Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đại Dịch Tâm Lý Thời Hiện Đại (Nghị Quế)

Rất nhiều người trong số chúng ta chắc hẳn từng mong muốn bỏ hết, vứt hết tất cả để trốn đi đâu đó bởi lúc ấy họ tựa như đã bị dồn đến bước đường cùng, họ cảm thấy mọi thứ tồi tệ đến cùng cực cho dù đã cố gắng rất nhiều. Tôi tạm gọi đó là cuộc chạy trốn đầy mơ ước trong tâm tưởng. Thật ra, có đôi khi cuộc chạy trốn này cũng biểu hiện ra thành hành động thật sự chứ không chỉ dừng lại là một cuộc chạy trốn trong tâm tưởng. Nó được biểu hiện ra theo kiểu:

“Chúng mình cùng nhau trốn đi nhé...” - Một kiểu bỏ học bỏ nhà đi dạt của những bạn tuổi teen, với những người lớn tuổi hơn thì có thể biểu hiện ra theo dạng “Bố chán quá rồi, bố bỏ việc đấy!” hoặc

“Bà không thèm sống chung với loại chồng như mày nữa, bà ly hôn!”... Những biểu hiện này đều được thể hiện ra theo kiểu “rất ta đây”, “rất mạnh mẽ”, “rất oai hùng”... Nhưng cho đến một ngày mọi cuộc chạy trốn đều đã đến tận cùng, những người khát khao chạy trốn kia cảm thấy dù chạy đi tận đâu, dù trốn ở mọi ngóc ngách xó xỉnh nào thì những nỗi đau, những tổn thương vẫn ở đó, chúng ăn mòn từng tế bào, đục khoét vào xương tủy, đeo bám trên từng sợi dây thần kinh khiến cho những người đó như muốn “ngừng thở”…

Mọi thứ trở nên tồi tệ khó kiểm soát. Tồi tệ đến mức khiến người ta chỉ còn muốn bước đến cuộc chạy trốn cuối cùng. Ừ, đúng như bạn đang đoán đấy, rất nhiều người trong cuộc sống hiện đại này đã thực hiện cuộc chạy trốn tồi tệ đó - Tự tử!

Tại châu Âu, theo giáo sư, tiến sĩ Heuser - Viện trưởng Viện Tâm thần và Trị liệu tâm lý trường Đại học Y Charite, Berlin, có gần 165 triệu người trong tổng số 550 triệu người châu Âu đã và đang mắc các chứng rối loạn tâm thần. Tại Hàn Quốc, theo thống kê mỗi ngày có hơn 40 người tự tử vì các nguyên nhân trầm cảm. Tại cầu sông Tìm mua: Đại Dịch Tâm Lý Thời Hiện Đại TiKi Lazada Shopee

Hàn ở Thủ đô Seoul, số người đi lên đó để nhảy xuống sông tự tử nhiều đến mức khiến người ta phải cố gắng gây dựng cả một dự án chống tự tử trên chiếc cầu đó bằng việc treo những băng rôn với khẩu hiệu động viên, lắp đặt camera theo dõi 24/24, lắp những đường dây nóng tại cầu… nhưng có vẻ số lượng người tự tử cũng không hề giảm. Tại Việt Nam, theo bác sĩ Nguyễn Doãn Phương,

Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần cho biết, theo con số thống kê không chính thức, hiện có khoảng 30% dân số có biểu hiện rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%, con số thực tế có thể nhiều hơn. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến năm 2020, trầm cảm là căn bệnh xếp thứ hai sau bệnh tim mạch về mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống của loài người1.

1 Thông tin và số liệu theo: https://vov.vn/xa-hoi/nam-2020-benhtram-cam-chi-dung-thu-2-sau-tim-mach-610742.vov

Bạn có giật mình khi đọc những thống kê ở trên không?

Dự báo trong tương lai, đại dịch của nhân loại không phải là HIV, mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường… mà chính là trầm cảm! Một căn bệnh phát sinh từ đời sống hiện đại nhiều âu lo, không hòa hợp với các quy luật của tự nhiên. Một căn bệnh không lây lan qua đường máu, đường hô hấp… mà lây lan qua truyền thông, mạng xã hội, SMS… và qua bất cứ phương thức nào mà chúng ta có thể sử dụng để tương tác với nhau nhiều hơn và nhanh hơn nữa. Chúng ta không thể chống lại nó theo những cách thông thường. Khi đối mặt với đại dịch này, nhân loại sẽ phải tiến hành một cuộc “dập dịch” vĩ đại nhất của mình. Tôi không chắc phải mất bao lâu, và nhân loại sẽ phát kiến ra những gì để thực hiện cuộc “dập dịch” này. Chỉ có điều tôi biết chắc tôi và bạn đang góp phần thực hiện cuộc “dập dịch” vĩ đại đó bằng việc tôi viết ra những dòng này và bạn sẽ đọc chúng.

Những gì tôi cố gắng thực hiện là lập ra một lộ trình để bạn có thể tự chữa lành những vết thương của mình. Những vết thương ấy bạn cần phải chữa lành trước khi chúng loét ra, rỉ máu, ăn mòn tâm can và giết chết bạn. Lộ trình giúp bạn chữa lành những vết thương mà tôi đưa ra không phải là cách an ủi, vỗ về, xoa dịu bạn như cách mà mọi người vẫn làm.

Như các cụ vẫn nói: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Tôi sẽ nói cho bạn tất cả những sự thật tàn nhẫn mà có thể bạn sẽ không muốn nghe. Bởi việc phải đối diện với sự thật, với những tổn thương của tâm hồn không bao giờ là điều dễ chịu.

Thường khi nói về bất cứ một sự vật, sự việc gì, người ta chỉ nói cho bạn biết một phần thôi. Giống như cách người ta vẫn luôn dạy cho một đứa trẻ về các khái niệm của cuộc sống, như khái niệm nghề nghiệp chẳng hạn. Em mơ ước sau này lớn lên sẽ trở thành công an để đi bắt tội phạm giúp đỡ mọi người, làm bác sĩ để chữa bệnh cứu người, làm ca sĩ để được tỏa sáng trên sân khấu…

Nhưng bạn biết đấy, sự thật có bao giờ chỉ đơn giản như vậy thôi đâu! Giả sử đứa trẻ sẽ lớn lên với những ước mơ mãi trong sáng ấy, rồi thật sự bước vào cuộc đời, trở thành công an, bác sĩ, ca sĩ… và mỗi ngày lại nhận ra rõ ràng hơn công an không chỉ bắt tội phạm, bác sĩ không chỉ cứu người, ca sĩ không chỉ tỏa sáng… những niềm tin bị vụn vỡ, những ước mơ bị va đập với thực tại cuộc sống, thậm chí còn bị đời sống liên tiếp vả vào mặt tơi bời làm cho đứa trẻ đó choáng váng, quay cuồng… Mỗi người đều có những giai đoạn đó trong cuộc đời và người ta gọi nó là “khủng hoảng”: Khủng hoảng tuổi lên ba, khủng hoảng tuổi vị thành niên, khủng hoảng tiền hôn nhân, khủng hoảng sau sinh nở, khủng hoảng tiền mãn kinh, khủng hoảng sau khi về hưu… Tóm lại có đủ các loại khủng hoảng. Thật ra đó đơn giản chỉ là bạn chưa nắm được chiếc chìa khóa để có thể nhìn mọi sự vật sự việc ở cả hai chiều, thậm chí ba chiều, bốn chiều và nhiều chiều hơn nữa của không gian và thời gian, nên bạn cứ đi mãi từ sự ngộ nhận này đến sự ngộ nhận khác, từ cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác trong suốt cuộc đời. Mà như vậy thì tệ nhỉ?

Bạn đừng vội buồn! Những cuộc khủng hoảng cũng không hẳn là không tốt. Ít nhất nó cũng giúp cho đứa trẻ trong chúng ta ngày một trưởng thành, cứng cáp và bền bỉ hơn. Những cuộc khủng hoảng không quá tệ, điều tệ nhất là bạn đã không vượt qua nó đúng cách mà thôi! Như tôi đã nói rồi đấy, chạy trốn là cách tệ nhất ở mọi mức độ!

Bởi vậy bạn cần đối mặt. Bạn đã sẵn sàng chưa? Không dễ chịu chút nào đâu nhé! Nhưng sẽ rất tuyệt nếu bạn có thể vượt qua chúng.

Đầu tiên tôi muốn chỉ ra cho bạn thấy những thứ tồn tại ở chiều không gian thứ hai, thứ ba, thứ tư… để nhờ đó bạn sẽ có cái nhìn toàn diện nhất trong khả năng của bạn và ít bị rơi vào những cuộc khủng hoảng không mong đợi. Tuy nhiên, khó mà liệt kê ra hết tất cả mọi sự vật hiện tượng trong đời sống. Tôi sẽ cố gắng chỉ ra cho bạn thấy những mặt tối, những chiều không gian khác nhau thông qua vài vấn đề gần gũi và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi người, đó chính là nội dung của phần thứ hai trong cuốn sách này và ở phần thứ ba tôi sẽ gợi ý một vài phương pháp để bạn có thể ứng dụng vào cuộc sống của mình. Hy vọng bạn có đủ sự nhẫn nại và bền bỉ để thay đổi cuộc sống và tìm được hạnh phúc của chính mình.

Thân ái gửi đến bạn, người đang đọc những dòng này và sẽ suy nghĩ nhiều hơn về tất cả những gì đã xảy ra, đang xảy ra và sẽ xảy ra trong cuộc đời mình.

Tôi sẽ nói cho bạn tất cả những sự thật tàn nhẫn mà có thể bạn sẽ không muốn nghe. Bởi việc phải đối diện với sự thật, với những tổn thương của tâm hồn không bao giờ là điều dễ chịu.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Dịch Tâm Lý Thời Hiện Đại PDF của tác giả Nghị Quế nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Rèn Luyện Tư Duy Phản BiệnNhư bạn có thể thấy, chìa khóa để trở thành một người có tư duy phản biện tốt chính là sự tự nhận thức. Bạn cần phải đánh giá trung thực những điều trước đây bạn nghĩ là đúng, cũng như quá trình suy nghĩ đã dẫn bạn tới những kết luận đó. Nếu bạn không có những lý lẽ hợp lý, hoặc nếu suy nghĩ của bạn bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm và cảm xúc, thì lúc đó hãy cân nhắc sử dụng tư duy phản biện! Bạn cần phải nhận ra được rằng con người, kể từ khi sinh ra, rất giỏi việc đưa ra những lý do lý giải cho những suy nghĩ khiếm khuyết của mình. Nếu bạn đang có những kết luận sai lệch này thì có một sự thật là những đức tin của bạn thường mâu thuẫn với nhau và đó thường là kết quả của thiên kiến xác nhận, nhưng nếu bạn biết điều này, thì bạn đã tiến gần hơn tới sự thật rồi!Những người tư duy phản biện cũng biết rằng họ cần thu thập những ý tưởng và đức tin của mọi người. Tư duy phản biện không thể tự nhiên mà có.Những người khác có thể đưa ra những góc nhìn khác mà bạn có thể chưa bao giờ nghĩ tới, và họ có thể chỉ ra những lỗ hổng trong logic của bạn mà bạn đã hoàn toàn bỏ qua. Bạn không cần phải hoàn toàn đồng ý với ý kiến của những người khác, bởi vì điều này cũng có thể dẫn tới những vấn đề liên quan đến thiên kiến, nhưng một cuộc thảo luận phản biện là một bài tập tư duy cực kỳ hiệu quả.Việc lắng nghe những ý kiến của người khác cũng có thể giúp bạn nhận ra rằng phạm vi tri thức của bạn không phải là vô hạn. Không ai có thể biết hết tất cả mọi thứ. Nhưng với việc chia sẻ và đánh giá phê bình kiến thức, chúng ta có thể mở rộng tâm trí. Nếu điều này khiến bạn cảm thấy không thoải mái, không sao cả. Trên thực tế, bước ra ngoài vùng an toàn là một điều quan trọng để mở rộng niềm tin và suy nghĩ của bạn. Tư duy phản biện không phải là chỉ biết vài thứ, và chắc chắn không phải việc xác nhận những điều bạn đã biết. Thay vào đó, nó xoay quanh việc tìm kiếm sự thật – và biến chúng trở thành thứ bạn biết.
Vĩ Đại Do Lựa Chọn
Vĩ Đại Do Lựa Chọn1/ Đôi nét về tác giả   – Jim Collins, tên đầy đủ là Jim C. Collins, III, sinh ngày 25 tháng 1 năm 1958, tại Colorado, Mỹ.    – Ông là một nhà tư vấn trong lĩnh vực kinh doanh, nhà văn, và là giảng viên chuyên ngành phát triển bền vững doanh nghiệp.    – Jim Collins cũng thường xuyên cộng tác với Harvard Business Review, Business Week, Fortune và các tạp chí hay nhật báo khác.    – Ông là tác giả hay đồng tác giả của rất nhiều quyển sách: Xây Dựng Để Trường Tồn: Các Thói Quen Thành Công Của Những Tập Đoàn Vĩ Đại Và Hàng Đầu, Từ Tốt Đến Vĩ Đại, How The Mighty Fall: And Why Some Companies Never Give In, Great By Choice…2/ Tác Phẩm Vĩ Đại Do Lựa ChọnTrong quyển sách này, Jim Collins cùng với Morten T. Hansen đi tìm câu trả lời cho câu hỏi, tại sao các công ty vĩ đại vẫn trường tồn trong những lúc hỗn loạn, khó khăn. Trải qua rất nhiều năm nghiên cứu khoa học từ những công ty lớn và các lãnh đạo hàng đầu, hai tác giả rút ra được kết luận rằng: Chúng tôi không tin cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn hay có một phép nhiệm mầu và đoán định được tương lai, nhưng có thể nói những tác động phức tạp, toàn cầu hóa và công nghệ đang thúc đẩy thay đổi và càng dễ bị thay đổi hơn bao giờ hết. Chúng tôi cảm thấy trấn tĩnh vì chúng tôi đã hiểu hơn phải có những gì để sống sót, lèo lái và chiến thắng. Theo chúng tôi, trường tồn và tiêu vong phụ thuộc vào những hành động của chúng ta hơn là những gì mà thế giới gây cho chúng ta; và sự vĩ đại không chỉ là một cuộc chinh phục về kinh doanh, nó là cuộc chinh phục của con người.Và kết quả nghiên cứu sẽ gây bất ngờ cho nhiều nhà lãnh đạo các tổ chức đọc quyển sách này: Những nhà lãnh đạo của các công ty vĩ đại không sáng tạo hơn, không có tầm nhìn xa hơn, không có cá tính hơn, không có vận may hơn, không thích tìm kiếm rủi ro hơn, không anh hùng hơn, và không có khuynh hướng thực hiện những nước cờ lớn, táo bạo hơn. Nhưng họ đã lèo lái được công ty họ qua những lúc khó khăn để luôn trường tồn, bởi vì họ sống và làm việc theo ba yếu tố cân bằng nhau: kiên định với nguyên tắc, sáng tạo theo kinh nghiệm và biết sợ hãi một cách hữu ích.
Trí Tuệ Do Thái - Eran Katz
Trí Tuệ Do Thái – Eran KatzTrí tuệ Do Thái là một cuốn sách tư duy đầy tham vọng trong việc nâng cao khả năng tự học tập, ghi nhớ và phân tích – những điều đã khiến người Do Thái vượt trội lên, chiếm lĩnh những vị trí quan trọng trong ngành truyền thông, ngân hàng và những giải thưởng sáng tạo trên thế giới.  Tuy là một cuốn sách nhỏ nhưng Trí Tuệ Do Thái lại mang trong mình tri thức về một dân tộc có thể nhỏ về số lượng nhưng vĩ đại về trí tuệ và tài năng. Cuốn sách không chỉ lý giải lý do vì sao những người Do Thái trên thế giới lại thông minh và giàu có, mà còn đặc tả con đường thành công của một người Do Thái – Jerome cùng những triết lý được đúc kết đầy giá trị.Trí Tuệ Do Thái không dừng lại ở giới hạn của một cuốn sách triết lý hay kỹ năng. Thông qua Jerome, một kẻ lông bông thích la cà, tác giả đưa người đọc vào một chuyến khám phá về trí tuệ của người Do Thái, từ đó khơi ra những giới hạn để người đọc có thể tự khai phá trí tuệ bản thân với “Năm nguyên tắc” và “Mười lăm gợi ý”. Đây sẽ là những bài học quý giá dành cho những ai muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ, không chỉ với con đường thành công của riêng mình.Không được viết như một cuốn sách kỹ năng khô khan, Trí Tuệ Do Thái được dựng lên bằng một câu chuyện và rồi cũng khép lại với một cái kết mở, nơi những người Do Thái đang không ngừng đối mặt với cuộc sống và chinh phục nó.
Thế Giới Phẳng - Thomas L. Friedman
Thế Giới Phẳng – Thomas L. FriedmanCuốn sách “Thế giới phẳng” có tên tiếng anh là (The world is flat) là một tác phẩm của Thomas L.Friedman – một biên tập viên chuyên mục ngoại giao và kinh tế của tạp chí New York Times có những tác phẩm và công trình nghiên cứu về vấn đề toàn cầu hoá rất thành công: Nóng, Phẳng, Chật,Từ Beirut đến Jerusalem, Chiếc Lexus và cây ôliu, Từng là bá chủ.Năm 2005, thế giới phẳng trở thành một hiện tượng và được trao giải thưởng CUỐN SÁCH HAY NHẤT trong năm do Financial Times và Goldman Business bình chọn. Tác giả Thomas L.Friedman cũng được bình chọn là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất Hoa Kỳ.Hiện nay “thế giới phẳng” đã trở thành thuật ngữ quen thuộc chỉ sự phát triển toàn cầu hóa từ những năm đầu của thế kỷ XXI khi mười nhân tố lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng nhau tác động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên dễ dàng và chặt chẽ hơn trước.Vậy ý nghĩa của cuốn sách thế giới phẳng là gì?Cuốn sách đáng đọc với những ai quan tâm đến vấn đề toàn cầu hóa, hay giản dị hơn là những tác động của internet đến cuộc sống thực của mỗi chúng ta. Theo Thomas Friedman thì “Toàn cầu hóa có mặt trái. Khi bạn không là kẻ mạnh hoặc không sẵn sàng là kẻ mạnh, bạn sẽ bị nuốt chửng không thương tiếc hoặc chỉ còn lại những vụn bánh nhỏ bé trong miếng bánh lợi ích thương mại toàn cầu”.1. Ba giai đoạn của toàn cầu hóa “Thế giới phẳng” là một ẩn dụ hàm chứa cả cơ hội lẫn lo âu do toàn cầu hóa đưa lại. Friedman tóm gọn lịch sử thế giới vào ba giai đoạn: 2. Thế nào là “thế giới phẳng” Tác giả cuốn sách ‘Thế giới Phẳng’, Ông là ai:Thomas Loren Friedman là một người Do Thái, sinh ngày 20/7/1953, ông là một nhà báo Mỹ, một nhà bình luận và là tác giả viết sách. Ông giữ chuyên mục bình luận của tờ The New York Times, chuyên về các vấn đề đối ngoại, mậu dịch quốc tế, Trung Đông, toàn cầu hóa, các vấn đề về môi trường… Friedman từng 3 lần đoạt giải Pulitzer. Nhiều đầu sách nổi tiếng của ông được dịch sang tiếng Việt và được bạn đọc yêu thích như: Thế giới phẳng, Chiếc Lexus và cây ô liu, Nóng, phẳng, chật, Từ Beirut đến Jerusalem.10 phát ngôn không thể không suy ngẫm của tác giả Thế giới phẳng tại Việt Nam:1. “Đáng ra tôi phải trung thực hơn khi viết Thế giới phẳng. Đúng ra là “Thế giới đang bị san phẳng” chứ không phải “Thế giới đã phẳng rồi” (tính khẳng định của động từ “is” trong The World is Flat). Nhưng nếu đặt tên là “Thế giới đang bị san phẳng” thì làm sao bán sách được?”2.“Trong thế giới phẳng, thật tuyệt vời khi làm một người tiêu dùng vì bạn có thể mua bất cứ thứ gì qua Amazon, nhưng thật kinh khủng nếu làm một nhà lãnh đạo vì bạn buộc phải đối thoại với đối tượng mà mình lãnh đạo, kiểu lãnh đạo nói chuyện một chiều từ trên xuống dưới không còn nữa. Ngày trước, khi cấp trên nói, cấp dưới nghe và vâng dạ. Ngày nay, cấp trên nói, cấp dưới ngồi “tweet” (đăng tin nhắn lên Twitter)”.3.“Tôi khẳng định với các bạn, 10 năm nữa, các chênh lệch về trình độ công nghệ và Internet trên thế giới hiện nay sẽ bị san phẳng. Khi đó, con người phải trông cậy vào động lực bên trong và khả năng làm chủ công nghệ của mình để phát triển”.4.“Một công ty lớn của Mỹ hiện nay chỉ cần 2 nhân viên: một con người và một con chó. Con người có nhiệm vụ cho chó ăn và con chó có nhiệm vụ giữ con người tránh xa các cỗ máy đang vận hành. Tôi nói phóng đại thôi nhưng ý của tôi là: trong tương lai, máy móc sẽ thay thế con người trong rất nhiều công việc, và con người buộc phải có năng lực cao mới làm chủ được những loại máy móc đó”.5.“Cách đây vài chục năm, giới trung lưu Mỹ có trình độ trung bình vẫn kiếm được công việc tốt, lương cao. Nay điều đó không còn nữa. Họ bắt buộc phải có trình độ năng lực cao mới kiếm được nhiều tiền. Đó cũng sẽ là xu hướng chung của thế giới sắp tới”.6.“Thách thức của Việt Nam hiện nay là các bạn phải giàu trước khi già. Các bạn mong những đứa con sẽ trả tiền cho cuộc sống của mình ở viện dưỡng lão”.7.“Các bạn Việt Nam chạy 500 dặm/giờ cũng được, 5 dặm/giờ cũng được, nhưng điều quan trọng là các bạn phải chạy. Nếu các bạn đứng yên, thế giới sẽ bỏ qua các bạn (trả lời các nhà kinh tế về tiềm năng phát triển của Viêt Nam trong “thế giới phẳng”).8.“Những nhà sáng tạo như Steve Jobs là thách thức đối với mọi nhà cầm quyền vì họ quá cấp tiến. Nhưng nếu tôi là nhà cầm quyền, tôi sẽ tưởng thưởng xứng đáng cho các nhà sáng tạo, tôi sẽ khuyến khích học sinh, sinh viên, giáo viên, các nghiên cứu sinh… sáng tạo. Cần phải khích lệ trí tưởng tượng của con người vì đó là điều giúp nhân loại phát triển”.9.“Nên nhớ là trong thế giới phẳng, khi tất cả đều phụ thuộc lẫn nhau, thì việc kẻ thù của bạn sụp đổ còn nguy hiểm hơn là kẻ thù của bạn trỗi dậy”.10.“Khi còn là vợ Thái tử Charles, Công nương Diana một lần trả lời trong một cuộc phỏng vấn: “Điều đáng tiếc là trong cuộc hôn nhân của chúng tôi có đến 3 người” (ý chỉ Charles ngoại tình với Camilla). Chính trị cũng vậy, vấn đề là trong các mối quan hệ chính trị cũng không nên có 3 người”.