Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Bước đường cùng

Bước Đường Cùng- Nguyễn Công Hoan

Bước đường cùng là tác phẩm mà tác giả hoàn thành trong thời gian ngắn kỷ lục: 2 tuần. Tiểu thuyết gắn liền với số phận của anh Pha. Một người Mỹ đọc tác phẩm này đã nói rằng “Tôi rất thích những nhân vật nông dân Việt Nam như anh Pha trong Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan. Đọc Bước đường cùng tôi rất xúc động. Tôi hiểu hơn về những khó khăn chồng chất của người nông dân”.

Bước đường cùng đánh dấu đỉnh cao về tư tưởng của nhà văn Nguyễn Công Hoan và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam trước Cách mạng.

Pha, một nông dân nghèo bị Trương Thi – người hàng xóm không tốt bỏ bã rượu vào ruộng rồi báo Tây đoan về bắt. Nhưng Thi bỏ lầm vào ruộng Nghị Lại, một địa chủ lớn trong vùng. Pha thoát nạn.

Bước đường cùng – Nguyễn Công Hoan

Nghị Lại xúi Trương Thi kiện Pha, rồi lại xúi Pha kiện Trương Thi, hứa cho cả hai người vay tiền lo kiện và nói lót với quan cho cả hai! Pha lên huyện hầu kiện, bị lính lệ hạch sách, đánh đấm, cướp giật, lại bị quan ra lệnh tống giam vì không mang tiền “lễ”.

Đến khi vợ đem tiền đến, anh mới được tha về. Nghị Lại đến dụ dỗ, Pha lại phải vay thêm lão hai chục để “tạ quan”! Bá Tân, người anh vợ có chữ nghĩa của Pha, bàn với Pha tìm cách trả kỳ được món nợ của Nghị Lại. Nhưng lão đã có chủ ý, nhất định chưa nhận.

Vụ thuế đến, lính cơ về làng, tróc nã, bắt trói, cùm kẹp; Quan huyện về đốc thuế, đem lính vào từng nhà, cướp trâu, vơ vét đồ đạc, tiền bạc…! Sau vụ thuế, nhiều gia đình nông dân khánh kiệt, trong khi Nghị Lại và bọn kỳ hào kiếm hàng trăm. Vợ chồng Pha phải đến làm thuê cho Nghị Lại, vất vả quần quật mà cơm độn cà thiu không đủ no.

Dế Mèn Phiêu Lưu Ký Mãi Mãi Tuổi Hai Mươi 30 tháng 4 – Chuyện những người tháo chạy

Chị Pha về ốm nặng, Pha lại phải đến vay thóc Nghị Lại để ăn. Vợ anh vẫn ốm, không có tiền mua thuốc, chỉ uống mấy thứ lá linh tinh, rồi lễ bái, chạy mồ… Anh phải đến phục dịch nhà Nghị Lại, rồi bị đòn, bị đuổi oan ức.

Nước sông lên to, Pha và hàng trăm nông dân phải đi hộ đê, trong khi vợ con nhịn đói. Rồi nạn dịch tả. Chị Pha chỉ vì không chịu tiêm chủng đã chết về dịch. Đã thế, Pha còn bị “làng” bắt vạ vì cho rằng anh “hỗn xược với thần” để làng bị dịch! Đứa con của anh cũng chết nốt, chỉ còn mình anh trơ trọi, túng đói…

Nguồn: sachmoi.net

Đọc Sách

Mây Mùa Thu (Duyên Anh)
Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, những bút hiệu khác là Thương Sinh, Mõ Báo, Thập Nguyên, Vạn Tóc Mai, Lệnh Hồ Xung, Thái Anh, Nã Cẩu, Bếp Nhỏ, Bếp Phụ và Độc Ngữ. Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại làng Tường An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ông học tiểu học và trung học ở Thái Bình và Hà Nội. Năm 1954, ông di cư vào Nam và từng làm đủ nghề: bán thuốc sơn đông mãi võ, theo đoàn cải lương lưu diễn, quảng cáo cho gánh xiếc rong, giữ xe đạp hội chợ, dạy kèm, dạy đàn ghi ta, dạy sáo. Năm 1960, được sự nâng đỡ tận tình của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh bắt đầu sự nghiệp văn chương và nổi tiếng ngay với tác phẩm đầu tay Hoa Thiên Lý. Tiếp theo đó là một loạt Thằng Côn, Thằng Vũ, Con Thúy. viết về những kỷ niệm ấu thơ tại miền quê Bắc Việt, giọng văn tha thiết, nhẹ nhàng và tình cảm. Sau đó ông trở thành một ký giả, chủ bút, chủ báo, giám đốc nhà xuất bản. Duyên Anh đã cộng tác với hầu hết những tờ báo lớn ở miền Nam trước năm 1975 như: Xây dựng, Sống, Chính Luận, Công Luận, Con Ong, Tuổi Ngọc... Có một dạo, Duyên Anh thường viết về giới giang hồ, bụi đời trong xã hội trước năm 1975. Trong tác phẩm của Duyên Anh ca ngợi lối sống phóng khoáng, bất cần đời của giới trẻ bị bế tắc trong cuộc sống. Tuy nhiên vẫn thấm đậm một tính cách nghĩa khí và các nhân vật của Duyên Anh đều sẵn sàng chết vì tình nghĩa và chữ tín của mình. Ngoài ra, ông cũng viết nhiều truyện ngắn và truyện dài cho thiếu nhi. Tìm mua: Mây Mùa Thu TiKi Lazada Shopee Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, cùng với Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Phan Nhật Nam, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh bị liệt danh là một trong 10 nghệ sĩ nêu danh là "Những Tên Biệt Kích của Chủ nghĩa Thực Dân Mới Trên Mặt Trận Văn Hóa - Tư Tưởng" và tác phẩm bị cấm lưu hành. Ngày 8 tháng 4 năm 1976, Duyên Anh bị bắt đi tù cải tạo trong Chiến dịch bắt văn nghệ sĩ miền Nam (tháng 4 năm 1976). Sau khi ra khỏi trại cải tạo vào tháng 11 năm 1981 ông vượt biên đến Malaysia. Tháng 10 năm 1983 Duyên Anh sang định cư tại Pháp. Một số tác phẩm ông viết ở Hải ngoại được dịch ra tiếng nước ngoài và dựng thành phim, như Đồi FanTa, Một Người Nga ở Sài Gòn. Thời gian này, ông cũng có viết thơ và soạn nhạc. Năm 1985, ông bắt đầu cộng tác với tờ Ngày Nay và trở thành một trong những cây bút trụ cột của báo này. Ngày 6 tháng 2 năm 1997, Duyên Anh mất vì bệnh xơ gan tại Paris, Pháp. Gần như có hai con người đối lập trong ông. Một Duyên Anh nhà văn có lối viết nhẹ nhàng, trong sáng, mơ mộng, đầy ấp tình người. Và một Duyên Anh nhà báo ngổ ngáo, tai tiếng, lắm kẻ thù với những bài viết sống sượng và cay độc. Ông được đánh giá là một nhà văn, nhà báo có chỗ đứng cao trong văn học nghệ thuật Việt Nam, sức sáng tạo dồi dào: 34 năm cầm bút với 101 tác phẩm.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Duyên Anh":Ảo Vọng Tuổi TrẻĐêm Thánh Vô CùngDzũng ĐakaoGiấc Mơ Một Loài CỏNhà TôiMây Mùa ThuTruyện Ngắn - Duyên AnhVết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa HoangĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mây Mùa Thu PDF của tác giả Duyên Anh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mây Mùa Thu (Duyên Anh)
Duyên Anh tên thật là Vũ Mộng Long, những bút hiệu khác là Thương Sinh, Mõ Báo, Thập Nguyên, Vạn Tóc Mai, Lệnh Hồ Xung, Thái Anh, Nã Cẩu, Bếp Nhỏ, Bếp Phụ và Độc Ngữ. Ông sinh ngày 16 tháng 8 năm 1935 tại làng Tường An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ông học tiểu học và trung học ở Thái Bình và Hà Nội. Năm 1954, ông di cư vào Nam và từng làm đủ nghề: bán thuốc sơn đông mãi võ, theo đoàn cải lương lưu diễn, quảng cáo cho gánh xiếc rong, giữ xe đạp hội chợ, dạy kèm, dạy đàn ghi ta, dạy sáo. Năm 1960, được sự nâng đỡ tận tình của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn, Duyên Anh bắt đầu sự nghiệp văn chương và nổi tiếng ngay với tác phẩm đầu tay Hoa Thiên Lý. Tiếp theo đó là một loạt Thằng Côn, Thằng Vũ, Con Thúy. viết về những kỷ niệm ấu thơ tại miền quê Bắc Việt, giọng văn tha thiết, nhẹ nhàng và tình cảm. Sau đó ông trở thành một ký giả, chủ bút, chủ báo, giám đốc nhà xuất bản. Duyên Anh đã cộng tác với hầu hết những tờ báo lớn ở miền Nam trước năm 1975 như: Xây dựng, Sống, Chính Luận, Công Luận, Con Ong, Tuổi Ngọc... Có một dạo, Duyên Anh thường viết về giới giang hồ, bụi đời trong xã hội trước năm 1975. Trong tác phẩm của Duyên Anh ca ngợi lối sống phóng khoáng, bất cần đời của giới trẻ bị bế tắc trong cuộc sống. Tuy nhiên vẫn thấm đậm một tính cách nghĩa khí và các nhân vật của Duyên Anh đều sẵn sàng chết vì tình nghĩa và chữ tín của mình. Ngoài ra, ông cũng viết nhiều truyện ngắn và truyện dài cho thiếu nhi. Tìm mua: Mây Mùa Thu TiKi Lazada Shopee Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, cùng với Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Phan Nhật Nam, Thanh Tâm Tuyền, Duyên Anh bị liệt danh là một trong 10 nghệ sĩ nêu danh là "Những Tên Biệt Kích của Chủ nghĩa Thực Dân Mới Trên Mặt Trận Văn Hóa - Tư Tưởng" và tác phẩm bị cấm lưu hành. Ngày 8 tháng 4 năm 1976, Duyên Anh bị bắt đi tù cải tạo trong Chiến dịch bắt văn nghệ sĩ miền Nam (tháng 4 năm 1976). Sau khi ra khỏi trại cải tạo vào tháng 11 năm 1981 ông vượt biên đến Malaysia. Tháng 10 năm 1983 Duyên Anh sang định cư tại Pháp. Một số tác phẩm ông viết ở Hải ngoại được dịch ra tiếng nước ngoài và dựng thành phim, như Đồi FanTa, Một Người Nga ở Sài Gòn. Thời gian này, ông cũng có viết thơ và soạn nhạc. Năm 1985, ông bắt đầu cộng tác với tờ Ngày Nay và trở thành một trong những cây bút trụ cột của báo này. Ngày 6 tháng 2 năm 1997, Duyên Anh mất vì bệnh xơ gan tại Paris, Pháp. Gần như có hai con người đối lập trong ông. Một Duyên Anh nhà văn có lối viết nhẹ nhàng, trong sáng, mơ mộng, đầy ấp tình người. Và một Duyên Anh nhà báo ngổ ngáo, tai tiếng, lắm kẻ thù với những bài viết sống sượng và cay độc. Ông được đánh giá là một nhà văn, nhà báo có chỗ đứng cao trong văn học nghệ thuật Việt Nam, sức sáng tạo dồi dào: 34 năm cầm bút với 101 tác phẩm.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Duyên Anh":Ảo Vọng Tuổi TrẻĐêm Thánh Vô CùngDzũng ĐakaoGiấc Mơ Một Loài CỏNhà TôiMây Mùa ThuTruyện Ngắn - Duyên AnhVết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa HoangĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mây Mùa Thu PDF của tác giả Duyên Anh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mặt Trời Đêm (Lê Xuyên)
Lê Xuyên tên thật là Lê Bình Tăng, sanh ngày 1 tháng 11 năm 1927, tại Ô Môn, tỉnh Cần thơ; năm 1945 đã đậu DEPSI (Diplôme d’étude primaire superieure indochinoise). Từng hoạt động cho Đại Việt Quốc Dân Đảng. Ông vào nghề báo bằng sự giới thiệu của Vương Hữu Đức - Tổng Thư Ký tờ Sài Gòn Mai (1963) với trách nhiệm viết tiểu thuyết trường thiên. Trước đó ông chỉ làm thơ. Tác phẩm văn xuôi đầu tiên có tên “Chú Tư Cầu” xuất bản năm 1965 và lập tức được đón nhận nồng nhiệt đến độ từ đó người ta gọi ông với biệt danh thân thương là: “Chú Tư Cầu Lê Xuyên”. Tuy nhiên những tác phẩm đi sau cũng bán rất chạy như: Rặng Trâm Bầu, Vợ Thầy Hương (1965), Đêm Không Cùng (1966), Kinh Cầu Muống (1968), Vùng Bão Lửa (1969), Nguyệt Đồng Xoài (1970), v.v.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mặt Trời Đêm PDF của tác giả Lê Xuyên nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mắt Lệ Cho Người (Du Tử Lê)
Ngôi nhà như bị cắt đứt hẳn liên lạc với thế giới bên ngoài và đang nghiêng đi bởi những dòng nước ào ạt từ trên cao đổ xuống. Chúng tôi đã bước sang ngày thứ ba chịu đựng cơn mưa dầm dề ngày đêm không dứt. Ở thị trấn này, hầu như năm nào cũng có một trận mưa tối tăm trời đất như vậy. Về vấn đề thực phẩm chúng tôi không lo lắm bởi dì Năm đã dự trữ đồ ăn khô đủ cho một tháng hay hơn thế nếu dè xẻn. Hơn nữa, cả nhà, cũng chỉ có hai miệng ăn, ngoài hai dì cháu tôi, không còn một ai khác. Nhưng vấn đề là sự bồn chồn nôn nả một cách khác thường, mỗi giây phút qua một bật lên rõ ràng ở trong tôi. Ba đêm nay rồi tôi không khi nào chợp mắt được quá một tiếng. Ngày tôi cũng không ngủ được. Dì Năm không giấu được nỗi lo lắng áy náy. Dì nói, có mấy ngày thôi mà trông tôi khác hẳn.Gầy xộp đi như người ốm mới dậy. Tìm mua: Mắt Lệ Cho Người TiKi Lazada Shopee Dì hỏi tôi cảm thấy trong người ra sao, có ốm đau gì không mà sao tôi sút đi một cách nhanh chóng dễ sợ đến như vậy. Tôi trả lời dì là tôi vẫn bình thường, không sao hết. Trả lời như vậy chứ thực ra, tôi đã nói dối dì Năm. Tôi hiểu tại sao tôi mất ngủ và tại sao tôi lại ốm nhanh như thế này. Tôi nghĩ cũng chẳng ích gì khi đem chuyện của tôi và chàng ra nói với dì. Hẳn nhiên là dì Năm sẽ chẳng giúp được gì cho tôi nhưng chính sự im lặng này đã khiến tôi mỗi ngày một uất ức thêm. Tôi cũng không hiểu vì sao, câu chuyện của bảy tám năm qua, giờ đây lại trở về như mới xảy ra vừa xong cho tôi. Cái trực giác bén nhậy, ít khi sai của tôi, đã báo cho tôi biết, tai họa, một lần nữa lại sắp sửa giáng xuống đầu tôi. Tai họa này sẽ được bắt đầu bằng sự tìm đến của một kẻ nào đó, trong một ngày nào đó, gần lắm. Có thể là trong ngày hôm nay, có thể sáng mai, hay buổi chiều. Tôi không thể biết chắc. Nhưng tôi linh cảm thấy kẻ đó đang mỗi giờ, mỗi phút tiến lại gần tôi hơn. Có lúc tôi tưởng kẻ đó đã ở ngay bên cạnh tôi, đang đứng trước mặt, đang nấp sau lưng tôi, và cái cảm tưởng này đã làm tôi rùng mình, hốt hoảng. Thần trí tôi luôn bị lay động với cái ám ảnh kỳ quái này. Phải chăng vì thế tôi đã không thể nào chợp mắt được? Nhưng mặt khác, thực tế hơn, tôi không thể tin rằng có một kẻ nào tìm đến nơi hẻo lánh này giữa cơn mưa dầm dề đã ba ngày không dứt. Phải. Đã từ ba ngày nay không còn một chuyến xe hàng nào đi ngang đây nữa. Ngày thường, thỉnh thoảng tôi còn nhìn thấy những chuyến xe hàng cũ kỹ, xục xịch, chạy từ trung tâm thị trấn, ngang qua con đường này, tới những buôn thượng ở phía cánh rừng bên kia ngọn đồi, về hướng tây. Mà những chuyến xe hàng đó cũng không có thường gì. Họa hoằn lắm một ngày mới thấy một chuyến chở muối gạo nước mắm hay những vật dụng cần thiết tới những buôn thượng để lúc trở về đem theo thịt rừng, da thú và những thổ sản đặc biệt khác của mấy buôn này. Đang nghĩ ngợi vẩn vơ, chợt tôi nghe thấy tiếng động cơ nổ ở đâu đó xa lắm. Tiếng động cơ theo chân gió vẳng đưa tới tai tôi, lúc mạnh, lúc yếu. Tôi không dám tin ngay nơi thính giác của mình. Tôi chạy ra ngoài hiên. Mưa ào ạt quất đập cả cây cối. Những dòng nước trắng xóa ào ào cuốn trôi những cành cây và xác lá. Dì Năm cũng đang đứng tựa lưng vào cột nhà. Tôi bước lại gần dì và lắng nghe. Tiếng động cơ nổ rất rõ. Không thể nào lầm lẫn với tiếng động cơ khác được. Tôi đưa mắt nhìn dì Năm. Hình như dì Năm không để ý đến sự dọ hỏi bằng mắt của tôi. Dì nắm lấy tay tôi. Thời gian qua chậm chạp. Chậm đến đổi tôi thấy tức nghẹn hơi thở ở ngực. Chợt dì Năm nói: -Con nghe gì không? -Tiếng xe nổ. Tôi nói. Dì Năm ngơ ngác một giây trước khi đáp: -Đúng! Nhưng in là đã chết máy. -Dì nói gì ạ? -Con không nhận ra sao? -Thưa, tiếng xe im bặt, đột nhiên im bặt. -Con nghĩ sao? -Con cũng nghĩ… như dì. Xe chết máy. -Có thể chăng? -Vâng, có thể lắm chứ. -Hay… -Sao cơ dì? -Hay dì và con đi. -Đi đâu trong cơn mưa này được? -Đi về phía xe. Phía phát ra tiếng động cơ. -Làm sao được? Biết ở đâu? -Được chứ. Cứ đi. -Không được đâu dì. Giữa rừng. Trời đã tối. Tiếng xe đã tắt. Chúng ta không có cách nào để định phương hướng giữa tiếng mưa đều đập xuống bốn phía chung quanh. -Không lẽ mình cứ thản nhiên. -Không. Con sợ lắm. -Sợ cái gì? -Sự lẻ loi, cô độc. Dì Năm cười. Nụ cười chỉ lay động những đường nhăn xếp lớp hai bên má xong lại phẳng lặng như cũ: -Con nhút nhát quá. Chẳng có gì mà cũng sợ được. -Vâng. Con thiếu can đảm. -Con cần nhiều nghị lực hơn mới có thể sống vững trong đời sống này. -Chính con mơ ước điều đó. Được như vậy, chắc con đã khác. Khác lâu rồi. Không như bây giờ. Không ở đây. -Nghĩa là? -Con không giải thích được. Nhưng con mơ ước. -Mơ ước? Dì Năm hỏi lại giọng xa vắng và lạc lõng. Đôi mắt chỉ còn như hai khoanh ruột nhãn thoáng sáng lên, rồi vụt sầm tối, đục lại. Mầu đục ẩm của nền trời nhiều mây mù và hơi nước. Mầu đục ẩm của quá khứ sau lưng và tương lai trước mặt. -Tính sao giờ con?Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Du Tử Lê":Chỉ Nhớ Người Thôi Đủ Hết ĐờiNgửa MặtTôi Với Người Chung Một Trái TimTrên Ngọn Tình SầuMắt Lệ Cho NgườiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mắt Lệ Cho Người PDF của tác giả Du Tử Lê nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.