Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới (Thiện Minh)

Quyển "Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới" mà quý độc giả hiện có trong tay do Andrew Skilton tức Đại đức Dharmacari Sthiramati biên soạn bằng Anh ngữ, được Tu sĩ Nguyễn Văn Sáu dịch ra tiếng Việt, giới thiệu một cách bao quát về sự phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ và các nước trên thế giới. Trong tựa đề nguyên tác, tác giả chỉ ghi là "Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo" (A Concise History Of Buddhism) nhưng tựa đề bản dịch tiếng Việt ghi thêm từ "Thế Giới" có lẽ vì dịch giả nhận thấy một phần ba số trang của quyển sách đề cập đến sự du nhập và phát triển của Phật giáo ở các nước châu Á nói riêng và thế giới nói chung.

Hiện nay, có ít nhất ba quyển sách giới thiệu về Phật Giáo Thế Giới:

Quyển thứ nhất có tựa đề là "2500 Năm Phật Giáo" (2500 Years of Buddhism) dày hơn 400 trang, do một tập thể tác giả biên soạn dưới sự chủ biên của giáo sư P.V. Bapat, được bộ Thông Tin và Tuyên Truyền của Chính phủ Ấn Độ xuất bản lần đầu vào năm 1956, được Nguyễn Đức Tư và Hữu Song dịch ra tiếng Việt và NXB Văn Hóa Thông Tin xuất bản năm 2002. Mặc dù, tựa đề tác phẩm đề cập đến chiều dài 2500 năm của Phật giáo, nội dung của tác phẩm lại nhấn mạnh đến việc giới thiệu các phương diện khác nhau của Phật giáo như văn học Phật giáo, nền giáo dục Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo, thánh địa Phật giáo, tín đồ Phật giáo, các công trình nghiên cứu về Phật giáo; dĩ nhiên cũng có chương giới thiệu về nguồn gốc của đạo Phật, bốn thời kỳ biên tập Kinh điển Phật giáo, các trường phái Phật giáo. Cách tiếp cận học đường như vậy tuy phong phú nhưng lại khó giúp cho độc giả nắm bắt được tiến trình phát triển của Phật giáo trải qua chiều dài lịch sử mấy ngàn năm ở khắp năm châu và bốn biển.

Quyển thứ hai là quyển "Phật Giáo Khắp Thế Giới" (gần 500 trang) của Đại đức Thích Nguyên Tạng biên soạn và xuất bản tại châu Úc vào năm 2001. Tác phẩm này thực ra là tuyển tập các bài biên dịch bao quát của tác giả đăng tải trên báo và nguyệt san Giác Ngộ từ năm 1990 đến 2001 (dĩ nhiên đã đưa lên trang nhà Đạo Phật Ngày Nay, http://buddhismtoday.com và trang nhà Quảng Đức, http://quangduc.com) về ba phương diện: a) xứ sở Phật giáo, b) nhân vật Phật giáo và c) các sự kiện Phật giáo khắp thế giới. Quyển sách nhấn mạnh đến sự ra đời và phát triển của Phật giáo ở 20 nước thuộc châu Âu, châu Mỹ và châu Úc, bên cạnh Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên, Thái Lan. Đóng góp chính của tác phẩm này là ở chỗ ngoài 20 nước có sự hiện diện của Phật giáo, còn giới thiệu các tổ chức, hội đoàn, các nhân vật Phật giáo nổi tiếng và các sự kiện Phật giáo quan trọng xảy ra trong suốt quá trình mà Phật giáo đã du nhập vào các nước có nền văn minh hoàn toàn xa lạ với đạo Phật.

Quyển thứ ba là quyển "Phật Giáo Việt Nam và Phật Giáo Thế Giới" của cư sĩ Nhất Tâm và Thiền sư Đinh Lực biên soạn và được NXB Văn Hóa Thông Tin ấn hành vào năm 2003. Phần lịch sử Phật giáo gồm 200 trang, trong khi phần giới thiệu về Thiền và Phật giáo chiếm hơn 400 trang. Điều rất ngạc nhiên là cư sĩ Nhất Tâm đã copy (?) nguyên xi toàn bộ phần này của Đại đức Thích Nguyên Tạng, với vài thay đổi nhỏ về cách xếp thứ tự của các nước Phật giáo trong mục lục, mà không nói rõ xuất xứ trong lời nói đầu, làm cho người đọc có cảm giác cư sĩ Nhất Tâm chính là tác giả của phần này, thay vì Đại đức Thích Nguyên Tạng! Tìm mua: Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới TiKi Lazada Shopee

Sở dĩ chúng tôi điểm qua ba quyển sách trên là vì nhờ so sánh với bố cục của chúng mà chúng ta thấy được sự đóng góp của tác giả Andrew Skilton trong tác phẩm của mình.

Tác giả đã dành hai phần ba sách giới thiệu về Phật giáo của Ấn Độ, vì đây là cái nôi đã khai sinh ra đạo Phật. Trong phần này, tác giả giới thiệu bối cảnh Ấn Độ cổ đại trước khi Phật giáo ra đời để giúp cho độc giả thấy được sự đóng góp to lớn của đức Phật cho lịch sử tôn giáo và văn minh Ấn Độ nói riêng và Ấn Độ nói chung. Tác giả đã trình bày một đức Phật lịch sử, với những lời dạy về đạo đức và trí tuệ rất đặc sắc, loại bỏ các yếu tố thần quyền và huyền thoại. Con đường hoằng pháp của Phật, giáo đoàn đầu tiên của Ngài, sự phân chia giáo phái Phật giáo do bất đồng về quan niệm Giới luật, học thuyết và phương thức hành trì, các đại hội biên tập Kinh điển, ba kho tàng kinh sách Phật giáo v.v... đã được tác giả trình bày rất cô động và rõ ràng. Các trường phái chính của Phật giáo Đại thừa hay còn gọi là Phật giáo phát triển, như Trung Quán Tông (Madhyamaka), Duy Thức Tông (Yogācāra) và Mật Tông (Tantric Buddhism) cũng như một số học thuyết quan trọng của Phật giáo Đại thừa đã được tác giả trình bày rất khách quan và nghiêm túc. Nguyên nhân của sự suy tàn Phật giáo tại Ấn Độ cũng là mối quan tâm của tác giả, vì nó giúp cho các giáo hội Phật giáo ngày nay tránh được vết xe lịch sử.

Riêng về phần Phật giáo ở ngoài Ấn Độ, tác giả chỉ giới thiệu các nước thuộc châu Á như Nepal, Tích Lan, Miến Điện, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Tây Tạng, Mông Cổ, Ba Tư (nay là Iran) và vài nước Trung Á. Sự du nhập và tương tác của Phật giáo trong các nền văn hóa châu Âu, châu Mỹ, châu Phi và châu Úc lẽ ra là phần mà tác giả nên chú trọng tương đương với các nước châu Á, lại không được đề cập đến. Có lẽ chủ ý của tác giả là nhằm giới thiệu các hình thái của đạo Phật ở châu Á cho người phương Tây, hơn là sự xuất hiện quá mới mẻ của Phật giáo ở các xứ sở của họ.

Riêng về bản dịch, Đại đức Thiện Minh đã để nguyên nhân danh và địa danh có nguồn gốc từ tiếng nước ngoài, theo mặc ước học đường. Tên của các tác phẩm, dịch giả cũng giữ nguyên nguyên bản. Đối với độc giả Việt Nam có thói quen đọc nhân danh, địa danh nước ngoài theo phiên âm Hán Việt, dịch giả nên chua phần phiên âm và dịch nghĩa được sử dụng quen thuộc trong các sách Phật học từ trước đến giờ, để độc giả khỏi ngỡ ngàng khi gặp các từ nước ngoài.

Tác phẩm này được xem như một quyển sổ tay cho các du khách Việt Nam có thể tự mình cất bước trên cuộc hành trình tìm về quê hương của Phật giáo cũng như những nước mà giáo lý Phật giáo đã trở thành một phần văn hóa tinh thần của người địa phương. Nhờ cuộc tự hành trình không mạo hiểm nhưng đầy thú vị của quyển sách này, quý độc giả sẽ thấy được tính thích ứng của Phật giáo ở mọi thời và mọi nơi, không giới hạn trong quốc gia, sắc tộc hay tôn giáo.

Phật giáo lúc đầu xuất hiện như một "viếng sáng châu Á" nhưng dần dần đã trở thành ánh đạo vàng của Đông Tây, hiện hữu ở mọi châu lục, đáp ứng được nhu cầu cao cấp của đời sống tâm linh của nhân loại, không lệ thuộc vào thần quyền, tha lực, nhưng đặt nặng sự chuyển hóa tâm tư bằng những nỗ lực tự thân như thiền định, đời sống đạo đức và nhận thức tuệ giác.

Vấn đề chính yếu của người Phật tử Việt Nam không phải là làm thế nào để truyền bá Phật giáo sâu rộng ở các nước phương Tây, mà là làm thế nào để Phật giáo Việt Nam có lịch sử trên dưới 2000 năm tại đất nước con Rồng cháu Tiên. Hy vọng rằng quyển Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới sẽ giúp độc giả Việt Nam nhìn thấy được các thành tựu ngoạn mục của Phật giáo ở Âu Mỹ trong vòng 200 năm để nhìn lại chính mình đã, đang và sẽ làm gì cho sự phát triển của Phật giáo Việt Nam, trong bối cảnh của cuộc cách mạng tin học hiện nay.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Cương Lịch Sử Phật Giáo Thế Giới PDF của tác giả Thiện Minh nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bí Ẩn Tông Đồ Thứ 13 (Michel Benoît)
Giới thiệu: Cùng bạn mình là cha Andrei, người bị ám sát trên một chuyến tàu từ Rome đi Paris, cha Nil đã phát hiện ra một bí mật động trời về thân thế Jesus, một bí mật hẳn sẽ khiến cả phương Tây lẫn bất cứ quốc gia nào thờ phụng Jesus cũng đều phải chao đảo. Trước mối nguy tiềm tàng ấy, không chỉ Rome mà cả Jerusalem và Mecca cùng lao vào cuộc đua vây dồn ông, và không loại thủ đoạn nào không được viện tới... Bí ẩn tông đồ thứ mười ba không chỉ đơn thuần tìm cách làm sáng tỏ bí mật về thân thế chúa Jesus, một bí mật từng khiến thế giới tốn không biết bao nhiêu giấy mực, xương máu và nước mắt, mà còn kể lại một cách sinh động đến nghẹt thở những câu chuyện hậu trường tôn giáo đầy gian dối, cạm bẫy, hiểm nguy và chết chóc, làm mê say độc giả, góp phần vinh danh Michel Benoît như một "chuyên gia về nguồn gốc Thiên chúa giáo" Michel Benoît là nhà thần học, tiến sĩ sinh học và từng là tu sĩ. Tìm mua: Bí Ẩn Tông Đồ Thứ 13 TiKi Lazada Shopee Ông rời Giáo hội năm 1984 và các nghiên cứu của ông về cuộc sống cũng như nhân thân Chúa Jesus bị Giáo hội kịch liệt phản đối. Đây cũng chính là lý do khiến ông quyết tâm theo đuổi công cuộc nghiên cứu này - vốn được thể hiện rõ qua nhiều tác phẩm văn học của ông như Tù nhân của Chúa, Bí mật tông đồ thứ mười ba…Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Ẩn Tông Đồ Thứ 13 PDF của tác giả Michel Benoît nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi Sao (Jiddu Krishnamurti)
BÀI DIỄN VĂN GIẢI TÁN GIÁO HỘI NGÔI SAO Giáo Hội Ngôi Sao ở Phương Đông được thành lập năm 1911 để tuyên cáo sự xuất hiện của vị Thầy trên thế giới. Krishnamurti được bầu làm người cầm đầu Giáo Hội. Ngày mùng 2 tháng 8, năm 1929, ngày khai mạc Hội Nghị hàng năm tại Trại của Giáo Hội Ngôi Sao ở Ommen, Hòa Lan, Krishnamurti đã giải tán Giáo Hội trước 3000 hội viên. Dưới đây là toàn thể bài diễn văn đọc trong dịp này. “Sáng nay, chúng ta sẽ thảo luận về sự giải tán Giáo Hội Ngôi Sao. Nhiều người sẽ hân hoan đón nhận, và những người khác lại có thể buồn rầu. Nó chẳng phải là một vấn đề để vui mừng và cũng chẳng phải để buồn rầu, bởi lẽ nó không thể tránh được, như tôi sẽ giải thích. “Quí vị có thể nhớ câu chuyện về tên ác quỷ và người bạn cùng đi trên đường phố, khi họ thấy một người đi phía trước, cúi xuống và nhặt một vật gì ở dưới đất, ngắm nghía rồi bỏ vào túi hắn. Người bạn nói với tên ác quỷ “Người đó nhặt cái gì vậy?” “Nó nhặt một mảnh Chân Lý” tên ác quỷ trả lời. “Vậy thì nó là một vấn đề không hay cho anh” người bạn nói vậy. “Ồ, nó không phải như vậy”, tên ác quỷ trả lời. “Tôi sẽ để cho nó tổ chức vế vấn đề này.” Tôi vẫn giữ nguyên lập trường của tôi Chân Lý là mảnh đất không có lối vào, và quí vị không thể tiến tới bằng bất cứ con đường nào, bằng bất cứ tôn giáo nào, bằng bất cứ giáo phái nào. Đó là quan điểm của tôi và tôi chấp nhận nó một cách tuyệt đối và vô điều kiện. Chân Lý, tự nó vô biên, vô điều kiện, không thể tiến tới bằng bất cứ con đường nào, nó không nên được tổ chức; và cũng chẳng nên thiết lập một tổ chức nào để lãnh đạo hay bắt buộc dân chúng phải theo một con đường nào đó. Nếu trước tiên quí vị hiểu như vậy, thì quí vị sẽ thấy việc tổ chức một tín ngưỡng là một công việc bất khả thi. Tín ngưỡng là một điều thuần túy cá nhân, và quí vị không thể và không nên biến nó thành một tổ chức. Nếu quí vị làm việc đó, nó sẽ trở thành chết ngắc, kết tinh lại; nó trở thành một tín ngưỡng, một giáo phái, một tôn giáo, được áp đặt lên những người khác. Đó là điều mà mọi người trên toàn thế giới đương muốn thực hành. Chân Lý đã được hạn hẹp lại và trở thành một vườn chơi cho những kẻ yếu đuối, cho những kẻ chỉ tạm thời bất mãn. Chân Lý không thể mang nó xuống thấp mà trái lại cá nhân con người phải cố gắng để tiến lên. Qúi vị không thể mang đỉnh núi xuống nơi thung lũng. Nếu quí vị muốn tiến lên đỉnh núi, quí vị phải đi qua thung lũng, trèo lên các ngọn đá chơi vơi, không sợ hãi về những vực thẳm hiểm nguy. Theo quan điểm của tôi, đó là lý do thứ nhất tại sao Giáo Hội Ngôi Sao nên phải giải tán. Mặc dù vậy, quí vị có thể sẽ thành lập những giáo hội khác, quí vị sẽ tiếp tục trực thuộc những tổ chức khác đi tìm Chân Lý. Tôi không muốn trực thuộc bất cứ tổ chức nào có tính cách tâm linh, xin quí vị cảm thông cho điều này. Tôi sẽ xử dụng một tổ chức để có thể đưa tôi tới Luân Đôn chẳng hạn; đó lại là một loại tổ chức khác hẳn, chỉ có tính cách cơ năng, như nhà bưu điện, hoặc truyền tin viễn liên. Tôi có thể dùng xe ô tô hay tầu thủy để di chuyển, đó chỉ là những phương tiện cơ khí vật lý. Nó không liên quan gì đên vấn đề tâm linh. Tìm mua: Bài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi Sao TiKi Lazada Shopee Một lần nữa tôi xác nhận là không một tổ chức nào có thể đưa con người tới con đường tâm linh. Nếu một tổ chức được thành lập với mục đích này, nó sẽ trở thành một cái nạng, một sự yếu đuối, một trói buộc và làm cho cá nhân thành què quặt, làm cản cho sự tăng trưởng để trở thành một cá nhân riêng biệt được thể hiện qua sự tự kiến thấy cái Chân Lý tuyệt đối và vô điều kiện. Như vậy đó lại là một lý do khác tại sao tôi đã quyết định như vậy khi sự kiện xẩy ra tôi là người cầm đầu giáo hội để giải tán hội. Không một ai đã thuyết phục tôi đi đến quyết định này. “Điều này không phải là một hành động cao đẹp bởi lẽ tôi không muốn có tín đồ, và đó là ý muốn của tôi. Khi quí vị theo một người nào, quí vị chấm dứt sự tìm kiếm Chân Lý. Tôi không quan tâm tới sự quí vị có lưu ý hay không lưu ý tời những gì tôi nói. Tôi chỉ muốn làm một cái gì đó trên thế giới và tôi sẽ làm việc đó với một sự tập trung không suy chuyển. Tôi chỉ bận tâm với một điều thiết yếu mà thôi: là sự giải phóng con người. Tôi muốn giải thoát con người khỏi mọi thứ lồng cũi, khỏi mọi sự lo sợ, và không thành lập tôn giáo, những giáo phái mới, mà cũng chẳng thiết lập cá triết thuyết mới và triết lý mới. Vì vậy, lẽ tất nhiên, quí vị sẽ hỏi tôi, tại sao tôi đi khắp thế giới và luôn luôn diễn thuyết. Tôi sẽ nói với quí vị lý do tại sao tôi làm vậy: không phải tôi mong muốn có người theo, không phải tôi mong muốn có một nhóm đặc biệt đệ tử khác người. (Bằng cách nào con người yêu thích đuợc khác với đồng loại, dù sự khắc biệt đó nó lố lăng, vô lý, và tầm thường. Tôi không muốn khuyến khích sự vô lý đó.) Tôi không muốn có tín đồ, không có tông đồ, hoặc giả ở trên trái đất, hoặc giả trong phạm vi tâm linh. “Cũng không phải sự ham muốn tiền tài, hoặc có một đời sống thỏai mái đã hấp dẫn tôi. Nếu tôi muốn có một đời sống thoải mái, tôi đã không đến một Trạng Trại, hoặc sống ở một xứ ẩm ướt! Tôi nói thẳng vì tôi muốn giải quyết vấn đề này một lần cho xong. Tôi không muốn có những cuộc tranh luận ấu trĩ năm này qua năm khác.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jiddu Krishnamurti":Dưới Chân ThầyNghĩ Về Những Điều NàyLửa Trong Cái TríThâm Nhập Thấu TriệtThư Gửi Trường HọcBài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi SaoBạn Đang Nghịch Gì Với Đời MìnhTự Do Vượt Trên Sự Hiểu BiếtBàn Về Cách Kiếm Sống Đúng ĐắnBàn Về Tình Yêu Và Sự Cô ĐộcCái Gương Của Sự Liên HệĐánh Thức Trí Thông MinhGiáo Dục Và Ý Nghĩa Của SốngGiáp Mặt Cuộc ĐờiSổ Tay Của KrishnamurtiTương Lai Của Nhân LoạiTuyển Tập KrishnamurtiVượt Khỏi Bạo LựcQuyển Sách Của Cuộc Đời Jiddu KrishnamurtiĐối Mặt Với Thế Giới Hoảng LoạnGhi Chép Của KrishnamurtiĐường Vào Hiện SinhKhai Sáng Trí NăngHướng Đi Cho Cuộc ĐờiNỗi Đau Thời GianÝ Nghĩa Về Sự Chết, Đau Khổ Và Thời GianĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi Sao PDF của tác giả Jiddu Krishnamurti nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ (Thiện Tương Khuyến)
LỜI DẪN …… Chuyện tiết dục về lý rất thâm, quan hệ rất lớn, nói chẳng dễ dàng đâu nhé! Phàm trời sanh trai gái, thánh nhân phỏng theo trời lập ra quy củ cho nam nữ lập gia đình, chính là mối quan hệ lớn nhất giữa người với người, trên liên quan đến phong hóa, dưới để tiếp nối giống nòi, há phải đâu hằng ngày mong cầu khoái lạc, coi dục sự là trọng ư? Người tham dục, tinh loãng vô lực, như hạt giống lép chẳng thể nẩy mầm; vì thế khó sanh con. Nếu sanh con được, đa phần chưa thành người đã chết yểu! Nếu may mắn không chết yểu thì cũng bấy bớt, yếu đuối, không thể lớn mạnh được! Nếu bảo dưỡng tinh thần, tiết dục nửa năm, đợi đến khi vợ qua kỳ thiên quý, chọn ngày lành tháng tốt, cùng nhau vui vầy, quyết sẽ hoài thai. Sau đấy, vĩnh viễn dứt dục sự thì đứa con được sanh ra chẳng những tánh hạnh trinh lương, dục niệm mỏng nhẹ, mà thể chất mạnh mẽ, không lo bị thai độc, đậu chẩn, tật bệnh v.v… “Thiên quý” tức là hành kinh vậy. Phải qua kỳ kinh nguyệt mới đậu thai được, những lúc khác chẳng thể thọ thai. Khi kinh nguyệt chưa hết, trọn chẳng được ân ái. Ân ái thì người vợ sẽ mắc bệnh dây dưa, đừng mong chi hoài thai nữa. Chuyện quan hệ lớn lao của con người há có thể làm vào ngày xấu, tiết xấu; vì thế, phải chọn lấy bữa tốt lành. Thiên Nguyệt Lệnh của sách Lễ Ký có chép thánh nhân vào lúc giữa Xuân, trước khi sấm động ba ngày, đánh mõ lớn để truyền cho dân biết: “Lôi tương phát thanh, hữu bất giới dung chỉ giả, sanh tử bất bị, tất hữu hung tai” (Sấm sắp động. Kẻ nào chẳng biết kiêng cử chuyện ăn nằm thì sanh con chẳng vẹn toàn, ắt iv bị tai họa hung hiểm). “Gõ mõ gỗ truyền lệnh cho nhân dân” là sai quan địa phương truyền báo cho trăm họ. “Dung chỉ” còn gọi là “động tịnh”. “Bất giới dung chỉ” (chẳng biết kiêng cử chuyện ăn nằm) là cứ ân ái. “Sanh con chẳng vẹn toàn” nghĩa là ngũ quan chẳng hoàn toàn v.v… Trong đời thường có kẻ sanh con chẳng ra người, hoặc thân hình thiếu sứt đều là vì lẽ này. “Ắt có tai họa hung hiểm” ý nói cha mẹ còn gặp tai ương nguy hiểm như mắc bệnh ngặt nghèo, yểu thọ v.v… chứ chẳng phải chỉ sanh con không vẹn toàn! Thời xưa, thánh vương coi trọng mạng dân nên đặc biệt chú ý đến điều này, gõ mõ gỗ để báo cho dân biết. Chẳng những khi sấm sắp động nên kiêng kỵ, mà ngay cả khi mưa to gió lớn, gặp ngày có sao xấu, và lúc đổi mùa, nhằm ngày đản sanh của Phật, Thánh đều nên kiêng kỵ cả. Đây thật là đại đạo tôn trời kính thánh, tuân theo vương pháp, giữ vẹn nhân luân. Tiếc rằng người đời nhất loạt chẳng chịu nói ra điều này khiến cho thể chất của con cháu đời sau ngày càng tệ hơn đời trước, hoặc là tuổi trẻ đã sớm chết yểu, hoặc vì hành dục quá độ, dẫu không chết yểu, cũng trở thành suy tàn, không làm nên trò trống gì! Quá nửa đều là do cha mẹ chẳng biết đạo nhân luân mà nên nỗi! Cha mẹ không biết là vì ông bà không dạy. Lúc con cái trưởng thành, nên đem những chuyện tiết dục bảo tồn thân thể v.v… cặn kẽ bảo ban, cha dạy con gái không tiện, còn mẹ thì không ngại gì! Làm được như thế mới là thật sự yêu thương con cái. Nhưng thế gian yêu thương đa phần là mặc cho nó phóng túng dục sự thì cái hại ấy còn quá giết chết con cái nữa, chẳng đáng buồn ư? Tìm mua: Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ TiKi Lazada Shopee Thánh nhân trọng thai giáo, hết sức chú ý đến điều này: Lúc chưa có thai đã chuẩn bị dạy sẵn. Tôi lạm dự vào Tăng chúng, há nên lại bàn chuyện ăn nằm giữa vợ chồng? Là vì trước khi xuất gia đã từng coi những lời luận bàn chí lý của cổ nhân về chuyện củng cố cái gốc, nên muốn truyền cho tri kỷ để báo cái ân hộ pháp. Một lẽ nữa là vì đức Phật là đại y vương, không bệnh nào chẳng trị, Quang làm đệ tử Phật cũng muốn tùy phận, tùy sức hành y đạo. Căn bệnh này là căn bệnh lớn chung của cả thế gian. Nếu cứ để cho căn bệnh lớn phổ biến của cả thế gian này mặc tình phát sanh nẩy nở, chuyên đi trị những căn bệnh riêng biệt nhỏ nhặt khác, há chẳng phải là điên đảo không phân nặng - nhẹ hay sao? …… Trích Thư gởi cư sĩ X… ở Vĩnh Gia (Ấn Quang Đại sư)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ PDF của tác giả Thiện Tương Khuyến nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ (Thiện Tương Khuyến)
LỜI DẪN …… Chuyện tiết dục về lý rất thâm, quan hệ rất lớn, nói chẳng dễ dàng đâu nhé! Phàm trời sanh trai gái, thánh nhân phỏng theo trời lập ra quy củ cho nam nữ lập gia đình, chính là mối quan hệ lớn nhất giữa người với người, trên liên quan đến phong hóa, dưới để tiếp nối giống nòi, há phải đâu hằng ngày mong cầu khoái lạc, coi dục sự là trọng ư? Người tham dục, tinh loãng vô lực, như hạt giống lép chẳng thể nẩy mầm; vì thế khó sanh con. Nếu sanh con được, đa phần chưa thành người đã chết yểu! Nếu may mắn không chết yểu thì cũng bấy bớt, yếu đuối, không thể lớn mạnh được! Nếu bảo dưỡng tinh thần, tiết dục nửa năm, đợi đến khi vợ qua kỳ thiên quý, chọn ngày lành tháng tốt, cùng nhau vui vầy, quyết sẽ hoài thai. Sau đấy, vĩnh viễn dứt dục sự thì đứa con được sanh ra chẳng những tánh hạnh trinh lương, dục niệm mỏng nhẹ, mà thể chất mạnh mẽ, không lo bị thai độc, đậu chẩn, tật bệnh v.v… “Thiên quý” tức là hành kinh vậy. Phải qua kỳ kinh nguyệt mới đậu thai được, những lúc khác chẳng thể thọ thai. Khi kinh nguyệt chưa hết, trọn chẳng được ân ái. Ân ái thì người vợ sẽ mắc bệnh dây dưa, đừng mong chi hoài thai nữa. Chuyện quan hệ lớn lao của con người há có thể làm vào ngày xấu, tiết xấu; vì thế, phải chọn lấy bữa tốt lành. Thiên Nguyệt Lệnh của sách Lễ Ký có chép thánh nhân vào lúc giữa Xuân, trước khi sấm động ba ngày, đánh mõ lớn để truyền cho dân biết: “Lôi tương phát thanh, hữu bất giới dung chỉ giả, sanh tử bất bị, tất hữu hung tai” (Sấm sắp động. Kẻ nào chẳng biết kiêng cử chuyện ăn nằm thì sanh con chẳng vẹn toàn, ắt iv bị tai họa hung hiểm). “Gõ mõ gỗ truyền lệnh cho nhân dân” là sai quan địa phương truyền báo cho trăm họ. “Dung chỉ” còn gọi là “động tịnh”. “Bất giới dung chỉ” (chẳng biết kiêng cử chuyện ăn nằm) là cứ ân ái. “Sanh con chẳng vẹn toàn” nghĩa là ngũ quan chẳng hoàn toàn v.v… Trong đời thường có kẻ sanh con chẳng ra người, hoặc thân hình thiếu sứt đều là vì lẽ này. “Ắt có tai họa hung hiểm” ý nói cha mẹ còn gặp tai ương nguy hiểm như mắc bệnh ngặt nghèo, yểu thọ v.v… chứ chẳng phải chỉ sanh con không vẹn toàn! Thời xưa, thánh vương coi trọng mạng dân nên đặc biệt chú ý đến điều này, gõ mõ gỗ để báo cho dân biết. Chẳng những khi sấm sắp động nên kiêng kỵ, mà ngay cả khi mưa to gió lớn, gặp ngày có sao xấu, và lúc đổi mùa, nhằm ngày đản sanh của Phật, Thánh đều nên kiêng kỵ cả. Đây thật là đại đạo tôn trời kính thánh, tuân theo vương pháp, giữ vẹn nhân luân. Tiếc rằng người đời nhất loạt chẳng chịu nói ra điều này khiến cho thể chất của con cháu đời sau ngày càng tệ hơn đời trước, hoặc là tuổi trẻ đã sớm chết yểu, hoặc vì hành dục quá độ, dẫu không chết yểu, cũng trở thành suy tàn, không làm nên trò trống gì! Quá nửa đều là do cha mẹ chẳng biết đạo nhân luân mà nên nỗi! Cha mẹ không biết là vì ông bà không dạy. Lúc con cái trưởng thành, nên đem những chuyện tiết dục bảo tồn thân thể v.v… cặn kẽ bảo ban, cha dạy con gái không tiện, còn mẹ thì không ngại gì! Làm được như thế mới là thật sự yêu thương con cái. Nhưng thế gian yêu thương đa phần là mặc cho nó phóng túng dục sự thì cái hại ấy còn quá giết chết con cái nữa, chẳng đáng buồn ư? Tìm mua: Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ TiKi Lazada Shopee Thánh nhân trọng thai giáo, hết sức chú ý đến điều này: Lúc chưa có thai đã chuẩn bị dạy sẵn. Tôi lạm dự vào Tăng chúng, há nên lại bàn chuyện ăn nằm giữa vợ chồng? Là vì trước khi xuất gia đã từng coi những lời luận bàn chí lý của cổ nhân về chuyện củng cố cái gốc, nên muốn truyền cho tri kỷ để báo cái ân hộ pháp. Một lẽ nữa là vì đức Phật là đại y vương, không bệnh nào chẳng trị, Quang làm đệ tử Phật cũng muốn tùy phận, tùy sức hành y đạo. Căn bệnh này là căn bệnh lớn chung của cả thế gian. Nếu cứ để cho căn bệnh lớn phổ biến của cả thế gian này mặc tình phát sanh nẩy nở, chuyên đi trị những căn bệnh riêng biệt nhỏ nhặt khác, há chẳng phải là điên đảo không phân nặng - nhẹ hay sao? …… Trích Thư gởi cư sĩ X… ở Vĩnh Gia (Ấn Quang Đại sư)Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Ấn Quang Đại Sư Văn Sao Bảo Thân Tiết Dục Pháp Ngữ PDF của tác giả Thiện Tương Khuyến nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.