Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Sức Mạnh Của Thói Quen (Charles Duhigg)

Phần mở đầu

Cải tạo thói quen

Cô là đối tượng tham gia yêu thích của các nhà khoa học.

Theo hồ sơ, Lisa Allen, 34 tuổi, đã bắt đầu hút thuốc lá và uống rượu từ năm 16 tuổi và đấu tranh chống lại bệnh béo phì suốt cuộc đời. Khi cô ở độ tuổi hai mươi, có lúc các công ty thu hồi nợ đã tìm kiếm ráo riết cô để đòi khoản nợ 10.000 đô-la. Một bản sơ yếu lý lịch cũ cho thấy công việc lâu nhất cô làm là gần một năm.

Tuy nhiên, người phụ nữ trước mặt các nhà nghiên cứu hôm nay thanh mảnh và tràn đầy sức sống, với đôi chân rắn chắc của một vận động viên điền kinh. Trông cô trẻ hơn đến mười tuổi so với bức ảnh trong hồ sơ và chừng như cô có thể luyện tập tốt hơn bất kỳ ai trong phòng. Tìm mua: Sức Mạnh Của Thói Quen TiKi Lazada Shopee

Theo báo cáo gần đây nhất trong hồ sơ, hiện cô không còn khoản nợ nào, không uống rượu và đã làm việc ở một công ty thiết kế đồ họa được 3 năm 3 tháng.

“Lần cuối cùng cô hút thuốc là khi nào?” một bác sĩ trị liệu hỏi, bắt đầu cho một chuỗi câu hỏi mà Lisa trả lời mỗi lần cô đến phòng thí nghiệm bên ngoài Bethesda thuộc Maryland.

“Gần 4 năm trước, tôi đã sụt 27kg và bắt đầu chạy ma-ra-tông từ đó,” cô trả lời. Cô cũng bắt đầu tham gia khóa học lấy bằng thạc sĩ và mua nhà. Đó là quãng thời gian có rất nhiều sự kiện xảy ra.

Trong phòng gồm nhà chuyên khoa thần kinh, nhà tâm lý học, nhà di truyền học và một nhà xã hội học. Ba năm qua, với nguồn tài trợ từ Viện Y tế Quốc gia, đội ngũ này đã tìm hiểu về Lisa và hơn 24 người khác là những người đã từng hút thuốc lá, ăn uống vô độ, người say xỉn có vấn đề, người bị ám ảnh mua sắm và người có thói quen không tốt. Tất cả những người tham gia đều có một điểm chung, họ đã làm lại cuộc đời trong khoảng thời gian rất ngắn. Vì thế, các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu xem điều đó đã xảy ra như thế nào. Để làm điều này, họ xem xét những biểu hiệu quan trọng của các đối tượng, lắp đặt camera quan sát trong nhà để ghi lại hoạt động hàng ngày, xem xét một phần chuỗi AND được sắp xếp trình tự, quan sát bên trong não đối tượng nhờ vào công nghệ hiện đại, quan sát xung lực máu và điện từ trong não khi người tham gia chịu tác động do sự cám dỗ của khói thuốc lá và những bữa ăn thịnh soạn. Mục đích của các nhà khoa học là tìm ra thói quen tác động thế nào đến thần kinh và làm gì để thay đổi thói quen.

“Tôi biết cô đã kể chuyện này hàng chục lần, nhưng vài đồng nghiệp của tôi chỉ được nghe kể lại. Cô có thể mô tả lại mình đã bỏ thuốc lá thế nào không?” người bác sĩ đề nghị Lisa.

“Chắc chắn rồi,” Lisa đáp, “Mọi chuyện bắt đầu ở Cairo.” Kỳ nghỉ đó là một quyết định vội vàng, cô khẳng định. Vài tháng trước đó, chồng cô trở về sau khi hoàn thành công việc và thông báo anh ta sẽ đi vì yêu một cô gái khác. Lisa mất một thời gian để giải quyết chuyện phản bội và cuốn vào cuộc ly hôn. Khoảng thời gian đó thật sự đau đớn, cô bị ám ảnh việc bí mật theo dõi chồng mình và người phụ nữ đó, cô đã gọi điện thoại cho cô ta sau nửa đêm và gác máy. Sau đó, vào một buổi chiều nọ, Lisa đến nhà người phụ nữ ấy, say xỉn, đập cửa và la hét giận dữ rằng cô sẽ đốt căn nhà.

“Đó chẳng phải là quãng thời gian tốt đẹp gì, lúc nào tôi cũng muốn xem kim tự tháp và vì thẻ tín dụng của tôi cũng chưa đến giới hạn nợ, thế nên…” Lisa tiếp tục.

Buổi sáng đầu tiên ở Cairo, Lisa thức dậy từ sớm tinh mơ khi nghe thấy tiếng kinh cầu nguyện cất lên từ một nhà thờ gần đó. Phòng khách sạn vẫn tối đen như mực. Vẫn còn ngái ngủ và mệt mỏi sau chuyến bay dài, cô châm một điếu thuốc.

Cô không nhận ra mình đang cố châm lửa một cây bút chứ không phải một điếu Marlboro cho đến khi có mùi nhựa cháy bốc lên. Bốn tháng trước, cô chỉ biết khóc lóc, ăn uống bất thường, mất ngủ và cảm thấy xấu hổ, vô vọng, chán nản và giận dữ. Nằm trên giường, cô thấy mình đang dần kiệt sức. “Giống như lớp lớp nỗi buồn kéo đến, mọi thứ tôi từng mong muốn đã hoàn toàn sụp đổ trước mắt. Thậm chí, tôi còn không thể hút thuốc sao cho đúng.”

“Rồi tôi bắt đầu nghĩ về người-chồng-cũ, về việc sẽ khó khăn thế nào để tìm một công việc mới khi về nhà, viêc tôi ghét cay ghét đắng công việc đó, và tôi thấy không khỏe ra sao. Tôi đứng dậy, đập vỡ một bình nước khiến nó vương vãi khắp sàn nhà và bắt đầu khóc nhiều hơn.

Tôi cảm thấy tuyệt vọng, có lẽ phải thay đổi điều gì đó, ít nhất là điều tôi có thể kiểm soát được.”

Cô tắm táp và rời khách sạn. Cô lái xe dọc những con đường mòn của Cairo, những con đường lầy lội dẫn đến kim tự tháp Sphinx ở khu lăng mộ Giza và sa mạc rộng lớn, bất tận bao quanh nó, trong một khoảnh khắc, cảm giác thương hại bản thân tan biến. Cô thầm nghĩ, mình phải có một mục tiêu cho cuộc đời, một cái gì đó để hướng đến.

Vì thế khi trong xe taxi, cô đã quyết định trở về Ai Cập và thực hiện một chuyến đi bộ qua sa mạc.

Lisa biết đó là một ý tưởng điên rồ. Cô đang thừa cân, sức khỏe không tốt và không còn tiền trong ngân hàng. Cô không biết tên sa mạc mình đang tìm kiếm hay chuyến đi đó có thể hay không. Nhưng dù thế nào, đó cũng không phải là vấn đề. Cô cần điều gì đó để tập trung vào.

Lisa quyết định sẽ dành một năm để chuẩn bị cho điều đó. Để vượt qua hành trình, cô biết mình phải hy sinh điều gì.

Cụ thể hơn, cô cần phải bỏ thuốc lá.

11 tháng sau, cuối cùng Lisa cũng băng qua sa mạc với 6 người khác trên một chiếc xe có máy lạnh. Đoàn lữ hành mang theo rất nhiều nước, thức ăn, lều, bản đồ, hệ thống định vị toàn cầu, radio thu phát hai chiều, nếu có ném thêm một thùng thuốc lá thì cũng chẳng có gì khác biệt.

Nhưng khi trong xe taxi, Lisa không biết điều đó. Theo các nhà khoa học ở phòng thí nghiệm, chi tiết của chuyến đi vất vả đó không hề liên quan. Vì họ bắt đầu nhận thấy, sự thay đổi nhỏ trong nhận thức của Lisa ngày ở Cairo, rằng cô tin chắc bỏ thuốc lá để đạt được mục tiêu của mình, đã tạo ra một chuỗi những thay đổi ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của cô. Sáu tháng sau, cô đã thay thế thuốc lá bằng chạy bộ và lần lượt thay đổi cách ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, lên lịch làm việc, dự tính tương lai, v.v… Cô bắt đầu chạy ma-ra-tông, trở lại trường học, mua nhà và kết hôn. Cuối cùng, cô được tuyển dụng vào làm nghiên cứu khoa học và khi các nhà nghiên cứu bắt đầu xem xét hình ảnh não bộ của Lisa, họ tìm thấy vài thứ khác lạ, một cấu trúc thần kinh - thói quen cũ của cô - đã được thay thế bằng cấu trúc mới. Họ vẫn có thể nhìn thấy hoạt động thần kinh của những thói quen cũ nhưng những xung lực đó đã bị đẩy ra bằng sự thúc đẩy mới. Vì thói quen của Lisa thay đổi, não của cô cũng thế.

Các nhà khoa học tin rằng chuyến đi đến Cairo, cũng như cuộc ly hôn hay chuyến đi qua sa mạc không phải là nguyên nhân của sự thay đổi. Nguyên nhân là Lisa đã tập trung thay đổi chỉ một thói quen duy nhất: hút thuốc lá. Những người tham gia vào quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học cũng trải qua quy trình tương tự. Bằng việc tập trung vào một dạng duy nhất được gọi là “thói quen cơ bản”, Lisa đã tự dạy mình cách sửa lại những hoạt động khác trong cuộc sống.

Không phải chỉ cá nhân mới có thể thay đổi. Khi công ty thay đổi thói quen, toàn bộ tổ chức sẽ chuyển đổi theo. Các công ty như Procter & Gamble, Starbucks, Alcoa và Target tận dụng được sự hiểu biết sâu sắc này để tác động đến việc hoàn thành công việc, cách mọi người giao tiếp và cách khách hàng mua sắm mà họ không hề nhận ra.

“Tôi muốn cho cô xem một bản chụp cắt lớp gần đây,” một nhà nghiên cứu nói với cô khi sắp kết thúc bài kiểm tra. Ông đặt tấm hình có hình ảnh bên trong đầu cô lên màn hình máy vi tính.

“Khi cô nhìn thấy thức ăn, những khu vực này”, ông chỉ vào một chỗ gần trung tâm não của cô, “liên quan đến cơn đói vẫn sẽ hoạt động. Não cô sẽ tạo ra chất kích thích làm cô ăn nhiều hơn.”

“Tuy nhiên, có hoạt động mới ở khu vực này” - ông chỉ vào khu vực gần với trán nhất - “nơi mà sự kiềm chế và tự kiểm soát bắt đầu. Hoạt động đó sẽ mạnh hơn mỗi lần cô ăn.”

Lisa là đối tượng tham gia yêu thích của các nhà khoa học vì bản chụp cắt lớp não của cô rất thuyết phục và có ích để tạo ra một bản đồ về nơi có cấu trúc lề thói - thói quen - trong tâm trí con người. “Cô đã giúp chúng tôi hiểu được một quyết định trở thành lề thói tự động thế nào”, người bác sĩ nói với cô.

Mọi người trong phòng cảm thấy họ đang bên bờ vực của điều gì đó quan trọng. Và thực sự như vậy.

* * *

Khi thức dậy vào buổi sáng, bạn sẽ làm gì đầu tiên? Có phải bạn sẽ tắm vội, kiểm tra email hay lấy một cái bánh nướng từ quầy bếp? Bạn đánh răng trước hay sau khi lau khô mình? Bạn buộc dây giày trái hay phải trước? Bạn nói gì với các con khi đi ra cửa? Bạn chọn đường nào để lái xe đi làm? Khi đến bàn làm việc, bạn sẽ giải quyết mail, chat với đồng nghiệp hay vội vàng lên kế hoạch làm việc trước? Bữa trưa bạn ăn rau trộn hay bánh hăm-bơ-gơ? Khi về nhà, bạn sẽ thay giày đế mềm và đi bộ hay ăn tối, xem ti vi và uống một cốc rượu?

Năm 1892, William James viết: “Toàn bộ cuộc sống chúng ta là một tổng thể các thói quen, dù trong chừng mực nào đó nó có một hình thái nhất định.” Hầu hết những lựa chọn hàng ngày có vẻ là kết quả của sự quyết định đã được xem xét kỹ càng nhưng thật sự không phải vậy. Đó là thói quen. Và mặc dù mỗi thói quen có tác dộng không lớn, theo thời gian, món ăn chúng ta gọi, lời chúng ta nói với con cái mỗi đêm, chúng ta tiêu xài hay tiết kiệm, chúng ta tập thể dục thường xuyên thế nào và cách chúng ta tổ chức suy nghĩ, công việc hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, năng suất lao động, an toàn tài chính và hạnh phúc của ta. Bài báo của một nhà nghiên cứu ở trường Đại học Duke năm 2006 đã kết luận rằng hơn 40% lề thói hàng ngày của con người không phải là quyết định thực sự mà là thói quen.

William James cũng như nhiều người khác, từ Aristotle đến Oprah, dành hầu hết cuộc đời để tìm hiểu thói quen tồn tại thế nào. Nhưng chỉ trong hai thập kỷ vừa qua, các nhà khoa học và nhà tiếp thị mới bắt đầu hiểu được thói quen hoạt động như thế nào và quan trọng hơn, nó thay đổi thế nào.

Cuốn sách này được chia làm ba phần. Phần một nói về cách thức hình thành thói quen trong cuộc sống mỗi người. Chúng tôi nghiên cứu cấu trúc thần kinh của việc hình thành thói quen, làm thế nào để tạo thói quen mới và thay đổi cái cũ và những phương pháp, ví dụ như một nhân vật quảng cáo đẩy bàn chải đánh răng một cách khó hiểu đã trở thành nỗi ám ảnh lớn lao.

Nó giải thích Procter & Gamble đã hóa một ống xịt Febreze thành một vụ kinh doanh trị giá hàng tỉ đô-la nhờ vào sự thúc đẩy theo thói quen của khách hàng như thế nào, Alcoholics Anonymous thay đổi cuộc sống bằng cách khắc phục thói quen quyết định của thói nghiện như thế nào và trọng tài Tony Dungy đã đảo ngược vận mệnh của đội bóng yếu nhất trong Liên đoàn Bóng đá Quốc gia bằng cách tập trung vào những phản ứng tự nhiên của các cầu thủ trước những gợi ý tinh vi đang diễn ra trong trận đấu như thế nào.

Phần hai xem xét những thói quen của các công ty và tổ chức đã thành công. Cụ thể, nó giải thích việc nhà lãnh đạo Paul O’Neill trước khi trở thành thư ký bộ tài chính đã biến một nhà sản xuất nhôm đang vật lộn thành nhà sản xuất hàng đầu ở khu công nghiệp Dow Jones bằng cách tập trung vào thói quen quyết định như thế nào; và làm thế nào Starbucks đưa một người bỏ học trung học giữa chừng thành nhà quản lý hàng đầu bằng cách truyền dẫn những thói quen giúp nâng cao ý chí. Nó cũng giải thích tại sao một bác sĩ phẫu thuật tài năng có thể mắc những lỗi thảm khốc khi thói quen tổ chức của bệnh viện không như ý muốn.

Phần ba nói về các thói quen xã hội. Nó kể lại chi tiết việc Martin Luther King và cuộc vận động quyền dân chủ thành công một phần bằng cách thay đổi thói quen cố hữu của xã hội

Montgomery, Alabama và tại sao Rick Warren, một vị mục sư lại xây dựng được nhà thờ lớn nhất nước ở thung lũng Saddleback thuộc bang Carlifornia. Cuối cùng, nó lý giải những vấn đề đạo đức hóc búa như một tên sát nhân ở Anh có nên được thả tự do không nếu hắn có thể thuyết phục rằng thói quen của hắn dẫn đến việc giết người.

Mỗi chương suy xét xung quanh một lý lẽ quan trọng: Thói quen có thể thay đổi được nếu chúng ta hiểu được cách thức nó hoạt động.

Cuốn sách này dẫn đến hàng trăm nghiên cứu học thuật, bài phỏng vấn trên 300 nhà khoa học và lãnh đạo, nghiên cứu tiến hành tại nhiều công ty. (Để biết thêm về số liệu các nguồn, xin tham khảo ghi chú của cuốn sách và trang http://www.thepowerofhabit.com.) Nó tập trung vào những thói quen được định nghĩa chính xác: những lựa chọn mà tất cả chúng ta quyết định theo chủ ý tại thời điểm nào đó và sau đó dù không tiếp tục suy nghĩ nhưng vẫn còn thực hiện thường xuyên mỗi ngày. Vào một thời điểm, chúng ta quyết định nên ăn uống bao nhiêu, tập trung vào điều gì khi đến văn phòng, nên uống rượu hay đi bộ thường xuyên thế nào. Sau đó chúng ta ngừng quyết định và lề thói đó tiếp tục xảy ra. Đó là kết quả hiển nhiên của hệ thần kinh. Và khi hiểu được cách nó xảy ra, bạn có thể xây dựng lại cấu trúc đó theo cách bạn lựa chọn.

* * *

Tôi bắt đầu quan tâm đến khoa học về thói quen lần đầu tiên khi đọc được một bài báo cáo trên một tờ báo ở Baghdad cách đây 8 năm. Theo quan sát của tôi, quân đội Mỹ là một trong những thí nghiệm lớn nhất về sự hình thành thói quen trong lịch sử. Huấn luyện cơ bản dạy cho các binh lính cách tạo thói quen kỹ lưỡng để biết cách bắn, suy nghĩ và giao tiếp khi có hỏa hoạn. Trên chiến trường, mọi mệnh lệnh được giao đều dựa trên những lề thói được luyện tập để trở nên nhuần nhuyễn. Toàn bộ tổ chức dựa trên những thói quen luyện tập không ngừng để xây dựng căn cứ, đặt định trọng điểm chiến lược và quyết định xem nên đáp trả sự tấn công của đối phương như thế nào. Trong những ngày đầu nổ ra chiến tranh, sự nổi loạn ở khắp nơi và chết chóc gia tăng không ngừng, các vị chỉ huy tìm kiếm những thói quen mà họ có thể truyền dẫn cho binh lính và nhờ thế người Iraq có thể tạo được hòa bình lâu dài.

Tôi đã ở Iraq được hai tháng khi nghe tin một viên sĩ quan quân đội đang tiến hành chương trình điều chỉnh thói quen ứng khẩu ở Kufa, một thành phố nhỏ nằm cách thủ đô 90 dặm về phía nam. Anh ta là một thiếu tá quân đội đã phân tích những đoạn băng ghi hình các cuộc náo loạn gần đây và tìm ra cấu trúc: Bạo lực thường mở đầu từ một đám đông người Iraq tụ tập ở trung tâm mua sắm hay những không gian mở khác, rồi tăng dần về kích cỡ qua vài giờ. Những người bán thức ăn dạo cũng như người xem sẽ xuất hiện. Rồi có ai đó ném đá hay ném một cái chai và ồn ào sẽ bũng nổ quá sức tưởng tượng.

Khi viên thiếu tá gặp thị trưởng của Kufa, anh ta đã có một yêu cầu kỳ lạ: có thể giữ những người bán thức ăn dạo ngoài trung tâm mua sắm được không? Chắc chắn rồi, ngài thị trưởng trả lời. Vài tuần sau đó, có một đám đông nhỏ tập trung gần Masjid al-Kufa, hay nhà thờ Great Mosque of Kufa. Đến buổi chiều, đám đông lớn dần. Vài người bắt đầu hô những khẩu hiệu giận dữ. Cảnh sát Iraq vì cảm thấy rắc rối đã đánh điện qua radio cho căn cứ nhờ quân đội Mỹ chuẩn bị hành động. Đến chạng vạng, đám đông bắt đầu đói và lo lắng. Mọi người tìm kiếm những người bán thịt xiên nướng thường ở khắp trung tâm mua sắm nhưng lúc đó chẳng tìm thấy ai.

Người xem bỏ đi. Những người hò hét cũng bắt đầu chán nản. Đến 8 giờ tối, tất cả đều rời đi.

Khi tôi đến căn cứ quân sự gần Kufa, tôi đã có cuộc nói chuyện với ngài thị trưởng. Ngài thị trưởng bảo tôi: “Ông không cần phải xem động lực của đám đông là theo thói quen”. Nhưng ông ấy đã dành toàn bộ sự nghiệp vào nghiên cứu tâm lý học của sự hình thành thói quen.

Tại doanh trại quân đội, ông rèn luyện thói quen nạp đạn vũ khí, ngủ ở vùng chiến sự, duy trì sự tập trung giữa chiến trường hỗn loạn, ra quyết định khi đang kiệt sức và choáng váng. Ông tham gia các lớp dạy thói quen tiết kiệm, tập thể dục hàng ngày và giao tiếp với bạn ngủ chung giường tầng. Khi được thăng chức, ông tìm hiểu tầm quan trọng của thói quen tổ chức trong việc bảo đảm cấp dưới có thể ra quyết định mà không phải lúc nào cũng hỏi ý kiến cấp trên và làm sao lề thói đúng đắn hàng ngày có thể giúp ông làm việc dễ dàng hơn cùng với những người ông không ưa. Giờ đây, với vai trò một nhà xây dựng đất nước bằng ứng khẩu, ông đang xem xét làm thế nào đám đông và văn hóa tiếp tục tồn tại bằng những quy định giống nhau.

Trong suy nghĩ của mình, ông cho rằng cộng đồng là một tập hợp lớn những thói quen của hàng ngàn người, cách thức nó bị tác động có thể dẫn đến bạo lực hay hòa bình. Bên cạnh việc ngăn cản những người bán thức ăn dạo, ông đã tiến hành rất nhiều thí nghiệm khác ở Kufa để tác động đến những thói quen của dân cư. Kể từ khi ông đến chưa từng có cuộc bạo động nào.

“Am hiểu thói quen là điều quan trọng nhất tôi học được trong quân đội”, ngài thị trưởng kể với tôi. “Nó thay đổi cách tôi nhìn thế giới. Bạn muốn ngủ thật nhanh và thức dậy trong trạng thái tốt nhất ư? Hãy chú ý đến những việc bạn làm ban đêm và những gì bạn hay làm khi thức dậy. Bạn muốn chạy dễ dàng hơn? Hãy tạo ra động lực để biến nó trở thành công việc hàng ngày. Tôi luyện cho con tôi những công việc nhỏ như thế. Tôi cùng vợ tôi viết ra kế hoạch thói quen trong đời sống vợ chồng. Đó là tất cả những gì chúng tôi nói trong các buổi gặp mặt.

Không một ai ở Kufa nói với tôi rằng chúng ta có thể tác động đến đám đông bằng cách dẹp bỏ những gian hàng bán thịt xiên nướng, nhưng một khi bạn nhìn mọi thứ là những thói quen, bạn cảm thấy ai đó đã cho bạn một tín hiệu hay cần gạt để làm việc đó.”

Ngài thị trưởng là một người nghèo khổ đến từ Georgia. Ông không ngừng phun hạt hướng dương hay sợi thuốc đã nhai rồi vào một cái tách. Ông nói với tôi, trước khi vào quân đội, lựa chọn nghề nghiệp tốt nhất của ông là sửa đường dây điện thoại, hoặc một người bán chất kích thích, con đường mà vài người bạn phổ thông của ông đã chọn. Bây giờ, ông là người giám sát 800 quân lính ở một trong những tổ chức chiến đấu phức tạp nhất thế giới.

“Tôi đang nói với anh, nếu một kẻ quê mùa như tôi có thể hiểu được những điều như thế thì bất kỳ ai cũng có thể. Lúc nào tôi cũng nói với các binh lính của tôi rằng không gì bạn không thể làm được nếu bạn có thói quen đúng.”

Vào những thập kỷ trước, chúng ta đã mở mang hiểu biết về thần kinh học, tâm lý học thói quen và cách những cấu trúc đó hoạt động trong cuộc sống, xã hội và các tổ chức theo cách mà chúng ta đã không tưởng tượng đến 50 năm trước. Bây giờ chúng ta biết được tại sao thói quen hình thành, nó thay đổi như thế nào và khoa học đằng sau những quy trình đó. Chúng ta biết cách chia chúng thành từng thành phần và xây dựng nó lại theo cách của chúng ta. Chúng ta hiểu làm thế nào để mọi người ăn ít hơn, tập thể dục nhều hơn, làm việc hiệu quả hơn và sống khỏe mạnh hơn. Thay đổi một thói quen không dễ dàng hay nhanh chóng. Nó chẳng bao giờ đơn giản.

Nhưng hoàn toàn có thể. Và giờ đây, chúng ta biết cách làm thế nào

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sức Mạnh Của Thói Quen PDF của tác giả Charles Duhigg nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bàn Về Tự Do (John Stuart Mill)
MỤC LỤC Chương 1: LỜI GIỚI THIỆU.……...3 Chương 2: BÀN VỀ TỰ DO TƯ TƯỞNG VÀ TỰ DO THẢO LUẬN.….……18 Tìm mua: Bàn Về Tự Do TiKi Lazada Shopee Chương 3: CON NGƯỜI CÁ NHÂN NHƯ MỘT THÀNH TỐ CỦA AN SINH……….57 Chương 4: GIỚI HẠN CỦA QUYỀN UY XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁ NHÂN…...……..77 Chương 5: CÁC ỨNG DỤNG..…….97 1 LỜI ĐỀ TẶNG Mọi luận cứ trình bày trên các trang viết này đều trực tiếp hướng đồng quy về một nguyên lý chủ đạo lớn lao: ấy là tầm quan trọng cơ bản và tuyệt đối của sự phát triển con người trong sự đa dạng phong phú của nó. Wilhelm von Humboldt Phạm vi và những Bổn phận của Chính quyền (Sphere and Duties of Government) Để tưởng nhớ với lòng yêu mến và tiếc thương tới nàng, người truyền cảm hứng và một phần là tác giả của những gì tốt đẹp nhất mà tôi viết ra - người bạn và người vợ, mà sự thấu hiểu tuyệt vời của nàng đối với chân lý và quyền năng là sự cổ vũ mạnh mẽ nhất cho tôi, và sự tán thành của nàng là phần thưởng lớn nhất cho tôi - tôi xin dâng tặng tập sách này. Cũng giống như tất cả những gì tôi đã viết ra nhiều năm nay, cuốn sách này thuộc về nàng cũng như thuộc về tôi; bản thảo trước đây là rất thiếu sót, nhưng điều vô cùng quý giá là được nàng sửa chữa lại. Nhiều phần quan trọng nhất đã được để dành lại để nghiên cứu cNn thận hơn, nhưng giờ đây chúng chịu số phận chung chẳng bao giờ còn được nàng nghiên cứu nữa. Ước gì tôi có khả năng diễn giải được cho thế gian phân nửa những ý tưởng vĩ đại và tình cảm cao quý chôn giấu dưới mộ nàng, tôi sẽ làm người nhập đồng đem lại lợi ích lớn hơn cho nhân gian, hơn là những lợi ích không biết khi nào có được từ những gì tôi có thể viết ra, những điều không còn được nàng gợi ý và giúp đỡ, có là gì thì cũng không phải là điều thông tuệ tuyệt đỉnh.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bàn Về Tự Do PDF của tác giả John Stuart Mill nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bàn Về Tự Do (John Stuart Mill)
MỤC LỤC Chương 1: LỜI GIỚI THIỆU.……...3 Chương 2: BÀN VỀ TỰ DO TƯ TƯỞNG VÀ TỰ DO THẢO LUẬN.….……18 Tìm mua: Bàn Về Tự Do TiKi Lazada Shopee Chương 3: CON NGƯỜI CÁ NHÂN NHƯ MỘT THÀNH TỐ CỦA AN SINH……….57 Chương 4: GIỚI HẠN CỦA QUYỀN UY XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁ NHÂN…...……..77 Chương 5: CÁC ỨNG DỤNG..…….97 1 LỜI ĐỀ TẶNG Mọi luận cứ trình bày trên các trang viết này đều trực tiếp hướng đồng quy về một nguyên lý chủ đạo lớn lao: ấy là tầm quan trọng cơ bản và tuyệt đối của sự phát triển con người trong sự đa dạng phong phú của nó. Wilhelm von Humboldt Phạm vi và những Bổn phận của Chính quyền (Sphere and Duties of Government) Để tưởng nhớ với lòng yêu mến và tiếc thương tới nàng, người truyền cảm hứng và một phần là tác giả của những gì tốt đẹp nhất mà tôi viết ra - người bạn và người vợ, mà sự thấu hiểu tuyệt vời của nàng đối với chân lý và quyền năng là sự cổ vũ mạnh mẽ nhất cho tôi, và sự tán thành của nàng là phần thưởng lớn nhất cho tôi - tôi xin dâng tặng tập sách này. Cũng giống như tất cả những gì tôi đã viết ra nhiều năm nay, cuốn sách này thuộc về nàng cũng như thuộc về tôi; bản thảo trước đây là rất thiếu sót, nhưng điều vô cùng quý giá là được nàng sửa chữa lại. Nhiều phần quan trọng nhất đã được để dành lại để nghiên cứu cNn thận hơn, nhưng giờ đây chúng chịu số phận chung chẳng bao giờ còn được nàng nghiên cứu nữa. Ước gì tôi có khả năng diễn giải được cho thế gian phân nửa những ý tưởng vĩ đại và tình cảm cao quý chôn giấu dưới mộ nàng, tôi sẽ làm người nhập đồng đem lại lợi ích lớn hơn cho nhân gian, hơn là những lợi ích không biết khi nào có được từ những gì tôi có thể viết ra, những điều không còn được nàng gợi ý và giúp đỡ, có là gì thì cũng không phải là điều thông tuệ tuyệt đỉnh.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bàn Về Tự Do PDF của tác giả John Stuart Mill nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Thuật Đọc Sách Báo (Hoàng Xuân Việt)
Lời Giới Thiệu TỰA PHÂN I TẠI SAO ĐỌC? CHƯƠNG I Tìm mua: Thuật Đọc Sách Báo TiKi Lazada Shopee ĐỌC SÁCH BÁO VÀ KHAI HOÁ CON NGƯỜI 1. Nhu cầu hiểu biết của con người 2. Chân lý cần cho toàn thể sinh hoạt của con người 3. Sách báo tàng trữ chân lý 4. Chân nghĩa của đọc CHƯƠNG II ĐỌC SÁCH BÁO LÀ CẢ MỘT NGHỆ THUẬT 1. Nhiều người không đọc 2. Một báo nguy cho dân tộc 3. Đọc thiếu phương pháp 4. Đọc là cả một nghệ thuật CHƯƠNG III Ý THỨC ẢNH HƯỞNG CỦA SÁCH BÁO 1. Việc đọc ở thời này 2. Tầm ảnh hưởng của sách báo 3. Tuổi trẻ khó biết sách báo mà đọc 4. Vai trò của nhà giáo dục CHƯƠNG IV TẠI SAO ỦNG HỘ SÁCH BÁO 1. Mọi người vẫn cần đọc 2. Sách báo trang trí tinh thần 3. Sách báo là lò luyện óc sáng tạo 4. Nhờ đọc đời sống tâm đức đi lên 5. Sách báo là bạn giải sầu CHƯƠNG V NHƯNG PHẢI ĐỀ PHÒNG BỊ NHIỄM ĐỘC 1. Mê sách xấu cũng là một thứ ác dục 2. Phải can đảm mới đọc được sách báo đứng đắn 3. Đề phòng tuổi trẻ khỏi nhiễm độc không phải dễ PHẦN II ĐỌC CÁI GÌ? CHƯƠNG VI SÁCH XẤU ĐỘI NHIỀU LỐT NGỤY TRANG ĐỂ ĐẦU ĐỘC 1. Cái gọi là trang trong của một số báo 2. Cái gì tàn hại tình cảm con trẻ? 3. Người ta đầu độc mỗi lần một ít 4. Không viết tục mà viết bậy CHƯƠNG VII LỰA SÁCH BÁO 1. Dám cấm và dám tự cấm 2. Phải có quyết định đanh thép: Chỉ đọc những sách báo hay 3. Óc cầu tiến khi đọc CHƯƠNG VIII TIÊU CHUẨN LỰA SÁCH BÁO HAY 1. Những tiêu chuẩn giả 2. Kinh tin kính của độc giả (Crédole La Lecture) 3. Nguyên tắc chọn sách báo hay CHƯƠNG IX ĐỌC GÌ ĐỂ LUYỆN VĂN 1. Học kỹ thuật viết văn 2. Học nghệ thuật viết văn 3. Thưởng thức cái mỹ trong văn CHƯƠNG X ĐỌC LUYỆN TƯ TƯỞNG 1. Không có gì mới dưới bóng mặt trời 2. Luyện bộ máy tư tưởng trước đã 3. Nuôi óc bằng những tư tưởng xây dựng 4. Đọc nhiều về loại sách báo triết và khoa học PHẦN III ĐỌC CÁCH NÀO? CHƯƠNG XI ĐỌC NHIỀU HAY ÍT, NHANH HAY CHẬM 1. Đọc nhiều hay ít? 2. Đọc nhanh hay đọc chậm 3. Muốn được lợi ích phải đọc trang nghiêm 4. Một lời khuyên của Mạnh Tử 5. Phân biệt sách và cuộc đời CHƯƠNG XII LÀM SAO ĐỌC ĐỂ HỌC 1. Đọc với óc phê bình 2. Đọc với tinh thần tập trung 3. Đọc mà cố ý tự học 4. Đọc với óc minh mẫn 5. Đọc với cây bút chì 6. Đọc mà thẩm định giá trị luân lý của tác phẩm 7. Đọc mà dối chiếu với những tác phẩm đồng loại ở ngoại quốc 8. Đọc đi đọc lại CHƯƠNG XIII GIAO TIẾP VỚI NHỮNG THIÊN TÀI 1. Tự hạ mình dể nhìn lên cao 2. Xã hội thiên tài không đông khách 3. Thiên tài mạc khải cho ta cái gì? 4. Thế giới thiên tài là thế giới thinh lặng CHƯƠNG IV ĐỌC BÁO, ĐỌC TIỂU THUYẾT, ĐỌC THƠ CÁCH NÀO? 1. Đọc báo cách nào? 2. Đọc tiểu thuyết cách nào? 3. Đọc thơ cách nào? CHƯƠNG XV LÀM SAO ĐỌC MÀ NHỚ 1. Khỏe trong người và bất đắc dĩ mới không nằm mà đọc 2. Phải ráng nhớ 3. Dịch sách và viết sách 4. Ký chú và làm thẻ BẠC Thông tin sáchDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Hoàng Xuân Việt":Thuật Đọc Sách BáoĐầu Tư Tương LaiĐức Tự ChủNên Thân Với ĐờiNgười Bản LĩnhThất Nhân TâmThinh Lặng Cũng Là Hùng BiệnGương Thầy TròĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thuật Đọc Sách Báo PDF của tác giả Hoàng Xuân Việt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc (Phi Tuyết)
Mục lục 1. Chuyện của Thỏ 2. Sự thật về cuộc đời chúng ta đang sống 3. CHƯƠNG 1 - CÂU CHUYỆN VŨ TRỤ HỌC 4. Bí mật những vì sao Tìm mua: Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc TiKi Lazada Shopee 5. Giải nghĩa mối quan hệ giữa chiêm tinh với khoa học, luân hồi và số phận 6. Sự hình thành và sức mạnh của đám đông 7. Bộ lịch vũ trụ và kỷ nguyên mới đang tới 8. Bí mật về các cung hoàng đạo 9. CHƯƠNG 2 - CÂU CHUYỆN LỊCH SỬ LOÀI NGƯỜI 10. Con người - Sự tiến hóa đặc biệt nhất trong lịch sử 11. Loài người là tử thần đối với muôn loài? 12. Cách mạng nông nghiệp - Sự lừa dối lớn nhất lịch sử 13. CHƯƠNG 3 - CÁCH MẠNG NÔNG NGHIỆP - CÔNG NGHIỆP - CÔNG NGHỆ 14. Chuyện những chú bò sữa không hạnh phúc 15. Câu chuyện máy móc 16. Câu chuyện cây ngô: Từ loài cỏ hoang thành vua thực phẩm công nghiệp 17. Câu chuyện hạt giống 18. Câu chuyện ông lão Noah và trận đại hồng thủy GMO 19. Câu chuyện anh chàng nông dân và những hạt giống miễn phí 20. Cuộc cách mạng một cọng rơm của lão nông Nhật Bản 21. Bài học sâu sắc về cuộc sống từ một cọng rơm 22. Câu chuyện của cô gái cao nguyên cà phê 23. Con người là thần thánh và cuộc đời là một phép màu kỳ diệu? 24. Tại sao là nông nghiệp? 25. Câu chuyện về một cuộc cách mạng trên đồng cỏ 26. CHƯƠNG 4 - CHỦ NGHĨA TIÊU DÙNG 27. Vòng đời của một món đồ 28. Chủ nghĩa tiêu dùng đang cai trị thế giới này như thế nào? 29. Thuốc lá - Những câu chuyện chưa bao giờ kể 30. Câu chuyện một người phản-quảng-cáo 31. Câu chuyện một cô gái ghét mua sắm 32. Kinh tế chia sẻ - Nền kinh tế của thời đại mới 33. Một ngày làm việc 4 tiếng, tại sao không? 34. Câu chuyện về một lối sống mới: Chủ nghĩa tối giản 35. Câu chuyện giả kim thực tế: Nơi rác biến thành vàng 36. CHƯƠNG 5 - CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC 37. Nền giáo dục cấm đoán: Trường học hay nhà tù? 38. Nguồn gốc của trường học và giáo dục 39. Đừng giáo dục trẻ em theo nhu cầu của người lớn 40. Câu chuyện về sự khác biệt và tiến bộ của nền giáo dục Phần Lan 41. Giáo dục thực sự phải là “kéo ra” chứ không phải “nhồi vào” 42. Cuộc cách mạng của tôi 43. Những thay đổi khả dĩ 44. Xin đừng bắt hạt hướng dương nở ra hoa hồng 45. CHƯƠNG 6 - LỐI ĐI NÀO CHO CHÚNG TA? 46. Tại sao thế giới luôn hỗn loạn và bất an? 47. Thành công nên là tiền bạc hay là hạnh phúc? 48. Đừng biến cuộc đời thành cuộc đua, hãy để nó là một món quà 49. Phụ lục 50. Chú thích Cuốn sách có dùng nhiều tư liệu bao gồm cả số liệu lẫn kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau: sách, phim tài liệu, tin tức mà có thể bạn đã biết hoặc sẽ thấy quen thuộc. Nguồn tài liệu tham khảo xin dẫn lại ở phần cuối của cuốn sách. Tác giả khuyến khích các bạn tìm mua, đọc và xem các tài liệu gốc ấy để nhận thêm được nhiều kiến thức chuyên sâu, thú vị khác. Nhiệm vụ của cuốn sách này một phần là hệ thống lại cho các bạn những kiến thức mà các bạn có thể đã biết hoặc chưa biết. Nhưng phần quan trọng hơn là qua những kiến thức ấy, tác giả mạn phép sắp xếp chúng lại theo một trình tự vừa tổng quát vừa cụ thể nhằm diễn giải các khía cạnh cuộc sống và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao chúng ta không hạnh phúc? Cuốn sách là “bản đồ tâm trí” bao gồm kiến thức chung lẫn các suy ngẫm riêng của tác giả. Mong rằng nó cũng có thể cho bạn những lời gợi ý để đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi của riêng mình về cuộc đời. Biết được tại sao mình không hạnh phúc là bước đầu tiên để sống khác đi: Sống hạnh phúc hơn. Cầu chúc cho tất cả chúng ta cùng sống hạnh phúc trên hành tinh xanh xinh đẹp này!Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tại Sao Chúng Ta Không Hạnh Phúc PDF của tác giả Phi Tuyết nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.