Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Đơn Giản Và Thuần Khiết (Upasika Kee Nanayon)

Tác phẩm Đơn Giản Và Thuần Khiết này là tổng hợp của nhiều bài Pháp được giảng từ những năm 1954 đến 1977 của Upasika Kee Nanayon. Mỗi phần có thể là một bài giảng ở một thời điểm khác nhau, vì thế khi tập hợp lại, điều này tạo cho chúng ta cảm tưởng của sự lặp đi lặp lại nhiều ý tưởng. Đó có thể là lý do khiến cho một số độc giả thiếu kiên nhẫn khi theo dõi, riêng đối với những người sơ cơ thì điều đó lại là một ân huệ. Ngoài ra văn phong của Upasika Kee Nanayon rất giản dị, chân tình. Đôi khi chúng ta sẽ có cảm giác như đang nghe những lời nhắc nhở, dạy dỗ của một người thầy, người mẹ, dầu hơi nghiêm khắc, nhưng luôn tràn đầy tâm từ bi, muốn cho người nghe, người đọc phải tinh tấn thêm lên, gấp rút thêm lên trên con đường tu học của mình.***

Upasika Kee Nanayon, còn được biết đến qua bút danh, K. Khao-suan-luang, là một vị nữ Pháp sư nổi tiếng nhất trong thế kỷ 20 ở Thái Lan. Sinh năm 1901, trong một gia đình thương nhân Trung Hoa ở Rajburi (một thành phố ở phía Tây Bangkok), bà là con cả trong gia đình năm chị em - hay tám chị em, nếu tính luôn cả những đứa con của mẹ kế. Mẹ bà là một Phật tử thuần thành, đã dạy cho bà những kiến thức cơ bản về các nghi lễ Phật giáo, như là tụng niệm hằng đêm và giữ gìn giới luật từ khi bà còn rất nhỏ. Lúc cuối đời bà đã kể lại, từ lúc sáu tuổi, bà đã cảm thấy đầy sợ hãi và ghê sợ như thế nào đối với những khốn khổ mà mẹ bà đã phải trải qua trong lúc mang thai và sinh ra một trong những người em của bà, đến nỗi khi nhìn thấy đứa trẻ mới sinh lần đầu tiên -“đang nằm yên ngủ, một sinh vật nhỏ tí, đỏ hỏn, với tóc đen, thật đen”- bà đã chạy trốn khỏi nhà suốt ba ngày. Kinh nghiệm này, cộng với những bức xúc mà bà hẳn đã cảm nhận khi cha mẹ bà chia tay nhau, có lẽ là lý do tiềm ẩn khiến bà, dầu còn rất trẻ, đã quyết định rằng bà sẽ không bao giờ chịu cúi đầu tuân theo những gì mà bà coi như là sự nô lệ trong hôn nhân.

Ở tuổi vị thành niên, bà dốc hết thời gian rảnh rỗi vào việc tìm hiểu Phật Pháp và hành thiền, chỉ làm việc đủ để kiếm tiền nuôi dưỡng cha già, bằng cách trông coi một cửa hàng nhỏ. Sự hành thiền của bà tiến bộ tốt, đến nỗi bà có thể dạy cha hành thiền với kết quả khả quan trong năm cuối đời ông. Sau khi cha mất, bà tiếp tục làm việc với suy nghĩ rằng bà sẽ để dành đủ tiền để giúp bà có thể sống quãng đời còn lại ở một nơi thanh vắng, và dốc hết tâm sức vào việc tu tập. Cô chú của bà, những người cũng rất ham thích việc hành thiền, có một ngôi nhà nhỏ gần một ngọn đồi có rừng, Khao Suan Luang -, ở ngoại thành của Rajburi, nơi bà thường đến tu tập - (Núi Công Viên Hoàng Gia, nơi đã tạo ra hứng khởi để bà chọn làm bút danh). Vào năm 1945, khi cuộc sống xáo trộn do Thế chiến thứ II gây ra đã bắt đầu trở lại bình thường, bà giao cửa hàng lại cho người em gái, để theo cô chú dọn về vùng núi, nơi mà cả ba người bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn hướng về thiền tập, như những Ưu-bà-tắc (upasaka) và Ưu-bà-di (upasika) -những đệ tử nam, nữ tại gia của Đức Phật. Từ một nhóm tu nhỏ, do họ tự lập với nhau trong một tu viện đã bị bỏ hoang, dần dần nó đã phát triển để trở thành một trung tâm tu tập của phụ nữ, và vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay.

Cuộc sống ở nơi tịnh tu này rất khó khăn, vì thực tế là trong những năm đầu tiên, ít có được sự hỗ trợ từ bên ngoài. Tuy nhiên, ngày nay dầu trung tâm đã được nhiều người biết đến, cơ ngơi đã được xây dựng khang trang, thì sự cần kiệm giống như xưa vẫn được duy trì vì những lợi ích của nó -làm giảm thiểu lòng tham, tự ái và những uế nhiễm tâm linh khác- cũng như vì sự an lạc mà nó mang đến khi làm giảm bớt bao lo âu trong tâm. Tất cả các phụ nữ tu tập ở trung tâm đều ăn chay và không sử dụng những chất kích thích như thuốc lá, trà, cà-phê và trầu cau. Hằng ngày, họ tụ họp lại để đọc kinh, hành thiền theo nhóm và trao đổi về các kinh nghiệm tu tập. Trong những năm khi sức khỏe của Upasika Kee vẫn còn tốt, bà tổ chức những buổi họp mặt đặc biệt, qua đó các thành viên sẽ báo cáo về sự thực hành của họ, sau đó bà sẽ nói một bài pháp về những vấn đề quan trọng mà họ đã nêu lên trong báo cáo. Phần lớn các bài pháp được ghi lại trong sách này có xuất xứ từ những buổi họp mặt như thế.

Trong những năm đầu của trung tâm, các nhóm nhỏ như bạn bè, thân quyến khi có dịp sẽ thăm viếng để hỗ trợ và để được lắng nghe các bài Pháp của Upasika Kee. Dần dần khi các bài Pháp cũng như sự tu tập của bà được đánh giá cao, được nhiều người biết đến, thì nhiều đoàn Phật tử khác đã đến viếng thăm và có nhiều phụ nữ gia nhập cộng đồng đó hơn. Mặc dầu rất nhiều các đệ tử của bà được làm tu nữ thọ tám giới, trang phục trong y trắng, chính bản thân bà vẫn duy trì địa vị của một người nữ cư sĩ thực hành giữ tám giới suốt cuộc đời. Tìm mua: Đơn Giản Và Thuần Khiết TiKi Lazada Shopee

Khi máy ghi âm (tape-recording) xuất hiện ở Thái Lan vào giữa những năm 1950, bạn bè bắt đầu ghi âm lại những bài giảng Pháp của bà, và vào năm 1956, một số bài giảng của bà được đem in ấn tống. Đến giữa 1960, luồng văn hóa Phật giáo miễn phí từ Khao Suan Luang -gồm các bài thơ cũng như bài Pháp của bà- đã tuôn tràn như thác lũ. Điều này càng lôi cuốn thêm nhiều người đến với trung tâm của bà và bà được đánh giá là một trong những vị giảng sư lỗi lạc nhất ở Thái Lan, không kể là nam hay nữ.

Upasika Kee là người tự học. Mặc dầu bà đã tiếp nhận được các phương thức hành thiền căn bản trong những lần thường xuyên đến viếng các tu viện khi còn trẻ, nhưng bà thực hành phần lớn là tự bản thân chứ không học chính thức với một vị thiền sư nào. Hầu hết những lời giảng của bà trích ra từ các kinh điển như -Tam tạng kinh, các tác phẩm của các vị thầy đương thời- và từ các trải nghiệm cam go, không ngừng nghỉ của bà.

Trong những năm cuối đời, bà bị cườm mắt, dần đưa đến việc bị mất thị giác, nhưng bà vẫn duy trì một thời khóa biểu hành thiền miên mật và vẫn tiếp đón những vị khách nào muốn đến để tìm hiểu Phật Pháp. Bà đã ra đi một cách lặng lẽ vào năm 1978, sau khi đã giao trung tâm lại cho một Hội đồng mà bà đã chọn lựa trong các thành viên. Em gái của bà, Upasika Wan, người cho đến thời điểm đó, đã giữ một vai trò quan trọng trong việc hộ Pháp, và cũng là người điều hành trung tâm, đã gia nhập Hội đồng này chỉ vài tháng sau khi Upasika Kee viên tịch. Upasika Wan không lâu sau đó đã trở thành là người lãnh đạo của trung tâm, một vị trí mà bà đã giữ cho đến khi bản thân bà cũng ra đi vào năm 1993. Giờ thì một lần nữa, trung tâm lại được điều hành bởi một Hội đồng và đã phát triển để có thể thâu nhận đến sáu mươi thành viên.

Tỳ Kheo Thanissaro

Metta Forest Monastery

Valley Center, California

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đơn Giản Và Thuần Khiết PDF của tác giả Upasika Kee Nanayon nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đạo Học - Nguồn Hạnh Phúc (Nguyễn Ngọc Hiếu)
Table of Contents Lời tác giả: CHƯƠNG I VẤN ĐỀ THIỆN, ÁC; HỌA, PHÚC; TỐT, XẤU CHƯƠNG II Tìm mua: Đạo Học - Nguồn Hạnh Phúc TiKi Lazada Shopee ÂM, DưƠNG, ĐẠO VÀ ĐỨC CHƯƠNG III THẾ NÀO LÀ MỘT ĐẠO SĨ? CHƯƠNG IV THỰC HÀNH CHƯƠNG V: Vận dụng Đạo học vào đời sống: Phê bình CHƯƠNG VI THAY LỜI KẾT: ĐỐI THOẠI GIỮA MỘT ĐỘC GIẢ VÀ ĐẠO SĨ Lời tác giả: Trong tập Góp nhặt cát đá của thiền sư Muju có câu chuyện Thế à? “Thiền sư Hakuin được những người chung quanh ca tụng là người sống một cuộc đời trong sạch. Một gia đình người Nhật có một tiệm bán thực phẩm gần nơi Hakuin ở, có một cô con gái đẹp. Bất ngờ, một hôm cha mẹ cô gái khám phá ra cô có thai. Cha mẹ cô gái nổi giận, cô gái không chịu thú nhận người đàn ông cô chung đụng là ai, nhưng sau bao nhiêu phiền phức, cuối cùng lại là tên Hakuin. Phẫn nộ vô cùng, cha mẹ cô gái đến ngay vị thầy này. Hakuin chỉ thốt lên vỏn vẹn hai tiếng: “Thế à?” rồi thôi. Sau khi đứa bé sinh ra, nó được mang tới trao cho Hakuin. Lúc đó Hakuin đã mất hết danh dự, nhưng không buồn. Hakuin săn sóc đứa bé rất tử tế, xin sữa của những người hàng xóm và những đồ dùng cần thiết cho đứa bé. Một năm sau cô gái không chịu đựng nổi nữa. Nàng nói sự thật với cha mẹ nàng rằng người cha thật sự của đứa bé không phải là Hakuin mà là một thanh niên bán cá ngoài chợ. Lập tức cha mẹ cô gái đến ngay Hakuin xin tha lỗi, chuyện xin lỗi dài dòng, và xin đem đứa bé về. Hakuin trao đứa bé và cũng thốt hai tiếng: “Thế à?” “ Thiền sư đã đắc đạo thì sống nhân bản như vậy. Họ thấy cái họa cũng như cái phúc đều là cái không nên trong lòng không bao giờ buồn phiền. Họ luôn hạnh phúc. Phật mà vĩ đại là chính vì vậy, cũng là một cái không. Các đạo sĩ đã đắc đạo của nền Đạo học Lão - Trang cũng sống trong cõi giới tương tự như vậy, rất gần với Phật giáo, cũng luôn hạnh phúc, cũng hoàn toàn đủ trình độ “dĩ đức báo oán”, chứ không buồn rầu, phẫn uất khi bị họa, bị vu oan, rồi lấy oán báo oán như thường nhân. Đạo học, vì thế là một triết học, một nhân sinh quan, thế giới quan rất có giá trị, và từ bao đời nay nằm trong dòng chảy tư tưởng Việt Nam. Tư tưởng Việt Nam xưa là tam giáo Nho, Phật, Lão. Nho với ngũ thường “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”, tứ đức “công, dung, ngôn, hạnh”, v.v... nhiều người biết, và phần lớn người Việt, cho dù hiện nay cũng thực hành. Với đa số người Việt, nói họ bất nhân, bất nghĩa, tất họ không chịu, tức họ chịu ảnh hưởng của Nho. Phật thì cũng phổ biến. Nhưng đối với Lão học thì chúng tôi ít thấy người bàn đến. Sách vở Lão học cũng ít. Người viết tuy đắc đạo Lão nhưng đọc quá lắm là 5 cuốn về Lão-Trang mà thôi. Nay thấy tình trạng hiếm hoi về sách Đạo học (tức Lão học, tức đạo Lão-Trang, học thuyết Lão-Trang), chúng tôi đem những kinh nghiệm, những kiến thức, những sở đắc của chúng tôi ra để phô diễn chân lý mà chúng tôi đã đi qua. Người đắc đạo, tức người thấy chân lý là người luôn hạnh phúc, không phụ thuộc vào ngoại cảnh, dù giàu hay nghèo, sang hay hèn, tác dụng thực tế rất mạnh. Trong tập sách này chúng tôi nói gì thì nói, chỉ diễn lại học thuyết Lão-Trang theo cách hiện đại, với những câu chuyện, lập luận dễ thấy trong đời sống hằng ngày để độc giả nay không thấy học thuyết này là cái gì đó xa xôi, khó hiểu như đọc cổ văn của Lão tử và Trang tử. Mục đích của chúng tôi là truyền cái Không cho đời, như Lão, Trang, như Phật. Thấy được cái Không, tức đắc đạo, quý vị sẽ không bao giờ đau khổ dù trong bất cứ hoàn cảnh nào và trở thành người rất vị tha một cách tự nhiên, không cần cố gắng, vì thế tâm hồn luôn thảnh thơi. Tâm hồn luôn thảnh thơi, không buồn phiền như vậy thì học được nhiều và nhanh. Đây cũng là một kiểu học tắt. Trong sách, có vấn đề gì không hiểu, quý vị hãy liên lạc với chúng tôi. Chúng tôi vì chân lý, luôn sẵn lòng giải đáp những thắc mắc của quý vị. Kính bútĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đạo Học - Nguồn Hạnh Phúc PDF của tác giả Nguyễn Ngọc Hiếu nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Đánh Thức Trí Thông Minh (Jiddu Krishnamurti)
ĐNH THỨC TRÍ THÔNG MINH NỘI DUNG MỸ I Hai cuộc Chuyện Trò: J. Krishnamurti và Giáo sư J. Needleman 1 VAI TRÒ CỦA VỊ THẦY Chuyện trò giữa J. Krishnamurti và Giáo sư Jacob Needleman 2 VỀ KHÔNG GIAN BÊN TRONG Chuyện trò giữa J. Krishnamurti và Giáo sư J. Needleman Tìm mua: Đánh Thức Trí Thông Minh TiKi Lazada Shopee MỸ II Ba Cuộc Nói Chuyện Ở Thành Phố New York 1 CUỘC CÁCH MẠNG BÊN TRONG 2 TƯƠNG QUAN 3 KINH NGHIỆM TÔN GIÁO. THIỀN ĐỊNH MỸ III Hai Cuộc Trò Chuyện: J. Krishnamurti và Alain Naudé 1 RẠP XIẾC TRANH ĐẤU CỦA CON NGƯỜI Trò Chuyện giữa J. Krishnamurti và Alain Naudé 2 VỀ TỐT VÀ XẤU Trò Chuyện giữa J. Krishnamurti và Alain Naudé ẤN ĐỘ IV Ba cuộc Nói Chuyện ở Madras 1 NGHỆ THUẬT THẤY 2 TỰ DO 3 CÁI THIÊNG LIÊNG ẤN ĐỘ V Ba cuộc Đối Thoại ở Madras 1 XUNG ĐỘT 2 THỜI GIAN, KHÔNG GIAN VÀ CÁI TRUNG TÂM 3 MỘT CÂU HỎI NỀN TẢNG CHÂU ÂU VI Bảy cuộc Nói Chuyện ở Saanen, Thụy Sĩ 1 CÁI GÌ LÀ SỰ QUAN T]M HƠN HẾT CỦA BẠN? 2 TRẬT TỰ 3 CHÚNG TA CÓ THỂ TỰ HIỂU MÌNH? 4 CÔ ĐỘC 5 TƯ TƯỞNG VÀ CÁI KHÔNG THỂ ĐO LƯỜNG 6 H[NH ĐỘNG CỦA Ý CHÍ V[ NĂNG LƯỢNG CẦN CHO MỘT THAY ĐỔI TẬN GỐC 7 TƯ TƯỞNG, TRÍ THÔNG MINH, V[ CI VÔ LƯỢNG ANH VII Hai buổi nói chuyện ở Brockwood 1 SỰ TƯƠNG QUAN VỚI TỈNH GIÁC VỀ TƯ TƯỞNG VÀ HÌNH ẢNH 2 TÂM THIỀN ĐỊNH VÀ CÂU HỎI KHÔNG THỂ ĐP ANH VIII Một thảo luận với một nhóm nhỏ ở Brockwood Bạo lực và cái “tôi” BẠO LỰC VÀ CÁI TÔI ANH IX Nói chuyện giữa J. Krishnamurti và Giáo sư David Bohm VỀ TRÍ THÔNG MINH Nói chuyện giữa J. Krishnamurti và Giáo sư David BohmDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Jiddu Krishnamurti":Dưới Chân ThầyNghĩ Về Những Điều NàyLửa Trong Cái TríThâm Nhập Thấu TriệtThư Gửi Trường HọcBài Diễn Văn Giải Tán Giáo Hội Ngôi SaoBạn Đang Nghịch Gì Với Đời MìnhTự Do Vượt Trên Sự Hiểu BiếtBàn Về Cách Kiếm Sống Đúng ĐắnBàn Về Tình Yêu Và Sự Cô ĐộcCái Gương Của Sự Liên HệĐánh Thức Trí Thông MinhGiáo Dục Và Ý Nghĩa Của SốngGiáp Mặt Cuộc ĐờiSổ Tay Của KrishnamurtiTương Lai Của Nhân LoạiTuyển Tập KrishnamurtiVượt Khỏi Bạo LựcQuyển Sách Của Cuộc Đời Jiddu KrishnamurtiĐối Mặt Với Thế Giới Hoảng LoạnGhi Chép Của KrishnamurtiĐường Vào Hiện SinhKhai Sáng Trí NăngHướng Đi Cho Cuộc ĐờiNỗi Đau Thời GianÝ Nghĩa Về Sự Chết, Đau Khổ Và Thời GianĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đánh Thức Trí Thông Minh PDF của tác giả Jiddu Krishnamurti nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cú Sốc Tương Lai (Alvin Toffler)
MỤC LỤC Lời Nhà xuất bản. Lời giới thiệu. Phần 1: Cái chết của sự vĩnh cửu Chương 1: Quãng đời thứ 800 của lịch sử nhân loại. Tìm mua: Cú Sốc Tương Lai TiKi Lazada Shopee Chương 2: Sức đẩy gia tăng. Chương 3: Nhịp điệu cuộc sống. Phần 2: Tính nhất thời. Chương 4: Đồ vật: xã hội dùng xong vứt đi. Chương 5: Nơi chốn: Những người du mục mới. Chương 6: Con người: Người Môđun. Chương 7: Tổ chức lâm thời sắp đến. Chương 8: Tin tức: Hình ảnh động lực. Phần 3: Những việc mới lạ. Chương 9: Quỹ đạo khoa học. Chương 10: Những nguời sáng tạo kinh nghiệm. Chương 11: Gia đình bị bẻ gãy. Phần 4: Sự đa dạng. Chương 12: Nguồn gốc sự lựa chọn quá nhiều. Chương 13: Sự chán ngấy các nền văn hóa thứ cấp. Chương 14: Đa dạng các cách sống. Phần 5: Những giới hạn của khả năng thích nghi. Chương 15: Cú sốc tương lai: Chiều vật lý. Chương 16: Cú sốc tương lai: Chiều tâm lý. Phần 6: Chiến lược tồn tại. Chương 17: Đối phó với ngày mai. Chương 18: Giáo dục trong thời tương lai. Chương 19: Thuần hóa công nghiệp. Chương 20: Chiến lược của chủ nghĩa vị lai xã hội.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cú Sốc Tương Lai PDF của tác giả Alvin Toffler nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Chiều Bên Kia Cái Biết (Osho)
Đây là cuốn sách duy nhất của Người mà tôi đã đọc nói về quá khứ của Người theo những lời như vậy. Người đã mô tả thời gian và mối liên quan của nó tới cả kiếp sống trước đây của Người và các biến cố trong cuộc đời hiện tại của Người. Người mô tả tiến trình chết, Trung ấm Tây Tạng, và tái sinh, không theo những lời thông thường của bàn tán và giả thuyết trí tuệ mà dưới dạng kinh nghiệm cá nhân riêng của Người, của người biết. Điều Osho có khả năng lấy các khái niệm siêu hình như vậy và giải thích chúng theo cách đơn giản mà bao quát toàn diện cũng là một trong nhiều bí ẩn của Người. Người là, như những chủ đề mà Người thảo luận trong tập sách này, bí ẩn như chính bản thân sự tồn tại vậy. Swami Anand Yogendra, B.A., Ll.B. Poona, 12/1989 Mục lục Giới thiệu 1. Không có điều gì khác để nói ngoại trừ điều này 2. Tại sao tôi đã tới Tìm mua: Chiều Bên Kia Cái Biết TiKi Lazada Shopee 3. Con đường nhiều, khách lữ hành ít 4. Đây là thời khủng hoảng 5. Sinh thành của con người mới 6. Cuộc sống đầy những bí ẩn Về OshoDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Osho":Cân Bằng Thân TâmCuộc Sống Tình Yêu Tiếng CườiĐạo Ba Kho Báu - Tập 1Đạo Ba Kho Báu - Tập 2Đạo Ba Kho Báu - Tập 3Đạo Ba Kho Báu - Tập 4Dũng Cảm - Vui Sống Hiểm NguyKhông Nước Không TrăngKinh Kim CươngKinh Nghiệm Mật TôngCon Đường Mây TrắngNhận Biết - Chìa Khóa Sống Trong Cân BằngSách Về Cái KhôngSáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên TrongThân Thiết - Tin Cậy Bản Thân Mình Và Người KhácThiền - Tự Do Đầu Tiên Và Cuối CùngTình Yêu - Tự Do - Một MìnhTrưởng Thành - Trách Nhiệm Là Chính MìnhTừ Bi - Việc Nở Hoa Tối Thượng Của Tình YêuTủ Thuốc Cho Linh HồnTừ Thuốc Tới ThiềnVui Vẻ - Hạnh Phúc Tới Từ Bên TrongCuộc Hành Hương Nội TạiHạnh Phúc Tại Tâm10 Mẩu Chuyện ThiềnĐạo - Con Đường Không LốiĐạo: Đường Vô Lộ - Tập 1Đạo: Đường Vô Lộ - Tập 2Nhạc Cổ Trong Rặng ThôngThuyền RỗngThân Mật - Cội Nguồn Của Hạnh PhúcZorba PhậtChiều Bên Kia Cái BiếtYêu - OshoLuận Về Cuộc Đời - 365 Ngày Khai Sáng Tâm HồnBát Nhã Tâm Kinh OshoTrò Chuyện Với Vĩ NhânBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 1: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngBí Mật Của Những Bí Mật - Tập 2: Bài Nói Về Bí Mật Của Hoa VàngHoa Sen TrắngTrực Giác Siêu LinhKinh Nghiệm TantraThực Tại - Kẻ Tội Đồ Vĩ Đại NhấtVedanta - 7 Bước Tới SamadhiKỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 1Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 2Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 3Kỷ Luật Của Siêu Việt - Tập 4Bước Trong Thiền, Ngồi Trong ThiềnĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chiều Bên Kia Cái Biết PDF của tác giả Osho nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.