Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật (Sasaki Fumio)

Trong chương một, tôi sẽ giới thiệu cho bạn lối sống tối giản là gì, đưa ra định nghĩa của tôi về nó. Sau đó tôi sẽ đưa ra lý do vì sao tôi lại theo lối sống này sau nhiều năm sống trong căn phòng của mình.

Chương hai tôi muốn đề cập đến tại sao sau ngần ấy năm, đồ đạc trong nhà lại chất nhiều đến thế. Những đồ đạc được tích tụ lại do thói quen hay nhu cầu của con người này mang ý nghĩa gì?

Chương ba là những bí quyết để cắt giảm đồ đạc trong nhà. Tôi sẽ đưa ra cho bạn những quy tắc cụ thể, những phương pháp để có thể giảm bớt đồ đạc trong nhà. Thêm vào đó tôi cũng sẽ giới thiệu cho bạn danh sách bổ sung 15 điều cho những người muốn tối giản hơn nữa cùng với toa thuốc cho “căn bệnh muốn vứt bỏ”.

Chương bốn, những thay đổi trong tôi sau khi dọn hết đồ đạc trong nhà. Nó không đơn thuần chỉ là cắt giảm đồ đạc, mà là những mặt tích cực sau khi tôi giảm đồ đạc xuống mức tối thiểu, và những “hạnh phúc” mà tôi cảm nhận sau khi thực hiện điều đó. Kèm theo đó, tôi còn phân tích và khảo sát thêm về các kết quả nghiên cứu tâm lý học. Chương năm, tiếp nối ý từ chương bốn, tôi giải thích tại sao những thay đổi trong tôi lại dẫn đến “hạnh phúc”. Để hiểu sâu hơn về lối sống tối giản, bạn nên đọc hết từ chương một đến chương bốn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đọc riêng từng chương. Thậm chí chỉ cần đọc chương ba cũng có thể giúp bạn cắt giảm được đồ đạc của mình.

Trong cuốn sách này, “lối sống tối giản” được hiểu là: Tìm mua: Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật TiKi Lazada Shopee

1) giới hạn tối thiểu cần thiết cho bản thân

2) vứt bỏ tất cả mọi thứ trừ những thứ quan trọng

Và những người sống theo lối sống đó gọi là người sống tối giản.

LỜI MỞ ĐẦU

Đồ đạc ít, hạnh phúc nhiều. Chính vì vậy, chúng ta không còn cần đồ đạc nữa.

Cuốn sách này muốn gửi tới bạn sự tuyệt vời của cuộc sống với ít đồ đạc trong nhà.

Có thể bạn sẽ thấy những điều tôi muốn nói đều đi ngược lại quan niệm hạnh phúc ngày nay như: có càng nhiều ta càng hạnh phúc. Vì ta không biết tương lai sẽ thay đổi thế nào, nên hãy cố gắng tích trữ càng nhiều thứ càng tốt.

Khi mua bất cứ món đồ nào, bạn đều có thể thanh toán bằng tiền, nên dần dần, trong cuộc sống chúng ta đang nhận định người khác bằng số tiền mà họ có. “Chỉ cần có tiền là có thể mua được mọi thứ… Vậy chúng ta có mua được tình cảm của con người như những món hàng hóa không? Nếu đến cả tình cảm mà cũng mua được thì có lẽ việc mua hạnh phúc cũng chẳng khó gì. Vì vậy, hãy kiếm thật nhiều tiền thôi. Tôi xin lỗi nhé, nhưng tôi chỉ đang kiếm tiền thôi. Mọi người hãy mua thật nhiều sách cho tôi nhé.”

Đôi nét về bản thân tôi: nam, 35 tuổi, độc thân và chưa từng kết hôn. Hiện tại tôi đang làm biên tập cho một nhà xuất bản. Tôi đã sống 10 năm ở Nakameguro, quận Meguro, Tokyo. Tôi mới chuyển đến Fudomae, quận Shinakawa. Tiền nhà hiện tại là 67.000 yên (ít hơn nhà cũ 20.000 yên). Vì chuyển nhà nên tiền tiết kiệm của tôi không còn mấy.

Một người không kết hôn, không tiền tiết kiệm như tôi chắc sẽ bị nhiều người cho là một kẻ thất bại. Nếu là tôi của trước đây, một kẻ có lòng tự ái cao, chắc sẽ xấu hổ đến mức không dám nói chuyện cùng ai. Còn bây giờ, với tôi sao cũng được. Bởi với tôi, cuộc sống như vậy là đủ hạnh phúc rồi.

10 năm trước, lý do tôi muốn làm ở nhà xuất bản không phải là tiền bạc hay vật chất. Lúc đó, tôi muốn làm một công việc có thể thể hiện được giá trị bản thân mình. Nhưng cùng với thời gian, tâm nguyện ban đầu đó ngày càng phai mờ dần. Giới xuất bản là một ngành công nghiệp lâu đời, điều kiện tiên quyết để có thể tiếp tục tồn tại là bạn phải cho ra được những cuốn sách theo thị hiếu của người đọc. Nếu không, dù bạn có xuất bản những cuốn sách có giá trị đến đâu chăng nữa cũng không thể thành công được. Trải qua những tháng ngày như thế, tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều, tâm nguyện, bầu nhiệt huyết ban đầu cũng nguội dần và tôi đã chôn vùi chúng. Có lẽ, mọi người sẽ thấy thật buồn cười và cho rằng: “Nào, có gì đâu… Quan trọng là kiếm tiền mà”.

Giờ đây, khi tôi vứt bớt đồ đạc và sống cuộc sống đơn giản, dường như những tâm nguyện ban đầu ấy lại được hâm nóng trở lại.

Thực ra, trong xã hội này, đảng cầm quyền lâu nhất không phải là Đảng dân chủ tự do, mà là khối liên minh cầm quyền của ba đảng phái phía sau nó: “tiền bạc - vật chất - kinh tế”. Khối liên minh này đã tồn tại trong thời gian quá dài, khiến chúng ta coi nó là một điều hiển nhiên mà không nghĩ tới đó mới là đảng nắm giữ chính quyền. Và vì nó đã trở thành điều hiển nhiên nên cũng chẳng mấy ai nghi ngờ điều này cả.

Liên minh cầm quyền này đã giữ ghế quyền lực trong thời gian quá dài. Nếu nhìn thấy lãnh đạo Đảng vật chất, tôi sẽ nói: Xin lỗi, anh ngồi ở chỗ này ạ? Anh có thể nhường chỗ cho tôi một lần được không? Nếu không thể thì anh cứ ngồi đấy cũng được.

Lối sống tối giản là lối sống cắt giảm đồ dùng trong nhà đến mức tối đa, chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết nhất. Lợi ích của lối sống này không đơn thuần chỉ là lợi ích bên ngoài như không gian thoáng đãng, dọn dẹp dễ dàng… mà nó còn mang lại lợi ích cho chính tâm hồn chúng ta. Tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình về cách sống, về quan niệm “hạnh phúc” mà bất cứ ai cũng luôn mong muốn.

Tôi đã vứt đi rất nhiều đồ đạc, và mỗi ngày, tôi đều sống trong niềm vui tận hưởng cuộc sống. Tại sao sau khi vứt bớt đồ đạc trong nhà, tôi lại cảm thấy hạnh phúc hơn trước đây?

Bất cứ ai cũng đều mong muốn được vui vẻ, hạnh phúc. Học tập, chơi thể thao, làm việc, nuôi dạy trẻ, theo đuổi sở thích… tất cả đều xuất phát từ nguyện vọng này. Thậm chí, cũng có những người sẵn sàng đuổi theo hạnh phúc của bản thân dù trong mắt người khác họ thật khổ sở, cô độc và bất hạnh. Theo đuổi hạnh phúc chính là nguồn sức mạnh lay chuyển con người.

Bản thân tôi cũng từng nghĩ tích càng nhiều đồ đạc là càng thể hiện được giá trị bản thân, là càng hạnh phúc. Tôi từng là kiểu người rất thích các đồ dùng và chẳng thể vứt bỏ cái gì đi được. Không những thế, lúc đó tôi còn muốn sắm thêm đồ đạc trong nhà.

Thế nhưng, dù có sắm nhiều đồ đến đâu, tôi vẫn thấy bản thân thật khốn khổ khi so sánh với người khác. Bản thân tôi cũng chưa bao giờ suy nghĩ sâu xa về một điều gì cả, mà chỉ toàn lãng phí thời gian. Cũng có lúc, tôi thấy hối hận về công việc mình từng muốn làm cho bằng được. Để rồi sau đó, tôi chìm đắm trong men rượu và các cô gái. Tôi đã từng là người như thế đó. Tất cả chỉ xuất phát từ những thói quen mà ra.

Cuộc sống trước đây của tôi như thế này. Phòng ốc bừa bãi, giày dép tứ tung. Thế nhưng tôi cũng thường dọn dẹp, bởi cuối tuần bạn gái tôi hay đến chơi. Tôi chỉ cần dọn một phần bên ngoài thôi là căn phòng trông lại ngăn nắp sáng sủa ngay. Tôi cũng là một người có gu thẩm mỹ không tệ, nên sắp xếp mấy đồ trang trí khá ổn, nhờ vậy mà trông căn phòng cũng không đến nỗi nào. Tuy nhiên, tôi không hay dọn giá sách nên mấy cuốn sách thường nằm lung tung khắp phòng. Mấy cuốn đấy tôi thường đọc vài trang, rồi để đấy lần sau đọc tiếp, hoặc là mấy cuốn sách đi mượn nhưng quên chưa trả.

Rồi lúc mở tủ quần áo ra mới đáng sợ. Bởi cả ngăn tủ nhét đầy những bộ quần áo mà tôi từng rất thích. Thỉnh thoảng, tôi cũng lôi ra mặc lại xem sao, nhưng không dám mặc đi ra ngoài. Mấy bộ quần áo đấy tôi chẳng mấy khi mặc đến, lúc mua cũng đắt, nếu hôm nào đẹp trời, tôi mà lấy ra giặt là cẩn thận thì sau này còn phối được với những bộ khác cũng nên.

Trong nhà vương vãi đầy các món đồ do tôi thích nên sắm về. Nào là sách nhập môn ghi ta, nào là đèn trang trí. Rồi còn có cả sách dạy giao tiếp tiếng Anh, lúc mua về tôi định khi nào rảnh thì học. Còn trong chiếc máy ảnh kiểu cổ thì chẳng có lấy một cuộn film.

Có lẽ tại tôi không giữ được một sở thích nào lâu cả, nên lúc ở nhà tôi chẳng có gì để làm. Sau khi xem xong chương trình Ametoku, tôi phân vân không biết nên chơi điện tử trên điện thoại hay đến cửa hàng tiện lợi làm vài ly.

Tôi đã từng là một kẻ thích so sánh bản thân với người khác.

Cậu bạn thời đại học của tôi hiện đang sống trong khu chung cư cao cấp ở khu đô thị mới của Tokyo. Nhà cửa lộng lẫy, phòng bếp được trang bị đồ dùng dụng cụ Bắc Âu. Tôi vừa ngồi nói chuyện với cậu ta, vừa nhẩm tính giá căn hộ này. Sau khi tốt nghiệp, bạn tôi vào làm trong một doanh nghiệp lớn, lương cao, ổn định. Đi làm được một thời gian, cậu ta quen với một cô gái xinh đẹp có chung sở thích phim ảnh, hai người kết hôn và có con. Đứa bé thật đáng yêu trong những bộ đồ ngộ nghĩnh. Thời đại học, chúng tôi vốn chẳng khác nhau là mấy, tại sao giờ đây, cậu ta lại hơn tôi nhiều đến vậy.

Rồi khi nhìn thấy một chiếc Ferrari trắng chạy qua ngã tư, tôi tự hỏi căn hộ tôi đang thuê có chứa được hai cái như thế không. Sau đó tôi sẽ vừa đạp chiếc xe đạp 5.000 yên mua lại từ bạn tôi, vừa nhìn theo chiếc xe lao đi trước mắt.

Rồi ôm theo suy nghĩ thử vận may đổi đời, mỗi tuần tôi đều mua vé số toto Big.

Với thu nhập và tiền tiết kiệm của mình, tôi chẳng thể suy tính gì cho tương lai, tôi cũng từng chia tay bạn gái chỉ vì điều này. Càng ngày tôi càng cảm thấy tự ti, mặc cảm bản thân và ganh tị với mọi người xung quanh.

Đó chính là tôi của trước đây, một kẻ bạc nhược với một đống đồ trong nhà.

Nhưng, tôi đã giảm bớt đồ đi. Và điều đó thật tuyệt.

Sau khi vứt đồ đi, tôi cảm giác mình như biến thành một người khác. Có lẽ bạn sẽ nghĩ tôi đang phóng đại mọi thứ lên.

Có ai đó đã nói thế này: Chỉ là vứt đồ đi thôi mà.

Với ai đó, có lẽ tôi chỉ vứt mấy thứ trong nhà đi thật. Hơn nữa tôi lại chẳng làm nên sự nghiệp gì, cũng chẳng có gì đáng tự hào với mọi người cả.

Nhưng giờ tôi có thể tự tin nói với mọi người rằng: Sống với ít đồ đạc, mỗi ngày tôi đều trải qua trong hạnh phúc. Và hạnh phúc là gì, tôi đang bắt đầu cảm nhận từng chút một.

Với những ai còn đang tự ti, mặc cảm giống tôi trước đây, những người còn đang so sánh bản thân với người khác, những người chưa cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc sống này, tôi khuyên bạn hãy một lần thử rời xa những món đồ của mình. Tất nhiên là trên thế giới này luôn có những thiên tài ngay từ đầu đã có thể sống tự do không vướng bận bởi đồ đạc, hay từ trong đống đồ hỗn độn nhận ra được điều quý báu của bản thân. Nhưng với tôi, những người “bình thường”, đều chỉ có thể cảm nhận hạnh phúc “bình thường” mà thôi. Và có lẽ bất cứ ai cũng mong ước mình có thể hạnh phúc. Nhưng có một điều mà bạn nên biết là những món đồ bạn sắm vì muốn được hạnh phúc hơn thực ra chỉ cho bạn một chút xíu cảm giác đấy mà thôi. Hầu hết con người chúng ta đều không hiểu gì về hạnh phúc.

Giảm bớt số đồ đạc quá tải trong nhà chính là một lần giúp bạn suy nghĩ về hạnh phúc. Có lẽ bạn sẽ cho rằng tôi đang nói khoác, nhưng đó thực sự là những gì tôi nghĩ.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật PDF của tác giả Sasaki Fumio nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người (Tề Đằng Dũng)
100 NHU CẦU TÂM LÝ CON NGƯỜI 1. PHÂN LOẠI TẦNG NHU CẦU Cổ xưa có câu “ăn mặc đủ mà biết lễ tiết”. Dù là ai nếu đói bụng thì nhu cầu đầu tiên là ăn uống. Sau khi người ta được giải thoát khỏi đói khát mới nghĩ đến đáp ứng yêu cầu xã hội như danh dự, địa vị, … Đem liên hệ nhu cầu giống nhau của mỗi cá nhân thì sẽ hình thành tầng nhu cầu. Trong cuộc sống người ta ở trong những tầng nhu cầu khác nhau. Mỗi cá nhân trong hiện thực đều đáp ứng mỗi loại nhu cầu để sống. Sau khi nhu cầu phấn đấu của con người được đáp ứng thì nó sẽ tự nhiên mất đi, đồng thời con người sẽ đề ra tầng nhu cầu cao hơn mà phấn đấu. Con người ta không ngừng theo đuổi nhu cầu và mục tiêu mới. Tìm mua: 100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người TiKi Lazada Shopee Dựa theo quan điểm tầng nhu cầu của các nhà tâm lý, đại khái chúng ta có thể phân làm 5 tầng nhu cầu sau đây: 1. Nhu cầu tâm lý 2. Nhu cầu an toàn 3. Nhu cầu yêu và nhu cầu sở thuộc 4. Nhu cầu được thừa nhận và tôn kính 5. Nhu cầu tự mình thực hiện. Cuộc đời cũng giống như bước lên một thềm, từ dưới lên trên từng bậc một cũng là từng bước đáp ứng một số nhu cầu đó. Nhưng trong cuộc sống có lúc khó tránh khỏi tụt bậc, cũng là nhu cầu con người từ tầng cao hạ xuống bậc thấp. Dưới đây chúng ta sẽ phân tích cụ thể xem trong tình hình nào côn người sẽ nảy sinh nhu cầu tương ứng nào? Để duy trì cuộc sống trước hết con người phải đáp ứng nhu cầu sinh lý. Nhu cầu sinh lý bao gồm ăn, ngủ, thở, nếu như trong thời gian dài mà một trong số nhu cầu đó không được đáp ứng thì con người không có cách nào duy trì cuộc sống bình thường. Thí dụ, người tuyệt thực có thể không ăn uống gì trong hai, ba ngày nhưng nếu một tuần không ăn gì thì e rằng sẽ chết đói. Nhưng nếu con người ta sống trong trạng thái nửa no nửa đói thì sẽ kéo dài sự sống tương đối lâu. Thực tế trên thế giới như ở châu á, châu Phi còn 1/3 số người chưa hoàn toàn giải quyết được vấn đề ăn mặc cho nên các cấp lãnh đạo vẫn không ngừng phấn đấu vì cuộc sống của công dân nước mình. Từ đó có thể thấy nhu cầu sinh lý là không những là nhu cầu cơ bản nhất mà còn là nhu cầu quan trọng nhất. 2. CẢM GIÁC AN TOÀN VÀ CẢM GIÁC QUY THUỘC Gần đây người Nhật Bản đi du lịch ngày càng nhiều, hy vọng có thể tìm được cảm giác mới lạ trong những đêm sinh hoạt hương đồng gió nội. Nhưng những cuộc vui đó thường bị ngắt quãng bởi tiếng còi cảnh sát, thậm chí có cả những tiếng súng nổ. chính điều đó đã khiến cho những kẻ hiếu kỳ hưởng lạc cuộc sống trong khoảnh khắc mang nặng tâm lý sợ hãi, có người phải thu dọn hành lý về nước ngay. Điều đó thể hiện nhu cầu an toàn của con người. Năm 1986, sau sự kiện Liên Xô thử vũ khí hạt nhân, chất phóng xạ bay đến các nước Bắc Âu. Khi người ta biết được tin tức này thì lập tức các tập đoàn du lịch đi châu Âu giảm quá nửa. Có những cặp vợ chồng định đi hưởng tuần trăng mật ở Châu Âu cũng thay đổi kế hoạch. Đó chính là lúc nhu cầu an toàn của con người phát huy tác dụng. Dựa theo lý luận của các nhà tâm lý học, nhu cầu sinh lý cũng là nhu cầu an toàn. Nếu như nhu cầu sinh lý không được đáp ứng thì nhu cầu an toàn cũng mất hẳn. Trong lúc đói bụng thì con người ta không từ nguy hiểm nào. Nhưng khi nhu cầu sinh lý đạt đến mức độ nhất định thì con người không dễ mạo hiểm. Nếu như người ta sống ở Nhật Bản thì họ không quá lo lắng về vấn đề an toàn, dù một phụ nữ đi một mình trên đường phố lớn vào ban đêm cũng không xảy ra vấn đề gì. Điều này khó có được ở các nước khác. Trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí gió mưa, sấm chớp cũng khiến người ta cảm thấy nguy hiểm. Lúc đó con người ta cảm thấy có sự uy hiếp của tự nhiên nên có cảm giác muốn có được an toàn. Sau khi nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn được đáp ứng thì sẽ nảy sinh cảm giác cô độc. Nếu như con người ta có cảm giác cô độc vắng vẻ thì cũng là lúc con người ta muốn giao tiếp với người khác. Đó là nhu cầu cần bạn bè, cần người thương yêu. Nếu như tình cảm đó không thực hiện được thì sẽ nảy sinh nguy cơ về mặt tình cảm. Đó chính là nhu cầu được yêu thương và sở thuộc. Con người ta lúc ở trong tầng nhu cầu an toàn thì nguyện vọng muốn yêu và được yêu hay được ở trong một tập thể càng trở nên mãnh liệt.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 100 Nhu Cầu Tâm Lý Con Người PDF của tác giả Tề Đằng Dũng nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
99 Khoảnh Khắc Đời Người (Nguyễn An)
99 khoảnh khắc đời người Dịch giả: Nguyễn An Thông tin về ebook Lời nói đầu 1. Màn mở đầu Tìm mua: 99 Khoảnh Khắc Đời Người TiKi Lazada Shopee 2. Khoảnh khắc phát hiện mình lớn lên trông xấu xí 3. Khoảnh khắc phát hiện mình ngu đần 4. Khoảnh khắc tự cảm thấy tốt đẹp 5. Khoảnh khắc tâm tính xốc nổi không chuyên 6. Khoảnh khắc chọn định khoa, nghành học 7. Khoảnh khắc thành tích học tập giảm sút 8. Khoảnh khắc hỏng thi 9. Khoảnh khắc sa vào lưới tình 10. Khoảnh khắc chọn định bạn đời 11. Khảnh khắc thất tình 12. Khoảnh khắc cử hành hôn lễ 13. Khoảnh khắc trở thành cha mẹ 14. Khoảnh khắc phát hiện con cái không xứng đáng 15. Khoảnh khắc hôn nhân tan vỡ 16. Khoảnh khắc đi lại với người xa lạ 17. Khoảnh khắc đi lại với đồng nghiệp 18. Khoảnh khắc đi lại với lãnh đạo trực tiếp 19. Khoảnh khắc đi lại với người địa vị thấp 20. Khoảnh khắc đi lại với danh nhân quyền thế 21. Khoảnh khắc đi lại với người tính tình không hợp mình 22. Khoảnh khắc cảm thấy không biết giao tiếp 23. Khoảnh khắc cần nhờ vả người khác 24. Khoảnh khắc cùng chạm cốc 25. Khoảnh khắc xấu hổ ngượng ngùng 26. Khoảnh khắc vô cớ nghi ngờ người khác 27. Khoảnh khắc cảm thấy không thể hợp tác với người khác 28. Khoảnh khắc chỉ trích người khác 29. Khoảnh khắc nhìn thấy đồng nghiệp thất bại 30. Khoảnh khắc đem thất vọng đến cho người khác 31. Khoảnh khắc thất tín với người khác 32. Khoảnh khắc ước mơ viển vông 33. Khoảnh khắc chỉ muốn thành công và có lợi ngay 34. Khoảnh khắc lý tưởng xung đột với hiện thực 35. Khoảnh khắc cá tính trái ngược với hoàn cảnh 36. Khoảnh khắc cạnh tranh với người khác 37. Khoảnh khắc mạo hiểm tiến thủ 38. Khoảnh khắc cần phải tự hy sinh 39. Khoảnh khắc bị những việc ngoài làm bổn phận bị xáo trộn 40. Khoảnh khắc bị những việc vụn vặt bao vây 41. Khoảnh khắc do dự không dám quyết định 42. Khoảnh khắc cố chấp với thiên nhiên 43. Khoảnh khắc cần phải phục tùng trái với lương tâm 44. Khoảnh khắc sinh ra tư tưởng ngại khó khăn 45. Khoảnh khắc sinh ra tư tưởng uể oải 46. Khoảnh khắc sinh ra tâm lý nhút nhát 47. Khoảnh khắc sinh ra tâm lý ỷ lại 48. Khoảnh khắc xuất hiện hành vi tự tư tựlợi 49. Khoảnh khắc theo đòi ăn chơi kịp thời 50. Khoảnh khắc bị phê bình khiển trách 51. Khoảnh khắc gặp bất hạnh ngoài ý muốn 52. Khoảnh khắc đau ốm liên miên 53. Khoảnh khắc thất nghiệp 54. Khoảnh khắc bị bãi miễn chức vụ 55. Khoảnh khắc sa ngã 56. Khoảnh khắc cảm thấy cô lập không được viện trợ 57. Khoảnh khắc bị người khác mưu toan 58. Khoảnh khắc bản thân ở vào hoàn cảnh ác liệt 59. Khoảnh khắc bị bạn bè thân thích ruồng bỏ 60. Khoảnh khắc gặp thất bại 61. Khoảnh khắc nảy sinh ý nghĩ trả thù 62. Khoảnh khắc bỏ lỡ cơ hội 63. Khoảnh khắc cảm thấy bị kỳ thị 64. Khoảnh khắc sáng tạo thành quả không được thừa nhận 65. Khoảnh khắc gặp phải người khác từ chối 66. Khoảnh khắc gặp phải vu cáo hãm hại 67. Khoảnh khắc gặp đối xử thô bạo 68. Khoảnh khắc bị hiểu nhầm 69. Khoảnh khắc sản sinh nỗi buồn vô cớ 70. Khoảnh khắc thể nghiệm đau khổ 71. Khoảnh khắc sản sinh tâm lý tự ti 72. Khoảnh khắc cảm thấy phẫn nộ 73. Khoảnh khắc cảm thấy sống quá mệt mỏi 74. Khoảnh khắc làm điều trái lương tâm 75. Khoảnh khắc mắc nợ tinh thần 76. Khoảnh khắc sản sinh tâm lý gặp may 77. Khoảnh khắc sản sinh tư tưởng chán nghề 78. Khoảnh khắc theo đuổi hư vinh 79. Khoảnh khắc niềm tin tốt đẹp tiêu tan 80. Khoảnh khắc giận thói đời 81. Khoảnh khắc giao động trước vấp váp 82. Khoảnh khắc ham muốn không được thỏa mãn 83. Khoảnh khắc tự khoe khoang, khoác lác 84. Khoảnh khắc có quyền thế nhất định 85. Khoảnh khắc bị người khác giới cám dỗ 86. Khoảnh khắc bắt đầu tích lũy của cải 87. Khoảnh khắc gật gù đắc chí 88. Khoảnh khắc được khen ngợi 89. Khoảnh khắc bị người khác ghe tị 90. Khoảnh khắc giành được thành công 91. Khoảnh khắc hám hưởng thụ quá mức 92. Khoảnh khắc biết được mình không còn trẻ nữa 93. Khoảnh khắc biết được 94. Khoảnh khắc cảm thấy tinh lực không còn dồi dào 95. Khoảnh khắc cảm thấy 96. Khoảnh khắc trí nhớ suy giảm 97. Khoảnh khắc đối mặt ánh tà dương 98. Khoảnh khắc đi đến kết thúc cuộc đờiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 99 Khoảnh Khắc Đời Người PDF của tác giả Nguyễn An nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai (Nicholas Boothman)
Lời nói đầu _______________ Không phải là quá khó để tìm ra “bí quyết” của thành công. Bạn càng giỏi giao tiếp với mọi người thì cuộc sống của bạn càng dễ chịu. Lần đầu tiên tôi phát hiện ra những bí quyết để hoà hợp với mọi người khi đang làm nghề nhiếp ảnh thời trang và quảng cáo. Cho dù là chụp ảnh một người mẫu cho tạp chí Vogue hay 400 người trên boong tàu để quảng cáo cho chiếc tàu du lịch biển của Na Uy, tôi đều thấy rõ sự thành công của nhiếp ảnh có liên quan với con người hơn là với chiếc máy ảnh. Hơn nữa, việc chụp ảnh diễn ra trong sảnh khách sạn Ritz ở San Francisco hay tại một túp lều xiêu vẹo trên sườn núi châu Phi đều không quan trọng: những nguyên tắc của việc thiết lập quan hệ là như nhau. Từ trước tới nay, tôi có thể hoà hợp được với mọi người rất dễ dàng. Đó có phải là năng khiếu không? Liệu có khả năng thiên phú dễ hoà đồng với mọi người hay đó chỉ là điều ta có thể học dần? Tìm mua: 90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai TiKi Lazada Shopee Và nếu đó là thứ có thể học được thì liệu có dạy được nó cho người khác không?Tôi quyết định đi tìm câu trả lời. Từ kinh nghiệm 25 năm làm nghề chụp ảnh cho các tạp chí trên khắp thế giới, tôi biết rằng thái độ và ngôn ngữ cơ thể là điều quan trọng nhất để tạo ấn tượng hình ảnh có sức thuyết phục - những quảng cáo trên tạp chí chỉ có chưa đến 2 giây để thu hút sự chú ý của độc giả. Tôi cũng nhận thức được rằng ngôn ngữ cơ thể và giọng nói có thể khiến những người hoàn toàn xa lạ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng hợp tác. Việc dùng từ ngữ hay cũng có thể khuyến khích người khác biểu lộ tâm trạng và hành động trong hầu như tất cả mọi chủ đề. Nằm lòng những hiểu biết như vậy, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Tại sao ta lại dễ dàng thân thiện với một số người này hơn là những người khác? Tại sao ta có thể trò chuyện say sưa với một người vừa mới gặp trong khi người đó lại bị xem là tẻ nhạt và đáng sợ? Rõ ràng là có điều gì đó diễn ra ngoài sự nhận thức có chủ ý của chúng ta, nhưng đó là gì vậy? Chính trong quá trình tìm kiếm tôi tình cờ đọc được cuốn sách của Tiến sỹ Richard Bandler và John Grinder thuộc Đại học UCLA viết về vấn đề với cái tên dài dòng là Lập trình Ngôn ngữ Thần kinh học, gọi tắt là NLP. Hai tác giả và đồng nghiệp của họ đã dẫn chứng bằng tài liệu và phân tích cái gọi là “nghệ thuật và khoa học của sự vượt trội cá nhân”, trong đó có nhiều điều tôi đã thực hiện theo trực giác của một nhà nhiếp ảnh. Trong nguồn dồi dào những nhận thức mới, họ chỉ ra rằng ai cũng có “giác quan được ưa chuộng nhất”. Tìm ra giác quan đó, bạn sẽ có chìa khoá mở cửa tâm hồn và trí tuệ của người khác. Khi ý tưởng mới trở nên rõ ràng hơn, tôi gác máy ảnh sang một bên và quyết tâm tập trung tìm hiểu nội tâm cũng như vẻ bề ngoài của con người. Mấy năm sau đó, tôi theo học Tiến sỹ Bandler tại London và New York và giành được giấy phép hành nghề Lập trình Ngôn ngữ Thần kinh học. Tôi đã học Những mô hình ngôn ngữ quyến rũ ở Mỹ, Canada và Anh, rồi nghiên cứu sâu về những gì liên quan đến vai trò của bộ não trong mối liên hệ giữa người với người. Tôi đã làm việc với các diễn viên, nghệ sỹ hài, giáo viên sân khấu ở Mỹ và những người kể chuyện ở châu Phi để cải biến những bài luyện, ứng tác thành những bài tập củng cố kỹ năng hội thoại. Kể từ đó, tôi đã tổ chức những buổi hội thảo và nói chuyện trên khắp thế giới, làm việc với tất cả các nhóm và cá nhân khác nhau, từ những người bán hàng đến giáo viên, từ những người đứng đầu các tổ chức, những người tự vỗ ngực cho mình là hiểu biết, đến những đứa trẻ nhút nhát tới mức người ta nghĩ chúng ngu đần. Và sự việc trở nên rõ ràng: làm cho người khác thích bạn trong vòng 90 giây là một kỹ năng có thể dạy được cho người khác một cách dễ dàng và tự nhiên. Mọi người cứ luôn bảo tôi rằng: “Nick, vấn đề này hay đấy. Sao anh không viết thành sách?”. Thế là tôi nghe họ, bắt đầu viết. Và đây là cuốn sách. - N.BĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai PDF của tác giả Nicholas Boothman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai (Nicholas Boothman)
Lời nói đầu _______________ Không phải là quá khó để tìm ra “bí quyết” của thành công. Bạn càng giỏi giao tiếp với mọi người thì cuộc sống của bạn càng dễ chịu. Lần đầu tiên tôi phát hiện ra những bí quyết để hoà hợp với mọi người khi đang làm nghề nhiếp ảnh thời trang và quảng cáo. Cho dù là chụp ảnh một người mẫu cho tạp chí Vogue hay 400 người trên boong tàu để quảng cáo cho chiếc tàu du lịch biển của Na Uy, tôi đều thấy rõ sự thành công của nhiếp ảnh có liên quan với con người hơn là với chiếc máy ảnh. Hơn nữa, việc chụp ảnh diễn ra trong sảnh khách sạn Ritz ở San Francisco hay tại một túp lều xiêu vẹo trên sườn núi châu Phi đều không quan trọng: những nguyên tắc của việc thiết lập quan hệ là như nhau. Từ trước tới nay, tôi có thể hoà hợp được với mọi người rất dễ dàng. Đó có phải là năng khiếu không? Liệu có khả năng thiên phú dễ hoà đồng với mọi người hay đó chỉ là điều ta có thể học dần? Tìm mua: 90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai TiKi Lazada Shopee Và nếu đó là thứ có thể học được thì liệu có dạy được nó cho người khác không?Tôi quyết định đi tìm câu trả lời. Từ kinh nghiệm 25 năm làm nghề chụp ảnh cho các tạp chí trên khắp thế giới, tôi biết rằng thái độ và ngôn ngữ cơ thể là điều quan trọng nhất để tạo ấn tượng hình ảnh có sức thuyết phục - những quảng cáo trên tạp chí chỉ có chưa đến 2 giây để thu hút sự chú ý của độc giả. Tôi cũng nhận thức được rằng ngôn ngữ cơ thể và giọng nói có thể khiến những người hoàn toàn xa lạ cảm thấy thoải mái và sẵn sàng hợp tác. Việc dùng từ ngữ hay cũng có thể khuyến khích người khác biểu lộ tâm trạng và hành động trong hầu như tất cả mọi chủ đề. Nằm lòng những hiểu biết như vậy, tôi quyết định đi sâu nghiên cứu vấn đề này. Tại sao ta lại dễ dàng thân thiện với một số người này hơn là những người khác? Tại sao ta có thể trò chuyện say sưa với một người vừa mới gặp trong khi người đó lại bị xem là tẻ nhạt và đáng sợ? Rõ ràng là có điều gì đó diễn ra ngoài sự nhận thức có chủ ý của chúng ta, nhưng đó là gì vậy? Chính trong quá trình tìm kiếm tôi tình cờ đọc được cuốn sách của Tiến sỹ Richard Bandler và John Grinder thuộc Đại học UCLA viết về vấn đề với cái tên dài dòng là Lập trình Ngôn ngữ Thần kinh học, gọi tắt là NLP. Hai tác giả và đồng nghiệp của họ đã dẫn chứng bằng tài liệu và phân tích cái gọi là “nghệ thuật và khoa học của sự vượt trội cá nhân”, trong đó có nhiều điều tôi đã thực hiện theo trực giác của một nhà nhiếp ảnh. Trong nguồn dồi dào những nhận thức mới, họ chỉ ra rằng ai cũng có “giác quan được ưa chuộng nhất”. Tìm ra giác quan đó, bạn sẽ có chìa khoá mở cửa tâm hồn và trí tuệ của người khác. Khi ý tưởng mới trở nên rõ ràng hơn, tôi gác máy ảnh sang một bên và quyết tâm tập trung tìm hiểu nội tâm cũng như vẻ bề ngoài của con người. Mấy năm sau đó, tôi theo học Tiến sỹ Bandler tại London và New York và giành được giấy phép hành nghề Lập trình Ngôn ngữ Thần kinh học. Tôi đã học Những mô hình ngôn ngữ quyến rũ ở Mỹ, Canada và Anh, rồi nghiên cứu sâu về những gì liên quan đến vai trò của bộ não trong mối liên hệ giữa người với người. Tôi đã làm việc với các diễn viên, nghệ sỹ hài, giáo viên sân khấu ở Mỹ và những người kể chuyện ở châu Phi để cải biến những bài luyện, ứng tác thành những bài tập củng cố kỹ năng hội thoại. Kể từ đó, tôi đã tổ chức những buổi hội thảo và nói chuyện trên khắp thế giới, làm việc với tất cả các nhóm và cá nhân khác nhau, từ những người bán hàng đến giáo viên, từ những người đứng đầu các tổ chức, những người tự vỗ ngực cho mình là hiểu biết, đến những đứa trẻ nhút nhát tới mức người ta nghĩ chúng ngu đần. Và sự việc trở nên rõ ràng: làm cho người khác thích bạn trong vòng 90 giây là một kỹ năng có thể dạy được cho người khác một cách dễ dàng và tự nhiên. Mọi người cứ luôn bảo tôi rằng: “Nick, vấn đề này hay đấy. Sao anh không viết thành sách?”. Thế là tôi nghe họ, bắt đầu viết. Và đây là cuốn sách. - N.BĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook 90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai PDF của tác giả Nicholas Boothman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.