Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật (Sasaki Fumio)

Trong chương một, tôi sẽ giới thiệu cho bạn lối sống tối giản là gì, đưa ra định nghĩa của tôi về nó. Sau đó tôi sẽ đưa ra lý do vì sao tôi lại theo lối sống này sau nhiều năm sống trong căn phòng của mình.

Chương hai tôi muốn đề cập đến tại sao sau ngần ấy năm, đồ đạc trong nhà lại chất nhiều đến thế. Những đồ đạc được tích tụ lại do thói quen hay nhu cầu của con người này mang ý nghĩa gì?

Chương ba là những bí quyết để cắt giảm đồ đạc trong nhà. Tôi sẽ đưa ra cho bạn những quy tắc cụ thể, những phương pháp để có thể giảm bớt đồ đạc trong nhà. Thêm vào đó tôi cũng sẽ giới thiệu cho bạn danh sách bổ sung 15 điều cho những người muốn tối giản hơn nữa cùng với toa thuốc cho “căn bệnh muốn vứt bỏ”.

Chương bốn, những thay đổi trong tôi sau khi dọn hết đồ đạc trong nhà. Nó không đơn thuần chỉ là cắt giảm đồ đạc, mà là những mặt tích cực sau khi tôi giảm đồ đạc xuống mức tối thiểu, và những “hạnh phúc” mà tôi cảm nhận sau khi thực hiện điều đó. Kèm theo đó, tôi còn phân tích và khảo sát thêm về các kết quả nghiên cứu tâm lý học. Chương năm, tiếp nối ý từ chương bốn, tôi giải thích tại sao những thay đổi trong tôi lại dẫn đến “hạnh phúc”. Để hiểu sâu hơn về lối sống tối giản, bạn nên đọc hết từ chương một đến chương bốn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đọc riêng từng chương. Thậm chí chỉ cần đọc chương ba cũng có thể giúp bạn cắt giảm được đồ đạc của mình.

Trong cuốn sách này, “lối sống tối giản” được hiểu là: Tìm mua: Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật TiKi Lazada Shopee

1) giới hạn tối thiểu cần thiết cho bản thân

2) vứt bỏ tất cả mọi thứ trừ những thứ quan trọng

Và những người sống theo lối sống đó gọi là người sống tối giản.

LỜI MỞ ĐẦU

Đồ đạc ít, hạnh phúc nhiều. Chính vì vậy, chúng ta không còn cần đồ đạc nữa.

Cuốn sách này muốn gửi tới bạn sự tuyệt vời của cuộc sống với ít đồ đạc trong nhà.

Có thể bạn sẽ thấy những điều tôi muốn nói đều đi ngược lại quan niệm hạnh phúc ngày nay như: có càng nhiều ta càng hạnh phúc. Vì ta không biết tương lai sẽ thay đổi thế nào, nên hãy cố gắng tích trữ càng nhiều thứ càng tốt.

Khi mua bất cứ món đồ nào, bạn đều có thể thanh toán bằng tiền, nên dần dần, trong cuộc sống chúng ta đang nhận định người khác bằng số tiền mà họ có. “Chỉ cần có tiền là có thể mua được mọi thứ… Vậy chúng ta có mua được tình cảm của con người như những món hàng hóa không? Nếu đến cả tình cảm mà cũng mua được thì có lẽ việc mua hạnh phúc cũng chẳng khó gì. Vì vậy, hãy kiếm thật nhiều tiền thôi. Tôi xin lỗi nhé, nhưng tôi chỉ đang kiếm tiền thôi. Mọi người hãy mua thật nhiều sách cho tôi nhé.”

Đôi nét về bản thân tôi: nam, 35 tuổi, độc thân và chưa từng kết hôn. Hiện tại tôi đang làm biên tập cho một nhà xuất bản. Tôi đã sống 10 năm ở Nakameguro, quận Meguro, Tokyo. Tôi mới chuyển đến Fudomae, quận Shinakawa. Tiền nhà hiện tại là 67.000 yên (ít hơn nhà cũ 20.000 yên). Vì chuyển nhà nên tiền tiết kiệm của tôi không còn mấy.

Một người không kết hôn, không tiền tiết kiệm như tôi chắc sẽ bị nhiều người cho là một kẻ thất bại. Nếu là tôi của trước đây, một kẻ có lòng tự ái cao, chắc sẽ xấu hổ đến mức không dám nói chuyện cùng ai. Còn bây giờ, với tôi sao cũng được. Bởi với tôi, cuộc sống như vậy là đủ hạnh phúc rồi.

10 năm trước, lý do tôi muốn làm ở nhà xuất bản không phải là tiền bạc hay vật chất. Lúc đó, tôi muốn làm một công việc có thể thể hiện được giá trị bản thân mình. Nhưng cùng với thời gian, tâm nguyện ban đầu đó ngày càng phai mờ dần. Giới xuất bản là một ngành công nghiệp lâu đời, điều kiện tiên quyết để có thể tiếp tục tồn tại là bạn phải cho ra được những cuốn sách theo thị hiếu của người đọc. Nếu không, dù bạn có xuất bản những cuốn sách có giá trị đến đâu chăng nữa cũng không thể thành công được. Trải qua những tháng ngày như thế, tôi đã trưởng thành hơn rất nhiều, tâm nguyện, bầu nhiệt huyết ban đầu cũng nguội dần và tôi đã chôn vùi chúng. Có lẽ, mọi người sẽ thấy thật buồn cười và cho rằng: “Nào, có gì đâu… Quan trọng là kiếm tiền mà”.

Giờ đây, khi tôi vứt bớt đồ đạc và sống cuộc sống đơn giản, dường như những tâm nguyện ban đầu ấy lại được hâm nóng trở lại.

Thực ra, trong xã hội này, đảng cầm quyền lâu nhất không phải là Đảng dân chủ tự do, mà là khối liên minh cầm quyền của ba đảng phái phía sau nó: “tiền bạc - vật chất - kinh tế”. Khối liên minh này đã tồn tại trong thời gian quá dài, khiến chúng ta coi nó là một điều hiển nhiên mà không nghĩ tới đó mới là đảng nắm giữ chính quyền. Và vì nó đã trở thành điều hiển nhiên nên cũng chẳng mấy ai nghi ngờ điều này cả.

Liên minh cầm quyền này đã giữ ghế quyền lực trong thời gian quá dài. Nếu nhìn thấy lãnh đạo Đảng vật chất, tôi sẽ nói: Xin lỗi, anh ngồi ở chỗ này ạ? Anh có thể nhường chỗ cho tôi một lần được không? Nếu không thể thì anh cứ ngồi đấy cũng được.

Lối sống tối giản là lối sống cắt giảm đồ dùng trong nhà đến mức tối đa, chỉ giữ lại những vật dụng cần thiết nhất. Lợi ích của lối sống này không đơn thuần chỉ là lợi ích bên ngoài như không gian thoáng đãng, dọn dẹp dễ dàng… mà nó còn mang lại lợi ích cho chính tâm hồn chúng ta. Tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình về cách sống, về quan niệm “hạnh phúc” mà bất cứ ai cũng luôn mong muốn.

Tôi đã vứt đi rất nhiều đồ đạc, và mỗi ngày, tôi đều sống trong niềm vui tận hưởng cuộc sống. Tại sao sau khi vứt bớt đồ đạc trong nhà, tôi lại cảm thấy hạnh phúc hơn trước đây?

Bất cứ ai cũng đều mong muốn được vui vẻ, hạnh phúc. Học tập, chơi thể thao, làm việc, nuôi dạy trẻ, theo đuổi sở thích… tất cả đều xuất phát từ nguyện vọng này. Thậm chí, cũng có những người sẵn sàng đuổi theo hạnh phúc của bản thân dù trong mắt người khác họ thật khổ sở, cô độc và bất hạnh. Theo đuổi hạnh phúc chính là nguồn sức mạnh lay chuyển con người.

Bản thân tôi cũng từng nghĩ tích càng nhiều đồ đạc là càng thể hiện được giá trị bản thân, là càng hạnh phúc. Tôi từng là kiểu người rất thích các đồ dùng và chẳng thể vứt bỏ cái gì đi được. Không những thế, lúc đó tôi còn muốn sắm thêm đồ đạc trong nhà.

Thế nhưng, dù có sắm nhiều đồ đến đâu, tôi vẫn thấy bản thân thật khốn khổ khi so sánh với người khác. Bản thân tôi cũng chưa bao giờ suy nghĩ sâu xa về một điều gì cả, mà chỉ toàn lãng phí thời gian. Cũng có lúc, tôi thấy hối hận về công việc mình từng muốn làm cho bằng được. Để rồi sau đó, tôi chìm đắm trong men rượu và các cô gái. Tôi đã từng là người như thế đó. Tất cả chỉ xuất phát từ những thói quen mà ra.

Cuộc sống trước đây của tôi như thế này. Phòng ốc bừa bãi, giày dép tứ tung. Thế nhưng tôi cũng thường dọn dẹp, bởi cuối tuần bạn gái tôi hay đến chơi. Tôi chỉ cần dọn một phần bên ngoài thôi là căn phòng trông lại ngăn nắp sáng sủa ngay. Tôi cũng là một người có gu thẩm mỹ không tệ, nên sắp xếp mấy đồ trang trí khá ổn, nhờ vậy mà trông căn phòng cũng không đến nỗi nào. Tuy nhiên, tôi không hay dọn giá sách nên mấy cuốn sách thường nằm lung tung khắp phòng. Mấy cuốn đấy tôi thường đọc vài trang, rồi để đấy lần sau đọc tiếp, hoặc là mấy cuốn sách đi mượn nhưng quên chưa trả.

Rồi lúc mở tủ quần áo ra mới đáng sợ. Bởi cả ngăn tủ nhét đầy những bộ quần áo mà tôi từng rất thích. Thỉnh thoảng, tôi cũng lôi ra mặc lại xem sao, nhưng không dám mặc đi ra ngoài. Mấy bộ quần áo đấy tôi chẳng mấy khi mặc đến, lúc mua cũng đắt, nếu hôm nào đẹp trời, tôi mà lấy ra giặt là cẩn thận thì sau này còn phối được với những bộ khác cũng nên.

Trong nhà vương vãi đầy các món đồ do tôi thích nên sắm về. Nào là sách nhập môn ghi ta, nào là đèn trang trí. Rồi còn có cả sách dạy giao tiếp tiếng Anh, lúc mua về tôi định khi nào rảnh thì học. Còn trong chiếc máy ảnh kiểu cổ thì chẳng có lấy một cuộn film.

Có lẽ tại tôi không giữ được một sở thích nào lâu cả, nên lúc ở nhà tôi chẳng có gì để làm. Sau khi xem xong chương trình Ametoku, tôi phân vân không biết nên chơi điện tử trên điện thoại hay đến cửa hàng tiện lợi làm vài ly.

Tôi đã từng là một kẻ thích so sánh bản thân với người khác.

Cậu bạn thời đại học của tôi hiện đang sống trong khu chung cư cao cấp ở khu đô thị mới của Tokyo. Nhà cửa lộng lẫy, phòng bếp được trang bị đồ dùng dụng cụ Bắc Âu. Tôi vừa ngồi nói chuyện với cậu ta, vừa nhẩm tính giá căn hộ này. Sau khi tốt nghiệp, bạn tôi vào làm trong một doanh nghiệp lớn, lương cao, ổn định. Đi làm được một thời gian, cậu ta quen với một cô gái xinh đẹp có chung sở thích phim ảnh, hai người kết hôn và có con. Đứa bé thật đáng yêu trong những bộ đồ ngộ nghĩnh. Thời đại học, chúng tôi vốn chẳng khác nhau là mấy, tại sao giờ đây, cậu ta lại hơn tôi nhiều đến vậy.

Rồi khi nhìn thấy một chiếc Ferrari trắng chạy qua ngã tư, tôi tự hỏi căn hộ tôi đang thuê có chứa được hai cái như thế không. Sau đó tôi sẽ vừa đạp chiếc xe đạp 5.000 yên mua lại từ bạn tôi, vừa nhìn theo chiếc xe lao đi trước mắt.

Rồi ôm theo suy nghĩ thử vận may đổi đời, mỗi tuần tôi đều mua vé số toto Big.

Với thu nhập và tiền tiết kiệm của mình, tôi chẳng thể suy tính gì cho tương lai, tôi cũng từng chia tay bạn gái chỉ vì điều này. Càng ngày tôi càng cảm thấy tự ti, mặc cảm bản thân và ganh tị với mọi người xung quanh.

Đó chính là tôi của trước đây, một kẻ bạc nhược với một đống đồ trong nhà.

Nhưng, tôi đã giảm bớt đồ đi. Và điều đó thật tuyệt.

Sau khi vứt đồ đi, tôi cảm giác mình như biến thành một người khác. Có lẽ bạn sẽ nghĩ tôi đang phóng đại mọi thứ lên.

Có ai đó đã nói thế này: Chỉ là vứt đồ đi thôi mà.

Với ai đó, có lẽ tôi chỉ vứt mấy thứ trong nhà đi thật. Hơn nữa tôi lại chẳng làm nên sự nghiệp gì, cũng chẳng có gì đáng tự hào với mọi người cả.

Nhưng giờ tôi có thể tự tin nói với mọi người rằng: Sống với ít đồ đạc, mỗi ngày tôi đều trải qua trong hạnh phúc. Và hạnh phúc là gì, tôi đang bắt đầu cảm nhận từng chút một.

Với những ai còn đang tự ti, mặc cảm giống tôi trước đây, những người còn đang so sánh bản thân với người khác, những người chưa cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc sống này, tôi khuyên bạn hãy một lần thử rời xa những món đồ của mình. Tất nhiên là trên thế giới này luôn có những thiên tài ngay từ đầu đã có thể sống tự do không vướng bận bởi đồ đạc, hay từ trong đống đồ hỗn độn nhận ra được điều quý báu của bản thân. Nhưng với tôi, những người “bình thường”, đều chỉ có thể cảm nhận hạnh phúc “bình thường” mà thôi. Và có lẽ bất cứ ai cũng mong ước mình có thể hạnh phúc. Nhưng có một điều mà bạn nên biết là những món đồ bạn sắm vì muốn được hạnh phúc hơn thực ra chỉ cho bạn một chút xíu cảm giác đấy mà thôi. Hầu hết con người chúng ta đều không hiểu gì về hạnh phúc.

Giảm bớt số đồ đạc quá tải trong nhà chính là một lần giúp bạn suy nghĩ về hạnh phúc. Có lẽ bạn sẽ cho rằng tôi đang nói khoác, nhưng đó thực sự là những gì tôi nghĩ.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Lối Sống Tối Giản Của Người Nhật PDF của tác giả Sasaki Fumio nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Tư Duy Nhanh Và Chậm
Tư duy nhanh và chậm – Daniel Kahneman Tư Duy Nhanh Và Chậm của tác giả  Daniel Kahneman  là cuôn sách đã đoạt giải Nobel kinh tế khi chỉ ra những giới hạn bất ngờ về tư duy của con người. Ngay từ trang đầu tiên của cuốn sách Tư Duy Nhanh Và Chậm, tác giả khẳng định: Trong một thời gian dài, các học giả đã gieo vào đầu chúng ta một quan điểm: chúng ta – những con người đầy lý trí- quyết định mọi việc có tính toán một cách cẩn thận. Tuy nhiên, Daniel Kahneman đã chỉ ra rằng quan điểm ấy hoàn toàn sai lầm dựa vào kết quả hàng ngàn thí nghiệm mà ông thực hiện suốt 10 năm trời. Tác giả cho rằng con người có hai hệ thống tư duy: Tư duy nhanh và chậm – Daniel Kahneman Hệ thống 1 hoạt động theo cơ chế tự động và mau lẹ mà không cần tư duy nhiều (giống như khi nhìn thấy một cô gái xinh đẹp đi cạnh một gã béo xấu xí, bạn sẽ nghĩa ra ngay rất nhiều giả thiết) – được gọi là tư duy nhanh. Hệ thống 2 cần tập trung tư duy của bạn, bao gồm cả các phép tính phức tạp (giả sử lấy 17×24, bạn biết ngay 12,609 hay 123 là kết quả sai, nhưng cũng không dám chắc 568  là đáp án đúng hay không) – được gọi là tư duy chậm. Và hệ thống tư duy được con người sử dụng thường xuyên nhất là hệ thống tư duy nhanh. Hệ thống tư duy nhanh liên tục diễn dịch chuyện gì đang xảy ra trong thế giới của chúng ta, và quá trình này sẽ sản sinh ra những phán đoán suy nghiệm khá hữu ích, nhưng đôi khi cũng dẫn đến những lỗi sai nghiêm trọng và hệ thống. Với các chuyên gia trong một lĩnh vực, tư duy nhanh nhiều khi rất chính xác vì nó được dựa trên kinh nghiệm nhiều năm trời của họ. Một bác sĩ chỉ cần liếc mắt nhìn bệnh nhân là có thể chỉ ra những triệu chứng của một căn bệnh. Một cao thủ cờ vua chỉ cần đưa mắt qua một bàn cờ là có thể tuyên bố quân trắng thắng hay thua. Đọc thêm: Khám phá ngôn ngữ tư duy Trên đường băng Lối tư duy của người thông minh Tuy nhiên, Tư duy nhanh cũng có “sai lầm dự kiến”: Chúng ta thường đánh giá quá cao lợi ích mà đánh giá thấp chi phí; và hẳn nhiên là chịu rủi ro một cách ngu ngốc. Chính vì điều này năm 2002, nhiều người Mỹ thiết kế lại nhà bếp của họ với chi phí ước tính là 18,658 đô la, tuy nhiên số tiền phải trả thực tế lên tới 38,769 đô la. Tư Duy Nhanh Và Chậm bàn sâu về sự sai lệch của trực giác, những giới hạn của đầu óc con người khi sử dụng phương pháp tư duy nhanh, giúp mỗi người nâng cao nhận thức của bản thân khi đưa ra các dự đoán, quyết định.
7 Thói Quen Để Thành Đạt
7 Thói Quen Để Thành Đạt Cùng với những cuốn sách kinh điển như Đắc Nhân Tâm, Nhà Giả Kim, 7 Thói Quen Để Thành Đạt (The 7 Habits of Highly Effective People) của tác giả Stephen R. Covey luôn được mọi người đón đọc và đánh giá rất cao như một cẩm nang rèn luyện để đi đến thành công. Với 20 triệu bản phát hành, được dịch ra hơn 40 ngôn ngữ, ngay từ lần xuất bản đầu tiên, 7 Thói Quen Để Thành Đạt đã trở thành một trong những cuốn sách có giá trị và nổi tiếng nhất thế giới về thể loại self-help – tự rèn luyện bản thân để thành công trong cuộc sống. Là một nhà giáo dục tài năng, một chuyên gia tư vấn về quản lý con người, Stephen R. Covey đã cống hiến trọn đời mình để giảng dạy phương pháp sống và quản trị lấy nguyên tắc làm trọng tâm để có được cuộc sống hạnh phúc và sự nghiệp thành đạt. 7 thói quen để thành đạt – Stephen R. Covey Những thay đổi sâu sắc của xã hội và các biến động trên thương trường toàn cầu trong thời đại kỹ thuật số đã khiến nhiều người nghi ngờ những nguyên tắc trong cuốn sách này. Tuy nhiên, cuộc sống càng có nhiều biến động, những thử thách chúng ta gặp phải càng lớn thì 7 thói quen để thành đạt càng có giá trị đối với tất cả mọi người. Đọc thêm: Sức mạnh của thói quen Thói Quen Thứ 8 – Từ Hiệu Quả Đến Vĩ Đại Trên đường băng Với sự thấu hiểu sâu sắc và những giai thoại đầy ý nghĩa, tác giả mở ra cho chúng ta một con đường để từng bước tiến đến một cuộc sống công bằng, trung thực, cống hiến và tự trọng – những nguyên tắc giúp chúng ta dễ dàng thích nghi với mọi thay đổi, đồng thời mang đến cho chúng ta trí thông minh và sức mạnh để có thể tận dụng được mọi cơ hội mà những thay đổi có mang đến. Cuốn sách 7 Thói Quen Để Thành Đạt chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một hành trình học hỏi lý thú. Hãy áp dụng ngay và chia sẻ với người thân, bạn bè những điều bạn học được.
Mỗi đứa trẻ một cách học
Mỗi Đứa Trẻ Một Cách Học Mỗi đứa trẻ một cách học – Cynthia Ulrich Chuyện cha mẹ bao bọc con cái, giáo dục theo cách ông bà xưa để lại là căn bệnh trầm kha nặng nề của xã hội ta. Bạn có biết rằng Mỗi Đứa Trẻ Một Cách Học? Vậy nhưng sự thật là tất cả các bậc cha mẹ và thầy cô đều có chung một đích đến: những đứa trẻ sẽ trở thành học sinh xuất sắc và có niềm hứng khởi, say mê vô tận với việc học. Sự uyên bác, sự linh hoạt và những kiến giải sâu sắc, đầy kinh nghiệm của một chuyên gia giáo dục tài năng sẽ giúp bạn giáo dục con đúng đắn. Chỉ với việc nhìn nhận mỗi đứa trẻ là một cá thể với cá tính riêng biệt, bạn mới không đi vào lối mòn rập khuôn và làm lệch lạc thiên hướng phát triển. Chỉ khi xác định đúng phong cách học tập của trẻ, bạn mới có thể khơi dậy tối đa khả năng tiềm tàng trong con trẻ. Bạn cũng nên đọc: 7 Loại Hình Thông Minh Đừng ép con “khôn” sớm Phương Pháp Giáo Dục Con Của Người Do Thái Mỗi Đứa Trẻ Một Cách Học sẽ giúp bạn tìm ra phong cách học tập cho con của bạn, cách bố trí không gian, nhiệt độ, ánh sáng, thời gian học nào phù hợp nhất với con. Bạn cũng sẽ hiểu đâu là cách giúp con bạn tập trung và nhớ hiệu quả nhất cũng như cách xác định những thế mạnh và hạn chế của con bạn. Bạn sẽ bắt đầu một hành trình mới mẻ và đầy thử thách, nhưng cuối cùng, chính bạn sẽ phải kinh ngạc với thành quả lớn lao mà cuốn sách này mang lại.
The Fine Art Of Small Talk
The Fine Art Of Small Talk The Fine Art Of Small Talk – Debra Fine Trong những bữa tiệc đứng bàn chuyện làm ăn, có phải bạn chỉ biết đi lại loanh quanh cạnh bàn tiệc? Căng thẳng trong những buổi phỏng vấn xin việc hay chờ ai đó hỏi chuyện trước có đúng là tình trạng của bạn không? Có phải bạn muốn gây dựng quan hệ nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu? Nếu đúng vậy, đã đến lúc bạn nên đọc The Fine Art Of Small Talk. Hãy học cách: Bắt đầu cuộc trò chuyện – thậm chí ngay cả khi bạn chẳng có gì để nói; Tránh những khoảnh khắc im lặng, vụng về, lúng túng; Tiếp thu những kĩ năng lắng nghe sẽ giúp bạn trở thành người giao tiếp tốt hơn; Chấm dứt cuộc trò chuyện một cách nhã nhặn; Biến mỗi lần trò chuyện thành cơ hội để gặt gái thành công! Tư Duy Nhanh Và Chậm Lối Mòn Của Tư Duy Cảm Tính 90 Giây Để Thu Hút Bất Kỳ Ai Một quyển sách nhỏ đầy lời khuyên hữu ích cho các bạn chưa cảm thấy tự tin khi trò chuyện cùng người khác. Tôi có một vài người bạn kém tự tin trong việc nói chuyện vì lúng túng không biết nói điều gì, nói như thế nào, thái độ, phong cách ra sao… Nếu bạn cũng gặp những vấn đề như thế, hãy tin rằng quyển sách này sẽ cung cấp đầy đủ những lời khuyên có ích. Từ các chủ đề có thể dùng để nói chuyện với người mới quen, nên duy trì, kéo dài cuộc nói chuyện thế nào cho duyên dáng, vui vẻ, lẫn cách kiểm soát thái độ của mình. Lời khuyên cho việc giao tiếp thì rất nhiều, nhưng tôi nghĩ những điều được khuyên trong quyển sách vẫn cần phải được đem ra rèn luyện một thời gian, nếu bạn thực sự muốn trở thành người giao tiếp khéo léo. Giao tiếp, nói thế nào đi nữa, cũng không phải là thứ người ta có thể thành thạo chỉ bằng cách đọc sách.