Liên hệ: 0912 699 269  Đăng nhập  Đăng ký

Thiện, Ác Và Smartphone (Đặng Hoàng Giang)

Trong thời đại của Internet, chưa bao giờ con người lại bị lăng nhục nhanh, nhiều và dễ dàng đến thế! Qua những câu chuyện thời sự nóng bỏng, Thiện, Ác và Smartphone của Đặng Hoàng Giang phác họa sắc nét chân dung của văn hóa làm nhục thời mạng xã hội, khiến chúng ta rùng mình vì sự xấu xí và sức phá hủy của nó. Những phân tích thấu đáo buộc chúng ta phải đối diện với bản thân, và giật mình nhận ra đôi khi chính mình cũng đang góp phần tạo ra bức chân dung đó, để hủy hoại người khác và hủy hoại bản thân.

Không dừng lại ở đó, tác giả chỉ ra con đường thoát bằng sức mạnh của sự điềm tĩnh và vững vàng của lòng trắc ẩn. Để luôn ý thức rằng đằng sau những avatar ảo là con người thật. Để phê bình mà không mạt sát, lên án nhưng không lăng nhục. Để trong khi thượng tôn pháp luật vẫn trân trọng nhân phẩm con người. Để thấu cảm, khoan dung, tha thứ và hướng tới một xã hội của công lý phục hồi và hàn gắn, thay vì của trừng phạt tàn khốc.

Giàu chất thời sự nhưng mang ý nghĩa vững bền, chạm tới từng góc khuất trong tâm can mỗi người nhưng đồng thời bao quát cả xã hội, cuốn sách mang tính xây dựng và tinh thần nhân văn sâu sắc.

Hãy đặt smartphone xuống và đọc cuốn sách này!

*** Tìm mua: Thiện, Ác Và Smartphone TiKi Lazada Shopee

Cuốn sách của Đặng Hoàng Giang ngập tràn những câu chuyện thực tế và những ví dụ cụ thể. Vì vậy, tôi sẽ viết lời tựa cho nó cũng bằng một ví dụ cụ thể.

Tháng 9 năm 2016, một quán karaoke ở Hà Nội bị cháy và bức ảnh một nữ nhân viên chạy ra ngoài che mặt bằng chiếc áo lót thấm nước lan truyền trên mạng. Thay vì khen ngợi cô gái có kỹ năng sống và biết xử lý tình huống rất thông minh (trong hỏa hoạn ta dễ chết ngạt vì khói hơn là chết thiêu trong lửa), vô số những bình luận độc ác nhanh chóng nhấn chìm cô gái xuống bùn đen. Người ta mặc định cô là gái bán hoa, miệt thị nhân cách của cô, phán xét cô vì là gái bán hoa nên cũng sẽ là kẻ toàn ăn không ngồi rồi, cướp chồng người khác (!), và ám chỉ nếu cô chết thiêu thì cũng đáng kiếp bằng những lời nói dửng dưng tàn nhẫn: “Úi giời, toàn là bọn điếm ý mà”. Hai ngày sau vụ tai nạn kinh hoàng, cô gái phải kêu lên: “Có lẽ nào tôi chết trong đám cháy ấy còn tốt hơn là may mắn sống đến bây giờ để nhận những lời miệt thị từ các bạn?”

Hãy thử tưởng tượng là họ chạy ra từ một công sở bị cháy, cô gái có cách xử lý cực kỳ thông minh ấy sẽ được tung hô như người hùng. Nhưng định kiến xã hội và sự tàn ác của những kẻ vô danh mạnh hơn sự công bằng: làm ở quán karaoke thì là gái làm tiền. Không ai có bằng chứng, nhưng cần gì bằng chứng? Một xã hội càng thiếu khoan dung thì càng nhiều định kiến, đơn giản vì nó khiến người ta phán xét tốt xấu một cách giản đơn nhất mà không cần lòng nhân ái, khả năng biết chờ đợi sự thật, và khả năng lắng nghe những số phận riêng biệt của từng con người.

Việc tuyên án các cô gái là người bán dâm tạo nguyên cớ cho việc sỉ nhục thay vì tung hô. Trong cuốn sách này, Đặng Hoàng Giang phân tích khá kỹ lưỡng về quá trình diễn biến và nguồn gốc của sỉ nhục từ khía cạnh tâm lý. Khối lượng kiến thức mà tác giả đầu tư khiến cuốn sách mang tầm vóc của một tác phẩm khoa học thường thức. Nó thỏa mãn sự đòi hỏi học thuật của các chuyên gia tâm lý, nhưng đồng thời cũng là một cánh cửa biến hóa với chiếc tay nắm vừa tầm với bất kỳ một người đọc nào, dù tình cờ hay chủ ý. Cuốn sách là một chiếc gương tâm lý phản chiếu một phần cuộc sống của chúng ta, nơi mỗi cá nhân có thể dễ dàng nhận thấy mình đã từng vừa là nạn nhân, và đôi khi vừa là thủ phạm một cách vô thức.

Là một người nghiên cứu văn hóa từ góc độ liên ngành (interdisciplinary), tôi cảm thấy thực sự thích thú khi có cơ hội được ráp nối những phân tích sắc sảo của tác giả với những hiểu biết của chính mình về vai trò của “ý thức nhóm” trong sinh học tiến hóa.

Từ góc nhìn chọn lọc tự nhiên, một lý do khiến con người trở nên ác độc với kẻ khác là việc chúng ta phải bảo vệ người cùng phe với mình. Con người là sinh vật bầy đàn, không có bầy đàn thì cá nhân không thể tồn tại. Vì vậy, bầy đàn trở thành đối tượng quan trọng để yêu thương, hy sinh và bảo vệ. Trong quá trình tiến hóa, chúng ta dần dần xây dựng khả năng nhận biết kẻ cùng bầy đàn thông qua ngôn ngữ, cách ăn mặc, giá trị, hoặc hành vi... Kẻ không chia sẻ những đặc tính này thường kích hoạt hệ thống amygdala trong não chúng ta với tín hiệu “kẻ lạ, dè chừng”. Khi phải cạnh tranh nguồn sinh sống, chúng ta không thể vị tha với kẻ khác bầy đàn giống như kẻ cùng bầy đàn được, và tiến hóa xã hội hình thành một công cụ hữu hiệu để giúp con người có đủ dã tâm tàn hại kẻ khác (demonization - nghĩa là “biến kẻ khác thành quỷ dữ”).

Để lòng trở nên vô cảm với kẻ thù, ta sẽ miêu tả họ là vô đạo đức, dã thú, xấu xa. Giết một kẻ xấu xa sẽ dễ dàng hơn giết một kẻ cũng giống như chúng ta. Đó là công cụ đắc lực để con người coi đồng loại là loài cầm thú đáng bị tiêu diệt, để vượt qua lòng vị tha và sẵn sàng vung kiếm trên chiến trường hoặc trên Facebook. Phi nhân hóa và sỉ nhục kẻ khác vì vậy một phần có nguồn gốc tiến hóa, và oái oăm thay, lại là sản phẩm của lòng trung thành với bầy đàn của chính mình. Nói cách khác, chúng ta vì yêu bầy đàn (gia đình, tộc họ, quốc gia, tôn giáo) của mình quá mà kết quả là biến bầy đàn khác thành kẻ xấu xa. Điều đó giải thích cho việc một số phụ nữ kiên quyết đổ tội cho gái mại dâm chứ chồng mình nhất định chỉ là nạn nhân bị dụ dỗ. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan cũng vậy, nó bôi nhọ, kết án, sỉ nhục, và biến quốc gia và nhóm người khác thành quỷ dữ.

Con đường mà Đặng Hoàng Giang dẫn bạn đọc đi qua sẽ khiến không ít kẻ trong chúng ta giật mình vì nhìn thấy chính bản thân trong đó. Vô tình hay cố ý, ai trong chúng ta cũng từng phán xét, hạ nhục, hoặc phi nhân hóa kẻ khác, về khía cạnh tâm lý, tôi hoàn toàn bị thuyết phục bởi các phân tích của tác giả bởi tôi cho rằng, một cách gián tiếp, hạ thấp kẻ khác khiến cho ta cảm thấy hài lòng với bản thân, với nhân cách mình đang có mà không mất nhiều thời gian tự kiểm điểm. Nếu kẻ kia xấu xa thì đương nhiên kẻ mạt sát họ (tức là ta) trở thành tốt đẹp. Những vấn đề mà ta đang có bị lu mờ và đẩy lùi vào hậu trường. Ta mải mê mạt sát mà quên soi gương để tự kiểm điểm bản thân, vì chỉ cần chứng minh kẻ kia là bóng tối thì ta thành ánh sáng.

Tôi đặt tên cho hành động này là “thủ dâm nhân cách”, với ý rằng sỉ nhục, hạ thấp, phi nhân hóa đối phương chỉ là một cơn cực khoái bằng đồ giả, một liều doping trá hình để xoa xít cho cái nhân cách đang hơi hoang mang, hơi bối rối, thậm chí đôi khi hơi thiếu tự tin của bản thân. Như một kẻ phải bắt nạt người khác mới thấy mình mạnh mẽ, bôi đen người khác mới có thể tự thuyết phục rằng mình trong sạch, giết chết người khác mới có thể biết rằng mình đang sống.

Ai trong chúng ta cũng từng thủ dâm nhân cách, và đều từng bị vướng vào vòng xoáy khủng khiếp ấy, nhất là những kẻ từng chịu đớn đau. Đặng Hoàng Giang đã rất chính xác khi gọi tên khát vọng muốn chà đạp kẻ khác đôi khi xuất phát từ sự tổn thương vì bị chối bỏ. Những nỗi đau vô thức dù ta đã quên đi nhưng luôn tồn tại như các cơn sóng ngầm lái con thuyền hành vi vào tâm bão, khiến ta quay cuồng mà khó thực sự hiểu ra nguyên cớ. Những trận đòn của bố mẹ hay sự xâm phạm tình dục thời thơ ấu sẽ như vết thương vô hình đi theo suốt cuộc đời và ngấm ngầm phá hoại tình yêu, công việc, hay các giao tiếp hết sức thông thường hằng ngày.

Tôi đặc biệt thích thú với những chương cuối trong cuốn sách. Nó mở ra những giải pháp và đặt vào tay người đọc những cơ hội thay đổi. Nó giúp mỗi chúng ta nhìn nhận rõ hơn sự khác nhau giữa phê bình và mạt sát, giữa lên án và sỉ nhục, giữa bản án của trái tim khoan dung và bản án của sự căm giận, giữa công bằng của pháp quyền và công lý của sự cuồng nộ.

Những điều xấu xa và tốt đẹp sẽ luôn song hành với nhau, nhưng cuốn sách này sẽ khiến bạn tự hỏi, liệu có gì không ổn ở việc trừng phạt sự xấu xa này bằng một sự xấu xa khác? Nó giống như án tử hình vậy, giết người để dạy rằng giết người là sai. Liệu chúng ta có thể đối mặt với cái ác bằng trái tim nhân từ và lý trí sáng suốt? Nếu có kẻ sỉ nhục ta hoặc những giá trị mà ta tôn thờ, liệu ta có nên sỉ nhục lại kẻ đó và biến kẻ đó thành ác quỷ? Liệu ta có hiểu rằng, ta không thể làm tổn thương kẻ khác trước khi làm chính mình bị tổn thương bởi những khát khao làm điều ác? Liệu ta có còn kịp nhớ rằng, ta không thể biến kẻ khác thành ác quỷ nếu trái tim ta không đủ nguyên liệu để hình thành nên ác quỷ?

Ác quỷ không dọn đường cho một cái thiện lớn hơn. Nó dọn đường cho một bãi chiến trường. Nếu trên bãi chiến trường ấy những đấu sĩ trở thành vô danh, những đối thủ chỉ là các avatar hư ảo, những nhát kiếm giết người chỉ cần bấm nút like, thì khả năng tàn sát của chúng ta chẳng kém gì các trò chơi điện tử đẫm máu. Vấn đề ở đây là máu thật và những số phận người thật. Chính vì lý do này, những điều Đặng Hoàng Giang chia sẻ chưa bao giờ đúng thời điểm hơn, khi mà mạng xã hội đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại.

Cho nên, tôi sẽ là người đầu tiên tham gia vào “dự án trắc ẩn” của anh. Đó là những cố gắng ứng xử tử tế khi đối diện với giận dữ, đó là việc dừng lại và chờ cho đến khi tiếng nói cất lên không phải tiếng nói của nỗi căm ghét mà là của lòng từ tâm.

Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Thiện, Ác Và Smartphone PDF của tác giả Đặng Hoàng Giang nếu chưa có điều kiện.

Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.

Nguồn: thuviensach.vn

Đọc Sách

Hẹn Hò Với Châu Âu (Bùi Mai Hương)
Cuốn sách viết về hành trình trải nghiệm của tác giả qua nhiều vùng miền của lục địa Âu châu. Nhưng bạn đọc sẽ không tìm thấy những bốc đồng, ồn ào thưởng thấy ở những cuộc du ký. Dù ở những miền đất nồng nhiệt, sôi động nhất vẫn bao phủ một màu sắc trong sáng và cảm xúc mỏng manh. Bị cuốn hút cho đến trang cuối cùng của cuốn sách, lúc này bạn sẽ nhận ra: thì ra chỉ cần có tình, nơi đâu cũng là xứ sở thần tiên. Như một khúc nhạc của miền đồng quê châu Âu yên tĩnh, những bỡ ngỡ như đứa trẻ học vỡ lòng khi được đắm chìm giữa những cung đường văn hóa châu Âu, “Hẹn hò với Châu Âu” của Bùi Mai Hương tái hiện một hành trình tình yêu khôn nguôi, những thổn trước trước cái hay cái đẹp và thôi thúc người đọc được khao khát đi để trải nghiệm. “Hẹn hò với Châu Âu” là cuốn sách mà bất kỳ ai thích “xê dịch” không nên bỏ qua. Những trải nghiệm chân thành, trong sáng và đầy hân hoan của tác giả sống động đến mức khiến bạn có cảm giác như chính mình đang đi du lịch giữa châu Âu vậy. Đặc biệt, cuốn sách là khối kiến thức thú vị về cuộc sống, con người, phong tục, tập quán của những vùng miền tác giả đi qua giúp bạn mở mang tầm hiểu biết của mình.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hẹn Hò Với Châu Âu PDF của tác giả Bùi Mai Hương nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Mùa Đông Phương Tây Và Nỗi Lòng Phương Đông (Trương Quang)
Thời nay, một nhà khoa học say mê văn chương không còn là hiện tượng hiếm thấy trong cuộc sống. Nhưng một nhà khoa học mà yêu văn học đến mức mấy chục năm liền, cùng với thời gian dành cho những công trình nghiên cứu và những cuốn giáo trình, không lúc nào rời khỏi những trang văn và những trang thơ, vẫn đều đặn có mặt trong đời sống văn học và báo chí, thì quả là một hiện tượng hiếm có. Tác giả tập sách này là một người như vậy. Là một trong những chuyên gia hàng đầu về ngành quản trị hành chính công, chiến lược phát triển kinh tế và nguồn nhân lực, sau nhiều năm sinh sống và làm việc ở Hà Lan, hơn mười năm qua, Trương Quang được mời sang giảng dạy tại các trường đại học ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Vientiane, Bangkok, Chiangmai, Thượng Hải… theo chương trình hợp tác đào tạo giảng viên của Thuỵ Sĩ và Viện Công nghệ châu Á (AIT). Thời gian đó ông thường xuyên cộng tác với một số tờ báo trong nước và đã cho xuất bản một tập thơ có nhan đề Giọt sương lạc loài. Riêng về thể tạp bút, Trương Quang là một cái tên quen thuộc với những đoản văn vừa tinh tế vừa giàu chất suy tưởng. Từ khoảng một thập niên trở lại đây, trí thức người Việt cầm bút ở hải ngoại tham dự vào đời sống văn hóa trong nước cũng không còn là một hiện tượng lạ. Nhưng một trí thức làm việc ở xa Tổ quốc, chỉ thi thoảng về thăm quê hương, mà hầu như lúc nào cũng canh cánh nỗi lòng về những vấn đề của đất nước mình, từ chuyện vỉa hè bới lên đào xuống, chuyện tiếp thị món ăn Việt và xe buýt mẫu cho đến chuyện tổ chức Sea Games và quá trình đô thị hóa, như Trương Quang, thì không phải nhiều lắm. Đây là một người trí thức ưu thời mẫn thế, không bàng quan đến từng thay đổi nhỏ nhất trong đời sống dân tộc mình. *** Tùy bút Mùa Đông Phương Tây Và Nỗi Lòng Phương Đông gồm có: Tìm mua: Mùa Đông Phương Tây Và Nỗi Lòng Phương Đông TiKi Lazada Shopee Nỗi lòng tuyết trắngVỉa hè và linh hồn thành phốMột ngày trên quê hươngVề miền TrungNửa ngày ở Hà NộiCây hoa súng và con chim cuNhững con chim cuối cùng“…Huế của ta ơi”Người “Quá Khổ”Văn hóa xe buýt công cộngĐi xe buýt mẫuVăn minh xe kháchCạnh tranh bằng văn hóa kinh doanhBát phở BắcMùa Đông Phương Tây và Nỗi Lòng Phương ĐôngCuối năm và những người không nhàGóc gió lộngNúi và BiểnRừng thuThiên nhiên và Con ngườiThiệp chúc xuânThông điệp cuối nămTiếng chim hót buổi sángVật và NgườiMột ngày hộiMột ngày trên ba biên giớiBao giờ bắt kịp Thái Lan?A-chang bám càngCái lễ trong xã hộiChiều cuối tuầnVăn minh công nghiệpTính thực dụngCố tri tương ngộMùa thu Nam kinhGiã từ Giang NamThượng Hải xanhĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Mùa Đông Phương Tây Và Nỗi Lòng Phương Đông PDF của tác giả Trương Quang nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Muôn Dặm Đường Hoa (Trần Thùy Linh)
Tập sách văn hóa, trải nghiệm về các loài hoa đặc trưng cho từng vùng đất cả ở Việt Nam lẫn trên thế giới. Mỗi một vùng đất thường có một loài hoa gắn liền, nó “đẫm hồn đất, hồn người và ẩn chứa biết bao điều về văn hóa của một dân tộc”. Ngoài việc thể hiện được nhiều nét văn hóa thú vị ở các địa điểm vừa lạ vừa quen, tác giả từ “đời hoa” còn có những chiêm nghiệm sâu sắc về “đời người“. Và muốn nhắn nhủ với người đọc rằng, hãy sống tỏa hương khoe sắc rực rỡ như những bông hoa để làm đẹp cho thế gian vì mỗi người đã là một đóa hoa của vũ trụ. Cuốn sách có 4 phần: + Hồn hoa đô hội: viết về những loài hoa ở Hà Nội. + Muôn dặm đường hoa: các loài hoa khắp vùng miền nước Việt. + Những nụ cười đất lạ: viết về những loài hoa tác giả bắt gặp trên đường rong ruổi các nước trên thế giới. Tìm mua: Muôn Dặm Đường Hoa TiKi Lazada Shopee + Những phiêu trình sen: những cảm xúc ấn tượng về sen, cảm hứng sen trong nghiệp hội họa của tác giả. *** Cuốn sách “Muôn dặm đường hoa” của họa sĩ Trần Thùy Linh vừa ra mắt không chỉ là một cuốn du ký, tản văn, mà là hành trình trở về thiên nhiên, đắm mình trong cái đẹp, qua những cuộc phiêu trình cùng sắc hương. Họa sĩ vốn kỹ lưỡng với màu sắc đã tỏ ra vô cùng tỉ mỉ khi viết. Thông qua cách trò chuyện với các loài hoa, chị đã thoát khỏi giới hạn của bản thân để tìm thấy chính mình và ngẫm nghĩ về cuộc đời. Cuốn sách được chia làm bốn phần chính: “Hồn hoa đô hội” viết về những loài hoa ở Hà Nội; “Muôn dặm đường hoa” viết về các loài hoa khắp vùng miền nước Việt; “Những nụ cười đất lạ” viết về những loài hoa tác giả bắt gặp trên đường rong ruổi các nước trên thế giới; “Những phiêu trình sen” là những cảm xúc ấn tượng về sen, cảm hứng sen trong hội họa của tác giả. Dường như hoa đã cho Trần Thùy Linh quá nhiều, chị tâm sự: “Khi ở những phút giây tăm tối tưởng chừng không thể nào vượt qua, tôi lại nhớ tới giấc mơ về bông hoa xanh. Tôi nhớ tới những cảm xúc diệu kỳ không thể so sánh được khi vùi mình giữa hoa cỏ trên thảo nguyên Mông Cổ, hay đạp xe giữa những ruộng cải vàng, hoa mó đỏ ở miền quê Bắc Bộ. Những tăm tối luôn lùi lại phía sau khi những hình ảnh ấy xuất hiện trong suy nghĩ của tôi. Chúng cho tôi sức mạnh đối mặt với những điều tưởng chừng không thể. Khi cơn bão đời qua đi, tôi như được hồi sinh. Những chuyến về miền hoa cỏ tiếp theo lại nạp cho tôi một năng lượng sống tràn trề”. Họa sĩ Trần Thùy Linh sinh tại Hà Nội, hiện sống tại TP.HCM, tốt nghiệp chuyên ngành văn chương và ngôn ngữ tại Đại học Leipzig - Đức. Trở về Việt Nam, chị tiếp tục theo đuổi con đường viết sách và hội họa chuyên nghiệp, tham gia nhiều triển lãm trong nước và quốc tế tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Mỹ, Hàn Quốc… “Với tôi, đi, viết và vẽ là phương tiện để hành thiền, để tìm về với cội nguồn bản ngã của vạn vật và chính mình, để giải thoát mọi cảm xúc với đích đến cuối cùng là đạt được sự tự do” - Trần Thùy Linh nói. Năm 2017, Trần Thùy Linh ra mắt cuốn “Sài Gòn những mùa yêu”, 2018 có “Đi như tờ giấy trắng” và lần này là “Muôn dặm đường hoa”. Nhắc đến sự liên kết giữa mình và hoa, Trần Thùy Linh nhấn mạnh:“Quá trình nghiên cứu về các loài hoa của tôi chưa bao giờ dứt, và sau mỗi bộ tranh tôi vẽ, tôi đều phát hiện ra những điểm đặc biệt mới ở cùng một loài hoa. Tôi học được sự quả cảm, dám đối đầu với khó khăn từ loài hoa poppy đồng nội không cam chịu kiếp cắm bình. Tôi học được sự bền bỉ, can trường từ loài cúc dại “diệp bất ly chi, hoa vô lạc địa” (lá không rời cành, hoa không rụng xuống đất)”. “Tôi luôn tin rằng có bông sen xanh một đời tôi tìm kiếm đang ở đâu đó ngoài kia. Có những bí ẩn khác biệt ngay trong những điều chúng ta luôn tưởng rằng mình đã biết. Tâm mở tới đâu, xanh tràn tới đó. Trong vòng quay bất tận của cuộc đời, luôn có một bông hoa xanh vươn lên từ bùn và những tàn phai. Với tôi đó có thể là bông sen xanh. Với bạn có thể là cầu vồng bảy sắc. Với người khác đôi khi là bông cỏ dại hay cả một rừng hoa muôn hồng ngàn tía. Thế giới này sẽ đơn điệu và nhàm chán biết bao khi mọi thứ đều giống nhau: biểu tượng giống nhau, tư duy giống nhau, yêu ghét giống nhau, những bông hoa giống nhau, những giấc mơ giống nhau... Thế giới loài hoa cho ta bài học gì cho thế giới loài người?” - Trích chương “Đi tìm bông sen xanh” *** Rong ruổi theo hoa “Mỗi chuyến đi đều ẩn chứa những điểm đến bí mật mà người lữ hành không bao giờ ngờ tới.” Martin Buber - Triết gia người Áo Mùa xuân ở miệt vườn Sa Đéc Hằng năm cứ đến mùa xuân lại thấy cồn lên một nỗi bồn chồn khó gọi tên, một sức hút vô hình mang tên HOA luôn kéo tôi trôi đi không cưỡng lại được. Vậy là dù bận đến mấy cũng phải thu xếp về với những miền hoa cỏ. Mỗi vùng đất ta đi qua, đều ẩn chứa vô vàn điều thú vị. Mỗi nơi một cảnh trí, thiên nhiên và con người luôn khác biệt. Có nhiều nơi chốn mang lại cho ta cảm giác gắn bó không thể lý giải, một sự mong nhớ in sâu vào tiềm thức từ khi nào không hay làm ta luôn muốn quay về. Với tôi, Sa Đéc là một nơi như thế. Dẫu rằng đây chỉ là một thành phố tỉnh lỵ nhỏ bé, dẫu đã nhiều lắm những lần rong chơi ở xứ hoa bên bờ sông Tiền này, vậy mà xuân nào tôi cũng muốn quay lại, lần nào cũng “cháy” máy vì hoa. Tân Quy Đông, Sa Nhiên, những cái tên đã quen đến độ chỉ nghe thoáng qua thôi là đã cồn cào nhớ! Nghe tên thôi là đã hiện ra trước mắt cả một vùng bến thuyền sông nước, trên là trời, dưới là cỏ cây hoa lá lung linh trong nắng vàng. Hoa ở Sa Đéc không giống hoa ở bất kỳ làng hoa nào khác. Bởi những luống hoa ở đây không được trồng trong vườn hay ruộng, mà được trồng trên giàn cao, soi bóng xuống mặt nước lung linh. Để chăm sóc hoa người ta dùng những chiếc ghe nhỏ, len lỏi giữa những giàn hoa cao ngang ngực hoặc gần lút đầu người. Cũng có những mùa nước rút thì phương tiện vận chuyển chính là xe cút kít ba bánh. Những chiếc nón lá trắng nhấp nhô giữa màu vàng rực nắng của cúc, những chiếc xe cút kít chở đầy sắc xuân, tạo nên một hình ảnh không dễ lẫn. Nơi đây có đủ loại: hướng dương, thược dược, cúc vàng, cúc tím, bông giấy, huỳnh anh, hồng anh, lan tỏi, ngọc nữ, ngọc trâm, ngọc lan, hồng đổi màu, xương rồng, kim ngân, kim tiền, hồng lộc, đuôi chồn, lá trắng… không sao kể hết được hàng trăm loài hoa và lá. Từ những loại cao sang yêu kiều, tới những loại hàng rào dân dã, tất cả như một bản hòa ca của hương thơm và sắc màu mà thiên nhiên và đất trời dành tặng riêng cho con người. Nơi đây, những đóa hoa thỏa sức khoe sắc trên mặt nước lóng lánh, giữa trời xanh mây trắng và nắng gió sông Tiền. Có lẽ vì vậy mà làng hoa Sa Đéc luôn mang một vẻ duyên dáng và quyến rũ rất riêng biệt. Hoa ôm người và người ôm hoa. Hình như chỉ khi được chìm trong cái không gian ngát hương và rực rỡ màu sắc đó, người ta mới thấu hiểu rằng hoa là những gì tinh túy nhất trong kết tinh của đất trời và nắng gió với cỏ cây. Có lẽ vì gần nước, nên những cánh hoa nơi đây luôn đẫm hơi sương. Có lẽ vì gần gũi với nắng vàng phương Nam, nên hoa cũng luôn mang một vẻ rực rỡ và sung mãn, một vẻ đẹp chẳng hoa nào nơi xứ lạnh có được. Người xứ nào, hoa xứ ấy. Những loài hoa phương Nam đầy nắng, dù được nuôi trồng, cũng chẳng thể mất đi chất hoang dã, phóng khoáng trong từng đường gân kẽ lá và dòng nhựa sống tràn trề trên từng cánh hoa. Với những người dân nơi đây, hoa không chỉ là tinh túy của đất trời, hoa còn là cuộc đời họ. Quanh năm ngày tháng, họ sống cùng hoa. Trong những hướng dương, hồng, cúc, vàng anh, huỳnh đệ… đang khoe mình dưới nắng kia, có biết bao mồ hôi, nước mắt và cả những tình yêu không thể diễn đạt bằng lời dành cho hoa, cho đời. Mùa nước về và mùa nước đi, đời hoa cũng theo đời người lênh đênh theo con nước. Trở đi trở lại miền sông nước nắng vàng ấy để thấy rằng, xứ hoa nào rồi thì cũng phải đi qua cơn bão mang tên phát triển. Cây cầu khi xưa xe 15 chỗ không qua được, nay đã được thay thế bằng một cây cầu lớn để xe tải có thể ra vào chở hoa. Những con đường được mở rộng bỗng mất đi vẻ duyên dáng miệt vườn. Những mái nhà lợp lá dừa dần ít đi, cầu tre cũng không còn. Làng đang dần mang sắc phố. Tôi ngẩn ngơ, lang thang trên lộ đi tìm. Đi tìm bóng hàng tre soi mình bên dòng nước dưới giàn hoa năm xưa tôi từng chụp em gái lúng liếng mắt đen. Đi tìm hàng dừa mùa trổ bông và đám hoa cỏ lau trắng muốt bên nếp nhà dưới giàn hoa lan tỏi tím. Dẫu biết rằng, không gì là mãi mãi, thì làng và người cũng vậy, và hoa cũng vậy thôi. Thời gian đâu có khi nào dừng lại, vậy mà tôi vẫn muốn đi tìm. Tôi vẫn hy vọng, ở một nơi nào đó, không gian hoa “của tôi” vẫn còn đó, để cánh hoa tôi còn có nơi tìm về. Vào mùa Tết năm ấy, như một sự dỗi hờn với hoa, tôi đi Sa Đéc vào mùa lá. Tự nhủ thầm, mình đúng là người “cắc cớ”. Này nhé, đi biển mùa đông, đi rừng mùa lạnh, đi núi mùa không hoa và đi làng hoa mùa lá. Với tôi, những mùa “cắc cớ” như vậy luôn có điều thú vị riêng. Bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều điều mà vào mùa rực rỡ nhất ở những nơi đó, bạn không sao thấy được. Thường thì những gì nhỏ bé hay lặng thầm thường dễ bị bỏ qua. Ta hay bị thu hút bởi những hào nhoáng bên ngoài. Có hoa thì ai còn ham lá? Mấy ai luôn nhớ rằng, không có gì là đương nhiên. Thế giới này tồn tại được, hài hòa được, phát triển được là nhờ những điều lớn lao và nhờ cả những điều nhỏ nhoi hay bị quên lãng, như hoa như lá. Thế giới của hoa cũng đâu khác gì thế giới của người, cũng giống như phát hiện nho nhỏ của tôi về những chiếc lá tại Sa Đéc năm ấy. Bạt ngàn lá đủ loại. Những sắc xanh biến ảo thật thần kỳ dưới ánh mặt trời. Những dáng lá khác nhau in hình lên nhau, in hình lên trời, làm đẹp cho hoa. Không có lá, thử hỏi hoa có còn xinh? Ngang qua những căn nhà bên đường ngập tràn không khí Tết. Một người đàn ông nằm trên võng dưới hai gốc mai hoàng hậu thư thả đọc báo. Từ căn nhà kế bên vọng ra tiếng ồn ào, rôm rả của một đám nhậu và nghe chừng họ đang tính toán xem mùa hoa năm nay lời lãi ra sao. Có cảm giác như ở nơi này mọi sự hối hả dường như đã ngừng lại. Dù không gian xứ hoa đã nhiều đổi thay theo bập bềnh thủy triều sông Tiền ngày hai buổi lên xuống, thì Tết vẫn đang đến, chậm rãi và khoai thai. Và, dù cho tôi vẫn luôn thấy mình trong những chuyến đi, trong những cuộc tìm kiếm, nhưng từ bao giờ không biết, miệt vườn xứ hoa trong tôi vẫn mang tên Sa Đéc. Nơi mà hoa là người, người là hoa. Hoa mộc mạc, chất phác, lặng lẽ và chân tình như nụ cười hồn hậu của người thôn nữ trên chiếc đò ngang. Hồn hoa đô hội Ở phố cũng có muôn vàn loài hoa, cả hoa được trồng lẫn hoa cỏ dại, chỉ là bạn có để ý hay không mà thôi. Từ bao giờ không biết hoa đã hiện diện trong muôn mặt của đời sống con người. Từ khi ta sinh ra, trưởng thành, già đi, cả khi đau ốm, bệnh tật tới khi lìa đời, hoa lặng lẽ bên ta như người bạn thủy chung không bao giờ cần đền đáp. Trên những vỉa hè, trong những công viên hiếm hoi nơi trung tâm thành phố, hoa vẫn lặng lẽ nở, như những người công nhân đô thị vẫn ngày ngày lặng lẽ chăm bón cho hoa. Mấy ai hay khi nào hoa nở, hoa tàn trong dòng đời ngày ngày trôi trên phố? Hoa là hoa, vậy thôi, có mấy ai để ý? Tôi luôn thích đến những ngôi nhà của bạn bè tôi trong phố. Ở những nơi ấy hoa luôn đua nở, dầu là bạn này có cả khu vườn lớn dành cho hoa trái, hay bạn kia chỉ có một góc nhỏ ban công giữa bốn bề bê tông. Tình yêu các bạn tôi dành cho hoa thật đáng trân trọng. Tôi luôn nghĩ rằng cỏ cây hay hoa lá đều xứng đáng được đối xử công bằng như trời sinh ra vốn thế. Hãy thử hình dung có một ngày phố bỗng không lá, không hoa. Phố phủ màu xám bê tông lên lòng người lạnh tanh trong những tòa nhà kính. Rồi thì cuộc sống sẽ vẫn trôi đi cùng đời người trống vắng những ước mơ. Ta sẽ chẳng còn xứng là người nếu như để sự vô cảm với thiên nhiên lên ngôi. Nghĩ vậy và bỗng thấy vạt cỏ dưới chân những gốc cây trên phố hôm nay sao mà xanh quá, đẹp quá! Bỗng thấy bao dấu yêu đang ùa về qua những chùm hoa như cánh chim chao liệng trên cao. Mừng vui khi thấy mình vẫn cảm nhận được hồn phố trong hoa và hồn hoa trong phố. Rong ruổi hoa xứ người Đã có gần chục mùa Tết, không ở phố cũng chẳng ở sông, tôi phiêu bạt nơi những phương trời xa xôi. Ngắm một Hà Lan thu nhỏ đã thấy ngút ngàn hoa. Những ngày xuân hay đầu hè với các lễ hội hoa như hội hoa Tulip Keukenhof (Hà Lan), lễ hội hoa Floriade tại Canberra, vườn hoa Tulip Top Garden gần thành phố Sydney (Úc), các lễ hội hoa trên đất Đức hay Mỹ… luôn là những kỷ niệm khó quên về hoa. Đi và thấy. Thấy hoa nơi xứ lạ, để rồi lại thêm thương hoa ở miền quen. Trong những lễ hội hoa ở những nơi ấy, hoa là vua, là nữ hoàng, là tối thượng. Hoa được tôn vinh với tất cả sự trân trọng, trong không gian và môi trường của hoa, chứ không hẳn chỉ để phục vụ người. Lễ hội hoa ở Berlin có truyền thống từ những năm 60 tới nay và đã trở thành một lễ hội đường phố với hàng trăm ngàn người tham gia mỗi kỳ tổ chức. Ấy vậy nhưng hoa luôn có một không gian xứng đáng, nhờ sự tham gia và hỗ trợ của hàng trăm nhà trồng hoa, các công ty hoa và dịch vụ đi kèm từ khắp nơi. Hoa không bị ép trong những chậu, những bình, những không gian rườm rà, rắc rối lỉnh kỉnh từ giấy, sắt, nhựa, từ “n” thứ vật liệu không phải từ thiên nhiên như trong một số lễ hội hoa tại Việt Nam. Hoa hiện diện trên phố và dưới chân người, tự nhiên như trên đồng cỏ hay trong những góc vườn nơi chúng sinh ra. Tulip Top Garden ở Úc chỉ là một vườn hoa, nhưng ta có cảm giác như lạc vào động hoa tiên, ngay từ lối dẫn quanh co uốn khúc, sắp đặt mà như không. Những gốc hoa anh đào hồng thắm được trồng rất tự nhiên không gò ép kiểu ngay hàng thẳng lối như trong vườn hoa xứ mình. Cây lớn, cây nhỏ, xen qua, đan lại bên những cây cầu, con suối, những bụi cỏ dại. Theo những cánh đào dịu ngọt, du khách tới với thế giới của muôn hoa. Hoa bản địa được tôn vinh và phải tinh mắt lắm mới phát hiện được bàn tay con người trong những sắp đặt tuân thủ hết mực sự tự nhiên của từng loài hoa. Không thể tránh khỏi sự so sánh với những vườn hoa ở Đà Lạt, những sắp đặt hoa trên phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP. Hồ Chí Minh) hay bên hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) mỗi dịp xuân về. Thương quá những đóa hoa Việt, luôn phải oằn mình cõng theo bao nhiêu trọng trách, bao nhiêu thông điệp của con người mỗi dịp như thế. Vẫn là một câu hỏi luôn trở đi trở lại: Vì ta thiếu tiền hay thiếu tư duy? Dường như còn thiếu cả sự hiểu biết về hoa và tôn trọng hoa nữa.Độc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Muôn Dặm Đường Hoa PDF của tác giả Trần Thùy Linh nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.
Hành Lý Hư Vô (Nguyễn Ngọc Tư)
Hành Lý Hư VôHành lý hư vô.Đó là thứ duy nhất có thể mang theo.Vào đúng khi bạn nhận ra có bao nhiêu đồ đạc cũng chẳng lấp nổi biển trong lòng.Vào đúng khi bạn có quá nhiều thứ để nhìn nhận lại trước và trong những cuộc chia tay. Tìm mua: Hành Lý Hư Vô TiKi Lazada Shopee Vào đúng khi bạn hiểu cách những mối quan hệ biến dạng sau mỗi cuộc chuyển dời, nhất là giữa người với người.Vào đúng khi bạn biết là mình có thể buông, nhẹ không.Hành lý hư vô là tập tản văn mới nhất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Đọc nó, người ta khó lòng ngăn cản được nỗi buồn, mà cũng không muốn ngăn cản nỗi buồn bởi cuối dòng chảy cảm xúc ấy là sự đồng cảm, hy vọng và cả dỗ dành.Một tập tản văn đẹp, hiền, mộc mạc và sâu lắng chứa đựng tấm lòng của người viết.***Chúng ta cảm nhận từng cảm xúc xâm chiếm lấy tâm hồn và với "Hành lý hư vô", nó không bùng lên mãnh liệt hay ào ạt mà nhẩn nha len lỏi vào từng góc riêng tư ta cố tình giấu đi. “Hành lý hư vô. Đó là thứ duy nhất có thể mang theo. Vào đúng khi bạn nhận ra có bao nhiêu đồ đạc cũng chẳng lấp nổi biển trong lòng. Vào đúng khi bạn có quá nhiều thứ để nhìn nhận lại trước và trong những cuộc chia tay. Vào đúng khi bạn hiểu cách những mối quan hệ biến dạng sau mỗi cuộc chuyển dời, nhất là giữa người với người. Vào đúng khi bạn biết là mình có thể buông, nhẹ không”. Lần này, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã trở lại với một cuốn tản văn mới mang tên Hành lý hư vô. Cuốn sách với 32 mẩu chuyện như chính tác giả đã chứng kiến và kể lại cho các bạn. Những câu chuyện rất người, rất mộc mạc, gần gũi đến nỗi như bạn như đang hiện diện ở đó, cũng chạy qua con hẻm đó, cũng ở trên ngọn núi đó, thấy từng mảnh đời, từng nhân vật sao mà thật đến lạ. Là cậu chàng Khờ trong Đá trổ bông luôn chờ đợi một người mẹ từng nói: “Mẹ tui nói chừng đá trổ bông mới lên đón, giờ có trổ xíu nào đâu” mà đá thì có bao giờ nở bông, dẫu mẹ Khờ có thực sự ở đây cũng chắc gì đã lay chuyển được cậu. Là ngôi nhà cũ của ông già bán được bạc tỷ giữa khu phố sáng choang những cửa hàng thời trang, mỹ viện, khách sạn trong Bên cuộc nổi trôi, vậy mà ông vẫn ung dung, mặc kệ bao lời gọi mời. Là một gia đình cháy nắng tỉnh khô trong Mưa mai là mưa khác, dù bão giông khiến họ mắc kẹt lại ở nhà trọ, không cách nào trở về, nhưng họ vẫn tỉnh rụi “chơi được cứ chơi, mai tính tiếp”, như thể tin báo bão chẳng liên quan gì đến họ. Là ông Hồ đi tìm “mấy đứa” của ông trong Hồ đi tìm voọc, đám voọc chà vá chân nâu sắp bị mất rừng bởi những thứ xa hoa sắp được dựng lên, nơi mà chúng vẫn hay ngồi bắt rận cho nhau vào những ngày không giông bão. Là đống đồ cồng kềnh vứt dần sau mấy lần chuyển nhà, chỉ còn lại những hư vô chất đầy trên xe, thứ cần thiết hơn cả những áo khăn được gói chặt bên mình, đến lúc mục rã đi còn chưa xài tới. Cuốn sách với chất buồn man mác để lại nhiều chiêm nghiệm trong lòng người đọc. Vẫn với chất văn buồn man mác và để lại trong lòng người đọc một chút cảm giác hư ảo, một chút ngẫm nghĩ sau mỗi câu chuyện. Dường như từng câu chuyện chúng ta đều tận mắt thấy, tận tai nghe và hiện diện ở đó như thể chúng ta tham gia vào câu chuyện, là một nhân vật trong đó. Chúng ta cảm nhận từng cảm xúc xâm chiếm lấy tâm hồn, với Hành lý hư vô, nó không bùng lên mãnh liệt hay ào ạt, mà nhẩn nha len lỏi vào từng góc riêng tư ta cố tình giấu đi, có khi lại quên mất giữa nhịp sống hối hả.Một chút thân quen cứ như câu chuyện của chị hàng xóm, của cô bác họ hàng hay của chính bạn, ai cũng có nỗi lo toan, niềm hy vọng hay loay hoay đi tìm cách sống tốt hơn. Hành lý hư vô như gói hành trang cần có giữa cuộc sống vốn dĩ đầy chật vật bộn bề, như ngôi nhà thân thương mà ta luôn tìm về, để thấy yên ả đến lạ, để thấy còn có cái tình bên trong mỗi con người. *** Ngoài oxy, không khí trong nhà tôi còn có chất gì? Tôi nghĩ chắc là chất văn chương. Ngay từ sáng sớm, khi các anh chị em trong nhà còn ngủ, mỗi lần tôi thức trước là lại nghe tiếng đầu bút Bic của mẹ tôi chạy loạt soạt trên trang giấy. Âm thanh đó sẽ còn trở lại trong đêm, khi mấy đứa con đã say ngủ. Một âm thanh trên đời không mấy người được nghe. Chỉ có thể có trong một sự yên tĩnh tuyệt đối, với một loại lao động cô độc đến nao lòng. Có khi rất nhanh, hối hả, tưởng như sợ không kịp với những ý tưởng đang tuôn ra. Nhưng cũng có khi ngập ngừng, thậm chí dừng lại rất lâu, đến mức tôi gần như nín thở chờ nghe nó lướt tiếp… Tết năm 1963, gần như đủ mặt nhà tôi (chỉ thiếu anh Nguyễn Ðức Lập không biết lúc đó đi đâu). Ðứng giữa thầy và mẹ tôi là chị Trần Quang Thế, con của thầy tôi và người vợ trước. Ngoài ra từ trái sang phải là chị Thanh Hương, em Thanh Thái, Phương Chi, Thanh Bình, chị Nghi Xương, tôi, anh Ðức Trạch, Ðức Thạch. 1. Từ trong máu… Tôi chào đời ngày 18-10-1951, tại một vùng quê nghèo thuộc Chợ Gò Mỹ Thịnh, xã Nghĩa Thắng, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Nghe mẹ kể, đó là một ca sinh khó nhưng tôi lại chào đời… im ru không một tiếng khóc, cũng chưa biết là trai hay gái. Đỡ đẻ là chị Toàn, con cô Bốn chị của thầy tôi [2] - thầy tôi thứ Năm. Tuy ở tỉnh nhưng chị Toàn lúc ấy đã có bằng Sage Femme D’État (Nữ hộ sinh Quốc gia) của chính quyền thuộc địa Pháp. Chị ngạc nhiên kêu lên: - Trời đất, đứa nhỏ này sao kỳ vậy? Mẹ tôi hoảng hốt cố nhìn xuống thì thấy đứa con chỉ là một khối tròn đẫm nước ối! Mẹ đang muốn xỉu thì chị Toàn hạ giọng vừa sợ sệt vừa mừng rỡ: - Hình như nó… đẻ bọc?... Để coi… Làm sao gỡ cái bọc cho nó khóc mới thở được… Mẹ tôi kể, đó là một cái bọc trắng (phải chi bọc điều chắc đời tôi sướng lắm!) bao hết toàn thân tôi. Chị Toàn phải mằn mò cái bọc, tìm chỗ là cái miệng của tôi để thọc ngón tay vào đâm lủng rồi từ đó xé ra! - đâm trúng con mắt chắc tôi đã thành… thằng chột! Thằng tôi lúc ấy mới tha hồ mà khóc! Thoạt sinh ra thì đà khóc chóe Trần có vui sao chẳng cười khì [3] Tôi sinh ra đời không khóc không cười, không biết có phải là dị nhân? Không rõ, chỉ biết tôi thuộc loại bịnh tật dặt dẹo từ nhỏ nhưng rất lì, dù thể lực yếu kém nhưng hầu như không việc gì không dám làm. Chợ Gò Mỹ Thịnh là một làng nghèo ở ngay chân một ngọn núi thuộc dãy Trường Sơn, nghèo tới mức có tiếng “chó ăn đá gà ăn muối”. Tôi lúc ấy là thằng con thứ… bảy của mẹ, một cô giáo vùng kháng chiến Liên khu 5, làm sao có đủ sữa để bú? Chỉ được nước cháo cầm hơi, tôi khóc ngặt nghẹo suốt ngày, được mẹ thương ấn vú vào là lập tức ngậm chặt nút lấy nút để không buông, dù không có miếng sữa nào - có lẽ vì vậy mà sau này miệng móm? Đến đây thì chắc phải đặt câu hỏi, vì sao năm 1943, thầy mẹ tôi, vừa đang làm báo Sài Thành vừa đang dạy học ở Sài Gòn, đã có ba đứa con đầu cộng thêm ba đứa con riêng của thầy, lại dắt díu nhau trở về quê nghèo để chịu đựng quá nhiều cực khổ? Chắc không gì hơn là xin trích một đoạn ngắn trong hồi ký của mẹ tôi về khoảng thời gian này: “… Năm 1943, khi máy bay Đồng minh thả bom xuống Sài Gòn, chồng tôi đang làm việc ở Huế, nhắn tin tôi phải dẫn lũ nhỏ về gấp Quảng Ngãi để tránh bom. Mặc dù cha mẹ tôi ngăn cản, anh chị chồng tôi không bằng lòng, nhưng tôi vẫn cứ thu xếp sang nhà, bán đồ đạc, sắp xếp đâu vào đó để đưa mấy đứa con về Quảng.Dưới đây là những tác phẩm đã xuất bản của tác giả "Nguyễn Ngọc Tư":Hành Lý Hư VôCánh Đồng Bất TậnĐong Tấm LòngKhói Trời Lộng LẫyNgọn Đèn Không TắtTập Truyện Ngắn ĐảoXa Xóm MũiĐộc giả có thể tìm mua ấn phẩm tại các nhà sách hoặc tham khảo bản ebook Hành Lý Hư Vô PDF của tác giả Nguyễn Ngọc Tư nếu chưa có điều kiện.Tất cả sách điện tử, ebook trên website đều có bản quyền thuộc về tác giả. Chúng tôi khuyến khích các bạn nếu có điều kiện, khả năng xin hãy mua sách giấy.