Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Một Trăm Bài Kinh Phật Quyển 1 - Đoàn Trung Còn (NXB Sài Gòn 1940)

Cuốn “Một trăm bài kinh Phật” này nguyên bản tiếng Phạn nhan đề là Avadna-Cataka, nằm trong Đại Tạng Kinh, và đã được phiên dịch ra nhiều thứ tiếng như Tây Tạng, Pli, Hán, Pháp... Bản dịch tiếng Pháp lấy tựa là “Avadna-Cataka ou Cent légendes bouddhiques”, do Léon Feer dịch và phát hành tại nhà sách Ernest Leroux 28 Rue Bonaparte Paris, in xong năm 1891. Trước đây cư sĩ Đoàn Trung Còn đã dịch bản tiếng Pháp này sang tiếng Việt. Bản chữ Hán nhan đề là “Soạn tập bá duyên kinh”, do ngài Chi Khiêm đời nhà Ngô ở Trung Quốc dịch từ tiếng Phạn. Đây là một bản kinh Phật đặc sắc, nêu bật lên ý nghĩa nhân quả bằng những truyện tích nhân duyên rất sống động, được thuật lại với nhiều chi tiết thú vị. Và với nội dung như thế, nên hầu như thích hợp với tất cả mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Bất cứ ai khi đọc qua một trong những truyện tích này, cũng đều có thể rút ra được những điều cần chiêm nghiệm, suy ngẫm trong cách ứng xử hàng ngày của mình.

Phật Học 12-Một Trăm Bài Kinh Phật Quyển 1

NXB Sài Gòn 1940

Đoàn Trung Còn

174 Trang

File PDF-SCAN

Nguồn: dantocking.com

Đọc Sách

Hiếu Đễ Liêm Tiết (Kinh Khuyến Thiện) - Đinh Công Chánh (NXB An Hà 1931)
Thái Thượng Cảm Ứng Thiên là một quyển sách khuyến thiện đệ nhất trong kho tàng kinh điển của Đạo gia, được Ấn Quang Đại Sư hết sức tán thán. Ấn Quang Đại Sư một đời cung kính ấn tống Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, ước khoảng có hơn ba triệu bản. Hơn nữa Lý Bỉnh Nam cư sĩ, Tịnh Không Lão Pháp Sư cũng đều khích lệ thế nhân “khuyến đọc, khuyến hành, khuyến in, khuyến giảng”. Quyển sách này cùng với Đệ Tử Quy, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh là ba căn bản của Nho-Thích-Đạo, bất luận là ai cũng phải từ ba căn bản này mà học tập vun bồi cội rễ, như thế mới có thể đạt được thành tựu chân thật trong một đời. Hiếu Để Liêm Tiết-Khuyến Thiện KinhNXB An Hà 1931Đinh Công Chánh83 TrangFile PDF-SCAN
Thiên Cơ Trực Chỉ - Nguyễn Kim Muôn (NXB Đức Lưu Phương 1930)
Sau khi Bần Tăng ra Thất Bá Nhựt, ở trong thạch động mà tưởng gẩm lại cả các thứ KINH SÁCH, thì thấy có hai cuốn nói cái Lý Đạo rất rộng rải, là quyển: Huệ Cảnh Tây Phương và Tịnh Độ Vô Vi. Nhưng những lời đặc để tuy là đả diễn rồi ra Quốc Văn mà rất cao sâu, còn ẫn lắm đều huyền bí mà mắc người thường khó tri nỗi. Nếu để vậy, chẵng là mất cả giá trị của 2 quyển sách quí báu lắm ru. Thiên Cơ Trực ChỉNXB Đức Lưu Phương 1930Giai Minh68 TrangFile PDF-SCAN
Thuyết Pháp - Nguyễn Kim Muôn (NXB Đức Lưu Phương 1929)
Tôi cũng vì cái vấn đề thậm trọng CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO mà xả thân ra để mỗi tuần mỗi đi thuyết pháp ở lục châu. Mỗi lần mỗi có xin mạng phép chánh phủ, hể cho phép chổ nào thì tôi đi diễn chổ đó, đem cái lý nhà Phật mà để vào tai cả mọi người, ai có nghe qua rồi, TU được thì nhờ thân sau, TU không được cũng trao thân sữa phận được vậy.Thuyết PhápNXB Đức Lưu Phương 1929Nguyễn Kim Muôn26 TrangFile PDF-SCAN
Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội - Phạm Hữu Đức (NXB Nguyễn Văn Của 1935)
Tổ Huệ Đăng đã lập Hội Thiên Thai Thiền giáo tông (1935), tại chùa Long Hòa, Bà Rịa nhằm đáp ứng tâm tư, tinh thần, mến mộ Phật giáo của các nhân sĩ tri thức yêu nước, Tăng Ni, Phật tử đạo Phật trong phong trào chấn hưng phật giáo tại Nam bộ. Mặt khác, thực dân Pháp đã ký nghị định cho phép các tổ chức Phật giáo được thành lập với mục đích dễ bề cai trị nhân dân, khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Tôn chỉ của hội là duy trì và phát triển Phật giáo không chỉ dừng lại ở việc xây chùa, tạo tượng mà phải mở rộng hoằng dương phật pháp, phổ độ chúng sanh, đưa giáo lý Phật giáo vào đời sống nhân dân. Hội đã xuất bản tờ Bát Nhã Âm, quan tâm trước tác và chuyển ngữ nhiều kinh sách bằng chữ Nôm để vận động chấn hưng Phật giáo và hoằng dương chính pháp trong công cuộc chấn hưng Phật giáo. Sự thành lập Thiên Thai Thiền giáo tông nhằm đáp ứng tâm tư, tinh thần mến mộ Phật giáo của các nhân sĩ tri thức yêu nước, Tăng Ni, Phật tử đạo Phật trong phong trào chấn hưng Phật giáo tại Nam bộ. Với mục đích dễ bề cai trị và bình ổn nhân dân, khai thác thuộc địa tại Việt Nam, thực dân Pháp đã ký nghị định cho phép các tổ chức Phật giáo được thành lập. Do đó, Tổ Huệ Đăng đã lập Thiên Thai Thiền giáo tông Liên Hữu hội (1935), tại chùa Long Hòa, Bà Rịa.Tôn chỉ của Hội là duy trì và phát triển Phật giáo không chỉ dừng lại ở việc xây chùa, tạo tượng mà phải mở rộng hoằng dương Phật pháp, phổ độ chúng sanh, đưa giáo lý Phật giáo vào đời sống nhân dân. Tổ Huệ Đăng và hội viên Thiên Thai Thiền giáo tông Liên Hữu hội thành lập các cơ sở tôn giáo, lập trường, mở lớp gia giáo và các đạo tràng giảng kinh, thuyết pháp. Đối tượng và tiêu chí của hội giúp các tầng lớp tri thức hiểu và có trí tuệ, dễ dàng học giáo lý, hiểu và tin sâu vào Phật pháp. Nhờ vậy, niềm tin và lý tưởng của mọi người vững chãi, đóng góp và hành động đúng trong công cuộc đổi mới của đất nước và chấn hưng Phật giáo nước nhà.Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu HộiNXB Nguyễn Văn Của 1935Phạm Hữu Đức52 TrangFile PDF-SCAN