Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lợi Thế Cạnh Tranh (Michael E. Porter)

Xuất bản lần đầu năm 1985, cuốn sách này là sự bổ sung chính yếu cho tác phẩm Chiến lược cạnh tranh (Competitive Strategy). Nếu Chiến lược cạnh tranh tập trung vào các ngành kinh doanh, thì Lợi thế cạnh tranh lại chủ yếu nói về các công ty và doanh nghiệp. Mục tiêu của tôi là khái niệm hóa một công ty, với những nguồn gốc cơ bản của lợi thế cạnh tranh và tính bền vững của lợi thế đó.

Trọng tâm của tác phẩm này là một lý thuyết dựa trên hoạt động (activity-based theory) của công ty. Để cạnh tranh trong bất kỳ ngành nào, các công ty phải thực hiện một loạt những hoạt động riêng rẽ như thực hiện đơn hàng, tiếp xúc khách hàng, lắp ráp sản phẩm, đào tạo nhân viên v.v… Chính các hoạt động này, vốn ở tầm nhỏ hẹp hơn các chức năng như marketing hay R&D, mới là nơi phát sinh chi phí và tạo ra giá trị cho người mua. Chính chúng mới là các đơn vị cơ bản (basic units) của lợi thế cạnh tranh [1].

Lợi thế cạnh tranh đưa ra khái niệm về Chuỗi giá trị (value chain) - là khung mẫu cơ sở để tư duy một cách chiến lược về các hoạt động trong doanh nghiệp; đồng thời đánh giá chi phí và vai trò tương đối của chúng trong việc khác biệt hóa. Khác biệt giữa giá trị (mức mà người mua sẵn sàng thanh toán cho một sản phẩm hay dịch vụ) với chi phí thực hiện các hoạt động cần thiết để tạo ra sản phẩm/dịch vụ ấy sẽ quyết định mức lợi nhuận. Chuỗi giá trị giúp ta hiểu rõ các nguồn gốc của giá trị cho người mua (buyer value) đảm bảo một mức giá cao hơn cho sản phẩm, cũng như lý do tại sao sản phẩm này có thể thay thế sản phẩm khác. Chiến lược là một cách sắp xếp và kết hợp nội tại các hoạt động một cách nhất quán, cách thức này phân biệt rõ ràng doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Cũng chính cái nhìn dựa trên hoạt động này cho ta cơ sở để suy nghĩ về chiến lược tại các doanh nghiệp đa ngành. Lợi thế cạnh tranh đi sâu khám phá vai trò của sản phẩm /dịch vụ thay thế trong cạnh tranh, cũng như phân tích lợi thế cạnh tranh trong một số ngành cụ thể [2]. Các hoạt động cũng là công cụ cơ bản để kiểm tra lợi thế hay bất lợi của việc đa dạng hóa. Khả năng tạo ra giá trị gia tăng thông qua cạnh tranh ở các doanh nghiệp đa ngành có thể được lý giải qua việc chia sẻ các hoạt động hoặc chuyển các kỹ năng độc nhất giữa các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp. Điều đó cho phép khái niệm “tổng lực” (synergy) trở nên rõ ràng và nhất quán. Lợi thế cạnh tranh nghiên cứu những vấn đề này, cũng như những thách thức về mặt tổ chức của sự cộng tác giữa các chức năng kinh doanh (cross-business collaboration) [3]. Với làn sóng mới của sự sáp nhập, các giá trị cạnh tranh bị đặt dấu hỏi, thì các vấn đề này tiếp tục gây ra nhiều sự quan tâm mới.

Cuối cùng, cách nhìn doanh nghiệp dựa trên các hoạt động của nó cũng tạo điều kiện cho việc đánh giá các chiến lược quốc tế, hay nói cách khác, cho sự cạnh tranh giữa những địa phương và quốc gia khác nhau. Khi tham gia cạnh tranh quốc tế, một doanh nghiệp có thể “trải rộng” các hoạt động của nó lên nhiều địa điểm, quốc gia khác nhau (tôi đặt tên cho khái niệm này là configuration - cấu hình, cấu trúc của doanh nghiệp), nhưng vẫn hoàn toàn có thể đạt được lợi thế cạnh tranh bằng việc phối kết hợp các hoạt động này. Tuy nhiên, do Lợi thế cạnh tranh đã quá dày và phức tạp, tôi quyết định sẽ phát triển các vấn đề “quốc tế” này ở trong một cuốn sách khác [4]. Tiếp đó, một cách tự nhiên, tôi lại nghiên cứu vai trò riêng của địa điểm đối với lợi thế cạnh tranh. Đó chính là chủ đề của cuốn sách thứ ba trong bộ sách này, mang tên Lợi thế cạnh tranh quốc gia [5]. Tìm mua: Lợi Thế Cạnh Tranh TiKi Lazada Shopee

13 năm sau khi Lợi thế cạnh tranh được xuất bản lần đầu tiên, hồi tưởng lại, tôi cảm thấy hạnh phúc nhất khi các khái niệm chính yếu của nó được sự chấp nhận của mọi người. Những cụm từ như lợi thế cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh bền vững giờ đây đã trở nên phổ biến. Khái niệm “hoạt động” không chỉ phổ biến trong khi nói về cạnh tranh và chiến lược, mà còn quan trọng trong việc nghiên cứu các vấn đề về chức năng như quản trị dịch vụ, hay vai trò của công nghệ thông tin trong cạnh tranh. Tính toán chi phí dựa trên hoạt động trở thành một tiêu chuẩn mới trong kế toán quản trị, ngay cả khi đây chưa thể là một công cụ chiến lược.

Ngoài ra, khi hồi tưởng lại, Lợi thế cạnh tranh còn là một sự hài lòng đặc biệt cho cá nhân tôi với tư cách một học giả. Trong khi Chiến lược cạnh tranh là sự phát triển các lý thuyết trong kinh tế học công nghiệp, Lợi thế cạnh tranh dường như là tác phẩm mang tính khai phá trong lĩnh vực này, cả trong quản trị học và kinh tế học. Thực ra, tác phẩm này là kết quả của sự nỗ lực giải một câu đố của tôi. Câu đố như sau: bằng cách nào chúng ta có thể tìm ra một cách thức có hệ thống để kiểm tra nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh, gắn liền với chi phí và khác biệt hóa, đồng thời vạch ra sự khác biệt căn bản giữa các công ty? Hiện nay tôi hoàn toàn tin rằng chính các hoạt động đã cho chúng ta công cụ cần thiết đó. Càng nghiên cứu, tôi càng thấy khái niệm này được chứng minh rõ ràng và hùng hồn hơn nhiều so với dự tính ban đầu.

Tại sao vậy? Bởi cuốn sách này đưa ra phương pháp vượt ra ngoài những kiểu mô tả đặc điểm một chiều hoặc đơn nhất của lợi thế cạnh tranh. Đa số các công trình nghiên cứu trước đây trong lĩnh vực này gắn lợi thế với quy mô và thị phần, và điều này thực ra đã quá đơn giản hóa vấn đề. Một là, tại một số bộ phận của doanh nghiệp, quy mô và thị phần quan trọng hơn nhiều so với chi phí và khác biệt hóa. Hai là, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường hoạt động tốt hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn trong nhiều ngành kinh doanh. Cuối cùng, ngay cả khi quy mô và thị phần gắn liền với hiệu quả của sản xuất kinh doanh, thì chúng thường chỉ là kết quả, chứ không phải là nguyên nhân của lợi thế cạnh tranh.

Một số nỗ lực khác nhằm giải thích lợi thế cạnh tranh - chẳng hạn như điểm mạnh và điểm yếu, các yếu tố thành công, hay các khả năng riêng biệt - đều đúng khi thừa nhận rằng một doanh nghiệp là đa dạng và có nhiều sự tương tác. Song những nỗ lực ấy lại thất bại trong việc giải thích nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh một cách có hệ thống và sâu sắc, cũng như không gắn chúng với khả năng sinh lời. Cuốn sách Lợi thế cạnh tranh bắt đầu với tiền đề rằng lợi thế cạnh tranh xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau; sau đó đưa ra cách thức gắn lợi thế cạnh tranh với những hoạt động cụ thể cũng như cách liên kết các hoạt động ấy với nhau và với hoạt động của nhà cung cấp, khách hàng. Cuốn sách này cũng nghiên cứu những nguyên nhân tiềm tàng của lợi thế trong một hoạt động cụ thể: lý do tại sao một doanh nghiệp đạt chi phí thấp hơn, bằng cách nào mà các hoạt động tạo ra giá trị hữu hình cho người mua. Nó nhấn mạnh rằng đa số vị thế cạnh tranh tốt bắt nguồn từ các hoạt động khác nhau. Lợi thế dựa trên một số ít các hoạt động dễ bị phát hiện và bắt chước bởi các đối thủ cạnh tranh. Sau hết, hoạt động và chuỗi giá trị cho ta cái nhìn về doanh nghiệp như là một hệ thống phụ thuộc lẫn nhau (interdependent system), trong đó các bộ phận riêng lẻ phải mang tính nhất quán về nội tại.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lợi Thế Cạnh Tranh PDF của tác giả Michael E. Porter nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bí Quyết Kinh Doanh Của Người Do Thái (Tri Thức Việt)
Có lẽ bạn đã từng nghe nói: khi một ông chủ ngân hàng lớn người Do Thái “ho hắng” một tiếng, toàn bộ các ngân hàng trên thế giới sẽ bị “cảm cúm” ngay; hay: năm tập đoàn tài chính lớn của người Do Thái liên hợp lại có thể khống chế toàn bộ thị trường vàng thế giới. Không phải vô cớ mà người Do Thái được ca tụng như vậy. Hơn 2000 năm sống phiêu bạt khắp nơi, bị xua đuổi và chà đạp, người Do Thái đã tích lũy cho mình rất nhiều hiểu biết về thương trường thế giới. Đó là viên đá đầu tiên đặt nền tảng cho những thành công rực rỡ sau này của họ. Dân tộc Do Thái nổi tiếng thế giới với tài kinh doanh độc đáo của mình. Họ luôn tuân thủ pháp luật nhưng lại sẵn sàng lách luật, luôn giữ chữ tín và đề cao trí tuệ trong kinh doanh... Tất cả như được hệ thống hóa thành bí quyết giúp người Do Thái được đánh giá là “thương nhân số một thế giới”.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Quyết Kinh Doanh Của Người Do Thái PDF của tác giả Tri Thức Việt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Bí Quyết Kinh Doanh Của Người Do Thái (Tri Thức Việt)
Có lẽ bạn đã từng nghe nói: khi một ông chủ ngân hàng lớn người Do Thái “ho hắng” một tiếng, toàn bộ các ngân hàng trên thế giới sẽ bị “cảm cúm” ngay; hay: năm tập đoàn tài chính lớn của người Do Thái liên hợp lại có thể khống chế toàn bộ thị trường vàng thế giới. Không phải vô cớ mà người Do Thái được ca tụng như vậy. Hơn 2000 năm sống phiêu bạt khắp nơi, bị xua đuổi và chà đạp, người Do Thái đã tích lũy cho mình rất nhiều hiểu biết về thương trường thế giới. Đó là viên đá đầu tiên đặt nền tảng cho những thành công rực rỡ sau này của họ. Dân tộc Do Thái nổi tiếng thế giới với tài kinh doanh độc đáo của mình. Họ luôn tuân thủ pháp luật nhưng lại sẵn sàng lách luật, luôn giữ chữ tín và đề cao trí tuệ trong kinh doanh... Tất cả như được hệ thống hóa thành bí quyết giúp người Do Thái được đánh giá là “thương nhân số một thế giới”.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Bí Quyết Kinh Doanh Của Người Do Thái PDF của tác giả Tri Thức Việt nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
18 Quy Luật Bất Biến Phát Triển Danh Tiếng Thương Hiệu (Ronald J. Alsop)
Các nhà điều hành của những công ty có danh tiếng tốt hẳn đang cảm thấy khá cô đơn vào lúc này - bởi các vụ bê bối đã lần lượt hạ bệ hoặc làm ô danh hết công ty này đến công ty khác chỉ vì một số nhà điều hành hoa mắt vì những món lợi nhuận kết xù. Tầm nhìn về danh tiếng - thứ tài sản lâu dài và quý giá nhất của công ty - cũng bị che khuất. Họ chỉ biết sống cho hiện tại và vô tình huỷ hoại danh tiếng của chính công ty mình. Việc quản lý danh tiếng mang tính nghệ thuật nhiều hơn là khoa học, nhưng vẫn có những nguyên tắc và hướng dẫn được hệ thống lại. Cuốn sách 18 Quy Luật Bất Biến Phát Triển Danh Tiếng Thương Hiệu được chia làm 3 phần và có vai trò như một bản chỉ dẫn giúp tăng tối đa lợi ích từ thứ tài sản quý giá nhất của bạn. Những ví dụ chi tiết trong sách đã minh hoạ lợi ích của một danh tiếng tốt, cũng như hậu quả của danh tiếng xấu, đồng thời giới thiệu những biện pháp cụ thể nhằm bảo vệ tiếng tốt và khắc phục tiếng xấu. Cuốn sách còn đào sâu một số "vấn đề nóng" như đạo đức, tinh thần công dân của doanh nghiệp và tác động của Internet đối với danh tiếng. Bên cạnh một số bảng xếp hạng danh tiếng tốt nhất và tệ nhất, cuốn sách này còn phân tích phản ứng và lối hành xử của các công ty, như việc Merrill Lynch nỗ lực khôi phục hình ảnh của mình, và những bài học đáng giá từ vụ Martha Stewar làm tổn hại chính công ty của bà.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 18 Quy Luật Bất Biến Phát Triển Danh Tiếng Thương Hiệu PDF của tác giả Ronald J. Alsop nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Sách Lược Đầu Tư Của Warrent Buffett (Hạ Dịch Ân)
NHÀ ĐẦU TƯ VĨ ĐẠI NHẤT THẾ GIỚI Warren Buffett được xem là nhân vật huyền thoại trong thị trường chứng khoán đương đại, ngay cả những người ngoài ngành chứng khoán cũng biết đến cái tên Buffett. Người trong giới đầu tư rất khâm phục ông, và coi những lời phát biểu của ông là "Kinh Thánh trong sách lược đầu tư”. Bởi lẽ, nhiều người cho rằng, để được lắng nghe những lời nói đầy trí tuệ về sách lược đầu tư của ông, người ta có thể bỏ ra hàng chục, thậm chí hàng mấy trăm nghìn đô-la Mỹ để mua một vài cổ phiếu của Công ty Berkshire Hathaway, rồi không ngại gian khổ, vượt ngàn dặm xa xôi để đến Omaha tham dự Đại hội cổ đông được tổ chức hàng năm của công ty Berkshire Hathaway, hành trình này gian nan không kém gì so với việc hành hương của những tín đồ tôn giáo. Những năm gần đây, muốn cùng Buffet ăn một bữa trưa để được nghe "Chân kinh” về thế giới cổ phiếu cũng phải tiêu tốn hàng triệu đô-la. Vì sao Buffett lại được sùng bái đến vậy? Chỉ cần nhìn vào thành tích đầu tư cổ phiếu của ông thì chúng ta sẽ hiểu. Khi bắt đầu đầu tư vào cổ phiếu, trong tay ông chỉ có 100 đô-la. Trong danh sách những người giàu có nhất thế giới được công bố năm 2008 thì ông đứng ở vị trí đầu bảng với tài sản 62 tỉ đô-la. Từ năm 2008 đến nay, thị trường cổ phiếu trên thế giới xuống dốc rõ rệt, nên cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đối với tài sản của ông hoàng cổ phiếu này. Trong danh sách công bố mới nhất năm 2009, tài sản của ông đã sụt giảm khoảng 25 tỉ đôla xuống còn 37 tỉ, nhưng vẫn xếp vị trí thứ hai. So với các tỉ phú khác, đây được xem là một thành tích đáng nể, bởi trải qua nhiều sóng gió của cơn bão tiền tệ, có những tỉ phú đã sớm phải rời khỏi danh sách mười tỉ phú dẫn đầu. Vị trí đứng đầu bảng xếp hạng, 10 năm trở lại đây luân phiên nhau thuộc về Buffett và Bill Gates. Chỉ riêng trong thành phố Omaha, Buffett đã tạo ra gần 200 tỉ phú. Thành tích làm giàu đó, khó có trường hợp thứ hai trên thế giới. Tuy nhiên, bí quyết gì đã đem đến cho Buffet thành tích đầu tư lớn như vậy? Nhiều người sau khi nghe xong Lí thuyết về đầu tư của ông thì cảm thấy rất ngạc nhiên vì những điều ấy đều rất đơn giản mà lại chính xác, hoàn toàn không phức tạp như mọi người vẫn tưởng tượng. Tìm mua: Sách Lược Đầu Tư Của Warrent Buffett TiKi Lazada Shopee Buffet chỉ làm giàu nhờ đầu tư chứng khoán, hơn nữa phần lớn là thông qua đầu tư vào cổ phiếu của các công ty niêm yết mà tất cả giới đầu tư đều có thể mua được. Điểm đáng chú ý trong cách đầu tư của Buffett là ông làm mọi việc một cách trung thực. Mỗi tư duy logic của ông đều rất đơn giản, nhưng khi tổng hợp lại có thể trở thành một phương thức đầu tư theo phong cách riêng của Buffett. Trong khi hầu như các nhà đầu tư đều trung thành với những doanh nghiệp có công nghệ kĩ thuật cao và tăng trưởng mạnh thì Buffett lại thích mua số lượng lớn cổ phiếu của những công ty lớn có lịch sử lâu đời như American Express, Walt Disney, Coca-Cola, Gillette... và những cổ phiếu này đều là cổ phiếu phổ thông. Đa số mọi người đều mơ tưởng đến chiến thắng, thu được nhiều lợi nhuận, vì thế mà thích mua rẻ bán đắt, tiến hành giao dịch ngay trong ngày, cuối cùng phải thất bại vì tổn thất nặng nề. Buffett thì trái lại, ông kiên trì tìm những cổ phiếu bị thị trường bỏ lại phía sau, sau khi mua thì nắm giữ vài năm, thậm chí để đó không bao giờ bán; nếu không tìm được công ty đáng để đầu tư, thì cách làm của ông cũng rất đơn giản, đó là quyết không hành động. Không ít người ngày nào cũng chú ý đến thị trường cổ phiếu, tâm trạng vui buồn theo sự lên xuống của cổ phiếu. Thế nhưng Buffett lại không hề bị ảnh hưởng bởi những điều đó, thậm chí ông còn thoát ra khỏi đám người ấy để đến sống tại Omaha - nơi tập trung sản xuất ngô và nuôi nhiều gia súc; đa số thời gian của ông đều dùng để đọc sách, suy ngẫm và "Phân bổ tài sản”. Triết lý đầu tư và triết lý cuộc sống của Buffett có thể miêu tả bằng hai từ "Đơn giản”. Nếu đem so sánh với Lí thuyết bước đi ngẫu nhiên (Random Walk Theory), Giả thuyết thị trường hiệu quả (Efficient Markets Hypothesis) hay Lí thuyết Gann (Gann Theory) thì có thể thấy lí thuyết của ông thực sự là những tuyệt chiêu, vừa đơn giản lại vừa rất hiệu quả. Nói tóm lại, điều cốt lõi trong lí thuyết đầu tư của Buffett là: Bất kể thị trường cổ phiếu tăng hay giảm, thông qua việc phân tích nguyên lí cơ bản của doanh nghiệp để chọn lọc những cổ phiếu có tính cạnh tranh, đợi lúc thị trường không chú ý đến thì mua vào, và nắm giữ nó trong thời gian dài. Đạo lý "biết thì dễ, làm thì khó" này thực ra rất đơn giản, phải biết chấp nhận sự lùi bước, thua thiệt trước mắt mới có thể kiên định theo đuổi mục tiêu đến cùng. Trong Binh pháp Tôn Tử có nói: "Làm việc phải đặt ra tiêu chuẩn và mục đích cao thì mới có thể thu được hiệu quả tốt, còn nếu ban đầu đã đặt mục tiêu thấp thì hiệu quả thu được cũng không cao”. Nói cách khác, đã học thì phải học theo thứ ưu việt nhất. Nếu muốn có được thành quả đầu tư khiến người khác khâm phục thì biện pháp tốt nhất là học theo "Sách lược đầu tư của Buffett". Con người hiện đại phải sinh tồn trong một xã hội cạnh tranh khốc liệt, nếu sớm hiểu được nguyên tắc đầu tư của Buffett thì sẽ sớm bước chân được vào giới đầu tư, mức thu nhập cũng sẽ lớn dần lên. Vì thế, tác giả đã biên soạn cuốn sách về sách lược đầu tư của Buffett với rất nhiều tâm huyết, ngoài những triết lí, bí quyết thành công, còn có hình ảnh minh họa sinh động, thể hiện một cách cụ thể, rõ ràng những điều bí ẩn trong sự nghiệp đầu tư của ông. Quyển sách là một hành trình đưa bạn từ những bước đi đầu tiên đến khi đạt được thành công. Mở đầu cuốn sách giới thiệu về quá trình trưởng thành của Buffett, sau đó tiến hành phân tích triết lí đầu tư của ông; tiếp theo là cách Buffett lựa chọn cổ phiếu, phương pháp đánh giá giá trị nội tại của doanh nghiệp và phương thức đầu tư; sau đó là đưa ra năm ví dụ thực tế phân tích làm thế nào mà Buffett có thể đạt được thành công trong những vụ đầu tư của mình; cuối cùng tác giả chia sẻ với bạn đọc làm thế nào để áp dụng phương thức đầu tư của Buffett tại chính nơi mình sinh sống. Cuốn sách đi sâu lí giải các vấn đề một cách đơn giản, dễ hiểu, đồng thời sử dùng nhiều hình ảnh, bảng biểu và tư liệu minh họa cụ thể, nhằm làm rõ sách lược và triết lí đầu tư của Buffet. Do vậy, chỉ cần một thời gian ngắn, bạn cũng có thể nắm vững được giá trị của nó, biết cách làm thế nào để noi gương Buffett trong sự nghiệp đầu tư của mình, và sớm thực hiện được ước mơ trở thành người giàu có.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Sách Lược Đầu Tư Của Warrent Buffett PDF của tác giả Hạ Dịch Ân nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.