Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2 (Tô Hoài)

Năm vừa qua, Chuyện cũ Hà Nội đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tặng giải thưởng Thăng Long 1997-1998. Thật xứng đáng, vì trong khoảng chục năm trở lại đây, Chuyện cũ Hà Nội là một tập ký sự thật đặc sắc về đề tài Hà Nội.

Có thể coi đó là một thứ Vũ Trung tùy bút thời hiện đại, vì với những mẩu chuyện không dài, Tô Hoài với tư cách một chứng nhân đã ghi lại “muôn mặt đời thường” của cái Hà Nội thời thuộc Tây. Tuy mới qua sáu, bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở thành chuyện đời xưa.

Chuyện cũ Hà Nội ở lần xuất bản đầu tiên vào năm 1986 mới chỉ có bốn chục truyện. Tới lần tái bản này sách gồm 114 chuyện. Không gian được mở rộng, thời gian được dãn dài, chuyện đời, chuyện người phong phú lên nhiều. Điều đáng nói trước hết là ở lần in đầu, có lẽ nặng lòng với vùng quê ven đô sâu nặng ân tình nên các câu chuyện cũng nghiêng về những miền đất ngoại ô. Nay thì cả một nội thị Hà Nội dàn trải trong tập sách: Băm sáu phố phường, Cái tàu điện, Phố Mới, Phố Hàng Đào, Phố Hàng Ngang, Phố Nghề, Hội Tây, Bà Ba (Bé) Tý, Tiếng rao đêm, Cơm đầu ghế, Chiếc áo dài, Ông Hai Tây, Cây Hồ Gươm v.v. Chỉ nêu vài tên bài như thế cũng thấy sự hiện diện đa dạng của cái nội thành đa đoan lắm chuyện. Phố Hàng Đào với những “mợ Hai” khinh khỉnh, vàng ngọc đầy cổ đầy tay, phố Hàng Ngang với những chú tây đen thờ lợn, chủ hiệu vải, sinh hoạt bí hiểm song cũng đa tình, Phố Mới có nhà cầm đồ Vạn Bảo “lột da” dân nghèo, có cả chợ đưa người, một thứ chợ môi giới thuê mướn - cả mua bán - những vú em, thằng nhỏ, con sen… những thân phận nghèo hèn đem thân làm nô bộc cho thiên hạ.

Rồi cái tầu điện leng keng, những ngày Hội Tây bên bờ Hồ Gươm, những tà áo dài từ thuở thay vai và nhuộm nâu Đồng Lầm đến áo Lơ Muya sặc sỡ mốt thời trang một thời…

Cái hay ở Tô Hoài là những cái lăng nhăng sự đời ấy (chữ của Tản Đà) đã có ít nhiều người ghi lại. Chuyện ông Hai Tây làm xiếc, Bà Bé Tý lên đồng… sách báo đã từng đề cập. Nhưng lần này Tô Hoài lại nhìn ra những nét hoạt kê mới; hay cũng đã nhiều người viết về quà Hà Nội nhưng các bài Chả cá, Bánh cuốn, Phở của Tô Hoài có những thông tin hay, mới mẻ, ngay như Nguyễn Tuân cũng chưa phát hiện hết. Cũng như các loại tiếng rao hàng ban đêm thì Thạch Lam đã ghi chép vậy mà ở Tiếng rao đêm của Tô Hoài vẫn có nhiều ý tứ mới. Tìm mua: Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2 TiKi Lazada Shopee

Như vậy đó, với vài nét ký họa, Tô Hoài đã vẽ được cái thần thái của một thành phố nghìn tuổi đang đô thị hóa gấp gáp trở thành nửa Tây nửa ta, nửa cũ nửa mới, nửa sang nửa quê…

Có một Hà Nội nhố nhăng như thế thì cũng có một Hà Nội lầm than.

Cảnh lầm than ấy càng rõ nét hơn ở các làng quê ven nội. Thợ cửi, thợ giấy làm quần quật ngày đêm mà vẫn đói khổ, rồi nạn Tây đoan sục bắt rượu lậu và những người dân lành đói khổ phải nhận đi “tù rượu thay” để vợ con ở nhà có người chu cấp. Sự bần cùng ấy hằn sâu nhất trong chuyện Chết đói. Nạn đói năm 1945 đã làm vợi đi của làng Nghĩa Đô bao người. Ngay cả tác giả và bạn văn Nam Cao nếu không có một người quen ý tứ trả công dạy học lũ con ông ta bằng gạo thì “không biết chúng tôi có mắt xanh lè giống thằng Vinh hay dì Tư không, hay còn thế nào nữa”.

Những câu chuyện “tang thương ngẫu lục” ấy đủ giúp bạn đọc trẻ nhận thấy thời nay hơn hẳn thời cũ, cuộc sống khá giả hơn trước nhiều lắm. Cho nên nói chuyện cũ mà tư tưởng sách không hề cũ.

Trong sách còn một mảng kể về phong tục. Nhiều cái nay không còn. Như các đám múa sư tử thì đêm Rằm Trung Thu ở những phố Hàng Ngang, Hàng Đường và đánh nhau chí tử, quang cảnh những ngày áp tết dường như cả nước kéo về Hà Nội… Ở ven đô thì hội hè đình đám, khao vọng, đám ma… Các bài Làm ma khô, Thẻ thuế thân, Khổng Văn Cu vừa bi vừa hài. Có một bài tuyệt hay, đó là bài mô tả đám rước Thánh Tăng. Đích thị là một lễ hội phồn thực có từ đời nảo đời nao mà tới tận thời Pháp thuộc vẫn còn tồn tại, lại ở ngay sát nách kinh kỳ. Bấy nhiêu hình ảnh không bao giờ xuất hiện nữa nhưng tôi cứ nghĩ rằng ngày nay, ít ra thì những nhà làm phim lịch sử, viết truyện lịch sử, dựng kịch lịch sử rất cần đến. Chuyện cũ Hà Nội chính là một tập ký sự về lịch sử. Thể này đòi hỏi ở nhà văn ngoài tài văn chương còn phải có vốn liếng kiến thức về cuộc đời, có năng lực quan sát và kỹ thuật phân tích, để trên cơ sở đó trình bày được những điều cần nói từ những sự vật, sự việc, con người. Tô Hoài đã làm được như vậy. Sự hiểu biết của ông về Hà Nội thời thuộc Pháp thật phong phú, thêm sự quan sát tinh, phân tích sắc, văn lại đậm đà và hóm, các mẩu chuyện dù là chân dung một nhân vật, ký họa về một cảnh, hay giãi bày một tâm sự, đều hấp dẫn, vì đó là những điều mới lạ (dù là chuyện thời cũ) và rung động lòng người vì những tình cảm chân thành nhân hậu.

Chuyện cũ Hà Nội còn có thể coi là một tập điều tra xã hội học về Hà Nội thời nửa đầu thế kỷ XX bằng văn chương. Bất luận bạn đọc ở giới nào cũng có thể tìm được những điều mình cần biết mà chưa biết. Chuyện cũ Hà Nội được giải thưởng Thăng Long có lẽ còn vì lẽ đó.

NGUYỄN VINH PHÚC

10.1999Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Tô Hoài":Dế Mèn Phiêu Lưu KýCát Bụi Chân AiGiữ Gìn 36 Phố PhườngKý Ức Phiên LãngChuyện Cũ Hà Nội - Tập 1Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2Tuổi Trẻ Hoàng Văn ThụBa Người KhácChiếc Áo Xường Xám Màu Hoa ĐàoChuyện Để QuênKhách NợKí Ức Đông DươngKý Ức Phiêu LãngNhà ChửNhững Ngõ PhốTrạng HítMười NămQuê NhàMiền TâyMẹ Mìn Bố MìnKẻ Cướp Bến Bỏi

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Chuyện Cũ Hà Nội - Tập 2 PDF của tác giả Tô Hoài nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Đại Đường Tửu Đồ (Cách Ngư)
Uống rượu vốn là một môn học vấn. Nói thích uống rượu thì ai cũng nói được, nhưng có thể uống rượu và hiểu biết uống rượu là hoàn toàn khác nhau. Biết uống rượu chỉ là uống rượu, nhưng hiểu cách uống rượu lại có thể biến rượu thành một loại nghệ thuật văn hóa, thậm chí chính là một phạm trù triết học trong cuộc sống. Rượu không chỉ là để uống, nó còn có thể là một loại tâm tình của con người, một cách thức để yêu, một đoạn hồi ức như sương như khói, một bạn tốt tri tâm, một thứ có thể kết nối tận ngóc ngách tâm linh con người ta.“Người thường vốn nghĩ rằng, rượu chỉ có ba tác dụng: rượu để thêm vui, rượu để quên buồn, rượu để thêm can đảm. Kỳ thật, công năng của rượu tuyệt không chỉ có vậy. Theo Tiêu Duệ thấy, vẫn còn ba tác dụng nữa: rượu để trị bệnh, rượu để thành lễ, rượu để dưỡng tiết.” Những đại thi nhân Lý Bạch, Đỗ Phủ, một trong tứ đại mỹ nhân Trung Hoa cổ đại là Dương Quý Phi và vô số những danh nhân khác xin được chào mừng bạn đến với thế giới của Đại Đường Tửu ĐồĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Đại Đường Tửu Đồ PDF của tác giả Cách Ngư nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Dạ Thiên Tử (Nguyệt Quan)
Hắn vốn dòng dõi quan chức nhưng không phải vương hầu, xuất thân thế gia nhưng lại không phải cao môn. Chỉ là một kẻ đứng đầu Lục Phiến Môn. Hắn vốn định cứ thế ôm cái bát sắt từ thời tổ tiên truyền xuống, không ngờ gặp phải một tên lừa đảo dẫn tới một nơi khác. Chuyến đi này, một đi khó có ngày về. Hắn tự nhận nghĩa bạc vân thiên, thái độ làm người tứ hải, là một bằng hữu có thể gửi gắm cả thê tử cho. Nhưng chỗ tới, tất cả cao phụ quý nữ đều trốn trong khuê phòng không gặp người. Hắn tự xưng tính cách thuần lương, dám giúp mọi người làm điều tốt...*** Cai ngục Hình bộ Đại Minh Diệp Tiểu Thiên nhận lời ủy thác, đưa di thư về cố hương giúp một người, bị người nhà của người đó do không muốn phân chia tài sản truy sát, chạy trốn tới Quý Châu. Sau nhiều việc xảy ra, ông được thăng lên làm quan ở Đồng Nhân phủ. Tuy xuất thân từ cai ngục, bần hàn, nhưng lại rất liêm khiết, bảo vệ dân chúng, được dân chúng Quý Châu yêu quý và tán thưởng. *** - Lão gia? Tìm mua: Dạ Thiên Tử TiKi Lazada Shopee Lý Vân Thông đợi sau nửa ngày, thấy Hoa Tri huyện ngây người như phỗng, trong nội tâm rất là khinh bỉ, trên mặt ngược lại rất kính cẩn. Hoa Tri huyện không nói một lời, chỉ thống khổ hò hét trong lòng: - Binh vương toi rồi! Toi rồi! Lúc này toi thật rồi! Ta mười năm học hành trong nghèo khó, thanh niên trúng cử, cha mẹ vui mừng khôn xiết, hàng xóm làng xã chung quanh cực kỳ hâm mộ, lần này thật sự là bị mất chức thành dân thường, về quê cày ruộng rồi.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Dạ Thiên Tử PDF của tác giả Nguyệt Quan nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann (Moshe Pearlman)
Tôi rời bỏ chức vụ trong chính phủ ngày 1 tháng 5 năm 1960 để dành thì giờ viết văn.Lúc đó tôi chưa nghĩ rằng mình sẽ viết một quyển sách về Eichmann.Tôi lại càng không biết việc người ta chuẩn bị để bắt ông. Lần đầu tiên tôi được tin Eichmann bị bắt và bị giữ ở Israel là ngày 25 tháng 5 lúc 4 giwof chiều khi Thủ tướng lan báo tin ấy ở Quốc Hội(Knetsset).Vì vậy quyển sách này không chứa đựng một tài liệu nào mà tôi đã thâu lượm được nhờ vào chức vụ của tôi. Tôi cũng chưa chú ý đến trường hợp Eichmann khi có tin ông ta bị bắt. Khoảng tháng 11 năm 1946 lần đầu tiên tôi nghe nói đến những hoạt động của ông.Với tư cách phóng viên một tờ báo,khi tôi đến phỏng vấn người cộng sự cũ của ông,ông Sturmbannfuhrer SS Dieter Wisliceny tại khám đường Trung Ương Bratislava,vài tuần trước khi ông này bị hành quyết. Lúc đó ông ta nói với tôi rất nhiều về vai trò của Cơ quan Chuyên trách về các vấn đề Do thái mà người cầm đầu là Adolf Eichmann. Ông còn thảo một văn thư để nhờ chuyển lại cho tôi quả quyết Eichmann vẫn còn sống. Quyển sách này không phải là một bản công bố chính thức. Vì vậy nó không dính lứu gì đến chính phủ Do Thái. Tự cá nhân tôi viết ra và một mình tôi chịu tất cả mọi trách nhiệm. Moshe Pearlman***Adolf Eichmann (sinh 19 tháng 3 1906 - tử hình ngày 31 tháng 5 1962) là trung tá lực lượng vũ trang SS Đức Quốc xã. Vì ông có đầu óc tổ chức và có lý tưởng quốc xã sâu đậm, Eichmann được cấp trên là Reinhard Heydrich trao trách nhiệm chính trong kế hoạch thủ tiêu người Do Thái ở Châu Âu. Sau khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt, ông bị Đồng Minh truy lùng gắt gao, phải giả giấy thông hành hội Chữ thập đỏ chạy trốn sang sinh sống tại Argentina với cái tên giả là Ricardo Clemento. Đến năm 1960, nhân viên cục tình báo Mossad của Israel bắt được Adolf Eichmann, đưa về Israel xét xử. Năm 1962 Eichmann bị tòa án Israel kết án và xử tử hình. Tìm mua: Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann TiKi Lazada Shopee ***Ngày thứ ba 11 tháng 4 năm 1961, một ngày nắng đẹp, vụ xử án tên sát nhân vĩ đại nhất thế giới được khai mạc. Công việc thẩm cứu khởi sự vào ngày 29 tháng 5 năm 1960, do Phòng 06 đảm nhiệm sáu ngày sau khi Eichmann được đưa đến Quốc gia Do thái đã hoàn tất. Phận sự của công lý bắt đầu. Lúc 8 giờ 56 phút, trong phòng xử án của Pháp đình, tại Jerusalem, một người đàn ông mảnh dẻ len vào trong một lồng kiếng đạn bắn không thủng đã được chế tạo riêng cho hắn ta. Căn phòng được dự trù để chứa 750 người, đầy nghẹt. Bị cáo, không bị còng tay, được hai nhân viên cảnh sát kèm hai bên. Hắn ta làm mọi người kinh ngạc trước hết là do tướng mạo tầm thường của mình. Một con người tầm thường, dáng vẻ hiền lành, đầu hơi sói, tóc bạc hoa râm, râu vừa mới cạo nhẵn nhụi. Cặp mắt kiếng to lớn nằm trên chiếc mũi cao, môi mỏng dính. Thỉnh thoảng nét mặt nhăn nheo lại co giật một cái. Hắn ta mặc bộ đồ sậm, áo sơ mi trắng, thắt cà vạt xanh đậm sọc xanh da trời. Khác xa với viên quốc xã nai nịt gọn gàng trong bộ đồng phục đen, khác hẳn với viên công chức ngạo mạn mà các nhân chứng đang chờ phiên ra trước tòa đã có dịp gặp gỡ trước chiến tranh. Viên cựu trưởng Ban IV B4, người đã tập nã cả vùng Âu châu bọn người mà ông ta gọi là “bọn vô lại Do thái”, giờ đây ủ rũ mặt mày tái mét trong lồng kiếng, canh giữ bởi hai người đại diện lực lưỡng chủng tộc bị nguyền rủa đứng cao hơn hắn ta một cái đầu.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann PDF của tác giả Moshe Pearlman nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte (E. Tac Le)
Napoléon Bonaparte- Nã Phá Luân là một nhà quân sự và chính trị kiệt xuất của nước Pháp sau cuộc cách mạng Pháp. Ông là người lập ra triều đại Bonaparte. Ông trở thành Hoàng đế Pháp từ năm 1804 đến năm 1815 với tên hiệu là Napoléon I. Với những cải cách về pháp luật, Bộ luật Napoléon, đã có những ảnh hưởng lớn đến nền chính trị trên toàn thế giới, nhưng ông đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong vai trò của mình trong các cuộc chiến tranh chống Pháp được dẫn đầu bởi hàng loạt liên minh, cuộc chiến tranh Napoléon, ông đã thiết lập quyền bá chủ trên phần lớn lục địa châu Âu và tìm cách truyền bá những lý tưởng cách mạng của mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Napoleon Bonaparte PDF của tác giả E. Tac Le nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.