Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

HÀ THÀNH THẤT THỦ VÀ HOÀNG DIỆU (VĂN CỔ VÔ DANH) - HOÀNG XUÂN HÃN chú dịch

Trong tập sách này, chúng tôi góp những bài văn kể chuyện hoặc vịnh thời-cuộc và nhân-vật ở Hà-nội trong hai vụ người Pháp đánh Hà-nội vào năm 1873 và 1882:

Trong tập sách này, chúng tôi góp những bài văn kể chuyện hoặc vịnh thời-cuộc và nhân-vật ở Hà-nội trong hai vụ người Pháp đánh Hà-nội vào năm 1873 và 1882:

Bài đầu là HÀ-THÀNH THẤT-THỦ CA, kể chuyện Hà-nội thất-thủ hai lần, và tình-cảnh nhân-dân ở Bắc sau cuộc thứ hai. Thể văn là song-thất lục-bát. Bài thứ hai là HÀ-THÀNH THẤT-THỦ CHÍ CÔNG QUÁ CA, kể chuyện thất-thủ năm 1882, để ca-ngợi tiết-tháo của quan tổng-đốc Hoàng-Diệu, và chế-diễu các quan khác. Thường gọi bài này là HÀ-THÀNH CHÍNH-KHÍ-CA, hay gọi tắt là CHÍNH-KHÍ-CA. Thể văn là lục-bát. Đoạn thứ ba là ĐIẾU HOÀNG-DIỆU, gồm ba bài tự-sự và khen quan tổng-đốc, làm bằng lối văn ca-khúc, bốn bài thơ chữ Hán và hai đôi đối-liễn của quan tuần-phủ Hà-nội Hoàng-Hữu-Xứng và của quan khâm sai tổng-đốc Hà-nội Trần-Đình-Túc. Chúng tôi có dịch các bài thơ và câu đối ấy. Đoạn thứ tư là HÀ-THÀNH THẤT-THỦ-ÁN gồm chín bài thơ thất-ngôn bát-cú, luận công tội của các quan tỉnh Hà-nội. Đề-mục cũng chúng tôi đặt. Cuối cùng sẽ phụ lục những bài dịch Hán-văn hay Pháp-văn có liên-can đến việc Hà-nội năm Nhâm ngọ. Những bài này đều là những chứng trực-tiếp cho cuộc xử án các nhân-vật đương-thời. Giá-trị các tài-liệu ấy về lịch-sử rất quí. Mời các bạn đón đọc  Hà Thành Thất Thủ Ca Và Hoàng Diệu của tác giả  Vô Danh. (Hoàng Xuân Hãn chú dịch)

Bài đầu là HÀ-THÀNH THẤT-THỦ CA, kể chuyện Hà-nội thất-thủ hai lần, và tình-cảnh nhân-dân ở Bắc sau cuộc thứ hai. Thể văn là song-thất lục-bát.

Bài thứ hai là HÀ-THÀNH THẤT-THỦ CHÍ CÔNG QUÁ CA, kể chuyện thất-thủ năm 1882, để ca-ngợi tiết-tháo của quan tổng-đốc Hoàng-Diệu, và chế-diễu các quan khác. Thường gọi bài này là HÀ-THÀNH CHÍNH-KHÍ-CA, hay gọi tắt là CHÍNH-KHÍ-CA. Thể văn là lục-bát.

Đoạn thứ ba là ĐIẾU HOÀNG-DIỆU, gồm ba bài tự-sự và khen quan tổng-đốc, làm bằng lối văn ca-khúc, bốn bài thơ chữ Hán và hai đôi đối-liễn của quan tuần-phủ Hà-nội Hoàng-Hữu-Xứng và của quan khâm sai tổng-đốc Hà-nội Trần-Đình-Túc.

Chúng tôi có dịch các bài thơ và câu đối ấy. Đoạn thứ tư là HÀ-THÀNH THẤT-THỦ-ÁN gồm chín bài thơ thất-ngôn bát-cú, luận công tội của các quan tỉnh Hà-nội. Đề-mục cũng chúng tôi đặt.

Cuối cùng sẽ phụ lục những bài dịch Hán-văn hay Pháp-văn có liên-can đến việc Hà-nội năm Nhâm ngọ. Những bài này đều là những chứng trực-tiếp cho cuộc xử án các nhân-vật đương-thời. Giá-trị các tài-liệu ấy về lịch-sử rất quí.

Mời các bạn đón đọc 

của tác giả

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Phê bình văn học - Thế hệ 1932
Ấn phẩm “Phê bình văn học thế hệ 1932” của tác giả Thanh Lãng được nhà xuất bản Phong Trào Văn Hoá ấn hành lần đầu tiên năm 1972. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu trọn bộ 2 cuốn. Sách có tình trạng rất tốt, bìa gốc, lõi sách và gáy sách đều rất đẹp.  Để biên soạn được bộ sách này, Thanh Lãng đã để ra gần 15 năm làm việc với bốn năm thư ký. Ông cho biết, thời gian trước đó, nói đến Lịch sử Phê bình Văn học ở Việt Nam, người ta mới chỉ dựa vào các sách Phê bình đã xuất bản mà chưa đi tìm các bài phê bình còn nằm rải rác trên khắp các báo xuất bản từ năm 1932 đến năm 1945. Tác giả đã để ra 15 năm trời để đọc và trích tất cả các bài phê bình in rải rác trên các báo xuất bản từ năm 1932 đến năm 1945. Rồi từ đó, trình bày cho học trò, các sinh viên Ban Văn chương Việt Nam trường Đại học Văn khoa Sài Gòn, một cái nhìn tổng quát về sinh hoạt phê bình văn học suốt 13 năm, từ 1932 đến năm 1945 kèm theo đầy đủ tài liệu. Với tất cả các tờ báo, ông đã phân tích tỉ mỉ, ghi nhận xem có bao nhiêu biên tập viên, đường lối, chính sách của mỗi tờ báo, rồi trích tuyền các bài cần trích tập hợp lại trong bộ sách này. Bộ sách này gồm có 04 phần: Lịch sử NỀN PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. Lịch sử NỀN TIỂU THUYẾT VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. Lịch sử NỀN THI CA VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. Lịch sử NỀN SÂN KHẤU VIỆT NAM thế hệ 1932- 1945. 
Thơ văn Cao Bát Quát
Công trình Thơ văn Cao Bá Quát sẽ dựa trên cơ sở văn bản sách Thơ chữ Hán Cao Bá Quát do GS. Vũ Khiêu chủ biên (Nxb Văn học, H., 1970. Tái bản, 1984) để tiếp tục chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện. Sự nghiệp thơ văn Cao Bá Quát ở đây sẽ được tuyển chọn khá phong phú, với nhiều mảng tác phẩm: thơ chữ Hán, thơ phú Nôm, văn xuôi chữ Hán, giai thoại văn học. Trên cơ sở hệ thống tư liệu, công trình sưu tập văn bản và dịch thuật lưu ý phân bố phù hợp các mục tác phẩm tiêu biểu cho các thể loại, sát đúng với mỗi giai đoạn sáng tác cụ thể của Cao Bá Quát. Cao Bá Quát (1809? – 1855), tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt hiệu là Mẫn Hiên. Ông là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương (nay thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội), và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong văn học Việt Nam.Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm 14 tuổi, ông trúng tuyển kỳ thi khảo hạch ở Bắc Ninh. Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, thì bị bộ Lễ kiếm cớ xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ Cử nhân. Sau đó trong chín năm, cứ ba năm một lần, Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội, nhưng lần nào cũng bị đánh hỏng.Ngay khi Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (Sơn Tây), các tác phẩm của ông đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít. Tuy vậy, trước 1984, nhóm biên soạn sách Thơ văn Cao Bá Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện Khoa học kĩ thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc chắn không phải của ông, thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng thứ chữ Nôm và chữ Hán.Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng).Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:-Cao Bá Quát thi tập-Cao Chu Thần di thảo-Cao Chu Thần thi tập-Mẫn Hiên thi tập----------------------------------Thơ Cao Bá QuátNXB Văn Học 1984193 TrangFile PDF-SCAN
Tuồng cải lương Bá Ấp Khảo [pdf]
Diễn theo truyện Phong thần. Diễn theo truyện Phong thần.Diền tử Bá Ấp Khảo dưng bữu vật xin thục tội cho cha cho đến Châu Văn Vương ăn thịt con.Đây là một tuồng trong tuồng hát cải lương.
Cánh Buồm Máu Số 8 (NXB Cấp Tiến Văn Đoàn 1935) - Trần Hồng Giang
CÁNH BUỒM MÁU là một bức tranh vẽ rõ rệt cái đời bấp bênh đeo neo khổ cực, sống hôm nay chưa chắc có ngày mai của con nhà chài, của các nhà thông thương gửi thân với cả gia-đình dưới một cánh buồm, xông pha trong những ngày bão bùng ghê gớm để tranh dành tìm cái sống và lại là bài thơ than cho vết thương đau của nhân loại: nghề bắt cóc và buôn người. Tác giả lại giới thiệu với các bạn: Hải-Bằng, một phóng viên trinh- thám, ra phiêu lưu mạo hiểm, đã sục sạo các hang đả trừ hại giặc bể, với một chiếc mành, với một tấm lòng quả cảm, chàng vẫy vùng vượt trên mặt sóng nghiêng trời... Cánh Buồm Máu Số 8NXB Cấp Tiến Văn Đoàn 1935Trần Hồng Giang16 TrangFile PDF-SCAN