Đi ngựa bằng đường bộ từ Trung Quốc, rồi bằng tàu băng qua đại dương, quân Mông Cổ đã nhiều lần cố gắng xâm chiếm các vương quốc thuộc Việt Nam ngày nay, và dù họ thắng vài trận đánh, họ không bao giờ có thể sáp nhập Việt Nam vào đế quốc của mình. Mông Cổ cũng thất bại khi xâm lược Nhật Bản và Java bằng đường biển, nhưng Việt Nam là nơi duy nhất họ thất bại cả trên đất liền và biển khơi.

Hầu hết các quốc gia tan rã và thất thủ khi Mông Cổ xâm lược, nhưng Việt Nam đoàn kết lại và lần đầu xuất hiện trên trường thế giới. Dù tôi chỉ là một người nước ngoài với rất ít hiểu biết về lịch sử Việt Nam, tôi thấy rằng có vẻ thời Nguyên Mông là một trong những giai đoạn quan trọng nhất lịch sử Việt Nam. Các cuộc chiến chống quân Nguyên đã gắn kết những nhóm người rất khác nhau ở các vương quốc khác nhau lại để bắt đầu tạo nên đất nước Việt Nam hiện đại. Triều Nguyên Mông là khởi điểm cho thời kỳ hiện đại của Việt Nam, và nâng vị thế nước này lên cao hơn nhiều so với các vương quốc nhỏ hơn trước đó.

Tôi cũng thấy một ảnh hưởng quan trọng thứ hai của thời kỳ này tới lịch sử Việt Nam. Nhà Nguyên tồn tại tới năm 1368, và trong phần lớn thời gian này họ cai trị Trung Hoa và Triều Tiên ở Đông Á, cũng như Iran và Iraq ở Tây Á, nhưng để kết nối hai phần này của đế quốc bằng đường biển, họ cần quan hệ hòa hữu với Việt Nam. Do vậy, Việt Nam trở thành một phần quan trọng của hệ thống kinh tế thế giới mới ra đời này. Tàu nhà Nguyên cần dừng ở cảng Việt Nam để lấy đồ tiếp tế, và nhà Nguyên cần phải hợp tác với Việt Nam. Việt Nam trở thành một phần không thể thiếu trên Con đường Tơ lụa trên biển liên kết Đông Á và Indonesia với Ấn Độ, Tây Á, bán đảo Ả-rập và châu Phi. Triều đại Nguyên Mông là khi Việt Nam tự chứng tỏ các bạn là một đất nước hùng mạnh về chính trị, quân sự và kinh tế.

Tôi cũng có một lý do nữa để viết lời tựa đặc biệt này cho ấn bản tiếng Việt của cuốn sách này. Lý do này rất cá nhân. Khi tôi còn trẻ, cha tôi đã tham gia cuộc chiến ở Việt Nam. Ông đã tham gia Thế chiến II chống quân Phát xít, và dù chỉ là một người lính bình thường với học thức thấp, ông vẫn rất tự hào vì đã phục vụ đất nước mình với tư cách người lính. Ông đã lớn tuổi hơn khi tới Việt Nam, và chỉ là một đầu bếp. Khi cha tôi trở về từ Việt Nam, tôi đã đủ tuổi nhập ngũ, nhưng cha không cho tôi đi. Ông nói rằng cuộc chiến này là sai trái. Ông đã tham gia vào cuộc chiến, các con trai ông không nên đi. Chúng ta không nên tham chiến. Tìm mua: Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại TiKi Lazada Shopee

Cha tôi trở về từ Việt Nam và bị nhiễm chất độc màu da cam do quân đội Hoa Kỳ đã rải bom hóa học xuống đây. Ông chết một cách chậm chạp, khó khăn và đầy đau đớn. Một cách từ từ, tôi cùng sáu anh chị em nhìn cha chết bởi cuộc chiến kinh khủng này. Vào thời gian đó, tôi nhìn thấy những tổn hại mà cuộc chiến này gây ra cho cha và gia đình tôi. Dù chiến tranh đã lùi xa, nỗi đau vẫn còn lại. Nhưng chúng tôi chỉ là một gia đình nhỏ. Tôi biết ở Việt Nam, hàng triệu người phải chịu những nỗi đau còn tồi tệ hơn, và nỗi đau của họ vẫn còn tiếp tục rất lâu sau khi những trái bom ngừng rơi và lính Mỹ đã trở về nhà.

Từ chương sách buồn này trong cuộc đời cha tôi, tôi học được cách tôn trọng người Việt Nam, cả vì nỗi đau và lòng dũng cảm của họ. Tôi mong rằng nước Mỹ sẽ không bao giờ dùng những vũ khí này chống lại bất kỳ ai khác, và tôi hi vọng rằng sau giai đoạn đau buồn này trong lịch sử hai nước, chúng ta có thể mãi trở thành bạn. Không bên nào nên quên lãng cuộc chiến, nhưng chúng ta không nên để hồi ức này cản trở việc cả hai trở thành đồng minh trong tương lai.

Người dân và quân đội Việt Nam đã cho thấy lòng dũng cảm phi thường khi chống lại quân Mông Cổ tấn công bằng đường bộ và đường biển vào thế kỷ mười ba. Người dân và quân đội Việt Nam đã cho thấy lòng dũng cảm phi thường khi chống lại quân đội Mỹ tấn công bằng đường biển và đường không vào thế kỷ hai mươi. Người dân Việt Nam đã đấu tranh quật cường để giành được độc lập và tự do trong quá khứ. Họ xứng đáng có được vị trí độc tôn trong lịch sử thế giới và trong hệ thống hiện đại toàn cầu. Tôi hy vọng Việt Nam giờ đây sẽ mãi mãi mạnh mẽ, độc lập và tự do mà không cần phải tham gia cuộc chiến nào nữa.

Mong Việt Nam sẽ mãi tồn tại trong thịnh vượng và hòa bình!

***

Thành Cát Tư Hãn là một Khắc Hãn Mông Cổ. Ông là nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới. Ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, là vị lãnh đạo đã kết thúc hàng thế kỷ các cuộc giao tranh, mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc ở vùng Đông Bắc Á năm 1206.

'Viết nên số phận mình'

Jack Weatherford viết trong Thành Cát Tư Hãn rằng: “Định mệnh không trao số phận cho Thành Cát tư Hãn, tự tay ông đã viết nên số phận mình”.

Bằng những nghiên cứu kỹ lưỡng, ghi chép cẩn thận, Jack Weatherford đã tái dựng hình ảnh một Thành Cát Tư Hãn sinh động, chân thực từ khi ông còn là cậu bé Thiết Mộc Chân, sống trong cảnh mồ côi cha, tự mình đương đầu với những hận thù khắc nghiệt trên vùng đất thảo nguyên mênh mông, cho đến khi trưởng thành, đánh bại kẻ thù lớn nhất, Trác Mộc Hợp cùng các thế lực thù định xung quanh, trở thành Khắc Hãn của Mông Cổ.

Jack Weatherford chứng minh sức mạnh của Mông Cổ bằng cách chỉ ra cách sắp xếp quân đội một cách hiện đại và khoa học của Thành Cát Tư Hãn.

“Ông tổ chức quân lính thành các đội mười người gọi là arban, và họ sẽ là anh em của nhau… Mười đội họp thành một đoàn 100 người, gọi là zagun. Một người trong số đó được bầu làm thủ lĩnh. Và như các gia đình lớn hợp lại thành dòng họ".

“Qua quân đội, toàn bộ bộ lạc Mông Cổ hợp thành một”.

Cách xây dựng của Thành Cát Tư Hãn được đánh giá là rất “cấp tiến” đã khiến cho Mông Cổ liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành khối thống nhất, giàu có và hùng mạnh.

Tác giả cũng nhấn mạnh về việc xây dựng đế chế xuyên lục địa với những nền văn hóa đá dạng của Thành Cát Tư Hãn.

Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân không bao giờ tin tưởng giới quý tộc, nên thường cho quân đội giết sạch, và sử dụng những thành phần đối lập với tầng lớp quý tộc vào bộ máy cai trị nhà nước sau khi chiếm được các thành phố hoặc quốc gia trên thế giới.

Và để hình thành đế chế của mình, quân Mông Cổ thường phá hủy toàn bộ thành phố và hệ thống thủy lợi của các vùng nông nghiệp xung quanh. Họ cũng thu nạp tất cả công nhân lành nghề, các nhà giáo dục, và gửi tới Mông Cổ hoặc bất cứ vùng đất nào họ cần.

Trong cuốn sách, Weatherford ưu ái khi viết về Thành Cát Tư Hãn. Ông viết: “Sẽ hợp lý hơn nếu miêu tả Thành Cát Tư Hãn là người phá hủy các thành phố thay vì là kẻ giết người đẫm máu”.

Xoay quanh đó, ông cũng đưa ra những dẫn chứng, để cho thấy số người mà quân Mông Cổ đã tàn sát, theo số liệu của nhiều nhà sử học là “không có căn cứ xác thực”. Ông cho rằng thực tế số người bị sát hại ít hơn rất nhiều.

Thành Cát Tư Hãn độc ác hay vĩ đại, lịch sử có lẽ đã bàn nhiều, nhưng có một điều không ai có thể phủ nhận, ông chính là người đã thống nhất các bộ lạc rời rạc của Mông Cổ thành đế quốc Mông Cổ, hùng cường tiến vào thế giới hiện đại, tạo dựng được dấu ấn cho riêng mình.

Những nốt trầm lắng đọng

Thành Cát Tư Hãn suốt đời sống trên lưng ngựa, rong ruổi qua biết bao nhiêu trận chiến, nhưng cuộc đời ông cũng có những nốt trầm rung động. Jack Weatherford thể hiện được sự quan sát tinh tế của mình khi miêu tả mối tình của Thành Cát Tư Hãn Thiết Mộc Chân và người vợ đầu tiên Bột Nhi Thiếp.

Thiết Mộc Chân và Bột Nhi Thiếp được hứa gả cho nhau khi còn nhỏ. Thiết Mộc Chân theo lệ phải ở rể, nhưng sau khi cha chết, ông vội vã trở về quê nhà. Từ đó, hai người biệt tin nhau suốt 7 năm. Khi trưởng thành, Thiết Mộc Chân quay lại tìm vợ mình, ông ngỡ ngàng khi Bột Nhi Thiếp vẫn đợi mình.

Tình yêu sâu nặng, thủy chung của họ được đánh dấu bằng sự kiện Bột Nhi Thiếp bị những người của bộ lạc Miệt Nhi Khiết cướp đi, và bộ lạc nhỏ bé của Thiết Mộc Chân bị đe dọa. Như bao câu chuyện cướp vợ trên thảo nguyên khác, ai cũng nghĩ rằng Thiết Mộc Chân sẽ từ bỏ Bột Nhi Thiết, để bảo vệ sự an toàn của bộ lạc và ông có thể dễ dàng lấy vợ khác. Nhưng Thiết Mộc Chân đã có quyết định táo bạo, thể hiện tình yêu mãnh liệt đậm chất “drama” trong cuộc đời Thành Cát Tư Hãn.

Tác giả Jack Weatherford đã miêu tả cảnh Thiết Mộc Chân sau khi đem quân quay lại và đánh cho Miệt Nhi Khất tan tác, đã “chạy khắp các trại và gọi tên Bột Nhi Thiết”.

“…. giữa cảnh loạn lạc bao quanh nàng, Bột Nhi Thiếp chợt nghe thấy tiếng ai đó gọi tên mình và nhận ra đó là giọng của Thiết Mộc Chân. Nàng nhảy ra khỏi chiếc xe kéo, chạy xuyên màn đêm tới nơi phát ra giọng nói... để rồi hai người lao vào lòng nhau, ôm nhau thắm thiết”.

Như lời của Tiêu Phong trong bộ phim Thiên Long Bát Bộ: "Cuộc đời một đại anh hùng, đáng kể nhất là có được hồng nhan tri kỷ", tình yêu với người vợ Bột Nhi Thiết, có lẽ cũng chính là điểm lặng, bình an và đẹp đẽ trong cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn. Vì có những khoảnh khắc ấy, cuốn sách dịu đi giữa những chém giết, tranh đoạt, giữa cảnh tan tác đổ nát, và hơn hết khiến chân dung Thành Cát Tư Hãn, trở nên đa chiều, hấp dẫn hơn.

Thành Cát Tư Hãn được viết bằng lối văn hấp dẫn, uyển chuyển “vừa mang tính ký sự vừa mang tính sử thi” (Washington Post), dẫn dụ người đọc vào không gian rộng lớn của thảo nguyên, khám phá những bí ẩn kỳ vĩ về cuộc đời huyền thoại của vị Khắc Hãn vĩ đại nhất trong lịch sử Mông Cổ - Thành Cát Tư Hãn.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thành Cát Tư Hãn Và Sự Hình Thành Thế Giới Hiện Đại PDF của tác giả Jack Weatherford nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 2 (Lâm Hán Đạt)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 2 PDF của tác giả Lâm Hán Đạt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 1 (Lâm Hán Đạt)
Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Trung Quốc 5000 Năm Tập 1 PDF của tác giả Lâm Hán Đạt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Thế Giới Cận Đại (Vũ Dương Minh)
Nội dung cơ bản của thời kỳ lịch sử cận đại là sự chuyển biến từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, sự xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới. Những cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ (giữa thế kỷ XVI - giữa thế kỷ XIX) đã từng bước thiết lập hệ thống chính trị tư sản trong các quốc gia phát triển (Anh, Mỹ, Pháp, Đức) rồi lan tỏa ảnh hưởng ra các nước trên những mức độ khác nhau ở châu Âu, châu Mỹ latinh và châu Á. Cùng với sự hình thành bộ máy nhà nước tư sản là sự xuất hiện các trào lưu tư tưởng về quyền con người và quyền công dân; các học thuyết về thể chế chính trị và quyền tự do dân chủ, nổi bật nhất là Triết học Ánh sáng; các dòng văn học lãng mạn và hiện thực phản ánh cuộc vận động lớn lao đó. Thời kỳ này còn được đánh dấu bởi cuộc cách mạng công nghiệp, mở đầu bằng việc phát minh và sử dụng máy hơi nước vào sản xuất ở nước Anh cuối thế kỷ XVIII. Một quá trình công nghiệp hóa diễn ra rầm rộ ở châu Âu đã làm thay đổi cách thức sản xuất từ lao động bằng tay, sang sử dụng máy móc và từng bước hình thành một cơ cấu công nghiệp hoàn chỉnh; từ sản xuất quy mô nhỏ lên quy mô lớn với sự ra đời của các nhà máy và các khu công nghiệp, khiến cho loài người trong vòng chưa đầy một trăm năm, có thể sáng tạo nên một lực lượng vật chất to lớn hơn và đồ sộ hơn tất cả các thế hệ trước cộng lại, theo đánh giá của C.Mác và Ph.Ăngghen trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Chính những thành tựu kinh tế và kỹ thuật ấy đã khẳng định ưu thế của chế độ tư bản đối với chế độ phong kiến, đã tạo nên một bước ngoặt cơ bản “từ làn sóng văn minh nông nghiệp sang làn sóng văn minh công nghiệp” theo cách diễn dạt của nhà tương lai học A.Toffler. Kết quả ấy dẫn tới những biến động lớn lao về đời sống xã hội với sự tăng dân số, sự phát triển đô thị, sự pháp lý hóa chế độ gia đình một chồng một vợ và điều quan trọng là sự hình thành các giai cấp xã hội mới. Giai cấp tư sản công thương nghiệp và giai cấp vô sản công nghiệp - hệ quả tất yếu của cách mạng công nghiệp - trở thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản chủ nghĩa, có mối liên hệ khăng khít trong guồng máy sản xuất của nền kinh tế, đồng thời ẩn chứa mối mâu thuẫn cơ bản về quyền lợi giữa những người thống trị và những người bị trị, giữa tư sản và vô sản. Từ trong sự đối lập dai dẳng ấy đã hình thành trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa tiền công nghiệp (Morơ, Mêliê, Babớp…) trào lưu xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp (Xanh Ximông, Phuariê…) cho đến chủ nghĩa xã hội khoa học của Mác và Ăngghen. Những cuộc đấu tranh tiếp diễn về mặt ý thức hệ cũng như về mặt tổ chức (Quốc tế I, Quốc tế II) trở thành một trong những nét quan trọng của lịch sử phong trào công nhân quốc tế, đi từ học thuyết Mac đến học thuyết Lênin, từ cuộc thủ nghiệm Công xã Pari (1871) đến thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917). Tìm mua: Lịch Sử Thế Giới Cận Đại TiKi Lazada Shopee Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với quá trình thực dân hóa ở các châu lục chậm phát triển. Từ các thuộc địa của người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha trong thời kỳ phát kiến địa lý (cuối thế kỷ XV) đến hệ thống thuộc địa rộng lớn của người Anh, người Pháp… thì vào cuối thế kỷ XIX hầu như trên hành tinh không còn vùng “đất trống”, nghĩa là không nơi nào không bị người phương Tây xâm lược và thống trị. Các nước châu Á, châu Phi không đứng vững được trước làn sóng thôn tính ào ạt của phương Tây có trình độ kinh tế cao hơn và trang bị kỹ thuật quân sự tối tân hơn nên lần lượt trở thành các thuộc địa và phụ thuộc. Riêng Nhật Bản, với cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) đã vượt qua được thử thách đó, giữ vững chủ quyền, vươn lên thành một nước tư bản và bước vào hàng ngũ đế quốc. Thành công của Nhật Bản gây nên tiếng vang lớn, thúc đẩy phong trào tư sản mới xuất hiện yếu ớt ở một số quốc gia châu Á. Người Trung Hoa thất bại trong việc áp dụng kinh nghiệm duy tân trong cuộc vận động năm Mậu Tuất (1898) đã tìm con đường cách mạng với học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn, dẫn đến cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) nhưng phải dừng lại nửa chừng. Sự chọn lựa giữa hai khả năng cải lương và cách mạng của các nhà yêu nước phương Đông đã không đem lại kết quả gì khi thế giới bước vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất - cuộc giành giật thuộc địa giữa các nước đế quốc. Nhưng dẫu sao, khu vực này cũng đã bị lôi cuốn một cách cưỡng bức vào quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản thế giới. Như vậy, cho đến trước Cách mạng tháng Mười Nga, cả thế giới đã vận hành ở những tầng cấp khác nhau, vị thế khác nhau trong vòng quay của những quy luật tư bản chủ nghĩa. * * * Có nhiều ý kiến khác nhau trong việc phân định mốc mở đầu và kết thúc của thời kỳ lịch sử thế giới cận đại. Thực ra, lịch sử phát triển liên tục mà sự phân kỳ chỉ có tính chất quy ước, mỗi người theo một quan điểm khác nhau trong việc chọn lựa. Hơn thế nữa, sự vận động lịch sử không diễn ra đồng đều trên tất cả các nước và các khu vực, mốc thời gian phù hợp với nơi này lại không thích ứng với nơi khác. Tuy vậy, trong khuôn khổ giáo trình đại học, việc định mốc phân kỳ - dù chỉ coi như quy ước - vẫn là điều cần thiết. Nằm trong toàn bộ quá trình lịch sử từ cổ đến kim, thời kỳ cận đại xen vào giữa nên phải nhất quán với phần giáo trình trước nó là lịch sử cổ trung đại và sau nó là lịch sử hiện đại. Do vậy, trong giáo trình này, lịch sử thế giới cận đại được bắt đầu từ cuộc cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII, kết thúc bởi cuộc cách mạng XHCN tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đầu thế kỷ XX. Ngay trong thời kỳ cận đại cũng khó có được một sự phân định rõ rệt thống nhất chung cho cả phương Tây và phương Đông. Cho nên, để tiện cho việc học tập của anh chị em sinh viên, chúng tôi chia giáo trình này thành 2 phần: Phần một: Lịch sử thế giới cận đại phương Tây. Phần hai: Lịch sử thế giới cận đại phương Đông. Lịch sử thế giới diễn biến theo một thể thống nhất, có mối liên hệ khăng khít giữa các quốc gia, các khu vực và các châu lục. Các bài giảng nên gọi mở cho sinh viên suy nghĩ trên bình diện tổng quát và phân tích tác động qua lại giữa các sự kiện nhằm khắc phục những hạn chế của sự phân chia tách bạch tạo nên. *** Giáo trình lịch sử thế giới cận đại đã được sử dụng trong nhiều năm để giảng dạy ở Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội) và một số trường đại học khác. Ý kiến của các giáo sư, các bạn dồng nghiệp cũng như nhiều câu hỏi của sinh viên đã gợi mở cho chúng tôi những điều cần bổ sung, sửa chữa cho mỗi lần xuất bản. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả các bạn đọc đã sử dụng và góp ý cho cuốn sách này. Chúng tôi luôn chờ mong và đón nhận các ý kiến đóng góp cho cuốn sách ngày một hoàn chỉnh.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Thế Giới Cận Đại PDF của tác giả Vũ Dương Minh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Lịch Sử Nhà Tù Côn Đảo (1862 - 1975) (Nguyễn Đình Thống)
Cuốn sách là bức tranh toàn cảnh về cuộc đấu tranh ở Côn Đảo qua các thời kỳ, là khúc hùng ca trong thiên anh hùng ca vĩ đại của dân tộc trong cuộc chiến chống thực dân, đế quốc để giành độc lập tự do. Nhà tù Côn Đảo từ cuối thế kỷ 19 luôn luôn phản ánh cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân qua các giai đoạn, bởi lẽ địch giam ở đây những chiến sĩ cách mạng mà chúng cho là nguy hiểm nhất ở khắp các miền của đất nước. ***LỜI TỰA CỦA GIÁO SƯ TRẦN VĂN GIÀU(Viết riêng cho cuốn Nhà tù Côn Đảo 1955-1975) Tìm mua: Lịch Sử Nhà Tù Côn Đảo (1862 - 1975) TiKi Lazada Shopee Tôi được bạn bè yêu cầu viết tựa cho sách, rất nhiều lần, nhưng lần này, giới thiệu tập “Lịch sử Nhà tù Côn Đảo 1955-1975” tôi lo quá; đọc một lần đã thấy lo đọc hai lần càng thấy lo. Lo không giới thiệu được nội dung cơ bản của tập sử, nội dung cơ bản ấy là cực kỳ sâu sắc, bởi hàm ý những sự việc và nhân cách của những con người được kể ở trong sách. Những sự việc và con người được ghi lại một cách khách quan, khoa học, đáng là đề tài vô tận của một thiên anh hùng ca mà có lẽ khó có một nhà thơ nào ở nước ta và cả trên thế giới tìm ra ở trong trí tương tượng thâm viễn của mình. Trong trường hợp này, một bài giới thiệu của một thầy giáo lịch sử như tôi chỉ có thể là một lời mời đọc, đọc để rồi đọc lại, đọc đi đọc lại để mà suy gẫm, suy gẫm về đạo làm người chiến sĩ yêu nước yêu dân, suy gẫm về con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, khi đứng trước cảnh ngộ thiên nan vạn nan, khi đứng trên bờ vực giữa cái sống và cái chết, giữa cái vinh không cần ai biết và cái nhục mà chính mình cảm thấy hơn ai hết. Tập sách “Lịch sử Nhà tù Côn Đảo 1955-1975” thực tế là một quyển sách đạo đức học, một quyển triết học. Trong đời hoạt động cách mạng của mình, tôi đã phải trải qua nhiều nhà tù, trong số đó có ngục Côn Lôn. Tôi lại được đọc nhiều sách xưa nay nói về nhà tù của các vua chúa, của tư bản thực dân, của bè lũ phát xít. Như vậy, tôi có khá nhiều tài liệu để so sánh các chế độ nhà tù tàn bạo, thì các nhà tù đó cái nào cũng tàn bạo, chỉ có mức tàn bạo, cách tàn bạo và mưu sâu bên trong là khác nhau. Cho đến trước khi Hồng quân Liên Xô cắm cờ chiến thắng trên nóc nhà quốc hội Berlin, thì nhà tù của Hitler là tàn bạo nhất, với ý nghĩa chính là giết nhiều người nhất: hàng triệu, hàng triệu dân Do Thái bị giết bằng hơi độc, thuốc độc, điện giật. Nói ra thì có lẽ không phải, nhưng cái chết bằng hơi độc, thuốc độc, điện giật, giết một lần hàng vạn sinh linh, cái chết đó người chiến sĩ tù nhân Việt Nam mình có mấy ai sợ đâu? So với cái tàn ác ở nhà tù Côn Đảo dưới chế độ Mỹ ngụy, thì nhà tù Hitler giống như ao cạn so với vực thẳm. Mỹ ngụy thâm độc hơn Hitler biết bao nhiêu! Nhà tù Côn Lôn thời Pháp thuộc đã là địa ngục ở trần gian rồi, đến thời Mỹ ngụy, là địa ngục trong địa ngục, và nói như vậy cũng chưa vừa. Bị đày ra Côn Lôn (1935), khi ấy tôi từng bị tống ngay vào xà lim số 1, xà lim này rộng 3 x 3 x 1,5 mét, còng một chân. Mà trời ơi, làm sao so được với thời Mỹ ngụy cũng trong cái xà lim đó, Mỹ ngụy nhốt tới 28 người, cửa đóng, lỗ thông hơi bịt kín, tù nhân lại còng tréo 2 tay và 2 chân. Dưới thời thực dân Pháp, tụi tôi ở Banh I bãi thực chống ăn khô mục, cuộc đấu tranh dài nhất là 9 ngày, bị đánh một lần suốt buổi bằng mấy cần xé mây cà dông đến mây tả tơi ra. Vụ Tôn Đức Thắng ở trong số đồng chí bị khủng bố hôm ấy, lưng mỗi người bầm tím 100%. Vậy mà so với anh em bị biệt giam thời Mỹ ngụy, cũng ở đây, thì có “thấm” gì? Nhiều lần anh em bãi thực đòi ăn cơm có rau, mà phải bãi thực đến 20 ngày, một tháng, 60 ngày và hơn nữa, bọn chúa ngục lại đập bể các lu nước, bao: “Để bây chết đói và chết khát cho trọn”’. Mà, đã yên để không ăn không uống đâu, ngày ngày chúng vào khám, đánh tù nhân đấu tranh bằng củi đòn, củi chẻ; mây càdông đánh mãi thì tả tơi, củi đòn củi chẻ đánh mãi không mòn, chỉ có sọ vỡ, thịt nát mà thôi! Đã vậy, ở Chuồng Cọp, bọn gác dang, giám thị còn ban ngày thì đánh, ban đêm thì phân công nhau, đứng trên dội nước lạnh xuống, 10 đêm, 20 đêm, 30 đêm như thế, liên tục, thân xác con người nào mà chịu nổi? Vậy mà chiến sĩ biệt giam cộng sản ở Chuồng Cọp Côn Lôn chịu nổi, thà chết, không hàng! Hành hạ một cách tàn ác như vậy, để làm gì? Có phải để thỏa mãn cái thú tính cửa bọn Mỹ ngụy và những quỷ sứ tay sai của chúng nó chăng? Không Cốt để cho các chiến sĩ cách mạng phải: 1. Chịu ký tên “ly khai Đảng Cộng sản”; 2. Hô lên “đả đảo Hồ Chí Minh”! Chỉ cần hạ bút ký tên và mở miệng hô năm tiếng thì khỏi còng, khỏi củi chẻ, khỏi bị xối nước lạnh. Có bạn đã nhận thức đúng, hết sức đúng, rất sâu sắc rằng: “Hành hạ người tù đau đớn tột cùng về thể xác, truy bức người tù căng thẳng tột độ về tâm lý, dai dẳng và trường kỳ, chúng đẩy người tù đến bên miệng hố của tử thần, để họ day dứt, trăn trở, chết dần chết mòn từng giờ, từng phút. Song cứ mỗi lần họ hấp hối, họ tỉnh dậy, họ thề với lương tâm một lần nữa quyết chết cho lý tưởng, chết để vẹn toàn khí tiết, thì chúng nó lại nhượng bộ một chút, nới ra một tí, cho họ ăn uống trở lại, sinh hoạt bình thường để họ khát khao sự sống. Chập chờn giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết hàng chục lần, hàng trăm lần như vậy, thì tư tưởng, tâm trạng con người luôn luôn căng thẳng, dễ dao động, chẳng khác gì một thỏi thép quẳng vào lò, nung đỏ lên rồi quăng xuống nước cho nó biến dạng, rạn nứt. Bọn cải huấn, công an, mật vụ, tâm lý chiến chực sẵn để chộp lấy những giây phút dao động, mềm yếu của tù nhân mà đánh tiếp những đòn tiến công khác”. Hiểm độc và tàn bạo, càng tàn bạo càng hiểm độc của Mỹ ngụy và tay sai là như thế. Cho nên, đã không ít tù chính trị sau bao nhiêu cuộc giao tranh bị thất bại, bị khuất phục trước những ngón đòn tàn bạo và hiểm độc ấy. Hàng ngàn người ở nhà tù Côn Đảo trở về với tấm thân tàn phế, quằn quại cho đến chết, chết trong ân hận đã lỡ bước sa cơ. Nhưng số đông tù chính trị, nếu bị khuất phục thì ấy là khuất phục tạm thời ngoài mặt để giư lấy mạng sống, hòng có ngày chiến đấu phục thù. Một số khác, không ít người, sống lại, chết đi hàng chục lần mà vẫn không khuất phục. Trong cuộc chiến đấu dài 20 năm này ( 1955-1975), trong cuộc đấu tranh liên tục, thiên hình vạn trạng này, giữa tàn bạo có vũ khí tận răng và chính nghĩa giải phóng ở trong thế tay chân bị còng, chỉ còn khí tiết và lý tưởng là vũ khí, thì rốt cuộc phần thắng đã về ai? Kỳ diệu thay mà cũng là tất yếu thay, như lời của Nguyễn Trãi tạc trên bia đá Lam Sơn, yếu thắng mạnh, ít thắng nhiều, chí nhân thắng cường bạo. Trong trường hợp cuộc đấu tranh rung động trăng sao, ở Côn Đảo từ 1955 đến 1975, khí tiết cộng sản đã thắng cường quyền và mưu ma chước quỷ của Mỹ ngụy. Những “ngôi sao” của biệt giam Chuồng Cọp hãy còn sống và hãy còn giương cao ngọn cờ Hồ Chí Minh, kẻ địch không có cách nào hạ nổi! Ngọn cờ ấy, thực tế vẫn là ngọn cờ của hầu hết anh em đã gặp phải lúc sa cơ mà ở đáy lòng không bao giờ có ý “ôm cầm thuyền ai”, đông đảo trở lại hàng ngũ đấu tranh. Ngọn cờ ấy lại là tiêu biểu ở Côn Đảo, xứng đáng với ý chí toàn dân Việt Nam đang quyết tâm “đánh cho Mỹ cút, ngụy nhào”. Tôi đồng tình với người viết sách “Lịch sừ Nhà tù Côn Đảo 1955-1975” tuyên dương tinh thần đấu tranh trực diện chống li khai của tù chính trị câu lưu Trại I, của tù án chính trị chống chào cờ ngụy với những tấm gương sáng tiêu biểu như Cao Văn Ngọc, Lưu Chí Hiếu, Trần Trung Tín; tuyên dương sự bền bỉ chiến đấu vô song của “Năm ngôi sao tù chính trị câu lưu”, của “Sáu ngôi sao tù án chính trị”. Tôi thành thật khâm phục, xin cúi đầu trước ông già Cao Văn Ngọc vốn làm chức hương quản làng dưới thời Pháp, theo cách mạng từ mùa thu 1945; ông chỉ là thư ký nông hội xã; ông không phải là đảng viên cộng sản mà kiên quyết đến cùng, đấu tranh chống ly khai Đảng, chống hô khẩu hiệu đả đảo Cụ Hồ. - Chúa ngục hỏi: “Ông không phải là đảng viên cộng sản, ông mắc nợ gì với Hồ Chí Minh mà không chịu hô đả đảo”. - Già Ngọc bình tĩnh đáp: “Tôi mắc nợ Cụ Hồ Chí Minh đã đem lại độc lập tự do cho nước Việt Nam”. Tôi khâm phục người thợ giày Lưu Chí Hiếu, lưu lạc từ Nam Định ra Hà Nội, vào Sài Gòn, tham gia khởi nghĩa và kháng chiến, chức vụ chỉ tương đương tiểu đội trưởng, nhưng lại thể hiện xuất sắc bản lĩnh người cộng sản, quyết tử chống li khai trong lần quyết định vận mệnh của cuộc chiến đấu vào lúc hiểm nghèo, tên anh đã trở thành một ngọn cờ của tù nhân chính trị toàn đảo. Đó là thứ “Vàng trong lửa”, đó là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cua nhân cách Việt Nam, của khí tiết cộng sản. Mong rằng các vị anh hùng ở nhà tù Côn Đảo được ca tụng xứng đáng nhất bằng những tập sách gối đầu giường cho thanh niên, được biểu dương xứng đáng nhất bằng những pho tượng đặt ở quê hương và ở các nhà trường. Mong rằng các sự tích ở Côn Lôn, từ thuở Pháp biến nó thành nơi lưu đày tù chính trị cho đến thời 1955-1975, được ghi tạc chẳng những bằng tượng, bằng tranh vẽ và tranh điêu khắc mà còn được phổ biến rộng rãi bằng những cuốn phim. Tất cả những công việc đó của nhà làm lịch sử và làm văn nghệ đều nhằm để lại cho các thế hệ những tấm gương sáng ngời của con người Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh. Sau hết, tôi như là một thầy giáo có nghiên cứu lịch sử xin hoan nghênh các tác giả Lịch sử Nhà tù Côn Đảo đã có công sưu tầm tư liệu, “nói có sách, mách có chứng”, đã chú ý đến việc hết sức cần thiết là gặp từng cựu tù quan trọng nào có thể gặp được, chép từng bản lý lịch, ghi từng chuyện kể; bằng cách đó, tác giả lưu giữ, tập hợp được một số lượng lớn tư liệu cho bản thân mình, còn viết nhiều về Côn Đảo, có thể là viết cả đời những ai là bạn đồng hành, văn nhân hay nghệ sĩ, trong sự nghiệp tái hiện cái địa ngục trần gian - “ngục Côn Đảo”. Giáo sư Sử học TRẦN VĂN GIÀUĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lịch Sử Nhà Tù Côn Đảo (1862 - 1975) PDF của tác giả Nguyễn Đình Thống nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.