Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Con Đường Thiên Lý (Nguyễn Hiến Lê)

Tôi dùng hồi kí của tôi với những tài liệu về cuộc tìm vàng ở miền Tây nước Mĩ giữa thế kỉ trước để tạo ra nhân vật Lê Kim (quê ở Phú Thọ Bắc Việt), người đầu tiên trôi nổi qua Mĩ, theo một đoàn đi tìm vàng, trải nhiều gian nan; và khi tìm được rồi thì chán, trở về Nam Việt lập gia đình, khai hoang và giúp Thiên Hộ Dương “Bình Tây sát tả” trong Đồng Tháp Mười.

Ý nghĩa chuyện đó ở trong đoạn cuối, lời tôi nói với một người chắt của cụ Lê Kim ở Gia Định vào khoảng 1950:

“Cụ Lê Kim có phải là người Việt đầu tiên qua Mĩ không, điểm đó không quan trọng gì đối với chính sự. Vậy mà tìm ra được đủ chứng cứ và ít nhiều chi tiết, bác (tức người kể chuyện) đã phải bỏ ra… tới nay là non bốn chục năm đấy, và phải nhờ vài sự ngẫu nhiên lạ lùng với mấy người giúp sức nữa.

Trong khi tìm tôi có những lúc cũng chán nản mà cũng có những lúc phấn khởi say mê, tìm ra được rồi rất mừng, nhưng chỉ được một lúc… cũng như cụ Lê Kim mạo hiểm đi hết con đường Thiên lý, tới miền có mỏ vàng thì chán nản, trở về nước khai hoang, kháng chiến. Vàng là cái mà cụ coi thường nhất - danh vọng cũng vậy - cụ chỉ muốn tìm ý nghĩa cho cuộc sống “và sự say mê trong hành động”.

Truyện đó tôi đặt cho nhan đề: “Con đường thiên lí” vì hồi trẻ tôi muốn viết một tập Du kí từ Nam ra Bắc mang nhan đề đó, mà không có cơ hội thực hiện được. Tìm mua: Con Đường Thiên Lý TiKi Lazada Shopee

Tôi viết xong năm 1972, định dăm năm sau sẽ giao cho nhà Lá Bối xuất bản. Ông giám đốc nhà Lá Bối và vài người nữa khen truyện rất hấp dẫn. Chưa kịp xuất bản thì miền Nam được giải phóng. Truyện dài khoảng 250 trang, ghi được một số hồi kí của tôi, như cảnh ngã ba Bạch Hạc, cảnh đền Hùng, tình hình hồi đầu thời kháng Pháp ở thôn quê miền Nam…

Từ hai chục năm nay có phong trào đua nhau học tư. Mới bãi trường được nửa tháng, cha mẹ nghèo tới mấy cũng rán kiếm tiền cho con đi học tư, thúc chúng đi học tư, dù chúng dư sức lên lớp, cơ hồ ngại rằng chúng nghỉ ở nhà lâu quá thì lêu lỏng. Cho nên tuy nghỉ hè ba tháng mà sự thực học sinh chỉ được nghỉ có một tháng. Mà ngay trong tháng đó, họ cũng chỉ không tới trường thôi chứ đâu được thoát ra khỏi không khí náo nhiệt của thành phố, đâu được tiếp xúc với thiên nhiên, với đồng ruộng, cây cỏ mây nước, nông dân, óc họ đâu được nghỉ ngơi. Họ đi coi xi nê, thụt bi da, hợp nhau tán gẫu, hoặc ca những bản giật gân, hút “ba số” Sa lem, uống la-ve, và lắm lúc chắc họ thấy cuồng cẳng, rủ nhau từng đoàn chờ nhau, phóng Honda như bay trên các con đường rộng thành phố và không ngày nào không xảy ra những tai nạn Honda. Đôi khi học cũng lên Đà Lạt, ra Vũng Tàu, nhất là Vũng Tàu ngày nay không còn là thành phố Việt Nam nữa, càng không phải là thiên nhiên: cũng vẫn lối sống hỗn độn, huyên náo, xô bồ, có phần còn hơn Sài Gòn, thành thử có rừng núi đấy mà họ không nghe thấy tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách, có trời biển đấy mà họ không được hưởng cái thú nhìn mây trôi và sóng nhấp nhô vì trí óc họ có lúc nào được tĩnh đâu, thần kinh họ có lúc nào được dịu đâu. Thực tình tôi thương cho họ, tuổi xuân là tuổi đẹp nhất trong đời mà phải sống trong cái không khí chiến tranh, bom đạn, máy móc, máy thâu thanh, máy tivi… thì làm sao tâm hồn hồn họ không cằn cỗi được, làm sao họ còn cảm được cái đẹp hồn nhiên, cái hạnh phúc bình dị? Làm sao sức khỏe họ chẳng mau suy, lòng họ chẳng chua chát, phẫn uất?

Hồi xưa chúng tôi không có nhiều tiện nghi như họ bây giờ, ngay cả những vật cần thiết như chiếc đồng hồ, cây viết máy, chiếc xe đạp, cũng không có nữa, nhưng chúng tôi sướng hơn họ nhiều. Chúng tôi được nghỉ trọn ba tháng hè, vì không ai đi học tư, dù phải thi lại thì cũng về nhà tự ôn lấy bài chứ không có trường dạy tư hoặc không có tiền để học tư. Vì nghỉ lâu, phải xa cách nhau lâu, nên một tuần lễ trước ngày bãi trường, chúng tôi có một tâm trạng nửa vui nửa buồn: vui vì khỏi phải học bài, sắp được về thăm quê, buồn vì sắp phải xa bạn xa thầy. Suốt chín tháng, mải lo học, ít ai có dịp tâm sự; lúc này vài ba bạn thân mới rủ nhau những ngày nghỉ, hoặc những giờ “etude”[1] nghĩa là những giờ không có “cua”[2], tản bộ trong vườn Bách Thảo, hoặc trên đường Cổ Ngư, ngồi dưới bóng hoàng lan, hoặc dưới gốc đa kể lể chuyện nhà hoặc chuyện riêng của nhau, chí hướng cùng ước vọng sau này của nhau. Hầu hết là nghèo, trong túi chỉ có dăm xu hay nhiều lắm là một hào, nhiều khi túi rỗng nữa, cho nên có cao hứng lắm mới mời bạn ăn một cái bánh nhợm, uống một chén nước trà tươi ở một quán lá trên đê Yên Phụ; nhưng tuổi trẻ mà tin ở khả năng, ở tương lai của mình, thì cảnh nghèo là một sự kích thích, càng nung chí ta thêm,và khi gặp được một bạn cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng thì thật không gì vui bằng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Hiến Lê":Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử7 Bước Đến Thành CôngĐắc Nhân TâmMạnh TửSống 365 Ngày Một NămMột Lương Tâm Nổi LoạnRèn Nghị Lực Để Lập ThânSống ĐẹpKhổng Tử Và Luận NgữGiải Nghĩa 64 Quẻ Kinh DịchBảy Ngày Trong Đồng Tháp MườiHồi Ký Nguyễn Hiến LêNhững Vấn Đề Của Thời ĐạiRèn Luyện Tình CảmTrang Tử Nam Hoa KinhÝ Cao Tình ĐẹpBảy Bước Đến Thành CôngDạy Con Theo Lối MớiGương Chiến ĐấuGương Hy SinhHàn Phi TửLiêt Tử Và Dương TửNghề Viết VănSăn Sóc Sự Học Của Con EmSử Trung QuốcTổ Chức Gia ĐìnhVài Nét Sơ Lược Về Sự Phát Triển Của Triết Học Trung HoaĐường, Tống Bát Đại GiaLão Tử Đạo Đức Kinh - Nguyễn Hiến LêGương Kiên NhẫnCon Đường Thiên Lý

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Con Đường Thiên Lý PDF của tác giả Nguyễn Hiến Lê nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Bốn Thỏa Ước
Bốn Thỏa Ước Bốn Thỏa Ước Bốn Thỏa Ước là cuốn sách liên tục nằm trong Top best – seller của The New York Times, bán được hơn bốn triệu bản và được giới thiệu trên show truyền hình đắt giá Oprah. Xuất phát từ triết lý tinh hoa về vũ trụ và con người của nền văn minh Toltec cổ xưa, Don Miguel đưa ra một quan niệm về “cái tôi, như bạn vốn là”, rất gần gũi với triết lý con người của phương Đông. “Không vơ mọi chuyện vào mình”, nói khác đi là không ngộ nhận. Những người bên ngoài bạn chỉ có khả năng tư duy, khát vọng, quan tâm và thực hiện những điều thuộc về họ và chỉ thoả mãn tư duy, khát vọng, quan tâm, hành động của bản thân họ mà thôi. “Không giả định, phỏng đoán”, vì giả định phỏng đoán thực chất cũng chỉ là lặp lại những thiên kiến, thành kiến sẵn có về sự vật, không gì khác, nó không thể cho bạn biết ý nghĩa đích thực của điều đang diễn ra. Hãy can đảm đặt câu hỏi về những gì chưa được biết rõ và hãy bày tỏ điều bạn muốn. Mặc Kệ Nó Làm Tới Đi Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi Cuộc Sống Không Giới Hạn “Hãy làm hết khả năng của mình” là thoả ước thứ tư, nó chính là nguyên lý thực hành căn bản để khai phóng “cái tôi” mà bạn vừa giác ngộ sau ba thoả ước khởi đầu, một cách mạnh mẽ nhất. Tình yêu là nguồn động lực mạnh mẽ duy nhất giúp bạn tiếp cận và thực hành triệt để một công việc. Chỉ tình yêu mới giúp bạn nhìn ra và thực hiện được hết mọi – khả- năng của một vấn đề. Tình yêu mở ra nguồn năng lượng vô hạn của con người và vũ trụ, vì nó chính là bản chất của mọi tồn tại trên thế giới này, cũng giống như quan niệm vô ngã, vị tha, từ bi hỉ xả của đạo Phật. Mời các bạn đón đọc cuốn sách Bốn Thỏa Ước.
Phút Dừng Lại Của Người Thông Minh
Phút Dừng Lại Của Người Thông Minh Phút Dừng Lại Của Người Thông Minh Những sai sót có thể tránh được lại liên tục xảy ra trong lĩnh vực y tế, hoạt động chính phủ, luật pháp, ngành tài chính – gần và đôi khi để lại những hậu quả nghiêm trọng. Và lý do thật đơn giản: khối lượng kiến thức và mức độ phức tạp của nó đang vượt quá khả năng kiểm soát của chúng ta, đe dọa khả năng của chúng ta trong việc truyền đạt thông tin đến mọi người xung quanh một cách hoàn hảo, nhất quán, chính xác và an toàn. Đó chính là lý do cuốn sách Phút Dừng Lại Của Người Thông Minh ra đời. Qua những câu chuyện kể hấp dẫn, Gawande dẫn dắt chúng ta đi từ nước Áo, nơi danh mục kiểm tra trong cấp cứu đã cứu sống một nạn nhân suýt chết đuối; đến cả danh mục kiểm tra cho buồng điều khiển của chiếc máy bay đang gặp nạn. Phút Nhìn Lại Mình Sống 24 Giờ Một Ngày Hãy đọc bài này nếu bạn đang không biết phải làm gì với cuộc đời mình Xuyên suốt các câu chuyện, ông tiết lộ cho chúng ta điều gì danh mục kiểm tra có thể làm được, điều gì không, và chúng đã tạo ra những tiến bộ thần kỳ như thế nào trong cuộc sống này. Và vấn đề mà Gawande đặt ra cho mọi lĩnh vực nghề nghiệp là: Hãy đơn giản mọi thứ có thể và hãy ngăn chặn sai lầm bằng những bước đơn giản nhất. Mời các bạn đón đọc Phút Dừng Lại Của Người Thông Minh.
Sống Đẳng Cấp
Sống Đẳng Cấp Sống Đẳng Cấp – Linda McLean Sống Đằng Cấp là khi chúng ta đã hiểu được về tất cả những cơ hội đang chờ đón mình thì chúng ta sẽ biết cách làm thế nào để nắm bắt chúng. Chỉ có một cách duy nhất để tìm ra bí mật ẩn sau những cơ hội và để khai phá chúng, đó là NIỀM TIN! Nếu niềm tin đến một cách dễ dàng thì ai cũng đã có thể thành công trong cuộc sống. Có thể nó là lý do mà bao người chấp nhận an phận với “thực tại” của mình, không tìm kiếm được một viễn cảnh tươi sáng hơn. Dường như chúng ta luôn đạt đến cái ngưỡng của sự lú lẫn, trước khi tìm cách thoát ra khỏi thực tại và hành động. Phương Pháp Học Tập Siêu Tốc 10 Quy Luật Cuộc Sống 7 cuốn sách Dượng Tony khuyên bạn trẻ nên đọc Đến bước đó, chúng ta sẽ có thể sẵn sàng làm những gì cần thiết thay vì những gì vẫn làm theo thói quen. Nó là bậc đầu tiên trong cây cầu thang mà tác giả nói đến. Thông điệp tổng quát mỗi ngày và cũng là những bài học hữu ích bao gồm một chuỗi những hoạt động định hướng bạn tới cung đường đi đúng đắn để giúp bạn tới đẳng cấp mới. Mục tiêu của chúng tôi là giúp bạn cân bằng tri thức cũng như khai mở những tìm tòi cá nhân, cùng với sự tham gia nhiệt tình và năng động của bạn. Dù sao chăng nữa, nếu chỉ nắm lý thuyết về chuyến hành trình và mơ mộng về nó thì cũng chẳng giúp bạn tiến lên được bao nhiêu. Mời các bạn đón đọc cuốn sách “Sống Đẳng Cấp“!
Bí Mật Của Nước
Bí Mật Của Nước Bí Mật Của Nước Bí Mật Của Nước là cuộc phiêu lưu để tìm hiểu và khám phá về nước – khởi nguồn của vạn vật – và cũng là một chuyến du hành nhỏ để đánh thức những xúc cảm đẹp bị vùi lấp bởi những lo toan thường ngày. Cuốn sách mở đầu với những tần số hạnh phúc và sự cộng hưởng để cấu thành các tinh thể nước trong mối tương quan với sự hình thành nên các cảm xúc tích cực hay tiêu cực trong mỗi người: “Cuộc tìm kiếm hạnh phúc cuối cùng và cơ bản chính là cuộc tìm kiếm bản ngã. Bạn có thể đi tìm nó ở những vùng đất xa xôi, nhưng bạn sẽ chỉ tìm thấy nó trong lòng bàn tay mình mà thôi. Nếu bạn nghĩ lại về cuộc đời mình đủ xa, rất có thể bạn sẽ nhớ tới lúc mà bạn bảm thấy một niềm hạnh phúc thật vô tư. Cuộc đời của bạn có ý nghĩa và bạn bận rộn sống tới nỗi giây phút đó đã bị lãng quên. Tuổi trưởng thành ào tới, bạn cất những thứ đó đi và khóa cửa lại. Có lẽ thậm chí bạn đã quên cả nơi mình cất chìa khóa. Hạt Giống Tâm Hồn – Tuyển Chọn Những Câu Chuyện Hay Nhất Sống Và Khát Vọng Yes Or No? Những Quyết Định Thay Đổi Cuộc Sống Nhưng những cảm giác hạnh phúc đó không biến mất vĩnh viễn. Với một chút nỗ lực, bạn có thể mở cánh cửa và lấy ra những thứ mà bạn đã tưởng mãi mãi chỉ là một phần của quá khứ. Khi bạn thành thật với bản thân và tìm kiếm điều bạn thực sự muốn trở thành và thực hiện, cuộc đời bạn sẽ lại một lần nữa tuôn chảy. Và cứ như vậy, bằng sự tinh tế của mình, tác giả đặt nước vào những góc độ khác nhau để làm bật lên những phép thử, những sự so sánh, những liên tưởng gần với cuộc sống muôn màu của con người. Cứ thế, lần theo mỗi trang sách mà những cảm xúc ngủ quên bấy lâu trong ta như bừng tỉnh… Có lẽ, đó cũng chính là lí do tại sao cuốn sách này đã tạo nên một làn sóng mạnh mẽ lan tỏa trên khắp thế giới – một sự cộng hưởng tuyệt đẹp của những niềm hân hoan và sự gắn kết.