Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Tứ Đại Pháp Kinh (Đức Chí Tôn)

Hỡi các Tiểu hồn yêu quý, Năm 2000 đã gần đến, ngươn mạt pháp sắp tàn lụi, cơ Thánh Ðức bắt đầu chuyển mình tại trần gian, từ xuân Tân Dậu này (1981): để tái lập Thượng ngươn Thái Hòa, khai mở Long Hoa đại hội, còn gọi là cơ phán xét cuối cùng.

Ðây là khóa thi chót của cuộc tuần hoàn Ðại Thiên Ðịa, cả chục vạn năm mới có một lần, để tuyển chọn các linh hồn tiến hóa cao về mặt đạo đức và trí tuệ. Nếu hỏng khoa này, thời phải đợi cả chục vạn năm nữa mới có cơ hội trở lại khoa kế tiếp. Một ngàn chín trăm tám mươi mốt năm (1981) trước đây, TA đã cho con một TA xuống thế mở đạo cứu đời, báo tin vào khoảng hai ngàn năm sau TA sẽ trở lại. Nay đã thành sự thật.

Ðích thân TA phải đầu thai xuống thế làm người, chờ đợi gần hai mươi tám năm nay. Ðến nay, cơ vận chuyển của Càn Khôn đã đến, TA đích thân xuất thế làm việc: soạn giảng TỨ ÐẠI PHÁP KINH, thuyết giảng Thượng Ðế Hiệp Nhứt Lý, khai mở Thiên Ðịa Quy Nguyên Ðạo, thành lập Càn Khôn Nhứt Thống Giáo tại thế gian, hầu khai tâm, mở trí, phá mê, phá chấp cho chúng sanh sớm thức tỉnh quy hiệp: TU học, TU hành, chớ quá trễ rồi, các con ạ!

CHA xuất thế tại Việt Nam (vì Thiên cơ đã định: chọn Việt Nam làm Thánh Ðịa, có Bảo Giang, Bảo Sơn, lập thành 12 huyệt linh hiển mầu nhiệm của địa cầu 68 các con), nhưng TA vẫn phân thân điển quang để độ khắp mọi nơi.

Các Tiểu hồn ơi! Hãy mau mau tìm kiếm “TỨ ÐẠI PHÁP KINH” để tu học, tu hành, đặng biết hết mọi cơ cấu của vũ trụ, hiểu được định luật tiến hóa không ngừng của Càn Khôn. Nhận thức rõ được các con là ai? Từ đâu đến? Tìm mua: Tứ Đại Pháp Kinh TiKi Lazada Shopee

Ðến đây để làm gì? Rồi đi về đâu?

Biết rồi! hiểu rồi! nhận thức rõ rồi! Các con phải dùng óc sáng kiến, mượn trí suy tư để nhận xét cho kỹ, phân biệt cho rành đặng tự quyết định, chọn lấy một hướng đi sáng suốt, chân chính, đúng theo đạo lý hơn, mà tự cứu lấy mình.

Dòng tiến hóa của Càn Khôn Vũ Trụ vẫn đang tuôn chảy thao thao bất tuyệt, tiếng nói Ðại Hồn vẫn vang vọng mãi bên tai con. Bản thể Ðại Thiên Ðịa vẫn diễn biến hằng ngày, trước mắt các con bằng những tai nạn khổ ách, loạn lạc, lầm than, đói rách khổ cực, luân hồi, sanh tử... không lúc nào ngừng. Thế mà các con không thấy, không nghe gì hết hay sao? Thật đáng thương cho các Tiểu hồn CHA biết bao! Cơn khảo trược, nhồi quả, trả nghiệp dâng lên ngút trời. Những cơn mê trần trong biển đen hắc ám, u linh lôi kéo hàng tỷ chúng sanh trong mê muội quay cuồng: Tham, sân, si, dục, hỷ, nộ, ái, ố... bởi cuộc sống đầy rẫy xấu xa, tội lỗi, ô nhiễm trược trần, thất tình, lục dục, tam độc, thất ác... thảm thương thay!!! Cũng bởi vô minh bao phủ, tham ái kích động, dục vọng thúc đẩy làm cho các con của CHA mê muội, ngu si lăn mình vào địa ngục trần gian, lặn hụp trong bể khổ trược trần, theo đuổi quyền, danh, lợi, tình ở cõi hữu vi giả tạm!

Các con ơi! Vừng đông minh triết đã bắt đầu ló dạng, trâu sẽ tới đồng lam, chim ưng sắp về tổ, sư tử đã bừng thức dậy sau một giấc ngủ dài. Thượng Ðế đã mở rộng đôi tay tình thương, ban rải Thần Huệ, bố rộng Hồng Ân để đón chờ các con trở lại với Ngài trong kỳ phán xét cuối cùng này.

Tiểu hồn ơi! Hãy trở về với ngôi nhà xưa vĩ đại, nơi mà các con đã cất bước ra đi, không muốn hẹn ngày về, đến nỗi đích thân CHA phải lăn mình xuống thế, kêu gọi một cách thống thiết bi ai, muốn đứt cả hơi, khô cả tiếng, như hồn Thục Vương trong xác chim Quốc ngày nào?

Nước mắt CHA đã rơi xuống thế gian trong những cơn mưa tầm tả. Máu CHA đã loang chảy trong các dòng sông, thịt xương CHA đã rách nát trong những trận chiến tranh hãi hùng long trời lỡ đất. Các Tiểu hồn CHA đã ngã gục trong hai trận chiến tranh Ðại chiến vừa qua. Giờ đây lại gục ngã nữa và nguy cơ... của cuộc chiến thứ ba đang đe dọa khắp hoàn cầu, hàng tỷ sinh linh đang phập phồng lo sợ khiến cho Ðại Hồn khắc khoải ưu tư, phải đích thân xuống thế chăn dắt bầy Chiên khờ dại, ngu đần, bơ vơ, lạc lõng... trong bãi cỏ khô cằn băng hoại của xã hội trần gian thối nát, xấu xa ghê tởm này.

Tiểu hồn ơi! Thuyền Giải thoát đang đậu bến Long Hoa chờ đón các con quay về quê xứ bến cũ.

Thiên đàng an lạc, trống rỗng không người!

Niết bàn thanh tịnh, vắng bóng chúng sanh!

Các con còn chần chờ gì nữa mà không bước lên đi? Bước lên đi! Bước lên đi! Các Tiểu hồn khờ dại...!

Bước lên bằng đức tin giác ngộ hoàn toàn, bằng thức tỉnh tu học, sám hối tu hành, bằng thực hiện tình thương, phát triển Bi, Trí, Dũng, Hòa; tinh tấn siêng năng công phu, công quả, công trình; rèn luyện ý chí cứu khổ, mở rộng tâm bác ái, thăng tiến trí thông minh thánh triết... đừng để chúng dậm chân tại chỗ, làm trì trệ con đường tiến hóa của các con. CHA tạm dừng bút, ban bố điển lành cho các con nhân dịp đầu xuân Tân Dậu, khai mở Long Hoa tại thế.

Nhưng hết sức mong rằng: cuộc hành trình trở về quê xưa chốn cũ của các con không ngừng lại, để rồi bị bỏ rơi.

Bởi dòng tiến hóa liên miên bất tận của Càn Khôn đang trôi chảy mãi ngoài kia!

Tứ Đại Pháp Kinh: Thỉnh Nguyện Tâm Thư. Kính thỉnh nguyện Nhị vị Song đường (CHA MẸ LINH HỒN):

- Kim Thân Từ Phụ Chưởng Giáo Chí Tôn.

- Và Kim Mẫu Từ Tôn Tây Vương Thánh Mẫu.

Từ khi được Cha, Mẹ chứng quả vị: Huệ Mạng Kim Cang Ngọc Ðế, đồng thời giao sứ mạng cho con thay Cha Mẹ xuống trần, để chuyển bánh xe chánh pháp kỳ ba tại Việt Nam thánh địa, dẫn dắt, dẫn tiến nhân loại vào kỷ nguyên Thánh Ðức cho kỳ hội Long Hoa. Nay nhân dịp xuân Tân Dậu, khai mở Long Hoa tại thế, con đôi lời thỉnh nguyện đệ trình về Thiên Ðình Cha Mẹ cứu xét:

- Sau một quá trình nghiên cứu tu học và thực hiện tình thương không biết chán nản, mệt mỏi gần 1500 kiếp; từ kim thạch qua thảo mộc, đến cầm thú, rồi lên làm người, tiến đến thành Thần, Thánh, Tiên, Phật. Cuối cùng, hiệp nhứt được chân lý tối thượng tức Thượng Ðế; làm một đấng toàn năng, toàn giác phụng sự cho cơ tiến hóa đời đời của Càn Khôn Vũ Trụ để được hằng hữu đời đời.

Nhớ lại những lúc được Ðức Chưởng Giáo Chí Tôn dắt điển Trí cho con dạo khắp cùng Càn Khôn Vũ Trụ để học đạo Vô Thượng; dắt điển Bi của con ôm choàng cả không gian vô vi, lẫn hữu vi một lượt để vo tròn một khối trọn tình thương; dắt điển Dũng cho con dấn thân khắp mọi nơi trong Ðại Thiên Ðịa để thực tập cứu khổ các con của Ngài: những Tiểu hồn khờ dại, ngu đần nên mê trần nhiễm trược, tự tạo luân hồi: sanh lão bệnh tử, đau khổ không lúc nào ngừng!

Cha Mẹ ơi! Con đê đầu đảnh lễ trước Ðại bản thể của Thượng Ðế, mà cũng chính là của con; mong cầu Thầy Mẹ hãy vì sự chứng quả dị thường hi hữu của con, mở lượng hải hà bố rộng hồng ân cho trần gian bớt đau khổ!

- Ban lệnh xuống Ðịa ngục cho Thập Ðiện Diêm Vương tra xét thật kỹ các linh hồn nặng tội, được nhờ nhân dịp chứng quả của con quyết định lâm phàm kỳ ba cứu khổ cho tròn đại nguyện: a) Phần hồn nào cứng đầu, tự ý gây ra tội ác thời cứ phán xét trừng trị thẳng tay, con không dám ngăn cản. b) Phần hồn nào gây tội ác vì sự bắt buộc, chứ tự ý nó không muốn thời ân giảm cho chúng nó nhờ.

Còn số đàn em của con tại trần gian, vì lâu nay mê lầm nên khinh thường đạo lý, do Cha Mẹ mở dạy (thông qua cơ bút, đồng tử...) tá danh Ngọc Hoàng Thượng Ðế, tức Cao Ðài Thượng Ðế, thời Cha Mẹ giao lại cho con, tiếp tục dìu dắt các tiểu hồn đàn em của con vào cơ Thánh Ðức.

Cha Mẹ linh hồn ơi! Cha Mẹ đã khổ nhiều rồi, đã tốn công mở Ðạo cứu đời suốt mấy muôn thế kỷ qua.

Nhìn lại quá trình cực khổ vô cùng của Cha Mẹ, khiến con nước mắt chảy ròng ròng. Cha Mẹ đã chịu không biết bao nhiêu điều sỉ nhục, những tiếng khen chê, các lời khinh bỉ của các tiểu hồn khờ dại, ngu đần, mê trần quá nặng.

Truớc khi dứt lời, con thỉnh cầu Cha Mẹ dời gót ngọc thân vàng trở lại Thiên đình an nghỉ. Còn dưới này để con trẻ thay Cha Mẹ gánh bớt trách nhiệm, chia xẻ khổ đau, dìu dắt, hướng dẫn các tiểu hồn em con trở về quê xưa với Cha Mẹ sum hiệp một nhà.

Lời thơ đã ngừng, nhưng tình thương đối với Cha Mẹ và các em không bao giờ chấm dứt trong lòng con!

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Tứ Đại Pháp Kinh PDF của tác giả Đức Chí Tôn nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Thượng Đế Thánh Giáo Thánh Đức (Trung Phương Thiên Tôn)
THƯỢNG ĐẾ THÁNH GIÁO THÁNH ĐỨC 1-Chương 1-Thượng đế là gì-ai là Cha chung toàn Vũ trụ. 2-Chương 2-Thượng đế sáng tạo ra con người và muôn vật. 3-Chương 3-Thiên đình. 4-Chương 4-Thiên đường, Niết Bàn. Tìm mua: Thượng Đế Thánh Giáo Thánh Đức TiKi Lazada Shopee 5-Chương 5-Chân Lý tối cao, Chân Lý, Chân Pháp Vũ trụ. 6-Chương 6-Quân Thiên Binh Thiên tướng. 7-Chương 7-Người ngoài hành tinh. 8-Chương 8-Phật, thần, thánh, tiên là gì. 9-Chương 9-Lịch sử nhân loại. 10-Chương 10-Bản chất con người. 11-Chương 11-Ma quỉ. 12-Chương 12-Tại sao phải có tôn giáo. Giáo chủ các tôn giáo. 13-Chương 12-Tương lai các tôn giáo. 14-Chương 14-Nghiệp quả là gì. Tu xóa nghiệp. 15-Chương 15-Thời đại Mạt thế toàn nhân loại hiện nay. Đầu thế kỷ 21. 16-Chương 16-Thời đại Đại Đồng Thánh Đức là thế nào. Tổ chức xã hội Thánh Đức. Thiên đường tại thế là thế nào 17-Chương 17-Bao giờ thì bắt đầu có Thánh Đức. Tiến trình Thánh Đức xã hội toàn cầu. 18-Chương 18-Các Luật trần gian thời đại Thánh Đức. 19-Chương 19-Bản chất nhân cách cần có trong để được tồn tại trong thời đại Thánh Đức. 20-Chương 20-Phật Di Lặc-tức Đấng Christ lâm phàm, Chưởng giáo Thời đại Thánh Đức. 21-Chương 21-Tương lai xã hội cộng sản như thế nào. 22-Chương 22-Thánh Đức Hội.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thượng Đế Thánh Giáo Thánh Đức PDF của tác giả Trung Phương Thiên Tôn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Học Thuyết Đại Đồng Thánh Đức (Trung Phương Thiên Tôn)
HỌC THUYẾT ĐẠI ĐỒNG THÁNH ĐỨC HỌC THUYẾT ĐẠI ĐỒNG THÁNH ĐỨC- HỌC THUYẾT CỨU THẾ CHO LOÀI NGƯỜI. TẤT CẢ CÁC NƯỚC, CÁC CỘNG ĐỒNG, CÁC TÔN GIÁO CÓ QUYỀN TỔ CHỨC ÁP DỤNG TRONG CÁC CỘNG ĐỒNG ĐỘC LẬP-TỰ CHỦ-ĐOÀN KẾT VÀ AN BÌNH XÃ HỘI. XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG NHÂN LOẠI HÒA BÌNH VÀ ĐẠI ĐỒNG, THỐNG NHẤT. 1-Học thuyết qui định về tôn thờ Thượng đế và các đền thờ thời Thánh Đức. Tiến lên hợp nhất Thần học toàn cầu. 2-Tổ chức chính quyền nhân dân dân chủ cộng sản thần thánh kiểu Thánh Đức. 3-Tất cả các chính quyền, các dân tộc và các tôn giáo đều tham khảo, áp dụng như một học thuyết xã hội bình thường. Trích các nội dung và có thể xây dựng từng phần, từng gia đoạn để xây dựng Thiên đường Thế giới. Tìm mua: Học Thuyết Đại Đồng Thánh Đức TiKi Lazada Shopee 4-Được đánh giá là cao về tổ chức xã hội, thành Thiên đường Thế gian không chiến tranh, kỳ thị tôn giáo, dân tộc, hòa bình và thịnh vượng, xóa nhòa ranh giới phân hóa giai cấp; học thuyết xây dựng các Khu Tự Trị Nhân dân và các Công xã Thánh Đức thịnh vượng, dồi dào hàng hóa, tự trị, tự chủ và cực kỳ sung sướng, giàu có. 5-Loài người không còn nghèo đói, đau khổ, chiến tranh, bóc lột, bất công, khủng bố, vũ khí hạt nhân, vũ khí nóng, kỳ thị chủng tộc, kỳ thị tôn giáo, trộm cắp, hiếp dâm, buôn bán phụ nữ. Phúc lợi và an sinh xã hội chưa từng có trong lịch sử nhân loại. 6-Học thuyết được nhận và sáng tạo bởi một nhà ngoại cảm thông thần và được coi là vị cứu tinh của nhân loại. Đây là HỌC THUYẾT CỨU THẾ CỦA THIÊN ĐÌNH VÀ THIÊN CHÚA CHO LOÀI NGƯỜI. 7-Tương lai dự báo khoa học cho thời đại Thánh Đức là 700.000 trong thời đại của Đức Maitreya Christ ( Di Lặc Vương Phật). 8-Học thuyết này được gửi tới tất cả các tổ chức chính phủ tiến bộ, các tôn giáo, các pháp môn và các nhóm cộng đồng, các dân tộc, dân tộc thiểu số trên toàn thế giới. Được dịch ra các thứ tiếng để tuyên truyền rộng rãi trên toàn cầu trong thế kỷ 21. Sứ giả của Đức ChristĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Học Thuyết Đại Đồng Thánh Đức PDF của tác giả Trung Phương Thiên Tôn nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay (Matthieu Ricard)
LỜI NÓI ĐẦU CỦA MATTHIEU RICARD Sống cuộc đời của mình như thế nào? Sống trong xã hội ra sao? Mình có thể biết được gì? Chắc chắn đó là ba câu hỏi phản ánh những bận tâm chính của chúng ta. Lý tưởng nhất là lẽ sống của ta phải đưa chúng ta đến một cảm giác viên mãn, từng phút khơi nguồn sáng tạo và không làm chúng ta hối hận lúc lâm chung; cuộc sống trong xã hội cùng với những người khác phải tạo ra tinh thần trách nhiệm toàn nhân loại; tri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của thế giới xung quanh và bản chất của tâm linh con người. Những câu hỏi này đã tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học, triết học, chính trị, nghệ thuật, hành động xã hội và tâm linh. Tuy nhiên, sự phân chia mang tính chủ quan các hoạt động này sẽ chỉ dẫn đến sự lụi tàn dần dần tồn tại của con người: không có tri thức được nuôi dưỡng bằng lòng vị tha thì khoa học và chính trị sẽ trở thành những con dao hai lưỡi, đạo đức trở nên mù quáng, nghệ thuật phù phiếm, xúc cảm hoang dã và tâm linh viển vông. Không có hiểu biết, tri thức sẽ suy vong; không có đạo đức, tất cả các hoạt động này trở nên nguy hiểm, và không có sự tu chính tâm linh, chúng sẽ trở nên vô nghĩa. Từ thế kỷ XVII cho đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng khoa học ngày càng đồng nghĩa với tri thức; hơn nữa, sự tăng lên theo hàm mũ của sự tích tụ thông tin chưa hề có dấu hiệu chững lại. Bên cạnh đó, hoạt động tôn giáo đã suy giảm tại các xã hội vô thần và dân chủ, và thường có xu hướng cấp tiến hóa tại các xã hội do các Quốc giáo cai trị. Cái mà bình thường phải tạo nên nền tảng của tôn giáo-tình yêu và lòng trắc ẩn-đã bị sai lệch hết sức thảm họa do những biến cố lịch sử. Dù là giáo điều hay dựa trên kinh nghiệm thì các truyền thống lớn về tâm linh cũng đều cung cấp, ngoài những quan niệm siêu hình, còn cả các quy tắc đạo đức tạo ra những điểm quy chiếu, đôi khi có tác dụng khai sáng nhưng đôi khi cũng là yếu tố cản trở. Tìm mua: Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay TiKi Lazada Shopee Ngày nay, các điểm quy chiếu này dần dần biến mất, hầu hết tất cả mọi người đều không coi các giới luật tôn giáo làm điểm tựa cho suy nghĩ và hành động của mình nữa, mặc dù theo truyền thống, họ vẫn theo một tôn giáo nào đó. Họ tỏ ra sẵn sàng tin tưởng hơn vào "ánh sáng" của khoa học và hiệu quả của công nghệ sẽ cho phép, đấy là họ hy vọng, giải quyết được tất cả mọi vấn đề của tương lai. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng tham vọng của khoa học muốn biết tất cả là hoàn toàn ảo tưởng: khoa học về cơ bản bị giới hạn bởi lĩnh vực nghiên cứu mà chính nó đã xác định. Và mặc dù công nghệ mang lại những yếu tố tích cực vô cùng to lớn nhưng nó cũng gây ra những hậu quả tàn phá không kém phần nghiêm trọng. Hơn nữa, khoa học không có gì để nói về lẽ sống của con người. Khoa học, tự nó, là một công cụ không tốt nhưng cũng không xấu. Tâng bốc khoa học hay biến nó thành quỷ satăng cũng chẳng khác gì ngợi ca hay chỉ trích sức mạnh. Sức mạnh của một cánh tay có thể giết chết hoặc cứu sống một con người. Các nhà khoa học không tốt nhưng cũng không xấu như bao người khác trên đời này và như mọi người khác, họ cũng vấp phải những vấn đề về đạo đức nảy sinh từ chính những phát minh của họ. Khoa học không tạo ra đạo lý. Khoa học đã chứng tỏ rằng nó có thể tác động vào thế giới chứ không thể làm chủ được thế giới. Khoa học cũng vượt ra ngoài vòng kiểm soát của chúng ta: những ứng dụng của khoa học, theo cách một hiện tượng mạnh hơn là sự kết hợp đơn thuần các bộ phận cấu thành của nó, tạo ra một đà phát triển riêng của chính mình. Trước thực tế này, chỉ có những phẩm chất của con người mới có thể định hướng được cách tác động vào thế giới của chúng ta. Vậy mà những phẩm chất này chỉ có thể nảy sinh từ một "khoa học về tâm linh". Nghiên cứu tâm linh không phải là trò để làm sang mà là một đòi hỏi tất yếu. Miệt mài trong suốt nhiều thế kỷ với nghiên cứu và tìm kiếm đã không làm cho con người phát triển được một chút nào trên con đường tiến tới một chất lượng tồn tại cao hơn, trừ phi chúng ta quyết định tập trung những nỗ lực của chúng ta theo hướng đó. Đời sống tâm linh phải được thực hiện với những quy định nghiêm ngặt của khoa học, nhưng khoa học lại không mang trong lòng những mầm mống của tâm linh. Ngày nay, người ta lại thấy có sự quan tâm trở lại đối với những dạng tâm linh nhấn mạnh đến các khía cạnh thực dụng của kinh nghiệm chiêm nghiệm đã thoát khỏi những tín điều nặng nề. Sự quan tâm mà phương Tây dành cho Phật giáo đã đánh thức sự tò mò của các phương tiện thông tin đại chúng và kích thích nhiều công trình nghiên cứu nhằm đánh giá những nguyên nhân của sự sùng bái này và những hướng phát triển có thể của chúng. Chúng ta có thể kể ra đây hai tác phẩm của Frédéric Lenoir Sự gặp gỡ giữa Phật giáo và phương Tây và Phật giáo ở Pháp, cũng như những cuộc trao đổi của tôi với bố tôi, triết gia JeanFrancois Revel. Bên cạnh đó, trong vòng 20 năm trở lại đây, một cuộc đối thoại giữa khoa học và Phật giáo đã được mở ra theo sáng kiến của Đạt Lai Lạt Ma và các nhà tư tưởng Phật giáo khác. Kể từ năm 1987, theo gợi ý của Dam Engle và Francisco Varela, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học lỗi lạc (gồm các nhà thần kinh học, sinh vật học, tâm lý học, vật lý học và triết học) đã được tổ chức thường xuyên. Từ các cuộc gặp gỡ được đặt tên là Mind and Life (Tinh thần và Cuộc sống) này, nhiều cuốn sách đã ra đời, trong đó nhiều cuốn đã được dịch sang tiếng Pháp như Passerelles, Khi tinh thần giao tiếp với thể xác và Ngủ, mơ, chết, cũng như các cuốn sách phát triển đầy đủ hơn như Khoa học và Phật giáo của Lan Wallace. Những trao đổi này đã không được xây dựng như một phương tiện dung hòa với mục đích làm hài lòng cả hai quan điểm dựa trên những xuất phát điểm khác nhau, cũng không phải như một diễn đàn để các bên khẳng định sự cố chấp siêu hình của mình. Những cuộc trao đổi này tạo thành một yếu tố liên tục của tri thức, của sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng và của ý thức. Các cuộc trao đổi đã được xây dựng và tiếp tục theo tinh thần đối thoại này. Sự khác biệt lớn nhất giữa khoa học và Phật giáo nằm ở như mục đích của chúng. "Đó là sự tự giải phóng khỏi đau khổ mà nguyên nhân của nó là một dạng đặc biệt của sự vô minh: một quan niệm sai lệch về hiện thực bên ngoài và về cái "tôi" mà ta thường hình dung là trung tâm của sự tồn tại của chúng ta”. Phật giáo sẵn sàng xem xét lại các quan niệm của mình nếu người ta chứng minh được rằng nó là sai lầm. Không phải là vì Phật giáo nghi ngờ tính chân lý sâu xa của các phát hiện của mình hay là vì Phật giáo chờ đợi sự mất hiệu lực đột nhiên của các kết quả đã đạt được từ 2.500 năm nay của khoa học chiêm nghiệm, mà là vì lời răn của Đức Phật không cấu thành một giáo điều. Mà thực ra, nó được thể hiện như một tấm bản đồ chỉ đường cho phép người ta đi theo dấu vết của người hướng dẫn. Lời răn này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm chứ không phải dựa trên một thần khải. Đạt Lai Lạt Ma từng nói: "Nhận biết các khám phá của khoa học không phải là xem xét lại vấn đề mà là phải làm cho nó mang tính thời sự “. Trong cuộc đi tìm kiến thức, Phật giáo không trốn chạy mâu thuẫn, mà ngược lại, tự làm cho mình thêm phong phú bằng mâu thuẫn. Nhiều cuộc tranh luận siêu hình mà Phật giáo từng tham gia trong suốt nhiều thế kỷ với các nhà triết học Hindou, và các cuộc đối thoại mà Phật giáo liên tục duy trì với khoa học và các tôn giáo khác đã giúp Phật giáo tự cải thiện mình cho tinh tế hơn, xác định rõ và mở rộng các tầm nhìn triết học của mình, logic của mình và sự hiểu biết thế giới của mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay PDF của tác giả Matthieu Ricard nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay (Matthieu Ricard)
LỜI NÓI ĐẦU CỦA MATTHIEU RICARD Sống cuộc đời của mình như thế nào? Sống trong xã hội ra sao? Mình có thể biết được gì? Chắc chắn đó là ba câu hỏi phản ánh những bận tâm chính của chúng ta. Lý tưởng nhất là lẽ sống của ta phải đưa chúng ta đến một cảm giác viên mãn, từng phút khơi nguồn sáng tạo và không làm chúng ta hối hận lúc lâm chung; cuộc sống trong xã hội cùng với những người khác phải tạo ra tinh thần trách nhiệm toàn nhân loại; tri thức phải giúp chúng ta khám phá ra bản chất của thế giới xung quanh và bản chất của tâm linh con người. Những câu hỏi này đã tạo tiền đề cho sự ra đời của khoa học, triết học, chính trị, nghệ thuật, hành động xã hội và tâm linh. Tuy nhiên, sự phân chia mang tính chủ quan các hoạt động này sẽ chỉ dẫn đến sự lụi tàn dần dần tồn tại của con người: không có tri thức được nuôi dưỡng bằng lòng vị tha thì khoa học và chính trị sẽ trở thành những con dao hai lưỡi, đạo đức trở nên mù quáng, nghệ thuật phù phiếm, xúc cảm hoang dã và tâm linh viển vông. Không có hiểu biết, tri thức sẽ suy vong; không có đạo đức, tất cả các hoạt động này trở nên nguy hiểm, và không có sự tu chính tâm linh, chúng sẽ trở nên vô nghĩa. Từ thế kỷ XVII cho đến nay, hầu như tất cả mọi người đều cho rằng khoa học ngày càng đồng nghĩa với tri thức; hơn nữa, sự tăng lên theo hàm mũ của sự tích tụ thông tin chưa hề có dấu hiệu chững lại. Bên cạnh đó, hoạt động tôn giáo đã suy giảm tại các xã hội vô thần và dân chủ, và thường có xu hướng cấp tiến hóa tại các xã hội do các Quốc giáo cai trị. Cái mà bình thường phải tạo nên nền tảng của tôn giáo-tình yêu và lòng trắc ẩn-đã bị sai lệch hết sức thảm họa do những biến cố lịch sử. Dù là giáo điều hay dựa trên kinh nghiệm thì các truyền thống lớn về tâm linh cũng đều cung cấp, ngoài những quan niệm siêu hình, còn cả các quy tắc đạo đức tạo ra những điểm quy chiếu, đôi khi có tác dụng khai sáng nhưng đôi khi cũng là yếu tố cản trở. Tìm mua: Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay TiKi Lazada Shopee Ngày nay, các điểm quy chiếu này dần dần biến mất, hầu hết tất cả mọi người đều không coi các giới luật tôn giáo làm điểm tựa cho suy nghĩ và hành động của mình nữa, mặc dù theo truyền thống, họ vẫn theo một tôn giáo nào đó. Họ tỏ ra sẵn sàng tin tưởng hơn vào "ánh sáng" của khoa học và hiệu quả của công nghệ sẽ cho phép, đấy là họ hy vọng, giải quyết được tất cả mọi vấn đề của tương lai. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng tham vọng của khoa học muốn biết tất cả là hoàn toàn ảo tưởng: khoa học về cơ bản bị giới hạn bởi lĩnh vực nghiên cứu mà chính nó đã xác định. Và mặc dù công nghệ mang lại những yếu tố tích cực vô cùng to lớn nhưng nó cũng gây ra những hậu quả tàn phá không kém phần nghiêm trọng. Hơn nữa, khoa học không có gì để nói về lẽ sống của con người. Khoa học, tự nó, là một công cụ không tốt nhưng cũng không xấu. Tâng bốc khoa học hay biến nó thành quỷ satăng cũng chẳng khác gì ngợi ca hay chỉ trích sức mạnh. Sức mạnh của một cánh tay có thể giết chết hoặc cứu sống một con người. Các nhà khoa học không tốt nhưng cũng không xấu như bao người khác trên đời này và như mọi người khác, họ cũng vấp phải những vấn đề về đạo đức nảy sinh từ chính những phát minh của họ. Khoa học không tạo ra đạo lý. Khoa học đã chứng tỏ rằng nó có thể tác động vào thế giới chứ không thể làm chủ được thế giới. Khoa học cũng vượt ra ngoài vòng kiểm soát của chúng ta: những ứng dụng của khoa học, theo cách một hiện tượng mạnh hơn là sự kết hợp đơn thuần các bộ phận cấu thành của nó, tạo ra một đà phát triển riêng của chính mình. Trước thực tế này, chỉ có những phẩm chất của con người mới có thể định hướng được cách tác động vào thế giới của chúng ta. Vậy mà những phẩm chất này chỉ có thể nảy sinh từ một "khoa học về tâm linh". Nghiên cứu tâm linh không phải là trò để làm sang mà là một đòi hỏi tất yếu. Miệt mài trong suốt nhiều thế kỷ với nghiên cứu và tìm kiếm đã không làm cho con người phát triển được một chút nào trên con đường tiến tới một chất lượng tồn tại cao hơn, trừ phi chúng ta quyết định tập trung những nỗ lực của chúng ta theo hướng đó. Đời sống tâm linh phải được thực hiện với những quy định nghiêm ngặt của khoa học, nhưng khoa học lại không mang trong lòng những mầm mống của tâm linh. Ngày nay, người ta lại thấy có sự quan tâm trở lại đối với những dạng tâm linh nhấn mạnh đến các khía cạnh thực dụng của kinh nghiệm chiêm nghiệm đã thoát khỏi những tín điều nặng nề. Sự quan tâm mà phương Tây dành cho Phật giáo đã đánh thức sự tò mò của các phương tiện thông tin đại chúng và kích thích nhiều công trình nghiên cứu nhằm đánh giá những nguyên nhân của sự sùng bái này và những hướng phát triển có thể của chúng. Chúng ta có thể kể ra đây hai tác phẩm của Frédéric Lenoir Sự gặp gỡ giữa Phật giáo và phương Tây và Phật giáo ở Pháp, cũng như những cuộc trao đổi của tôi với bố tôi, triết gia JeanFrancois Revel. Bên cạnh đó, trong vòng 20 năm trở lại đây, một cuộc đối thoại giữa khoa học và Phật giáo đã được mở ra theo sáng kiến của Đạt Lai Lạt Ma và các nhà tư tưởng Phật giáo khác. Kể từ năm 1987, theo gợi ý của Dam Engle và Francisco Varela, nhiều cuộc gặp gỡ giữa Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học lỗi lạc (gồm các nhà thần kinh học, sinh vật học, tâm lý học, vật lý học và triết học) đã được tổ chức thường xuyên. Từ các cuộc gặp gỡ được đặt tên là Mind and Life (Tinh thần và Cuộc sống) này, nhiều cuốn sách đã ra đời, trong đó nhiều cuốn đã được dịch sang tiếng Pháp như Passerelles, Khi tinh thần giao tiếp với thể xác và Ngủ, mơ, chết, cũng như các cuốn sách phát triển đầy đủ hơn như Khoa học và Phật giáo của Lan Wallace. Những trao đổi này đã không được xây dựng như một phương tiện dung hòa với mục đích làm hài lòng cả hai quan điểm dựa trên những xuất phát điểm khác nhau, cũng không phải như một diễn đàn để các bên khẳng định sự cố chấp siêu hình của mình. Những cuộc trao đổi này tạo thành một yếu tố liên tục của tri thức, của sự hiểu biết về bản chất của các hiện tượng và của ý thức. Các cuộc trao đổi đã được xây dựng và tiếp tục theo tinh thần đối thoại này. Sự khác biệt lớn nhất giữa khoa học và Phật giáo nằm ở như mục đích của chúng. "Đó là sự tự giải phóng khỏi đau khổ mà nguyên nhân của nó là một dạng đặc biệt của sự vô minh: một quan niệm sai lệch về hiện thực bên ngoài và về cái "tôi" mà ta thường hình dung là trung tâm của sự tồn tại của chúng ta”. Phật giáo sẵn sàng xem xét lại các quan niệm của mình nếu người ta chứng minh được rằng nó là sai lầm. Không phải là vì Phật giáo nghi ngờ tính chân lý sâu xa của các phát hiện của mình hay là vì Phật giáo chờ đợi sự mất hiệu lực đột nhiên của các kết quả đã đạt được từ 2.500 năm nay của khoa học chiêm nghiệm, mà là vì lời răn của Đức Phật không cấu thành một giáo điều. Mà thực ra, nó được thể hiện như một tấm bản đồ chỉ đường cho phép người ta đi theo dấu vết của người hướng dẫn. Lời răn này hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm chứ không phải dựa trên một thần khải. Đạt Lai Lạt Ma từng nói: "Nhận biết các khám phá của khoa học không phải là xem xét lại vấn đề mà là phải làm cho nó mang tính thời sự “. Trong cuộc đi tìm kiến thức, Phật giáo không trốn chạy mâu thuẫn, mà ngược lại, tự làm cho mình thêm phong phú bằng mâu thuẫn. Nhiều cuộc tranh luận siêu hình mà Phật giáo từng tham gia trong suốt nhiều thế kỷ với các nhà triết học Hindou, và các cuộc đối thoại mà Phật giáo liên tục duy trì với khoa học và các tôn giáo khác đã giúp Phật giáo tự cải thiện mình cho tinh tế hơn, xác định rõ và mở rộng các tầm nhìn triết học của mình, logic của mình và sự hiểu biết thế giới của mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay PDF của tác giả Matthieu Ricard nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.