Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Hồi Ký Quỳnh Dao - Chuyện Đời Tôi (Quỳnh Dao)

Ngày 9 tháng 4 năm 1988, tôi bay từ Đài Loan đến Bắc Kinh, mở đầu chuyến thăm cố quốc đầu tiên của tôi, sau 39 năm trời xa cách.

Qua chuyến đi này, tôi đã viết một cuốn sách lấy tên là “Tình quê hương không bao giờ dứt”, tưởng đã nói đủ cảm xúc và những gì đã trải qua trong cuộc hành trình này, nên tôi không nhắc lại.

Thời gian ở Bắc Kinh, có nhiều bạn bè và độc giả đến thăm tôi, mang theo các tác phẩm Quỳnh Dao và các bài viết về Quỳnh Dao do các nhà xuất bản ở đây ấn hành. Tôi vồ lấy đọc mới biết rằng những gì hơn nửa đời người tôi đã làm, đã trải, đều được sách vở báo chí ở đây nhắc đến, trong đó có nhiều vụ việc mà ngay chính bản thân tôi cũng không biết nữa. Tôi cứ đọc và càng đọc càng thấy mình xao xuyến, xúc động. Thì ra, ở đất liền, tôi có biết bao người bạn tốt, hằng quan tâm, theo dõi bước đi của mình. Tôi nghĩ, sau khi trở lại Đài Loan, thế nào tôi cũng viết một cuốn sách nói thật về cuộc đời mình để gởi sớm đến bạn đọc. Nguyện vọng này luôn đeo bám tôi, sau khi tôi đã về nhà, nhưng viết thế nào cho đúng là tôi trong đời thật, quả hết sức khó! Người trong gương là tôi mà không phải tôi; dưới con mắt người đời là tôi mà cũng không phải tôi, sau này số phận rong ruổi thế nào, tôi nào biết được, còn trước mắt, với tôi, vẫn là cuộc thăm dò, tìm kiếm, thử nghiệm vô tận... Thôi thì, điều có thể nói ra được là tất cả những gì đã đi qua đời mình vậy!

Đời tôi đã đi qua như thế nào? Thật lạ lùng, dẫu bụi thời gian che phủ, trước mắt tôi lúc nào cũng hiện ra rõ mồn một biết bao giông tố bão bùng, biết bao cuộc tan hợp đẫm đầy nước mắt, tình yêu và lòng căm giận, khổ đau và cái chết rập rình suốt những năm tháng dài lưu lạc. Đã là con người, ai cũng có niềm vui và nỗi buồn, tôi cũng vậy, nhưng lại ở mức độ hết sức đậm đặc. Có thể nói quá khứ đời tôi là dòng hợp lưu của mồ hôi và nước mắt, cuồng vọng và nỗi đau, đoàn tụ và ly biệt, cô đơn và giẫy dụa, mâu thuẫn và day dứt, lỗi lầm và ân hận... Cứ vậy, tôi nhớ lại và sắp xếp mọi chuyện và ngỡ rằng đều là chuyện trong mơ, không phải của chính bản thân mình. Dù sao công việc cũng đã xong, tôi xin gởi đến bạn đọc - những người bạn lúc nào cũng dành cho tôi sự quan tâm và lòng yêu mến chân tình.

Mời các bạn đón đọc Hồi Ký Quỳnh Dao - Chuyện Đời Tôi của tác giả Quỳnh Dao. Tìm mua: Hồi Ký Quỳnh Dao - Chuyện Đời Tôi TiKi Lazada Shopee Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Quỳnh Dao":Hồi Ký Quỳnh Dao - Chuyện Đời TôiMùa Thu Lá BayÁi Quả Tình HoaCánh Chim Bạt GióDòng Sông Ly BiệtĐừng Quên Đêm NayGiấc Mộng Sau RèmHãy Hiểu Tình EmHoàn Châu Cát CátHỏi Áng Mây ChiềuHương Cỏ DạiMây Trắng Vẫn BayMùa Thu Quen NhauThủy Vân GianTình BuồnTình LoạnTrời Xanh Đổ LệHư Ảo Một Cuộc TìnhChớp Bể Mưa NguồnBuổi Sáng Bóng Tối Cô ĐơnKhói Lam Cuộc TìnhTrăm Mối Tơ Lòng

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hồi Ký Quỳnh Dao - Chuyện Đời Tôi PDF của tác giả Quỳnh Dao nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Ngày Sống Đời Thơ (Lê Minh Quốc)
Quen biết Lê Minh Quốc đã lâu, vậy mà có điều tôi vẫn hiểu chưa kỹ về anh. Cứ tưởng Lê Minh Quốc bắt đầu làm thơ từ những năm cầm súng chiến đấu ở chiến trường Campuchia (1977-1983), và sau đó tiếp tục say mê sáng tác lúc ngồi trên giảng đường của khoa Văn Đại học Tổng hợp TP.HCM, để rồi tập thơ Trong cõi chiêm bao đầu tay của anh ra mắt bạn đọc năm 1989. Hóa ra không phải. Lê Minh Quốc mê chữ, yêu văn và bước vào cuộc đời cầm bút từ rất sớm. Mười bốn tuổi, sau nhiều “tác phẩm” gửi đi cho các báo ở Sài Gòn lúc đó, nhưng đều rơi vào im lặng, bài thơ Em tôi - tác phẩm đầu tiên của thiếu niên thi sĩ Lê Minh Quốc được in trên báo Thiếu nhi số 89 (13/5/1973). Tờ báo này do ông chủ nhà sách Khai Trí lập ra và do nhà văn Nhật Tiến làm chủ bút. Khỏi phải nói niềm vui tột độ của cây bút trẻ này khi cầm số báo có đăng thơ của mình. Anh tiếp tục xuất hiện trên các tờ tuần báo dành cho thiếu nhi lúc đó như Tuổi Hoa, Mây Hồng và một số nhật báo khác. Sau này nhà thơ có tâm sự: Dù có thơ in nhưng tôi cũng không hề được tòa soạn gửi tặng báo biếu hoặc nhuận bút gì sất! Nhà thơ tương lai ấy đã tự an ủi theo đúng phép “thắng lợi tinh thần”: Chả cần, mình phục vụ cho văn học nghệ thuật (!) thì cần quái gì ba cái chuyện lẻ tẻ ấy. Con đường thơ văn của Lê Minh Quốc nếu tính từ những ngày niên thiếu đó thì đến nay đã bốn mươi năm có lẻ. Nhìn lại hệ thống danh mục tác phẩm của anh, dù ai là người trong nghề cũng phải nể: Mười tập thơ, mười tập truyện, nhiều tập khảo cứu biên soạn… Ấy là chưa kể hàng nghìn bài báo được đăng trên Phụ nữ TPHCM - nơi anh công tác hơn hai mươi năm nay, và trên rất nhiều báo khác trong cả nước. Gần đây anh chuyển hướng sang thể loại mới: tạp bút. Tác phẩm Ngày sống đời thơ mà bạn đọc đang có trong tay là đứa con tinh thần mới nhất của anh. Như thế, nếu tạm sơ kết (chứ chưa thể tổng kết, vì chắc chắn tuổi nghề của Lê Minh Quốc còn rất dài), cây bút này đã đều đặn cho công bố với tốc độ tên lửa “năm một, ba năm đôi”. Sức viết ấy đâu dễ có! Nhưng trong văn chương, điều quan trọng nhất chưa phải là số lượng mà là chất lượng. Hy vọng sẽ có dịp được viết kỹ về thơ và truyện của Lê Minh Quốc - hai lĩnh vực ấy anh cũng có chỗ đứng chắc chắn. Trong bài viết ngắn này, xin được nói riêng về tập Ngày sống đời thơ. Cũng như tác phẩm Ngày trong nếp ngày, Ngày viết mỗi ngày mới trình làng hồi cuối tháng ba năm nay, tập Ngày sống đời thơ trích đăng những trang nhật ký của Lê Minh Quốc. Tập trước anh tuyển chọn trong nhật ký của năm 2013, 2014, tập mới này là những dòng tâm sự của anh trong năm 2015. Lê Minh Quốc duy trì được một thói quen rất quý: viết nhật ký đều đặn hằng ngày. Ngày bận, viết ít. Ngày rảnh rỗi và có hứng viết dài hơn. Điều này rất nên làm đối với bất cứ ai, đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ. Bởi vì chỉ cần sau vài ba năm đọc lại, tự bản thân đã thấy bên cạnh những trang đáng quên, thì có không ít điều bổ ích xoay quanh những gì mình đã suy tư, nếm trải, những vui buồn rất có ý nghĩa của quá khứ. Có chất liệu nào quý để hình thành nên những tác phẩm để đời của một nhà văn bằng những trang ghi chép của chính mình? Nét đặc thù cơ bản nhất của nhật ký là ở chỉ viết cho mình, mình là tác giả đồng thời cũng là độc giả đầu tiên và nhiều khi là duy nhất. Chính vì thế những trang nhật ký thường hết sức trung thực. Tìm mua: Ngày Sống Đời Thơ TiKi Lazada Shopee Tập Ngày sống đời thơ của Lê Minh Quốc gồm 47 tiểu đoạn, mở đầu là những dòng nhật ký của ngày 3/1/2015 và kết thúc là những trang viết của anh ngày 31/12/2015. Gọi là nhật ký, nhưng chất tùy bút rất đậm. Ta đã rõ, tùy bút là một thể loại văn học lợi hại, tạo điều kiện để “cái-tôi-nhà-văn” tung hoành tùy theo hứng bút. Đọc tác phẩm của các cây tùy bút lỗi lạc như Nguyễn Tuân,... nhìn thoáng qua có thể nghĩ các đoạn, các ý sắp xếp bên nhau có phần lan man, xộc xệch, nhưng đọc kỹ thì thấy tự bản thân các trang viết đó có một cấu trúc bên trong chặt chẽ. Vì thế kinh nghiệm của những người sành thưởng thức văn chương khi đọc tùy bút là cấm kỵ việc đọc nhanh, đọc lướt mà phải đọc chậm, đọc nhâm nhi. Tôi ngờ là Lê Minh Quốc rất ái mộ nhà tùy bút Nguyễn Tuân và tiếp bước đi trên con đường của ông. Trong cả ba tập Ngày trong nếp ngày, Ngày viết mỗi ngày cũng như Ngày sống đời thơ, ngòi bút của Lê Minh Quốc hình như đã được thả sức phóng túng, tung hoành. Anh nói đến chuyện đời, chuyện nghề, chuyện tình cảm riêng tư. Những trang viết của anh có ba điểm tựa chắc chắn: thứ nhất, vốn sống dồi dào của những năm chiến đấu cũng như của những chuyến đi liên miên bất tận trong những năm làm báo; thứ hai, sức đọc rất khỏe - đọc tác phẩm của cha ông cũng như những sách mới ra lò, sách của Việt Nam cũng như sách của thế giới; thứ ba, anh là người quảng giao, quan hệ rộng và sâu sắc, chân tình với những người trong giới cũng như các đối tượng trong các lĩnh vực xã hội khác. Ba nguồn mạch đó khiến ngòi bút Lê Minh Quốc luôn dồi dào sức sống, đề tài hầu như không bao giờ vơi cạn. Tôi tin bạn đọc sẽ xúc động khi đọc những trang Lê Minh Quốc viết về gia đình - đặc biệt về mẹ của mình, về quê hương Đà Nẵng cũng như về những vùng đất mà anh đã đặt chân. Nhưng Lê Minh Quốc dành nhiều trang cho chuyện nghề văn. Anh trân trọng nhắc đến các nhà văn tiền bối như Huỳnh Thúc Kháng, Tản Đà, Nguyễn Hiến Lê, Trang Thế Hy, Sơn Nam… cũng như các nhà văn hóa nổi tiếng như Vương Hồng Sển, Trần Văn Khê, Phạm Duy… Thi hào Nguyễn Du được Lê Minh Quốc nhắc đến khá nhiều lần. Mặt khác anh cũng dành tình cảm ưu ái cho các bạn văn đồng trang lứa như Nguyễn Trọng Tạo, Trần Huiền Ân, Nguyễn Nhật Ánh, Đoàn Thạch Biền, Trương Nam Hương… Với bất cứ ai anh có những nhận xét trân trọng, tinh tế về văn nghiệp nói chung cũng như những cái hay, những điểm xuất thần trong các trang văn cụ thể của họ. Như trên đã nói, Lê Minh Quốc có sức đọc rất khỏe. Anh “tham lam, ham hố” không bỏ qua bất cứ những bài viết, những cuốn sách nào mà anh thấy lý thú, bổ ích. Có khi của một tác giả Hà Lan xa lạ viết về Việt Nam. Có khi là những cuốn địa chí của xã, huyện nhưng có ích cho nhận thức của người đọc. Lê Minh Quốc không ích kỷ giữ nó cho riêng mình, mà ghi lại trong những trang nhật ký để rồi có dịp đưa đến tay bạn đọc. Có khi đó là nghĩa của những địa danh như Sóc Trăng, Chắc Cà Đao… Có khi là nội dung đặc sắc của một cuốn sách - chẳng hạn quyển Một quan niệm về sống đẹp của Lâm Ngữ Đường (Trung Quốc)… Dường như khi viết, Lê Minh Quốc cố tự kiềm chế, không muốn đề cập đến những nghịch lý của cuộc sống, những mặt non yếu, tiêu cực của xã hội. Thế nhưng đôi lúc anh cũng đã “vượt rào”. Chẳng hạn anh đã đề cập đến, tuy không mới nhưng cần thiết, về sách giáo khoa cho thế hệ trẻ ở phổ thông cũng như sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận giáo viên. Nói về lĩnh vực văn chương Lê Minh Quốc đôi lúc cũng đã tỏ bày ý kiến về tình hình xào xạc, tiêu điều trong lĩnh vực sáng tác - đặc biệt là thơ. Anh cũng luôn tự dặn mình không để ngòi bút phản lại mình, phải hết sức quan tâm đến trách nhiệm của nhà văn đối với công chúng. Những điều tự răn ấy không những có ích cho nhà văn để khỏi đi chệch hướng, đồng thời cũng là lời cảnh báo chân tình cho các cây bút khác. Đọc xong trang sách cuối cùng, tôi vừa thấy hứng thú vừa cảm thấy có điều gì “chưa đã”. Chắc chắn anh sẽ có tập tạp bút cho năm 2016 và các tập sau đó nữa. Chỉ mong rằng Lê Minh Quốc quan tâm hơn đến những vấn đề xã hội nóng bỏng, bức thiết. “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, đó là một yêu cầu mang tính nguyên tắc của muôn đời. Nhà văn không thể lảng tránh. Tất nhiên đối với những vấn đề nhạy cảm, người viết phải rất thận trọng, nghiêm túc, xây dựng. Những kinh nghiệm này tôi ngờ là Lê Minh Quốc đã có thừa. Chẳng qua với tình bằng hữu văn chương, tôi xin nhắc lại với anh và cả tin anh sẽ làm rất tốt. Ngày 27/8/2016Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Lê Minh Quốc":Ngày Sống Đời ThơHành Trình Chữ ViếtCó Một Mầm Hoa Đã Nhú Dưới Tro TànThời Của Mỗi NgườiTướng Quân Hoàng Hoa ThámChuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tập 1Danh Nhân Cách Mạng Việt NamĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ngày Sống Đời Thơ PDF của tác giả Lê Minh Quốc nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đi Rong Trên Những Múi Giờ (Nguyễn Hữu Tài)
Đi rong trên những múi giờ là cuốn sách gồm 19 bài viết về cuộc hành trình khám phá các quốc gia nằm trải rộng trên ba châu lục Á, Âu, Phi dưới cái nhìn của một người Mỹ gốc Việt hòa trộn trong mình cả hai nền văn hóa Đông - Tây. Nét đặc biệt ở cuốn dy ký này là với giọng văn dí dỏm nhưng không kém phần chiêm nghiệm sâu sắc, tác giả khiến độc giả không thôi tò mò, ngạc nhiên, hứng khởi trước từng cánh cửa du quan hấp dẫn, để biết những điều mà có khi google và những tour du lịch không mang lại được. Ví như: Vì sao người Bangladesh múa tay liên tục như một vũ điệu và luôn mang theo vòng nhang? Và vì sao dưới cái nắng đỏ lửa 40 độ, đền Baitul Mukarram vẫn mát lạnh chân trần? Chúng ta sẽ nhìn thấy gì khi đứng ở đường kinh tuyến gốc Greenwich? Đường biên giới ở châu Âu có gì đặc biệt? Đường vào kim tự tháp Kheops để chiêm ngưỡng quan tài của Pharaoh vĩ đại nhất Ai Cập có gì? Công dân số một của Brussels là ai? Từng chuyến đi rong của tác giả là “từng chuyến lộng lẫy thanh xuân, rực rỡ thanh xuân, nối dài thanh xuân”, đi để thỏa nỗi khao khát tuổi trẻ - cú chạm thật mạnh vào bụi đất của từng xứ sở trên thân thể địa cầu. *** Vay đôi chân kẻ đa tình mà đi như thể trong mình điêu linh Tìm mua: Đi Rong Trên Những Múi Giờ TiKi Lazada Shopee Tôi hình dung Nguyễn Hữu Tài chơi lò cò trên những đường kẻ dọc ngang kinh tuyến và vĩ tuyến. Hai bàn tay anh tung hòn sỏi thanh xuân mát rượi tuổi 30 còn đôi bàn chân nảy bật lên, đầy háo hức và mê đắm, khao khát một cú chạm thật mạnh vào bụi đất của từng xứ sở trên thân thể địa cầu. Lò cò làm cuộc rong chơi. Bởi anh biết tuổi trẻ không dài dặc, mà vô cùng ngắn ngủi. Nên từng chuyến đi rong là từng chuyến lộng lẫy thanh xuân, rực rỡ thanh xuân, nối dài thanh xuân vào muôn ngàn cát đá ngày sau. Những trải nghiệm riêng biệt khiến quyển du ký của Hữu Tài độc đáo và lạ lùng. Nơi anh đến không phải luôn là địa điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới như chúng ta thường thấy trong phần lớn các ấn phẩm du ký, mà có khi rất ngẫu nhiên, là Maastricht có cô bạn gái cũ anh thầm thương thời trung học, là nơi chẳng mấy ai tới du lịch nhưng người thầy địa lý năm xưa từng bảo “đáng để một lần đến thăm trong đời thay vì cứ du lịch đến các nước phương Tây giàu có” (Bầy muỗi đói ở Bangladesh), nơi người lái taxi ở Nepal, cậu bé dẫn đường ở Bangladesh bỗng dưng khơi gợi, Bangkok có một người-tình-hiện-tại đang chờ đợi, để sau chuyến bay là những cái hôn dài, cuống quýt, nồng nàn. Ở từng chốn du quan, anh cũng không hối hả đi cho hết những điểm thường được gắn mác “nhất định phải đến”, mà nhiều lúc chậm rãi nhấp ngụm trà chiều nước Anh trên đường phố Soho, bần thần u sầu sau cơn mưa hoang vu khi đứng trước ngôi mộ của người sinh ra Đức Phật nằm lẻ loi dưới bước chân trâu bò giữa phế thành Kapilavastu, “lang bạt với ba lô, máy ảnh, thêm vài ngàn baht trong túi, cùng với em ăn vỉa hè, nghỉ lề đường, tối về ký túc xá ngủ vùi chăn chiếu” (Chuyện tình Bangkok) để thấm thía Bangkok đời thường chứ không phải Bangkok của sex show, của phố đèn đỏ chuyển giới. Thành ra, với tập du ký này, người đọc sẽ không đi tham quan chỉ để ngắm nhìn và nhận biết cho thỏa tò mò, mà còn để xuyên qua chuỗi buồn - vui - lo âu - sợ hãi - hồi hộp - háo hức - mệt mỏi - chờ đợi - lưu luyến - thất vọng - thăng hoa - đắm đuối yêu đương hò hẹn… trên hành trình đi bụi của Tài. Cái duyên may là ở đâu anh cũng gặp được một người bản địa hoặc một người bạn, một người tình để có dịp trải nghiệm và thấu hiểu đời sống văn hóa, đời sống từng ngày. Có thể nói Đi rong trên những múi giờ mang lại thương hiệu “Tài tour” với một lịch trình có một không hai. Đặc biệt, cái nhìn của một người Mỹ gốc Việt hòa trộn trong mình cả hai nền văn hóa Đông - Tây sẽ soi chiếu từng vùng đất qua lăng kính khác biệt, khác biệt hẳn một người Việt thuần túy hoặc một người phương Tây thuần túy. 19 bài viết về các quốc gia nằm trải rộng trên ba châu lục (châu Á, châu Phi và châu Âu) sẽ không thôi khiến độc giả tò mò, ngạc nhiên, hứng khởi trước từng cánh cửa du quan hấp dẫn, để biết những điều mà có khi google và những tour du lịch không mang lại được, ví như: - Việc đầu tiên khi vào rạp chiếu phim ở Bangkok là gì? - Vì sao người Bangladesh múa tay liên tục như một vũ điệu và luôn mang theo vòng nhang? Và vì sao dưới cái nắng đỏ lửa 40 độ, đền Baitul Mukarram vẫn mát lạnh chân trần? - Tour “Jack the Ripper” khởi hành ở Durward Street gắn liền với sự kiện kinh hoàng nào ở London vào cuối thế kỷ 19? - Chúng ta sẽ nhìn thấy gì khi đứng ở đường kinh tuyến gốc Greenwich? - Đường biên giới ở châu Âu có gì đặc biệt? - Nơi Đức Phật ra đời bây giờ ra sao? - Đường vào kim tự tháp Kheops để chiêm ngưỡng quan tài của Pharaoh vĩ đại nhất Ai Cập có gì? - Xem bóng đá với người Hà Lan, Bỉ, Đức, Tây Ban Nha vào mùa cao điểm của World Cup thì sẽ bùng nổ như thế nào? - Công dân số một của Brussels là ai? Hơn nữa, gắn với từng trang du ký là những câu chuyện rất riêng tư của Tài mà chỉ Tài mới có, chỉ Tài mới kể được. Cái giọng hài tếu sẽ khiến người đọc cười ngất trước những tình huống oái oăm, những suy nghĩ hóm hỉnh của anh dọc đường gió bụi. Cái giọng ngậm ngùi, tui tủi sẽ khiến người đọc chùng xuống chạnh lòng như một mảnh khăn mỏng rơi lưng chừng cơn gió lặng bởi nỗi niềm của kẻ độc hành muôn đời tha hương ở xứ người. Ai đọc chín quyển sách đã xuất bản, hẳn thấm thía cái chất thuần Việt đậm đà trong chàng trai di cư sang Mỹ từ năm 18 tuổi. Đến quyển thứ 10 này, ở trong khung cảnh xê dịch qua 10 quốc gia khác nhau, chuyện gì ở đâu Tài cũng liên tưởng đến chuyện Ninh Hòa, chuyện Sài Gòn, chuyện Việt Nam được. Đi rong chơi qua bao đường biên giới, có cơ hội thưởng thức bao của ngon vật lạ mà người đời khao khát, nhưng niềm sung sướng nhất của anh là khi ngẫu nhiên tìm được xe bán mì xào với chai “xốt Sài Gòn” huyền thoại, để anh vừa hối hả ngấu nghiến ăn, vừa khóc ròng vì nhớ nhà giữa đường phố Amsterdam và Barcelona. Bởi vậy, người Việt đọc du ký của Tài sẽ khoái đến tận cùng, vì được anh dẫn dắt đến những chỗ có món ăn quê nhà, thỏa cơn thèm nước mắm trong những ngày phiêu dạt xứ xa. Cái chất thuần Việt đó khiến Hữu Tài đứng ngồi ở đâu cũng chăm chắm hướng đến đường kinh tuyến GMT+7, như Tài từng khiến một cô hướng dẫn viên ở Thái Lan bỏ nghề, chấp nhận đền tiền cho công ty để chạy về với cha mẹ vì trót đọc truyện ngắn của anh. Hòn sỏi thanh xuân trên hai bàn tay anh suốt đời muốn nằm im đấy, buồn vui như đá cuội, mất mát như cát bụi. Vì quê nhà không chỉ là nỗi nhớ để hướng về, mà còn lắm nỗi đau Tài mang theo. Nên anh lò cò làm cuộc cứu rỗi. “Tôi trở thành đứa trẻ mồ côi cả mẹ lẫn cha khi chưa tròn 29. Đó là tháng ngày đau buồn và tang thương nhất khi tôi mất hết động lực và niềm vui để sống. Tôi khóc rất nhiều, sụt cân, sức khỏe suy sút, bị suyễn quật ngã vào mùa đông năm đó. Gắng gượng mãi mới qua khỏi sau bao ngày thở chẳng ra hơi. Tôi nghĩ mình phải làm gì đó để khỏa lấp nỗi buồn vô hạn này. May mắn thay, những chuyến đi dọc ngang đã trở thành niềm cứu rỗi.” (Lối đi ngay dưới chân mình). Trong cuộc chơi trẻ thơ trên quả địa cầu này, Tài đi như muốn dát mỏng những buồn đau bao năm tháng đời mình, giăng móc những điều muốn quên đi lên từng kinh tuyến, vĩ tuyến và mua chuộc niềm vui với thú loanh quanh. Những nơi anh đến có thể ngẫu nhiên với người đời, nhưng tất nhiên với anh, đến không chỉ vì muốn biết, mà còn muốn một cuộc gặp để rót đủ những dở dang trong quá khứ, để lấp đầy niềm đam mê từ thuở ấu thơ. Bởi vậy đi chơi với anh, độc giả còn thấm thía cả chuyện đời, cả phận người. Du ký của anh không chỉ tả mà còn kể, không chỉ có cảnh mà có chuyện. Những câu chuyện dài hơn con đường thinh không trên bầu trời, con đường gập ghềnh trên mặt đất, quyến rũ người nghe đến bất tận. Lật một trang Đi rong trên những múi giờ nghĩa là độc giả đã cầm trên tay tấm vé “Tài tour” và sẽ miên du không dứt được. Đọc để đi và hiểu biết. Đọc để cười (vì Tài hóm và lí lắc lắm trên đường du ký) và xả hết căng thẳng. Đọc để có thể khóc (vì Tài đa cảm và hay chạnh lòng mọi lúc mọi nơi). Đọc để thấy Nguyễn Hữu Tài, qua 10 quyển sách, vẫn vẹn nguyên là một “người tình” hấp dẫn của độc giả. Anh “người tình” giàu yêu thương và thông minh, luôn biết làm mình mới toanh mỗi khi hò hẹn. Anh “người tình” khéo chuyện, viết như thể đang khoác vai độc giả, rủ ngồi xuống cà phê lề đường, rồi rủ rỉ xôn xao kể, mà khóc mà cười suốt cuộc tri âm. Hồ Khánh Vân Giảng viên Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Thành phố Hồ Chí MinhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đi Rong Trên Những Múi Giờ PDF của tác giả Nguyễn Hữu Tài nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hẹn Hò Với Châu Âu (Bùi Mai Hương)
Cuốn sách viết về hành trình trải nghiệm của tác giả qua nhiều vùng miền của lục địa Âu châu. Nhưng bạn đọc sẽ không tìm thấy những bốc đồng, ồn ào thưởng thấy ở những cuộc du ký. Dù ở những miền đất nồng nhiệt, sôi động nhất vẫn bao phủ một màu sắc trong sáng và cảm xúc mỏng manh. Bị cuốn hút cho đến trang cuối cùng của cuốn sách, lúc này bạn sẽ nhận ra: thì ra chỉ cần có tình, nơi đâu cũng là xứ sở thần tiên. Như một khúc nhạc của miền đồng quê châu Âu yên tĩnh, những bỡ ngỡ như đứa trẻ học vỡ lòng khi được đắm chìm giữa những cung đường văn hóa châu Âu, “Hẹn hò với Châu Âu” của Bùi Mai Hương tái hiện một hành trình tình yêu khôn nguôi, những thổn trước trước cái hay cái đẹp và thôi thúc người đọc được khao khát đi để trải nghiệm. “Hẹn hò với Châu Âu” là cuốn sách mà bất kỳ ai thích “xê dịch” không nên bỏ qua. Những trải nghiệm chân thành, trong sáng và đầy hân hoan của tác giả sống động đến mức khiến bạn có cảm giác như chính mình đang đi du lịch giữa châu Âu vậy. Đặc biệt, cuốn sách là khối kiến thức thú vị về cuộc sống, con người, phong tục, tập quán của những vùng miền tác giả đi qua giúp bạn mở mang tầm hiểu biết của mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hẹn Hò Với Châu Âu PDF của tác giả Bùi Mai Hương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mùa Đông Phương Tây Và Nỗi Lòng Phương Đông (Trương Quang)
Thời nay, một nhà khoa học say mê văn chương không còn là hiện tượng hiếm thấy trong cuộc sống. Nhưng một nhà khoa học mà yêu văn học đến mức mấy chục năm liền, cùng với thời gian dành cho những công trình nghiên cứu và những cuốn giáo trình, không lúc nào rời khỏi những trang văn và những trang thơ, vẫn đều đặn có mặt trong đời sống văn học và báo chí, thì quả là một hiện tượng hiếm có. Tác giả tập sách này là một người như vậy. Là một trong những chuyên gia hàng đầu về ngành quản trị hành chính công, chiến lược phát triển kinh tế và nguồn nhân lực, sau nhiều năm sinh sống và làm việc ở Hà Lan, hơn mười năm qua, Trương Quang được mời sang giảng dạy tại các trường đại học ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vientiane, Bangkok, Chiangmai, Thượng Hải… theo chương trình hợp tác đào tạo giảng viên của Thuỵ Sĩ và Viện Công nghệ châu Á (AIT). Thời gian đó ông thường xuyên cộng tác với một số tờ báo trong nước và đã cho xuất bản một tập thơ có nhan đề Giọt sương lạc loài. Riêng về thể tạp bút, Trương Quang là một cái tên quen thuộc với những đoản văn vừa tinh tế vừa giàu chất suy tưởng. Từ khoảng một thập niên trở lại đây, trí thức người Việt cầm bút ở hải ngoại tham dự vào đời sống văn hóa trong nước cũng không còn là một hiện tượng lạ. Nhưng một trí thức làm việc ở xa Tổ quốc, chỉ thi thoảng về thăm quê hương, mà hầu như lúc nào cũng canh cánh nỗi lòng về những vấn đề của đất nước mình, từ chuyện vỉa hè bới lên đào xuống, chuyện tiếp thị món ăn Việt và xe buýt mẫu cho đến chuyện tổ chức Sea Games và quá trình đô thị hóa, như Trương Quang, thì không phải nhiều lắm. Đây là một người trí thức ưu thời mẫn thế, không bàng quan đến từng thay đổi nhỏ nhất trong đời sống dân tộc mình. *** Tùy bút Mùa Đông Phương Tây Và Nỗi Lòng Phương Đông gồm có: Tìm mua: Mùa Đông Phương Tây Và Nỗi Lòng Phương Đông TiKi Lazada Shopee Nỗi lòng tuyết trắngVỉa hè và linh hồn thành phốMột ngày trên quê hươngVề miền TrungNửa ngày ở Hà NộiCây hoa súng và con chim cuNhững con chim cuối cùng“…Huế của ta ơi”Người “Quá Khổ”Văn hóa xe buýt công cộngĐi xe buýt mẫuVăn minh xe kháchCạnh tranh bằng văn hóa kinh doanhBát phở BắcMùa Đông Phương Tây và Nỗi Lòng Phương ĐôngCuối năm và những người không nhàGóc gió lộngNúi và BiểnRừng thuThiên nhiên và Con ngườiThiệp chúc xuânThông điệp cuối nămTiếng chim hót buổi sángVật và NgườiMột ngày hộiMột ngày trên ba biên giớiBao giờ bắt kịp Thái Lan?A-chang bám càngCái lễ trong xã hộiChiều cuối tuầnVăn minh công nghiệpTính thực dụngCố tri tương ngộMùa thu Nam kinhGiã từ Giang NamThượng Hải xanhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mùa Đông Phương Tây Và Nỗi Lòng Phương Đông PDF của tác giả Trương Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.