Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Kiếp Nào Ta Cũng Tìm Thấy Nhau (Brian L. Weiss)

Kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau là cuốn sách thứ ba của Brain L. Weiss - một nhà tâm thần học có tiếng. Trước đó ông đã viết hai cuốn sách: cuốn đầu tiên là Ám ảnh từ kiếp trước, cuốn sách mô tả câu chuyện có thật về một bệnh nhân trẻ tuổi cùng với những liệu pháp thôi miên về kiếp trước đã làm thay đổi cả cuộc đời tác giả lẫn cô ấy. Cuốn sách đã bán chạy trên toàn thế giới với hơn 2 triệu bản in và được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ. Cuốn sách thứ hai Through Time into Healing (Đi qua thời gian để chữa lành), mô tả những gì tác giả đã học được về tiềm năng chữa bệnh của liệu pháp hồi quy tiền kiếp. Trong cuốn sách đều là những câu chuyện người thật việc thật. Nhưng câu chuyện hấp dẫn nhất lại nằm trong cuốn sách thứ ba.

Kiếp nào ta cũng tìm thấy nhau nói về những linh hồn tri kỷ, những người có mối liên kết vĩnh viễn với nhau bằng tình yêu thương, luôn gặp lại nhau hết lần này đến lần khác, qua hết kiếp này tới kiếp khác. Chúng ta sẽ tìm thấy và nhận ra tri kỷ của mình như thế nào, rồi đưa ra những quyết định làm thay đổi cuộc sống của chính mình ra sao là những khoảnh khắc quan trọng và xúc động nhất trong cuộc đời mỗi người.

Định mệnh sẽ dẫn lối cho những linh hồn tri kỷ hội ngộ. Chúng ta sẽ gặp họ. Nhưng quyết định làm gì sau đó lại là quyền tự do lựa chọn của mỗi người. Một lựa chọn sai lầm hoặc một cơ hội bị bỏ lỡ có thể dẫn đến nỗi cô đơn và thống khổ tột cùng. Và một lựa chọn đúng đắn, một cơ hội được nắm bắt có thể mang lại niềm hạnh phúc sâu sắc.

Những gì tác giả viết trong sách được ghi lại từ hồ sơ bệnh án, băng thu âm và trí nhớ. Chỉ có tên và một vài chi tiết nhỏ được thay đổi để giữ tính bảo mật. Đây là câu chuyện về vận mệnh và hy vọng. Đây là câu chuyện xảy ra âm thầm mỗi ngày.

Ngày này năm đó, đã có người lắng nghe. Tìm mua: Kiếp Nào Ta Cũng Tìm Thấy Nhau TiKi Lazada Shopee

Linh hồn tựa như nước

Rơi xuống từ thiên đường

Lên trời như khói sương

Rồi trở về với đất

Chuỗi tuần hoàn bất tận.

GOETHEDưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Brian L. Weiss":Ám Ảnh Từ Kiếp TrướcChuyện Tình Qua Nhiều Kiếp Luân HồiLời Ngỏ Từ Cõi Tâm LinhMột Linh Hồn Nhiều Thể XácTiền Kiếp Và Luân Hồi Có Thật KhôngKiếp Nào Ta Cũng Tìm Thấy Nhau

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Kiếp Nào Ta Cũng Tìm Thấy Nhau PDF của tác giả Brian L. Weiss nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Cuốn 2 - Đoàn Trung Còn (NXB Sài Gòn 1936)
Chư pháp hữu thân mến, cho phép tôi được dùng từ này để gọi tất cả các giới Phật tử xuất gia cũng như tại gia, tôi có ý nguyện nhỏ, dầu nhỏ nhưng là từ đáy lòng thiết tha, muốn cùng các pháp hữu, tất cả các pháp hữu, những ai có đọc có tụng có nghe thấy những quyển kinh sách do tôi dịch soạn, sẽ là người bạn quyến thuộc thân thiết với tôi đời này và mãi mãi những đời sau, cùng nhau kết pháp duyên, cùng nhau dự pháp hội, cùng dìu dắt nhau, dìu dắt tôi để được vững bước mãi trên con đường đạo dài xa, con đường đạo nhiều trở ngại chông gai lồng giữa cõi đời thế tục mà lớp vỏ cứng của nó là tứ lưu bát nạn, cạm bẫy của nó là lợi danh ngũ dục, sức mạnh của nó là cơn lốc bát phong. Tôi chơn thành nói lên câu cần dìu dắt nhau. Vì vào giây phút mà tôi đang nguệch ngoạc ghi lại ngửng mặt tự xưng là Tỳ-kheo chơn chánh, chỉ biết như thảo phú địa, nhứt tâm sám hối mười phương pháp giới. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Cuốn 2NXB Sài Gòn 1936Đoàn Trung Còn164 TrangFile PDF-SCAN
Đạo Đức Kinh - Nguyễn Kim Muôn (NXB Bảo Tồn 1933)
Có một vật hỗn độn mà thành trước cả trời đất. Nó yên lặng, vô hình, đứng một mình mà không thay đổi vĩnh cửu, vân hành khắp vũ trụ không ngừng, có thể coi nó là mẹ của vạn vật trong thiên hạ. Ta không biết tên nó là gì, tạm đặt tên cho nó là Đạo. Đạo mà diễn tả được thì đó không còn là đạo bất biến nữa, tên mà gọi ra được thì đó không còn là tên bất biến nữa. (Ta gọi tiếng “trâu” để chỉ con trâu là do quy ước từ xưa đến nay, tiếng “trâu” không phải là tên bất biến. Nếu từ xưa ta quy ước gọi tiếng “bò” để chỉ con trâu thì ta sẽ gọi con trâu là “bò”. Đạo thì không như vậy. Đạo bất biến nên ta không thể diễn tả rõ ràng được, chỉ có thể dùng trực giác để hiểu). Đạo trời không tranh mà khéo thắng, không nói mà khéo đáp, không gọi mà vạn vật tự chuyển động, bình thản vô tâm mà khéo sắp đặt mọi việc. Đạo trời không thiên vị ai, luôn giúp đỡ cho người lương thiện. Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng khó lọt (Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất thất). Đạo Đức KinhNXB Bảo Tồn 1933Nguyễn Kim Muôn78 TrangFile PDF-SCAN
Đạo Khả Đạo (NXB Bảo Tồn 1935) - Nguyễn Kim Muôn
Kính cáo cùng độc giả được rõ: Những sách con này, tức thị là những bài trả lời cho các báo chương về các cuộc điều tra về nhà chùa Long Vân Tự, củng là bài đối đáp lại với những cuộc phản đối của các giáo lý. Nhưng có mộ điều, cúi xin đọc giả hãy lưu ý: Ở ngoài muốn nhà tu hành, bằng muốn trả lời lại, là chẳng được nói ngoài giáo lý là một, phải ngó mình là người tu là hai, nên chi tuy nói Đông mà tôi đã trả lời Tây (ấy là chư Độc giả sẽ cho như vậy), thế mà, hể sau khi đọc qua từ cuốn số 1 dỉ chi cho tới cùng, nếu cái giáo lý của tôi luận trong những sách con đó là phải, thì ngó lại những cuộc điều tra, cùng những bài phản đối kia. Đạo Khả ĐạoNXB Bảo Tồn 1935Nguyễn Kim Muôn29 TrangFile PDF-SCAN
Đạo Lý Phật Giáo Với Đạo Lý Nho Giáo Ở Nước Ta (NXB Trung Bắc Tân Văn 1935) - Trần Văn Giáp
Ba học thuyết tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống tinh thần ở Việt Nam trước đây chính là ba học thuyết tôn giáo: Nho, Phật, và Đạo, chúng ta thường gọi là Tam giáo. Theo đó, Nho và Đạo giáo ra đời ở Trung Quốc, từ đó trực tiếp truyền vào nước ta. Còn Phật giáo ra đời ở Ấn Độ, đầu tiên theo đường biển phía Nam, sau theo cả đường bộ phía Tây mà vào, từ rất sớm Luy Lâu (Thuận Thành – Hà Bắc) đã thành một trung tâm Phật giáo lớn, nhưng từ thế kỷ thứ VII lại gắn bó chặt chẽ với Phật giáo Trung Quốc chuyển theo xu hướng Thiền tông, kết hợp với nhiều yếu tố Tĩnh độ và Mật giáo. Tam giáo cùng tồn tại, ít xung khắc mà thường khi lại kết hợp với nhau. Trong đó Nho giáo giữ địa vị chi phối nhiều mặt. Khi nói đến “Hội nhập tam giáo” - nó là một xu hướng mạnh của tư tưởng Việt Nam vào thế kỷ XVIII. Theo đó, các tầng lớp trí thức Nho học, lực lượng hộ trì tư tưởng Nho gia thời kỳ này có những hoạt động thực tiễn và thảo luận tư tưởng có phần xa rời tinh thần của Nho gia chính thống, dung hợp Phật Đạo. Đạo Lý Phật Giáo Với Đạo Lý Nho Giáo Ở Nước TaNXB Trung Bắc Tân Văn 1935Trần Văn Giáp32 TrangFile PDF-SCAN