Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sống Như Người Paris (Anne Berest)

“Bạn không nhất thiết phải là người Pháp mới có thể trở thành một người Paris” - Karl Lagerfeld

Tôi có hai người bạn gái, sống ở Paris. Cô thì đã lấy chồng, cô thì bay đi bay về Việt Nam với một tình yêu đẹp, một công việc tốt. Họ đều lựa chọn ở lại Paris, như một lựa chọn của cuộc đời, cho dù có thể sống ở bất kỳ đâu: Milan, Berlin, Hongkong… với tài năng của chính mình. Hay, như Karl Lagerfeld nói, họ đã lựa chọn trở thành người Paris, cho dù không phải là người Pháp.

Paris có gì đẹp mà bạn tôi lại yêu đến thế? Trong số các triệu chứng kỳ lạ, có một thứ gọi là “Hội chứng Paris” - là một chứng rối loạn tâm lý thoáng qua mà một số khách du lịch gặp phải khi du lịch tới Kinh đô Ánh sáng. Trái với những gì ta vẫn hình dung qua phim ảnh về một kinh đô lấp lánh ánh đèn, những cặp đôi yêu nhau dắt tay đi trong những con phố nhỏ, những Cosette với Marius ở Ngã tư Latin vọng về từ tiểu thuyết - Paris hiện đại là một thành phố với tràn ngập người nhập cư, những “nghệ sĩ” móc túi và người bán hàng rong. Một thành phố đối lập kỳ lạ, đủ sức đánh gục bất kỳ du khách nào, nhưng lại có ma lực biến người xứ khác thành một “Parisien” đích thực. Có lẽ bởi, người Paris là một giá trị vĩnh cửu hơn những gì thời gian có thể làm với một thành phố.

Nếu để định nghĩa chính xác thể loại của Sống Như Người Paris, chắc ta sẽ phải tạo thêm một nhãn dán mới - nhãn “Sách về Paris”. Bởi lẽ chỉ với vài trăm trang giấy, không chỉ con người, mà cả không khí làm nên những con người đó, xã hội họ sống, địa điểm họ tới đều được tái tạo lại một cách rõ nét. Gập cuốn sách lại, bạn muốn hỏi con người Paris thực ra là thế nào? Đó là một bí mật, bởi “Bí mật của cô nàng Paris là thế đó. Bí mật ấy làm má nàng thêm hồng và môi cười thêm tươi. Tình yêu của nàng dành cho tình yêu.[…] Nàng chung tình không thể tưởng tượng nổi, nhưng chẳng phải lúc nào cũng cùng một người đàn ông.” Nàng như thế nào, xin hãy tự khám phá.***

"Bảo bối" là chi tiết căn bản khoác lên người bạn từ đầu đến chân. Tìm mua: Sống Như Người Paris TiKi Lazada Shopee

Không cần phải bỏ cả mười năm tiền lương vào tủ áo của bạn, cũng chẳng cần xin ứng lương trước cả năm. Không. Chỉ cần một món đồ duy nhất: món đồ bạn sẽ lấy ra khi cần cảm thấy mình mạnh mẽ.

Không phải cô nàng Paris nào cũng được bà nội hay bà ngoại mở ngăn tủ ra và bảo: "Quà cho cháu yêu của bà, chọn đi cháu!". Còn lâu mới được như thế. Vậy thì? Cô nàng Paris lùng sục ở chợ trời, trong các cửa hàng đồ ký gửi hay trên ebay. Nàng tìm thấy ở đó món đồ đẹp đẽ này, món đồ nàng sẽ mang suốt đời.

Dù là thứ gì chăng nữa, chiếc trech coat thật đẹp, đôi giày cao gót hay chiếc túi xách da, thì món đồ ấy là bảo bối, được giữ gìn, và nhất là thường xuyên mang trên người. Đi kèm với một chiếc quần jean, giày búp bê hay áo vest thắt đai. Phần còn lại của trang phục cần đơn giản để không tạo cảm giác trông bạn như cây thông Noel.

Bảo bối là trang phục hợp với bạn một cách kỳ diệu, như đo ni đóng giày cho bạn: nó khiến từng cử chỉ động tác của bạn đều trở nên thoải mái và tự nhiên. Duyên dáng. Chất liệu hoàn hảo, đường kim mũi chỉ không chê vào đâu được - nhưng không hề lộ liễu.

Bảo bối thì không "lộ", đó là một bí mật. Một món đồ không tuổi. Không bao giờ lỗi mốt. Không phô trương, không lộ mác. Bởi tất cả những gì giống với các cái (hai chữ C, một chữ D to đùng hay các chữ YSL) đều là thứ ngôn ngữ dành cho bảng đo thị lực. Với các cô nàng Paris, xa xỉ không nhất thiết phải xưng tên.

Đó là một món quà phụ nữ tự tặng cho mình, tùy theo độ tuổi, sở thích và hầu bao. Nó là biểu tượng của sự tự chủ và tự do của nàng, dường như nó đang thì thầm: ("đúng, tôi tự tặng nó cho mình vì tôi chăm chỉ làm việc, và vì điều đó khiến tôi hài lòng").

Là một vật thừa thãi cực kỳ cần thiết, bảo bối là tinh thần, là vũ khí trong tay, giúp ta cảm thấy bản thân thật tươm tất, mạnh mẽ tự tin.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sống Như Người Paris PDF của tác giả Anne Berest nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Người tù bé nhỏ
Người tù bé nhỏ và tuổi thơ bị đánh cắp Người Tù Bé Nhỏ – Jane Elliott Không phải là nhà văn nhưng câu chuyện của Jane Elliott gây xúc động mạnh với bất cứ ai đọc nó. Phải chăng những gì tưởng chừng phi lý trong tự truyện của Jane lại là điều có thực trong cuộc sống hiện tại. Có bao giờ bạn dám tin một em bé mới chỉ lên 4 đã bị lạm dụng tình dục, một tuổi thơ hằn sẹo bởi những “trò chơi” bỉ ổi từ người cha dượng, bị lãng quên trong sự thờ ơ của những người xung quanh. Đó chính là câu chuyện của Jane. Như chính tựa đề cuốn sách, Người tù bé nhỏ là chuyện dài bất tận về tuổi thơ phiền muộn của chính tác giả. Cha mẹ Janey bỏ nhau từ khi em lên 4 tuổi nhưng đó không quá đặc biệt cho đến lúc em phải sống cùng cha dượng. Những tháng ngày tù ngục như một kẻ nô lệ tình dục của Janey bắt đầu từ đây. Đọc thêm: Giết Con Chim Nhại Suối nguồn Rừng Na-uy Richard-người cha dượng của Janey chỉ hơn cô bé 14 tuổi nhưng hiện lên không khác hơn một hung thần hay quỷ dữ. Sự mất nhân tính trong con người ấy đã hành hạ, phá huỷ cả tuổi thơ của cô bé bằng những “trò chơi” về tình dục do hắn tự nghĩ ra, những trận đòn kinh hoàng không nguyên cớ, sự hành hạ tâm lý bằng lời lẽ thô tục và kích động nhất. Janey phải chịu đựng tất cả những điều tồi tệ ấy. Đã bao lần ý nghĩ về sự chạy trốn hay tự tử đã đến với cô bé để rồi mọi thứ đều trôi qua trong vô vọng. Bên Janey còn có mẹ, những người thân, những người hàng xóm nhưng tất cả đều không hay biết chuyện đó, hoặc cố tình không dám đối mặt với sự thực cay đắng ấy. Vì đơn giản họ không muốn bị kẻ hung dữ như Richard gây phiền toái. Đọc những trang viết của Jane Elliott người ta không khỏi bàng hoàng, tức giận về sự băng hoại đạo đức đến cùng cực, lạm dụng tình dục với trẻ em và nạn bạo hành gia đình diễn ra như một điều hiển nhiên. Ẩn ức tâm lý về một tuổi thơ không lành lặn ấy sẽ còn theo đuổi Janey không biết đến khi nào mới thôi.
Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần - Tập 7
Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần Harry Potter Và Bảo Bối Tử Thần – Tập 7 – J. K. Rowling Harry Potter đã trở thành một hiện tượng khi chuyển thể thành phim và thu hút hàng triệu con tim. Harry Potter và Bảo bối Tử thần là cuốn sách thứ 7 và cũng là cuối cùng của bộ tiểu thuyết giả tưởng Harry Potter của nhà văn Anh J.K. Rowling. Harry Potter và Bảo bối tử thần đồng loạt được phát hành tại Anh, Hoa Kỳ, Canada và cả Việt Nam vào ngày 21 tháng 7 năm 2007. Bản dịch tiếng Việt vẫn do nhà văn Lý Lan đảm nhiệm, xuất bản ngày 27 tháng 10 cùng năm. Harry đang chờ đợi ở trường Privet Drive. Hội Phượng Hoàng sắp đến hộ tống nó ra đi an toàn, gắng hết sức không để cho Voldemort và bọn tay chân hắn biết được. Nhưng sau đó Harry sẽ làm gì? Làm cách nào nó có thể hoàn thành nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và dường như bất khả thi mà giáo sự Dumbledore đã giao lại cho nó? Harry Potter Và Hòn Đá Phù Thủy Tập 1 Harry Potter Và Phòng Chứa Bí Mật -Tập 2 Harry Potter Và Tên Tù Nhân Ngục Azkaban Tập 3 Harry Potter Và Chiếc Cốc Lửa Tập 4 Chúc các bạn có những giờ phút thư giãn. Đừng quên đăng ký email để nhận những bộ sách hay nhất, mới nhất hàng tuần nhé!
Cô gái đến từ hôm qua
Cô gái đến từ hôm qua – Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh, cái tên không còn xa lại với các bạn trẻ bởi những tác phẩm kể về tuổi học trò ngây thơ trong sáng. Và lần này, ông lại mang đến cho chúng ta một tác phẩm được chuyển thể thành phim đang làm mưa làm gió tại các rạp lớn. Cô gái đến từ hôm qua là một câu chuyện  hài hước và dí dỏm kể về chàng trai trẻ Anh Thư hồi còn bé và cả lúc bây giờ – khi anh đã trở thành một câu sinh viên. Anh Thư kể lại câu chuyện của mình bằng ngôi thứ nhất “tôi”, chính điều này làm cho tác phẩm chân thật và lôi cuốn một cách lạ kì, về những kỉ niêm ấu thơ hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng khi còn là một cậu nhóc, cùng với sự xuất hiện của cô bé rất ư là dễ thương – Tiểu Li. Và rồi ta lại được nghe câu chuyện về cô gái hoa khôi của lớp mà anh đã phải lòng từ lâu. Việc lồng ghép, đan xen cả hai câu chuyện về nhau tưởng chừng gượng gạo, lộ liễu nhưng không, Nguyễn Nhật Ánh đã biến sự lồng ghép ấy trở nên nhẹ hẫng bằng việc đưa ra những mắc xích kết nối cả hai phần hiện tại và quá khứ rất tài tình. Xem thêm: Những bộ truyện hay của Nguyễn Nhật Ánh Mắt Biếc Chuyện Con Mèo Dạy Hải Âu Bay Tuy ngay từ tựa đề Cô gái đến từ hôm qua – ta có thể đoán được phần nào đó tác phẩm., nhưng chính cách hài hước, dí dỏm thường thấy trong giọng văn của Nguyễn Nhật Ánh vẫn luôn tạo cho ta cảm giác tò mò, thậm chí là hăm hở khi đọc tác phẩm. “Cô gái đến từ hôm qua” – Cái tên vừa có vẻ trong sáng, dễ thương, vừa có chút gì đó nhớ nhung, lưu luyến. Kết thúc câu chuyện đúng như mong muốn – hai cô gái đã đi qua tuổi thơ của Thư và để lại những dấu ấn sâu đậm lại chính là một người. Bạn sẽ thực sự rất vui khi đọc đến cái kết. Còn chần chừ gì nữa mà không mua một chiếc vé khứ hồi về tuổi thơ với Cô gái đến từ hôm qua, nhỉ ? Trích dẫn “Cô gái đến từ hôm qua”: Cô gái đến từ hôm qua – Nguyễn Nhật Ánh Hồi nhỏ tôi khác xa bây giờ. Nói một cách khác, hồi nhỏ tôi ngon lành hơn bây giờ nhiều. Hồi đó, muốn chơi với đứa con gái nào, tôi làm quen một cái “rụp”, gọn ơ. Chỉ có sau này, khi lớn lên, tôi mới mắc cái tật lóng nga lóng ngóng trước phụ nữ. Chính vì vậy mà thỉnh thoảng tôi thường ngồi mơ màng hồi tưởng lại cái thời huy hoàng xa xửa xa xưa với nỗi thèm muốn và ganh tị không giấu giếm. Bây giờ tôi còn nhớ rõ mồn một cái cái ngày tôi cùng gia đình dọn đến chỗ ở mới. Lúc đó tôi còn bé tẹo, khoảng bảy, tám tuổi gì đó. Căn nhà mới nhiều phòng và xinh xắn hơn căn nhà cũ nhiều. Ngày mới dọn đến, tôi khoái chí chạy nhong nhong khắp chỗ. Lúc này mẹ tôi chưa sinh nhỏ Phương, em kế tôi, nên căn nhà trông thật rộng rãi và vắng vẻ. Chơi một mình cũng chán, lát sau tôi chạy ra trước hiên đứng ngắm xe cộ qua lại. Chợt tôi nhìn thấy trên đống cát trước sân nhà bên cạnh có một con nhỏ đang chơi trò xây nhà. Con nhỏ trạc tuổi tôi, tóc thắt hai cái bím lúc la lúc lắc. Khi tôi lò dò lại gần đứng coi, nó vẫn không hay biết, cứ lui cui đào đào đắp đắp. Đứng một hồi, tôi hắng giọng: – Ê! Con nhỏ giật mình quay lại. Nó nhìn tôi bằng cặp mắt thao láo. – Nhà mày ở đây hả? – Tôi chỉ tay vào căn nhà có đống cát. Nó gật đầu, mắt vẫn nhìn tôi dò xét.
Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi
Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi Bạn trẻ thân mến, trên tay bạn đang là một cuốn sách bình thường như bao cuốn sách khác bạn đã thấy và đã cầm lên trong đời, nhưng tôi mong bạn tĩnh tâm lại giây phút, nhìn vào chân dung một con người hiện hình trên bìa và đọc vào dòng chữ dưới tên sách. Xin gửi đến bạn tập nhật ký Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, do Đặng Vương Hưng sưu tầm, giới thiệu. Khi đó bạn sẽ cảm thấy tay mình như trĩu xuống và tim mình đập gấp lên. Trên tay bạn bây giờ không phải là cuốn sách bình thường nữa, không phải là cuốn sách nữa, mà là một cuộc đời, một số phận. Bạn sẽ đọc vào trang sách và bạn sẽ thấy mình đang đọc một trái tim, đọc một tâm hồn của một con người. Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi – Nguyễn Văn Thạc Mặc dù anh lính sinh viên Nguyễn Văn Thạc (hy sinh ở thành cổ Quảng Trị) đã từng viết trong nhật ký: Cả những trang nhật ký bây giờ cũng vá víu bằng chục, trăm, nghìn mụn vá – mà nào những mụn vá ấy có sạch sẽ, có đẹp đẽ và đáng nhìn đâu – tất cả đều mơ hồ, tất cả đều mòn cũ và chán ngắt… thì những trang viết của anh vẫn xứng đáng được đón nhận. Điều đáng tiếc là khi rời Hà Tĩnh để vào chiến trường miền nam – trong khoảng hai tháng cuối cùng của đời mình – Nguyễn Văn Thạc không để lại dòng nhật ký nào. Nguyễn Văn Thạc là người yêu văn chương, anh đã từng đoạt giải nhất thi học sinh giỏi văn toàn quốc lớp 10 – đã mơ hồ cảm thấy sự ra đi mãi mãi của mình – dù điều này cũng bình thường với người lính trận. Anh viết có văn, bởi thế nó dễ đọc và điều quan trọng là không quá lên gân và không quá sa đà vào chuyện riêng tư vụn vặt. Cũng là linh cảm khi anh nghĩ cuốn nhật ký được đặt tên là chuyện đời này – nếu như tôi không trở lại, ai sẽ thay tôi viết tiếp những dòng sau này…. Xem thêm: 30 tháng 4 – Chuyện những người tháo chạy Đại Việt Sử Ký Toàn Thư Sử Ký Tư Mã Thiên Nếu như có linh hồn, hy vọng ở thế giới bên kia anh sẽ an lòng vì người đọc nhật ký của anh hôm nay càng yêu mến anh hơn, dù anh không kịp chữa những âm bằng âm trắc trong cấu trúc một câu văn vội vàng và bụi bặm, là điều không thể, nhưng thật đáng yêu vì nó là những lời của một người lính yêu đời, yêu người, yêu cái đẹp đang tuổi 20